Biện Pháp Tổ Chức Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Giáo Dục Luật Giao Thông Đường Bộ Cho Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Tại Thành Phố Hải Dương

3

Qua bảng số liệu trên ta thấy một thực tế, số lượng giáo viên và cán bộ quản lý trong các nhà trường cũng còn nắm kiến thức về Luật giao thông đường bộ còn chung chung, kiến thức xã hội về luật giao thông đường bộ còn hạn chế dẫn đến kết hợp nhiều phương pháp trong công tác giáo dục và tuyên truyền Luật còn hạn chế, dẫn đến kết quả thực hiện Luật trong cộng đồng học sinh chưa cao.

Kết luận chương 2

Thực trạng công tác giáo dục pháp luật nói chung và Luật giao thông đường bộ nói riêng tại thành phố Hải Dương đã được các ngành, các cấp quan tâm nhưng chưa đồng bộ từ khâu chuẩn bị, đến khâu thực hiện. Vì để tuyên truyền pháp luật nói chung, với Luật giao thông đường bộ nói riêng nói có những đặc thù riêng:

Thứ nhất: Công tác chỉ đạo về ATGT của các cơ quan từ Trung ương tới địa phương làm căn cứ thực hiện cho địa phương chưa rõ, vẫn chung chung mơ hồ, tùy nơi vận dụng sao cho hợp lý vẫn là vấn đề quan tâm nhất.

Thứ hai: Sự đầu tư kinh phí cho công tác tuyên truyền ATGT còn nhiều bất cập, từ việc treo biển chỉ dẫn, đến biển bảng tuyên truyền, tài liệu tuyên truyền, đội ngũ tuyên truyền vẫn chưa thỏa đáng, chưa trúng. Vì việc tuyên truyền ATGT, Luật giao thông đường bộ là một vấn đề.

Thứ ba: Công tác chỉ đạo đồng bộ các giải pháp từ việc dẹp trật tự hành lang, vỉa hè, đến việc treo biển chỉ dẫn, biển tuyên truyền, kẻ đường, điều chỉnh đèn đường vẫn chưa đồng bộ, dẫn đến việc thực hiện Luật giao thông còn khó khăn. Ví dụ: Trong luật quy định, khi đi bộ phải đi trên vỉa hè, nhưng vỉa hè thì người bán hàng chiếm dụng làm nơi bán hàng, nơi đỗ xe thử hỏi người dân thực hiện luật như thế nào.

Thứ tư: Sự đầu tư cho đội ngũ tuyên truyền trong trường học, trong khu dân cư trên các đơn vị phường xã còn hạn chế, vì tuyên truyền về ATGT, Luật giao thông thì tuyên truyền viên phải nắm chắc luật, các thông tư, nghị đinh, các kỹ năng khi tham gia giao thông, tình hình ATGT trong nước và quốc tế, các kiến thức xã hội liên quan thì công tác tuyên truyền mới sâu, rộng mới đi vào lòng người.

Thứ năm: Công tác chỉ đạo xử lý các vi phạm, phối hợp xử lý các vi phạm chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều bất cập. Và hơn thế nữa, sự phối hợp xử lý các vi phạm của học sinh giữa gia đình, nhà trường và lực lượng xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, chưa kết hợp chặt chẽ dẫn đến tính răn đe, giáo dục giảm sút.

Thứ sáu: Sự vào cuộc của các cơ qua báo chí, đài truyền hình chưa sâu, chưa sát, đôi khi vẫn còn nể nang dẫn đến tính trạng vi phạm Luật giao thông vẫn xảy ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chương 3

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 8

3.1. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đưa ra phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Dương.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình và điều kiện tổ chứ c ph ối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Dương.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả giáo dục thiết thực trong quản lý hoạt động phối hợp này tại địa phương.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải nhanh chóng được áp dụng một cách thuận lợi trong quản lý phối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Dương.

3.2. Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trường trung học phổ thông tại thành phố Hải Dương

3.2.1. Các biện pháp

Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc phối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

Mục tiêu và ý nghĩa:

Cần đổi mới từ duy của toàn bộ hệ thống trong việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục luật giao thông đường bộ, có sự phối hợp của các tổ chức,

tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, hội phụ huynh... trong công tác tổ chức giáo dục luật giao thông đường bộ tại các nhà trường. Định hướng của biện pháp này nhằm hướng đến sự thay đổi về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục cũng như những phương án đánh giá kết quả.

Giáo dục hướng đến “Dạy người” là mục tiêu cao nhất, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói; “Muốn chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người XHCN. Nhà trường phải giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết sống có đạo lý, nhân nghĩa, biết tạo sự cân đối hài hòa phù hợp với bản thân trong cộng đồng”.

Ngày nay, trong điều kiện của môt xã hội hiện đại với sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội, bên cạnh các biện pháp củng cố, tăng cường hiệu lực PL, vấn đề giáo dục nhận thức PL và ý thức công dân luôn luôn được đặt ra. Sự phồn vinh của đời sống vật chất sẽ trở nên vô nghĩa nếu như mối quan hệ giữa con người với nhau, sự nắm bắt và vận dụng các luật của mọi người vào cuộc sống bị đặt xuống hàng thứ yếu.

Định hướng quan trọng của GDPL, GDLGTĐB cho học sinh là giúp họ nhận thức được tính hợp lý, bản chất tiến bộ và nhân văn sâu sắc của PL, các điều cần phải nắm vững và hiểu cũng như vận dụng về LGT, đồng thời thấy được vai trò của GDPL đối với đạo đức của một cá nhân trong đời sống gia đình, trong quá trình học tập ở trong nhà trường và hoạt động thực tiễn ngoài xã hội.

Cần trang bị cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục những kiến thức về luật giao thông đường bộ và an toàn giao thông. Từ đó có cách nhìn tổng quát về an toàn giao thông, về văn hóa giao thông dần dần từng bước thay đổi trong cách nghĩ, cách nhìn.

Nội dung và cách thức tiến hành:

- Tổ chức biên soạn các bộ tài liệu về giao thông trong trường học, với đoàn viên thanh niên, với nhân dân tạo sự đa dạng về tài liệu; thường xuyên mở các lớp tập huấn, các chương trình tìm hiểu, các hội thi về luật giao thông, an toàn giao thông, văn hóa giao thông... tạo cho đối tượng quản lý, giáo viên, các

thành phần xã hội có nhiều kênh thông tin trong việc tiếp cận các kiến thức về an toàn giao thông.

- Cần chú ý tới nhiều khía cạnh giáo dục, ý nghĩa đạo lý của PL, LGTĐB cũng như giá trị của việc thi hành pháp luật.

Pháp luật, luật với những quy phạm có đặc tính, đặc thù về nội dung khác với đạo đức nhưng nó là vấn đề cần cả xã hội quan tâm, vì nó có hiệu ứng, hiệu quả, có sự ảnh hưởng tới toàn xã hội. PL, LGTĐB không tồn tại độc lập như một yếu tố tự nhân mà trong bản thân nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn sâu sắc giữa các vấn đề của xã hội, của con người với con người, của con người với các quy phạm pháp luật. Ý nghĩa quan trọng này có giá trị giúp những người được giáo dục rộng hơn là toàn thể xã hội nhận thức đúng đắn về bản chất nhân văn của những nội dung pháp luật. Theo đó, nhu cầu nắm bắt nội dung pháp luật, nội dung luật, nội dung LGTĐB là nhu cầu tự nhiên của con người, để họ hành xử đúng đắn trong các mối quan hệ, giúp họ an tâm, vững tin vào các hành động trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, lao động, kinh doanh. Mặt khác, tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông trong điều kiện mới của xã hội, của giáo dục (về nội dung và phương pháp giáo dục) đòi hỏi cần thay đổi cách giáo dục luật giao thông sao cho phù hợp nhất.

- Nhận thức mới về giáo dục pháp luật (kết đọng trong nhân cách người lao động) là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nhân lực.

Như vậy, nhận thức mới về pháp luật cũng như giáo dục pháp luật trong sự kết hợp với giáo dục đạo đức trí tuệ, văn hoá sẽ tạo nên chất lượng mới của con người- đây là cơ sở quan trọng để tăng cường giáo dục nhận thức về vấn đề giáo dục pháp luật cho con người nói chung và GDLGTĐB nói riêng.

Cách triển khai biện pháp này có thể tập trung vào các nội dung chính sau đây:

+ Thường xuyên đầu tư kinh phí cho cán bộ, giáo viên ...được tiếp cận những kiến thức mới nhất về an toàn giao thông, văn hóa giao thông, đây sẽ là nhân tố để phát triển trong công tác tuyên truyền với học sinh, với cộng đồng.

+ Tìm ra các yếu tố xã hội, yếu tố nhân văn- đạo đức của văn hóa giao thông, nhằm từng bước thay đổi quan niệm với mọi người về giao thông, về việc nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông và tác dụng của nó.

(Hai nội dung này cần được tiếp cận song song nhằm đảm bảo yếu tố bền vững của nội dung tri thức đến với chủ thể tiếp nhận).

+ Lựa chọn con đường tiếp cận đa dạng, từ nhận thức luật, đến tìm hiểu luật, đến vận dụng luật. Hoặc xác định các hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật, không thực hiện yêu cầu pháp luật để rút ra tầm quan trọng của sự hiểu biết luật và các quy tắc.

+ Đây là việc làm cần sự chung tay của toàn xã hội trong công tác giáo dục luật giao thông hay giao dục các kiến thức xã hội nói chung.

Các điều kiện tiến hành:

Để việc tiến hành biện pháp này một cách hiệu quả, thì cần phải thay đổi tư duy từ hệ thống chính trị, với các Bộ, Ban, Ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị nghề nghiệp và với toàn thể người dân. Việc giáo dục về ATGT không phải là việc làm của một vài đơn vị mà là của toàn xã hội.

Để có sự chỉ đạo đồng bộ thì phải có sự chỉ đạo từ Đảng, đến Chính phủ, các Bộ, Ban ngành ra các hướng dẫn, các thông tư, nghị đinh, chỉ thị, các hướng dẫn ATGT, để công tác ATGT có sự vào cuộc của toàn xã hội.

Ngoài việc hoạch định ra các chính sách, thì đi kèm với nó là sự chỉ đạo, bố trí ngân sách sao cho hợp lý nhất để công tác hoạch định và tổ chức triển khai kế hoạch được ngay. Vì giáo dục luật giao thông, ATGT không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, mà nó là nhiệm vụ của toàn xã hội.

Biện pháp 2: Đổi mới nội dung, cách thức tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh.

Định hướng chung

An toàn giao thông là một trong những nội dung quan trọng, vì trong 30 năm từ khi đổi mới (1986-2016), 20 năm thật sự đổi mới (1996-2016), vấn đề

an toàn giao thông hiện nay tại VN nó như một cuộc chiến tranh, vì mỗi ngày cuộc chiến tranh này nó cướp đi gần 30 mạng người và hàng trăm người mang thương tật suốt đời, trang bị cho học sinh trí thức, hình thành thái độ, tình cảm, lòng tin đối với PL. Từ đó giúp các em có hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh cuộc sống cho phù hợp với yêu cầu xã hội.

Yêu cầu đối với học sinh THPT là hiểu biết có hệ thống về nghĩa vụ xã hội, về nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước tuỳ theo khả năng, có trách nhiệm tham gia bảo vệ tổ quốc, xây dựng gia đình, địa phương trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, xây dựng xã hội công bằng, văn minh, có bản lĩnh, ý chí và hoài bão phấn đấu học tập, lao động, có xu hướng nghề nghiệp và có biện pháp thực hiện mong muốn đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Nội dung và cách thức thực hiện:

- Lựa chọn nội dung cơ bản, cốt lõi và thiết thực trong chương trình tuyên truyền

Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục luật giao thông đường bộ nằm trong chương trình ngoại khóa trường THPT. Dựa vào chủ đề kiến thức cơ bản trong nội dung, có thể chọn một số vấn đề trọng tâm của nội dung tuyên truyền để bổ sung, mở rộng, phát triển để tăng tính thực tiễn của nội dung. Các vấn đề bổ sung cần có tính thời sự, cấp bách và đang được mọi công dân quan tâm. Đặc biệt là những nội dung pháp luật liên quan đến ATGT phải được bổ xung thường xuyên.

Mỗi giáo viên khi thực hiện các biện pháp, cần chú ý các bước sau đây:

1) Tham khảo ý kiến chuyên gia về giáo dục, chuyên gia giáo dục pháp luật về ý tưởng sư phạm dự kiến bổ sung hoặc chỉnh sửa;

2) Chọn dữ liệu từ các nguồn chính thống;

3) Biên soạn và biên tập tài liệu theo các văn bản mới nhất;

4) Tổ chức giáo dục tuyên truyền và đánh giá tính khả thi;

5) Chuẩn bị các hình thức và hình thức giáo dục như: cùng tham gia, thảo luận, thăm quan nhằm củng cố tri thức và hình thành hứng thú cho học sinh.

- Đổi mới phương pháp tuyên truyền Luật giao thông đường bộ

+ Quá trình tuyên truyền pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ phải tạo ra sự tác động qua lại giữa vốn kinh nghiệm sẵn có của bản thân học sinh với các yêu cầu của xã hội, với cái cần tiếp cận. Khai thác kiến thức sẵn có của người học theo quy trình: nêu chủ đề; tìm chọn thông tin(vấn đề); tự xác định mục tiêu và ý thức của vấn đề; trao đổi nhóm; đối chiếu giữa vấn đề tham khảo với nội dung học vấn trong chương trình. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội được cái mới cao hơn và hình thành hệ thống giá trị mới trong mỗi học sinh.

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy, tuyên truyền, giáo dục xuất phát từ đặc điểm chung về nội dung tuyên truyền. Phương pháp giảng dạy pháp luật phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học, quá trình tuyên truyền. Học sinh cần được tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, kỹ năng mới hình thành các thái độ tích cực với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Sử dụng hiệu quả các phương pháp trên lớp: thuyết trình nêu vấn đề; thảo luận nhóm; thực hành tình huống; tổ chức hội thảo, hội thi, viết bài...

+ Giáo viên, tuyên truyền viên phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể của nội dung tuyên truyền. Căn cứ vào năng lực, trình độ của học sinh, và điều kiện cụ thể mà thiết kế thành những hoạt động phù hợp và tổ chức, hướng dẫn học sinh tiến hành hoạt động nhận thức có thể: quan sát qua phim ảnh, máy chiếu, máy tính (sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông -ICT) hoặc quan sát các hiện tượng trong và ngoài nhà trường, Kết quả là bài tập thu hoạch nhận thức của học sinh đánh giá về kiến thức kĩ năng chấp hành LGTĐB của công dân

+ Các hình thức tuyên truyền, giáo dục phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh liên hệ với đời sống đạo đức, PL của cá nhân, tập thể và địa phương. Hình thức có thể là sưu tầm các bài viết,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí