Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 11

chế đối với con người, đó là sự vây quanh đời sống của con người. Khi trẻ sinh ra và lớn lên, phạm vi môi trường càng được mở rộng, độ phức tạp tăng lên.

Môi trường dạy học - giáo dục trong trường học, môi trường giáo dục pháp luật và GDLGTĐB (trong gia đình, cộng đồng, xã hội) luôn biến đổi rất nhanh. Do vậy, khái niệm môi trường cũng luôn biến đổi mở rộng không bó hẹp trong phạm vi giao tiếp người - người, không chỉ trong phạm vi địa phương đất nước mà rộng ra là quốc tế. Khái niệm môi trường ảo qua mạng Internet đã hình thành, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến con người không phải là nhỏ, thậm chí mạnh hơn nhiều môi trường truyền thống.

Nội dung và cách thức thực hiện:

-Tăng cường quản lí phương thức cùng tham gia của cha mẹ học sinh

+ Vai trò của môi trường giáo dục gia đình: Gia đình có nhiều tiềm năng cơ bản trong việc xã hội hoá cá nhân, vai trò và trách nhiệm của gia đình cần được đề cao. Gia đình là trường học đầu tiên và lâu dài về phương diện thời gian, là môi trường gần gũi nhất về phương diện không gian. Nếu xét về mức độ trực tiếp ảnh hưởng thì gia đình là ảnh hưởng trực tiếp và gần gũi nhất với học sinh. Bởi gia đình bao gồm những người ruột thịt quan tâm đến nhau và bao dung, chú ý đến sở thích và nhu cầu của nhau nên không chỉ tạo nên bầu không khí, tâm lí ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần sức sống, năng lực hoạt động của mỗi thành viên mà còn là môi trường để học sinh bộc lộ mình đúng nhất. Cùng với sự giao tiếp thường xuyên và nhạy cảm của các thành viên trong gia đình giúp cha mẹ có thể phát hiện kịp thời, chính xác những biểu hiện của con em mình cần giúp đỡ tư vấn. Điều này góp phần quan trọng đảm bảo sự phát triển nhân cách của các em đúng hướng. Sau gia đình đến vòng ảnh hưởng của giáo viên, bạn bè, cuối cùng là vòng ảnh hưởng của đời sống xã hội nói chung. Do đó, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái trong trường đời.

+ Cơ sở pháp lí của giáo dục gia đình: Gia đình được tạo lập trên cơ sở hôn nhân và huyết thống, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là quan hệ tác

động đến nhau bằng tình cảm. Những liên hệ tình cảm qua lại giữa các thành viên trong gia đình có sức mạnh thuyết phục trong hình thành ý thức, thói quen, hành vi đúng đắn mà không ai có thể làm thay được. Nếu không có sự gần gũi, tin cậy lẫn nhau của những người thân trong gia đình thì học sinh sẽ không giãi bày những băn khoăn, thắc mắc để có thể giải đáp thoả đáng và kịp thời.

Học sinh học được kĩ năng sống với mọi người để hoà nhập trong cộng đồng, trước hết ở trong gia đình, trên cơ sở của khả năng biết đồng cảm với người khác và khả năng hiểu người khác. Hai kĩ năng này được hình thành trong gia đình nếu học sinh được sống, trải nghiệm những quan hệ đối xử trong gia đình tốt, trải nghiệm những quan hệ đối xử đầm ấm với mọi người. Trên cơ sở đó, tính hoà đồng được hình thành giáo dục sẽ di chuyển từ phạm vi hẹp trong gia đình sang phạm vi rộng lớn hơn là cộng đồng xã hội.

So với nhà trường và các thiết chế văn hoá giáo dục khác (thường tác động đến số đông) gia đình có lợi thế trong công việc tiếp cận cá nhân đối với từng em (tính cá biệt, phân hoá cao), trên cơ sở đó có thể tạo điều kiện, phương tiện cho sự phát triển nhân cách tốt hơn so với nhà trường.

Vì vậy, gia đình phải luôn tự củng cố thành môi trường giáo dục thuận lợi cho sự phát triển nhân cách học sinh và có những hiểu biết cơ bản về cách dạy con, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giáo dục con ở thôn xóm, và cần có một địa điểm tư vấn về vấn đề GDPL cho các em tại cộng đồng. Mặt khác, cha mẹ cần chủ động phối hợp với nhà trường và các lực lượng xã hội khác, tích cực tham gia các hoạt động GDPL, GDLGTĐB ở nhà trường hay hoạt động mang tính xã hội vì sự nghiệp xã hội. Đại diện Hội cha mẹ học sinh cần nắm bắt kế hoạch GDPL, GDLGTĐB của nhà trường trong từng tuần. Trên cơ sở đó, các gia đình biết để chủ động phối hợp với nhà trường. Kinh nghiệm này cho thấy sự chủ động phối hợp giữa gia đình với nhà trường trở nên chặt chẽ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

gắn bó thường xuyên, bổ sung và hỗ trợ kịp thời cho nhau. Do đó, hiệu quả GDPL nói chung và GDLGTĐB nói riêng sẽ được tốt hơn.

Gia đình là chỗ dựa an toàn, vững chắc nhất để bảo vệ con em mình không bị cám dỗ, sa ngã mà là môi trường tốt để học sinh hình thành nhân cách, đào tạo ý thức, chuyển hoá nhận thức và chuyển đổi hành vi của các con em mình. Do vậy, các bậc phụ huynh, nhất là gia đình cán bộ đảng viên công chức nhà nước cần thường xuyên giám sát, quản lý con em mình ngoài giờ học. Lưu ý thời gian biểu, cách đi lại, quan hệ giao lưu với bạn bè và sinh hoạt cá nhân của con em mình để phát hiện những biểu hiện sa ngã cùng với nhà trường và tổ chức đoàn thể tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp với tâm lý của học sinh.

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 11

+ Ngăn ngừa học sinh phạm pháp, cần phải áp dụng một số biện pháp sau:

- Trước hết, phải xác định trách nhiệm của gia đình trước pháp luật. Do vậy, cần phải có quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn về trách nhiệm của cha mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trong việc giáo dục và quản lí con cái, quy định thêm về trách nhiệm PL cho gia đình các em có sự phối hợp tốt hơn, cụ thể hơn giữa gia đình và giáo dục tập trung trẻ em vi phạm pháp luật.

- Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến con cái là học sinh, đặc biệt là việc học tập và mối quan hệ bạn bè của con em mình. Gia đình là một môi trường tốt cho các em học tập và noi theo, nhất là cha mẹ không được làm những việc trái đạo đức, trái pháp luật. Từ thực tế cho thấy, những học sinh hung hăng chỉ vì chúng phải sống trong một gia đình luôn lộn xộn, mọi người đối xử với nhau dữ dằn, thô bạo. Chúng không được giáo dục và vì thế nên chẳng biết đối xử với nhau như thế nào cho hợp lí, theo con mắt quan sát và trong nhận thức của chúng thì chúng hành động chẳng có gì sai trái, là hung hăng (vì ai cũng làm vậy). Khi cần đưa vào khuôn khổ thì xã hội sẽ phản ứng quyết liệt vì chúng đã quen làm như vậy.

Đối với cha mẹ có lỗi lớn trong việc giáo dục con cái không theo chuẩn mực xã hội và nhà nước. Cần phải có các biện pháp nâng cao trách nhiệm vai

trò làm cha mẹ thông qua các lớp tập huấn về nuôi dạy và chăm sóc con cái (tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm).

Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy gia đình có một vai trò hết sức quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Đây là một thành trì, một lá chắn vững chắc, vừa bảo vệ, vừa nuôi dưỡng, phát triển tài năng của học sinh trong suốt quá trình học tập, tiếp xúc với xã hội. Trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ rõ ràng ngày một nặng nề hơn.

- Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục pháp luật và cụ thể là giáo dục luật giao thông đường bộ.

Quá trình giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục luật giao thông đường bộ nói riêng không chỉ diễn ra trong nhà trường mà còn tiếp tục ở ngoài xã hội, trong cuộc sống thường ngày. Đó là phạm vi mà các lực lượng xã hội và định hướng sư phạm về từng nội dung mà các lực lượng xã hội có thể giải quyết có hiệu quả hơn nhà trường để phối hợp hành động.

Các hình thức mà lực lượng xã hội ở địa phương có thể tham gia:

- Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, định hướng mục tiêu đào tạo của nhà trường trên cơ sở của chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Tham gia vào việc giáo dục tuyên truyền GDPL nói chung và GDLGTĐB nói riêng tại tổ dân số, tại khu dân cư, tại xóm, tại thôn thông qua các buổi họp, các thông báo, các bảng tin.

- Gia đình cũng có thể tham gia bàn bạc thống nhất với nhà trường về mục tiêu cần đạt về GDLGTĐB trong năm học dựa trên khả năng của từng em. Sau đó, hai bên cam kết trách nhiệm. Mục tiêu được xác định như vậy có tác dụng định hướng xác thực cho sự phát triển của từng học sinh, đồng thời nâng cao ý thức PL nói chung và LGTĐB nói riêng. Đó là trách nhiệm không chỉ của nhà trường, mà nó còn là của chính bản thân học sinh để đạt được kết quả mong muốn.

- Các lực lượng xã hội còn có thể cung cấp tư liệu hoặc trực tiếp tham gia biên soạn nội dung giáo dục về địa phương.

- Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, có thể huy động các chuyên gia ở các ngành, những nghệ nhân và những người am hiểu về lịch sử, văn hoá, địa lí của địa phương, tham gia biên soạn tài liệu hoặc cung cấp tư liệu cho giáo viên xây dựng nội dung bài giảng giáo dục pháp luật gắn với thực tế địa phương.

- Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá nhằm nâng cao và mở rộng nhận thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thói quen về các mặt cho học sinh là những công việc mà các lực lượng trong cộng đồng có nhiều tiềm năng.

Các thành phần cụ thể:

Công an địa phương tham gia trực tiếp vào công tác tuyên truyền, xử lý học sinh vi phạm pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng. Sau đó phối hợp với các ban ngành tại địa phương, với nhà trường giáo dục học sinh vi phạm luật tại nhà trường, tại địa phương.

Hội cựu chiến binh và lực lượng quân sự địa phương tham gia giáo dục ý thức PL nói chung, về truyền thống của địa phương với các cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ làng xã, xóm phố. Từ đó giáo dục ý thức công dân với cuộc chiến giao thông, với những tai nạn, hiểm nguy luôn trực chờ.

Ngành tư pháp và phụ huynh học sinh có chuyên môn về PL có thể tham gia GDPL, GDLGTĐB cho các em. Có nơi đã huy động được các lực lượng này tham gia dàn dựng các tiết mục văn nghệ, hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ thơ, văn… giúp phát hiện năng khiếu và phát triển khả năng ý thức pháp luật, ý thức giao thông cho các em.

Đoàn thanh niên tại địa phương thường xuyên xây dựng các nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông đơn giản mà hiệu quả, lồng ghép với việc giáo dục truyền thống của Đoàn, Hội, Đội.

Tổ trưởng dân phố, các đoàn thể và tổ chức xã hội như: mặt trận tổ quốc, phụ nữ, giáo viên về hưu, cựu chiến binh, phụ lão, những người đứng đầu dòng họ, các tổ chức tôn giáo… đều có thể tham gia tích cực có hiệu quả vào giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh và giáo dục luật trong đó có luật giao thông

đường bộ. Tuỳ theo ưu thế của từng tổ chức, từng cá nhân mà có thể phân công nhiệm vụ hợp lí cho họ.

Tham gia đánh giá:

Các lực lượng xã hội có thể đánh giá đúng năng lực đáp ứng của học sinh (hiệu quả ngoài) đối với nhu cầu thực tiễn của địa phương. Trên cơ sở có thể kiến nghị lại để nhà trường điều chỉnh phương thức giáo dục để nâng cao hiệu quả ngoài của giáo dục nhà trường.

Các lực lượng xã hội còn tham gia đánh giá cụ thể từng mặt giáo dục. Trong đó những đánh giá về đạo đức và kỹ thuật nghề là hai khía cạnh mà các lực lượng xã hội dễ tham gia nhất.

Tiểu ban giáo dục cơ sở (bao gồm tổ trưởng dân phố, thanh niên, phụ nữ, công an, cựu chiến binh, phụ lão) tham gia đánh giá ý thức pháp luật cho học sinh trong thời gian ngoài nhà trường. Hội cha mẹ học sinh ở nhiều nơi được trưng cầu ý kiến khi đánh giá đạo đức, ý thức pháp luật của học sinh. Nhờ có ý kiến đa dạng và thông tin đầy đủ về hành vi và thái độ đạo đức của từng em ở mọi nơi (ở trường, nhà ở và cộng đồng) mà giáo viên có thể kết luận xếp loại đạo đức - trong đó có vấn đề ý thức PL, việc thực hiện các luật của từng em một cách công bằng và xác thức.

Tham gia quá trình quản lí:

Các lực lượng xã hội có khả năng và trách nhiệm phải tham gia quản lí quá trình hình thành nhân cách học sinh ngoài trường.

Gia đình cùng các lực lượng xã hội quản lí nối tiếp của quá trình đào tạo trong nhà trường tạo thành quá trình khép kín, không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo con người, mà còn giúp công tác đánh giá kết quả thêm chính xác, kịp thời.

Không chỉ quản lý học sinh theo kinh nghiệm của một số cán bộ địa phương, một số nơi thực hiện chức năng giám sát hoạt động dạy học, quan sát

và nắm bắt những thông tin về cả giáo viên và học sinh, trên cơ sở có những kiến nghị với nhà trường để điều chỉnh kịp thời.

Quan hệ phối hợp tổ chức phổ biến GDPL, GDLGTĐB giữa các ban ngành, đoàn thể ở địa phương:

Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của xã hội địa phương tham mưu cho UBND chỉ đạo các ngành cùng phối hợp thực hiện phổ biến GDPL nói chung, GDLGTĐB nói riêng cho nhân dân địa phương. Trong đó, ngành Tư pháp là đầu mối, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện.

Thực tiễn những năm qua chỉ ra rằng việc phối hợp phổ biến GDPL, GDLGTĐB phát huy được tính sáng tạo và ưu thế của từng ngành. Đồng thời, tạo nên sức mạnh tổng hợp của tất cả các ngành, các cấp để đưa PL đến với từng người dân. Sự phối hợp đó cho phép chúng ta mở rộng đến mức tối đa nội dung phổ biến, GDPL và đối tượng tiếp nhận, sử dụng được nhiều hình thức, biện pháp phổ biến GDPL thích hợp đem lại hiệu quả cao và có tác dụng thiết thực, góp phần từng bước hình thành ý thức PL trong nhân dân.

Các điều kiện thực hiện:

Đồng bộ hóa việc GDPL, GDLGTĐB tại địa phương với các cấp, các ban, ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội.

Kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đi đôi với việc giáo dục là sự đánh giá mặt tích cực, mặt chưa tích cực của từng nội dung, từng chương trình, có sự khen chê hợp lý nhất nhằm huy động sức người vào công tác tuyên truyền giáo dục.

Thông báo lên bảng tin, lên loa truyền thanh, trên các buổi họp tại địa phương về tình trạng vi phạm luật, cụ thể là vi phạm Luật giao thông đường bộ để các đối tượng vi phạm, để các lực lượng giáo dục tại địa phương tham gia giáo dục.

Biện pháp 7: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm huy động các lực lượng trong quá trình kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

Định hướng mục tiêu:

Cơ chế phân cấp quản lí, chịu trách nhiệm, phối hợp, giám sát, chỉ đạo và lãnh đạo, tổ chức và quản lí các mặt công tác với từng cấp quản lí đã rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện càng đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế phối hợp chặt chẽ và các chế tài cụ thể cũng như các văn bản bắt buộc có tính pháp chế để giảm thiểu tình trạng quản lí chồng chéo, các ngành giải quyết vấn đề mâu thuẫn nhau, khi xảy ra sự cố, xác định rõ chủ thể. Trong bất cứ giai đoạn nào của hoạt động giáo dục pháp luật: kế hoạch, triển khai thực hiện, đánh giá cần có một “nhạc trưởng”, đó chính là cơ chế và chính sách phối hợp khoa học và hợp lí.

Nội dung và cách thức thực hiện:

- Phát huy các kết quả đã đạt được:

Trong những năm qua, ngành Tư pháp với vai trò trung tâm và đầu mối đã chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, GDPL ví dụ như: Phối hợp với Đoàn TNCSHCM trên cơ sở các nghị quyết, kế hoạch liên tịch về việc tăng cường GDPL trong đoàn viên, thanh niên. Phối hợp với các cơ quan để đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng, làm cho cán bộ nhân dân hiểu rõ luật và thực hiện sao cho hiệu quả nhất.

Dưới sự chủ trì của Ban ATGT tỉnh, Ban đã chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp tuyên truyền về ATGT, về Luật Giao thông.

Phối hợp với các ban ngành đoàn thể đưa nội dung GDPL, GDLGTĐB và chương trình tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên về PL, LGT định kì nhằm trang bị kiến thức PL, LGT cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên huấn của Đảng ở các ngành trong địa phương.

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức thực hiện phổ biến, GDPL và cụ thể là Luật giao thông đường bộ trên các phương tiên thông tin đại

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí