Đồ Thị Biểu Diễn Tương Quan Cid Và Cia (Theo Mieczkowski) [208]


Hình 1 1 Đồ thị biểu diễn tương quan CID và CIA theo Mieczkowski 208 Hai tham số CID 1

Hình 1.1. Đồ thị biểu diễn tương quan CID và CIA (theo Mieczkowski) [208]

Hai tham số CID (chỉ số tiện nghi nhiệt ban ngày) và CIA (chỉ số tiện nghi nhiệt hàng ngày) thể hiện mối quan hệ giữa hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng tới sức khỏe của DK. CID được xác định thông qua trung bình của nhiệt độ tối cao và của độ ẩm tối thiểu, nó biểu thị sự thoải mái về nhiệt-ẩm lúc ban ngày khi diễn ra hoạt động DL. CIA xác định thông qua trung bình ngày của nhiệt độ và độ ẩm, biểu thị sự thoải mái về nhiệt ẩm suốt cả ngày (kể cả ban đêm). Nếu nhiệt độ cao, độ ẩm thấp (thời tiết khô nóng - nhiệt độ không khí trên 35°C và độ ẩm thấp dưới 65%) sẽ làm cơ thể mất nước nhanh thông qua con đường thoát mồ hôi. Dưới tác động của thời tiết khô cơ thể có thể bị suy kiệt do mất nước và thường thấy những triệu chứng như nhức đầu, hoa mắt, ù tai, các hoạt động giảm sút. Với thời tiết nóng ẩm: trong điều kiện nhiệt độ cao, con đường thải nhiệt ra ngoài cơ thể chủ yếu là sự bài tiết và thoát mồ hôi. Khả năng bốc hơi của mồ hôi lại do độ ẩm của không khí quyết định. Khí hậu nóng ẩm gây ra các điều kiện căng thẳng đối với sinh lý con người, nhất là tác động lên cơ chế cân bằng nhiệt và hàng loạt các chức năng khác của cơ thể.

R: Lượng mưa trung bình ngày trong tháng (cách tính dựa theo phụ lục 3.1) S: Số giờ nắng trung bình ngày trong tháng (cách tính dựa theo phụ lục 3.2) W: Vận tốc gió trung bình (cách tính dựa theo phụ lục 3.3)

Bảng 1.2. Phân loại đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu cho du lịch dựa theo chỉ số khí hậu du lịch TCI [208]

Chỉ số khí hậu du lịch

Phân cấp

Đánh giá mức độ thuận lợi

100 - 90

9

Lý tưởng

90- 80

8

Tuyệt vời

80 - 70

7

Rất tốt

70 - 60

6

Tốt

60 - 50

5

Tương đối tốt

50 - 40

4

Chấp nhận được

40 - 30

3

Không tốt

30 - 20

2

Rất không tốt

20 - 10

1

Cực kỳ không tốt

10 - 0

1

Không phù hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

1.3.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án

a. Các giai đoạn thực hiện luận án: Để thực hiện luận án, NCS tiến hành theo 3 giai đoạn chính gồm: Chuẩn bị; nghiên cứu lãnh thổ, đánh giá TNDL, SKH; và kết quả nghiên cứu (Hình 1.2). Trong giai đoạn chuẩn bị, xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cũng như thu thập các số liệu. Giai đoạn nghiên cứu lãnh thổ và đánh giá TNDL, điều kiện SKH bao gồm việc xác định đặc điểm TNTN, ĐKSKH và TNNV. Từ đó tiến hành phân vùng ĐLTN và phân loại SKH. Kết quả phân vùng ĐLTN và phân loại SKH là cơ sở đánh giá, xác định các mức độ thuận lợi của TNDL và ĐKSKH cho phát triển 4 LHDL. Giai đoạn kết quả đánh giá là đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển dựa trên kết quả đánh giá.

b. Khung phân tích

Việc đánh giá TNDL phục vụ phát triển DL được tiến hành theo các bước trong hình 1.3

49


Hình 1 2 Khung phân tích và quy trình các bước thực hiện luận án theo hướng 2


Hình 1.2. Khung phân tích và quy trình các bước thực hiện luận án theo hướng tiếp cận hệ thống


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên thế giới, nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, tài nguyên nói chung và tài nguyên khí hậu nói riêng phục vụ phát triển DL ở mỗi tác giả, ở mỗi lãnh thổ được thực hiện bằng những phương pháp không giống nhau, điều đó cho thấy sự phức tạp và đa dạng trong quá trình đánh giá. Được sử dụng phổ biến là các phương pháp đánh giá tổng hợp, đánh giá thích nghi sinh thái, trên nền tảng của Phân vùng địa lý, kết hợp với tính toán định lượng, bán định lượng và sự trợ giúp của hệ thống GIS.

Trong khoa học địa lý hiện đại, nghiên cứu SKH ứng dụng cho những mục đích thực tiễn đã và đang ngày càng được áp dụng rộng rãi; bản chất của nó là đánh giá mức độ thích hợp, thuận lợi của điều kiện, tài nguyên SKH đối với sức khỏe con người trong hoạt động du lịch, đối với các loại hình du lịch. Vì khí hậu thời tiết tác động lên cơ thể con người một cách tổng hợp do đó vận dụng các chỉ số SKH tổng hợp, các đơn vị SKH để mô hình hóa, định lượng hóa tác động của khí hậu, kết hợp với các phương tiện kỹ thuật và mô hình số giúp đánh giá hiệu quả tài nguyên SKH cho nhiều LHDL khác nhau. Tổng quan về nghiên cứu SKH ứng dụng cho thấy ở Nam Bộ hiện nay chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu chi tiết về vai trò của ĐKSKH đến phát triển DL Nam Bộ. Tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung của luận án như các khái niệm về du lịch, làm r đặc điểm và vai trò của TNDL, phân loại TNDL và phân tích ảnh hưởng của ĐKSKH với hoạt động DL là nguồn dữ liệu cơ sở quan trọng để NCS kế thừa và áp dụng cho nghiên cứu PTDL Nam Bộ.

Qua tổng quan về phương pháp nghiên cứu, luận án đã xác định tiếp cận theo hệ phương pháp nghiên cứu chung của khoa học địa lý với điểm nhấn là phương pháp phân vùng ĐLTN kết hợp với phân loại SKH du lịch. Để đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL, ĐKSKH, luận án đã sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp ĐKTN, tài nguyên cho phát triển DL (đánh giá riêng đối với từng LHDL và đánh giá tổng hợp cho 4 LHDL). Các loại tài nguyên nói chung hay một loại tài nguyên cụ thể nào đó nói riêng, đóng vai trò khác nhau đến sự phát triển của các LHDL, do đó luận án đã sử dụng phương pháp ma trận trọng số để đánh giá mức độ ảnh hưởng các chỉ tiêu một cách khách quan hơn. Bằng cách đánh giá riêng và đánh giá tổng hợp các tiêu chí, chỉ tiêu cho từng LHDL luận án sẽ xác định rõ mức độ thuận lợi của TNDL từng vùng cho từng LHDL.


CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU NAM BỘ

2.1. Đặc điểm tự nhiên Nam Bộ

2.1.1. Vị trí địa lý Nam Bộ

Nam Bộ nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương, từ vĩ độ 8 đến vĩ độ 12 B. Trong phân vùng lãnh thổ DL [100] thì Nam Bộ nằm trong vùng DL Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Về mặt tự nhiên và hành chính thì Nam Bộ bao gồm 2 vùng: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (còn được gọi là Đồng bằng Sông Cửu Long). ĐNB nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm 6 tỉnh thành phố với diện tích là 23.590,7 km2, chiếm 7.1% diện tích cả nước [101]. Về mặt địa giới, ĐNB giáp với

DHNTB phía Bắc; phía Nam giáp với TNB; phía Tây giáp Campuchia; phía Đông giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng hơn 200km, nơi có nhiều bãi biển đẹp và đường biên giới dài 479 km qua các cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát, Hoa Lư (Bình Phước). TNB là đồng bằng lớn thứ 3 trong số 34 đồng bằng lớn của thế giới với diện tích khoảng 40.576 km2 [101]. Vùng gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Trên đất liền, từ TNB có thể nối liền với các nước Lào, Campuchia ở phía Tây và Tây Bắc rồi từ đó qua Thái Lan với đường biên giới dài 340 km; về

phía Đông và Đông Bắc có thể nối liền với ĐNB, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung. Phía Đông và Tây Nam của TNB được bao bọc bởi vùng biển Đông với các tuyến đường biển dài 700km, đường không quan trọng nối liền với các khu vực ASEAN, Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương.

Vị trí của Nam Bộ là tiền đề tạo ra động lực hấp dẫn DK trong và ngoài nước. Có TPHCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ và DL lớn nhất phía Nam, là điều kiện thuận lợi để xúc tiến quảng bá giới thiệu DL của vùng với quốc tế. Nam Bộ có sự giao thoa chuyển tiếp giữa các vùng, lãnh thổ rộng lớn với tiềm năng tài nguyên DL TN phong phú và hoang sơ, đặc biệt rừng dày, bán ẩm, đa dạng sinh học cao, nhiều cảnh quan đẹp, với bề dày lịch sử và đa dạng, phong phú về hình thức, tính chất của các di tích, công trình, phong tục tập quán của nhiều dân tộc, kết hợp với vị thế giao thông vận chuyển thuận lợi cả thủy, bộ và hàng không có ý nghĩa rất quan trọng cho DL của vùng.


2 1 2 Đặc điểm địa chất địa hình Nam Bộ Nam Bộ gồm các bậc thềm địa 3


2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình Nam Bộ

Nam Bộ gồm các bậc thềm địa hình đồi thấp dưới 100 m tới đồng bằng châu thổ, thuộc một bộ phận của vỏ lục địa Đông Nam Á, có bề dày thay đổi trên 30 km và mỏng dần 25-30 km ở thềm lục địa. Địa hình hạ thấp dần theo hướng Đông Bắc

– Tây Nam, trên các cấu trúc địa chất lớn thuộc phạm vi “rãnh Nam Bộ” và rìa địa khối Kontum. Theo Vũ Tự Lập [42] thì bề mặt 25 – 100 m có tuổi Pleistocen sớm; thềm biển 4 – 5 m có tuổi Pleistocen muộn đến Holocen. Trên nền địa hình tương đối bằng phẳng này nhô lên các khối núi cao, như: Bà Rá (723 m), Bà Đen (986 m), Chứa Chan (837 m), Bảy Núi (núi Cấm, 710m). Bao quanh vùng đất liền là vùng biển nông và nhiều quần đảo như Côn Đảo, Hòn Khoai, Nam Du và Phú Quốc.

Khởi đầu kỷ Đệ Tứ thì các hình thái cấu tạo địa chất nền vỏ khu vực Đông Nam Á đã trở nên tương đối ổn định và tổ hợp các hình thái cấu trúc này được Rangin và cộng sự (1993) khái quát (phụ lục 8.1). Các hoạt động tạo sơn từ Trung sinh và các hoạt động Tân kiến tạo đã hình thành những cấu trúc cơ bản của khu vực Nam Bộ và kề cận, gồm: 2 đới tách giãn - lún chìm chạy theo hướng trục châu thổ Mê Kông và trục dọc vịnh Thái Lan. Thứ nhất là bồn trũng Cửu Long và bồn trũng vịnh Thái Lan.Vận động tách dãn đã tạo ra hai bồn lắng đọng Kainozoi có bề dày trầm tích hàng ngàn m. Trũng Cửu Long phát triển từ vùng thềm lục địa và kéo dài hướng Tây Bắc vào sâu trong lãnh thổ Campuchia. Trên thềm lục địa biển Đông, trũng Cửu Long phát triển lệch về hướng Đông bởi khối nâng Côn Sơn. Trũng thứ hai cũng phát triển từ phía Nam vịnh Thái lan theo hướng Tây Bắc qua đồng bằng Băng Cốc tới miền trung Thái Lan. Quá trình lấp đầy liên tục bằng các trầm tích Kainozoi đã tạo nên hai vùng đồng bằng và thềm ngập nông rộng lớn ở đây. Trên cấu trúc bồn Cửu Long, theo phương Đông Bắc – Tây Nam, các đá móng cổ xuất lộ trên các núi đá ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai Tây Ninh, Bình Phước, nhóm núi ở Bảy Núi, và trên các núi sót hay trên các đảo dọc bờ biển. Đối nghịch với 2 cấu trúc tách giãn - lún chìm là cấu trúc nâng: uốn nếp - địa lũy nâng dần ở cánh phía Bắc của đới Đà Lạt vốn có vai trò như là khâu nối với địa khối Kontum, và phần phía Nam của dải núi Trường Sơn; và ở cánh phía Nam là phần phía Nam của gờ nâng Khorat – Natuna hình thành do sự nén ép bởi hai đới tách dãn lún chìm kể trên. Dấu tích của gờ nâng Khorat – Natuna trong khu vực là các cụm Bảy Núi,

Hòn Chông, Hòn Đất và các đảo ven biển, trong đó có các đảo lớn là Phú Quốc, Hòn Sơn, Hòn Khoai. Hoạt động nâng tạo sơn, uốn nếp trên hai đới nâng này đã diễn ra trong Mezozoi và các cấu trúc này bị xuyên cắt, phân dị bởi các hoạt động của núi lửa – xâm nhập kéo dài từ Jura muộn đến cuối Creta – đầu Paleogen. Trong đó, ở cánh Bắc có biên độ nâng mạnh hơn cánh phía Nam. Phun trào bazan á kiềm diễn ra trong giai đoạn muộn hơn (N-Q) theo các đứt gãy sâu ở phần rìa chuyển bậc từ nâng xuống sụt lún. Các trùm phủ bazan ở Di Linh – Đức Trọng, Xuân Lộc, Lộc Ninh, Kompong Cham đã góp phần làm giảm sự phân dị địa hình, hình thành các dải đồi núi thấp và tạo nên các bậc thang địa hình lớn có bề mặt khá thoải và rộng. Ở cánh Nam, đá móng Paleozoi - Mezozoi bị nén ép, xuất lộ ở phạm vi hẹp là cụm đảo trên vùng bờ biển Cà Mau - Hà Tiên. Các hoạt động tạo sơn này làm xuất lộ các đá cổ: các đá thuộc các hệ tầng trong giới Paleozoi và Mezozoi là các đá kết tinh, đá biến chất Mz xuất lộ ở nhiều nơi ở ĐNB. Không gian giữa các cấu trúc nâng này là đới tách giãn - lún chìm tạo thành bồn trũng Cửu Long, càng ngày mở rộng về phía Đông Nam. Rìa phía Tây Nam của bể trầm tích vịnh Thái Lan được giới hạn bởi một cấu trúc nâng khác dọc theo bán đảo Mãlai. Hình thái phát triển của châu thổ sông Mêkông đã trải qua nhiều giai đoạn, ban đầu có dạng châu thổ ảnh hưởng chi

phối của thủy triều tới sang dạng châu thổ ảnh hưởng sóng vào khoảng cuối Holocen trung (Q22-3) đồng thời với sự gia tăng nguồn vật liệu phù sa từ khoảng 3 ngàn năm đã tạo điều kiện cho châu thổ Mêkông phát triển nhanh về phía biển, ở khoảng giữa Cần Thơ và Tiền Giang, cho tới vùng bờ hiện nay. Từ giai đoạn Holocene muộn thì châu thổ càng mở rộng nhanh hơn về phía Nam (bán đảo Cà Mau). Khi châu thổ lớn dần thì khả năng tiêu nước cũng giảm đi tương ứng và một số vùng sâu trong nội địa bị cô lập, ít được bồi đắp và trở thành đồng ngập lũ có địa hình trũng thấp - đây là vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, vùng trũng sau đê sông nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Các vùng ngập lũ hàng năm này còn kéo dài ngược về thượng lưu tới gần Kreta. Tuy nhiên, sự tồn tại của lớp đất cổ

(paleosoil) với dấu vết loang lổ nhẹ màu nâu vàng, đỏ. Tích tụ tinh thể thạch cao (CaSO4. nH2O) dạng tấm lớn trong tầng đất ở một số nơi trên bán đảo Cà Mau cho thấy có những thời kỳ khô hạn trước kia. Ở đất liền thì các loại đá cổ (thuộc PZ và MZ) phân bố ở thành hai cụm, một ở phía Đông, Đông Bắc và cụm còn lại ở phía Tây Nam. Các thành tạo đá trầm tích bở rời hình thành vào thời gian muộn, trong

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí