Khảo Nghiệm Về Sự Cần Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp (Thông Qua Lấy Ý Kiến Các Lực Lượng Tham Gia Các Hoạt Đông Giáo Dục Luật Giao

chúng. Qua đó, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, PL của nhà nước, giải đáp các băn khoăn, vướng mắc của nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật.

- Rà soát lại các văn bản quản lí đối với hệ thống quản lí

Trong việc xác định chức năng điều phối và tổ chức phối hợp với các ngành khác, Bộ GD & ĐT là cơ quan chủ động xây dựng, đề xuất bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục PL

Trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Đặc biệt là hệ thống văn bản phối hợp giữa cơ sở giáo dục với địa phương cần cụ thể hơn, chi tiết hơn.

Cách điều kiện thực hiện:

Triển khai biện pháp này nhằm đạt được kết quả là hệ thống văn bản phối hợp trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh được điều chỉnh theo hướng hợp lí, khoa học, thực tiễn, có tác dụng thúc đẩy tiến trình hợp tác nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Để có thể đạt hiệu quả cao, cần xây dựng được các đề án, đề tài cụ thể và được ứng dụng trong thực tiễn giáo dục. Đối với nhà trường, tiêu chuẩn đánh giá một giáo viên dạy giỏi cần được bổ sung tiêu chí là nhà giáo dục giỏi, giáo dục được nhiều học sinh ngoan và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Phải có sự đánh giá về công tác phối hợp, khen chê kịp thời, đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được của từng tập thể, cá nhân, đơn vị.

Biện pháp 8: Gắn các hoạt động giáo dục pháp luật, giáo dục luật giao thông đường bộ trong nhà trường với các hoạt động kinh tế- xã hội tại địa phương

Mục tiêu của biện pháp:

Công tác giáo dục pháp luật cũng như các nội dung giáo dục khác cần gắn bó mật thiết với môi trường sống của học sinh. Kết quả của các chương trình

giáo dục nhằm hoàn thiện chất lượng nhân cách để tạo nguồn lực mới, có chất lượng cao để nâng cao hiệu suất lao động và tăng trưởng kinh tế.

Nguồn nhân lực lao động có trình độ cao tại địa phương phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị từ hệ thống giáo dục phổ thông. Việc đưa các hoạt động giáo dục pháp luật gắn kết với hoạt động giáo dục pháp luật gắn kết với hoạt động kinh tế xã hội ở địa phương một mặt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội, mặt khác nó còn làm người sử dụng nhân lực tại địa phương chia sẻ những khó khăn với nhà trường và tăng thêm trách nhiệm của họ khi tham gia vào quá trình giáo dục nhà trường.

Nội dung và cách thức thực hiện:

- Tổ chức hoạt động tuyên truyền pháp luật tại địa phương trong điều kiện thực tế của địa phương

Việc phối hợp giữa địa phương với nhà trường có thể tạo ra được sự thống nhất có thể sử dụng hình thức tuyên truyền giáo dục chung, các trường đã chọn thời điểm thích hợp đưa vào nội dung tuyên truyền phổ biến GDPL, giáo dục luật giao thông đường bộ, đó là các đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học, các cuộc vận động chính trị xã hội lớn.

Trong thời gian này, các trường đã mời báo cáo viên nói về chuyên đề pháp luật, chuyên đề về luật giao thông, kết hợp nói chuyện thời sự, chính sách lồng ghép nội dung tuyên truyền GDPL, cùng với các cuộc vận động chính trị xã hội chung của địa bàn nơi trường đóng.

Các trường kết hợp tổ chức tuyên truyền GDPL như: khi địa phương thực hiện công tác tuyển quân thì công tác GDPL hướng vào Luật Nghĩa vụ quân sự, khi chuẩn bị công tác bầu cử thì hướng vào các văn bản pháp luật về bầu cử. Các trường tích cực triển khai tuyên truyền giáo dục các văn bản pháp luật mới được ban hanh và chỉ đạo thực hiện chiến dịch trong cả nước và ở địa phương như: in ấn, tuyên truyền Nghị định 171/NĐ-CP về đảm bảo an toàn giao thông

đường bộ và trật tự an toàn giao thông; Các trường đã được sử dụng Đội cờ

đỏ, Đoàn thanh niên chủ trì làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự và tham gia vào công tác tuyên truyền GDPL, giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh trong nhà trường và tại địa phương.

- Biểu dương kịp thời đối với những cá nhân và tập thể có thành tích tham gia hoạt động xã hội tích cực

Ví dụ, biểu dương những trường hợp học sinh tham gia bắt cướp trên đướng đi học về, thông báo phát hiện ra bọn mua bán hêroin; phát hiện và ngăn ngừa bạn bè tham gia cá độ, bao lô, đánh đề, chat, truy cập mảng đen, phim ảnh đồi truỵ trên Internet, các trường hợp cố tình vi phạm luật giao thông. Những tấm gương tiêu biểu cần được địa phương kết hợp với nhà trường khuyến khích các em bằng chế độ khen thưởng dưới các hình thức khác nhau. Đồng thời, phối hợp xử lí những hành vi vi phạm để hướng tới mục đích phòng ngừa chung.

- Sử dụng các phương tiện truyền thông công cộng trong giáo dục pháp luật, giáo dục luật giao thông đường bộ.

Việc tuyên truyền GDPL, giáo dục luật giao thông đường bộ còn được bổ sung thêm bằng các hình thức treo băng, biển khẩu hiệu pano, áp phích có nội dung nhắc nhở mọi người sống và làm việc theo pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp luật. Các khẩu hiệu, băng biển này thường được đặt trên các đường giao thông, những nơi công cộng nên tính giáo dục quảng đại rất lớn.

Các điều kiện thực hiện:

Với việc tuyên truyền vận động tới các tập thể và cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu mỗi đơn vị thì việc gắn giáo dục pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng với các hoạt động kinh tế, chính trị xã hội sẽ mang lại hiệu quả.

Người đứng đầu mỗi đơn vị hành chính sẽ có trách nhiệm triển khai việc huy động các lực lượng vào công tác tuyên truyền giáo dục sao cho việc tuyên truyền giáo dục luật giao thông đường bộ không của riêng một cá nhân hay tập thể nào.

3.2.2. Khảo nghiệm về sự cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp (thông qua lấy ý kiến các lực lượng tham gia các hoạt đông giáo dục luật giao thông đường bộ)

Về sự cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp GDPL trong nhà trường THPT và giáo dục luật giao thông đường bộ nói riêng, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế tại các trường THPT thành phố Hải Dương với cách thức sử dụng phương pháp điều tra và đã ghi nhận lại kết quả.

Mức độ cần thiết để và lí do khảo nghiệm nhằm xác định từ góc độ thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất để lấy ý kiến trên đối tượng cán bộ quản lí cấp trường và các giáo viên, các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục luật giao thông đường bộ (trong phạm vi phối hợp với nhà trường).

Các tiêu chí khảo nghiệm: mức độ khả thi của các biện pháp, tính khoa học. tính hiệu quả.

Nội dung khảo nghiệm: các biện pháp (cơ sở lí luận, nội dung và quy trình trước nhóm giáo viên tham gia thực nghiệm. Các giáo viên tham gia giảng dạy (hoặc tổ chức hoạt động) soạn kế hoạch và kèm theo bảng hỏi để người trả lời có ý kiến trên cơ sở đó tập hợp xử lí.

Các bước tiến hành khảo nghiệm:

Xác định đúng đối tượng: trong nhà trường gồm cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, ngoài trường gồm cán bộ quản lí chính quyền các cấp, phụ huynh học sinh.

Bảng 3.1: Kết quả tính % các ý kiến về các biện pháp giáo dục pháp luật, GDLGTĐB

Đánh giá của GV, CBQL, các thành phần khác với

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

thấp

tr. bình

cao

thấp

tr. bình

cao

Biêṇ pháp 1

1,30

23,20

73,50

1,8

30,50

77,70

Biêṇ pháp 2

1,80

25,58

72,62

2,00

23,90

74,10

Biện pháp 3

1,18

15,32

83,50

0,90

14,00

85,10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 12

2,01

17,25

80,74

1,68

16,27

82,05

Biện pháp 5

2,15

17,29

80,56

1,82

16,20

81,98

Biện pháp 6

2,40

18,98

78,62

1,95

16,85

81,20

Biện pháp 7

1,20

20,60

78,20

1,30

16,60

82,10

Biện pháp 8

1,95

20,1

77,95

2,40

15,5

82,10

Biện pháp 4

Kết quả khảo nghiệm tổng quát của các đối tượng (giáo viên, cán bộ quản lí, các lực lượng khác) đã cho thấy tỉ lệ lớn nhận định các biện pháp đề xuất có mức độ cần thiết chiếm tỉ lệ cao từ 73,50% đến 84,22%; mức độ khả thi cao chiếm 74,10% đến 85,30%, đã chứng tỏ khả năng triển khai của các biện pháp là hoàn toàn phù hợp với thực tế, có thể thực hiện được.

Trên cơ sở kết quả khảo nghiệm trên đây, tiến hành tổ chức những biện pháp đưa ra vào các biện pháp giáo dục hoặc dạy học có thể đo đạc và kiểm soát được trong phạm vi hẹp. Hình thức được chuyển hóa dưới dạng giáo án giảng, chương trình tuyên truyền và hoạt động giáo dục.

3.2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong các biện pháp mà tác giả đưa ra thì biện pháp nào cũng rất quan trọng, mang tính tổng thể:

Nhưng tác giả nhận thấy có những biện pháp cần thực hiện ngay như: Biện pháp 1, Biện pháp 2, Biện pháp 3, Biện pháp 5. Các biện pháp này cần thay đổi ngay vì GDPL nói chung và GDLGTĐB nói riêng là giáo dục nó rất khô cứng, khó tiếp thu, yêu cầu khi giảng dạy cần phải đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy, tuyên truyền cần người giáo viên, tuyên truyền viên phải có cái nhìn tổng quát về GDPL, GDLGTĐB, giáo dục an toàn giao thông, nắm vững kiến thức về giao thông, sức tàn phá và hủy diệt của vấn đề tai nạn giao thông mang đến để nói với mọi người được tầm quan trọng của việc thực hiện luật giao thông, an toàn giao thông đến đời sống.

Nhóm các biện pháp: Biện pháp 2, Biện pháp 4, biện pháp 6, biện pháp 7, biện pháp 8, các biện pháp này khi thực hiện cần phải một quá trình lâu dài, mang tính chiến lược vì muốn đổi mới nội dung chương trình, cho chương trình vào chương trình giáo dục tổng thể cần một giai đoạn, cần phải có sự đánh giá nội dung chương trình tổng thể, cho nội dung nào vào giáo dục chính, nội dung nào vào giáo dục lồng ghép, nội dung nào vào kiến thức cần nắm vững trên thực tế. Hay như việc xây dưng môi trường GDPL, GDLGTĐB với giáo dục tại địa phương và nhà trường cần phải có thời gian, thống nhất.

Kết luận chương 3

Tóm lại, căn cứ vào thực tiễn giáo dục, dựa vào những căn cứ của khoa học giáo dục, luận văn đề xuất các biện pháp giáo dục được dựa trên các cơ sở sau đây:

- Xây dựng hoàn thiện và phát triển các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cần thiết phải dựa trên các nguyên tắc nhằm nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về việc GDPL. Đồng thời, đặt trọng tâm vào nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác GDPL, GDLGTĐB trong nhà trường với sự đa dạng các hình thức và phương pháp hoạt động giáo dục khác nhau. Từ đó, xây dựng cơ chế, chính sách trong việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong các hoạt động ngoài giờ trên lớp.

- Hệ thống các biện pháp bao gồm nhiều cấp độ vĩ mô và vi mô, do vậy có những biện pháp cụ thể. Bước đầu khảo nghiệm về sự cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp thông qua bảng hỏi có phụ lục kèm theo nhằm giúp cho những người làm công tác GDPL có thêm điều kiện nghiên cứu, phân tích để ứng dụng vào thực tiễn sao cho công tác GDPL, GDLGTĐB này đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả thực nghiệm triển khai ở một số cách làm cụ thể sẽ nhằm vào việc minh chứng cho kết quả đề xuất. Do vậy, cần đo đạc ở các khía cạnh có thể lượng hóa được như kiến thức, kĩ năng môn học hoặc mức độ thông hiểu, sự thành thạo các kĩ năng và hứng thú trong công tác giáo dục pháp luật học sinh.

- Trong các biện pháp đề xuất ,việc xác định mục tiêu định hướng và nội dung quy trình triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường ( hoặc ngoài nhà trường) có căn cứ khoa học và có hướng dẫn cách làm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn là cở sở để tác giả đưa ra những kết luận sau:

- GDPL nói chung và GDLGTĐB nói riêng là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành ý thức pháp luật, thái độ, động cơ và hành vi hợp pháp. Nhưng GDPL, GDLGTĐB có đạt được hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó “gốc” đạo đức ở mỗi con người là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu giúp cho việc thực hiện pháp luật trở nên tự giác, triệt để hơn. Do đó GDPL, GDLGTĐB phải song hành đồng bộ giáo dục đạo đức với GDPL và gắn liền với GDLGTĐB bởi đạo đức xã hội xuống cấp cũng đồng nghĩa với việc vi phạm pháp luật sẽ gia tăng. Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ: “Kỷ luật lao động, kỷ cương xã hội chỉ có thể được củng cố khi có một cơ chế quản lý đúng, có những biện pháp mạnh mẽ mang tính pháp luật cùng với việc giáo dục đạo đức xã hội”.

- Học sinh THPT là lứa tuổi chuẩn bị vào đời cuộc sống học tập cấp cao hơn hay lao động sản xuất. Đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý: năng động, sáng tạo, nhiều hoài bão, ước mơ, luôn muốn hướng tới cái mới, cái lạ…Đặc điểm đó có thể dẫn tới hai xu hướng trong hành vi: nếu được giáo dục tốt, đúng hướng, các em sẽ trở thành những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, thực hiện sáng tạo nhiệm vụ của người công dân mới. Ngược lại, các em có thể bị lôi kéo vào lối sống lai căng, thực dụng, coi thường, thậm chí phủ định những giá trị đạo đức, vi phạm pháp luật. Vì vậy, kết hợp giáo dục đạo đức, GDPL, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh THPT là rất quan trọng và cần thiết.

- Để GDLGTĐB cho học sinh THPT nâng cao chất lượng, đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự thay đổi từ nhận thức cho đến hành động. Về nhận thức phải khắc phục tư tưởng phiến diện, một chiều về giáo dục để sản phẩm của giáo dục phải là những con người phát triển toàn diện. Về hành động phải đổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023