Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 13

mới nội dung chương trình kết hợp GDDĐ và GDPL bậc THPT; nâng cao chất lượng GDPL cụ thể là GDLGTĐB trong nhà trường. Mặt khác, cần nhấn mạnh thêm rằng: dù nhà trường có cố gắng đến đâu đi chăng nữa mà thiếu sự phối hợp đồng bộ của gia đình, xã hội thì khó có thể đạt được kết quả mong muốn. Về vấn đề này, “Trong thư gửi các em học sinh” đăng trên báo Nhân dân, số 600, ngày 24/10/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách” [33, tr.74]. Theo Người, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh phải mang tính đồng bộ, nhất là trong nội dung giáo dục, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” vì nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại thì sẽ có ảnh hưởng và kết quả không tốt. Vì vậy, để giáo dục học sinh thành người tốt, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường trên.

Có thể nói, giáo dục nói chung, GDPL nói riêng và cụ thể là giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh THPT nói chung vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật và cũng là một nghề. Mang tính khoa học vì giáo dục phải có tổ chức, có định hướng dựa trên những quy luật, nguyên tắc nhất định. Mang tính nghệ thuật vì nó cần được vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Qua nghiên cứu thực tế tình hình giảng dạy pháp luật ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hải Dương tác giả luận văn thấy một số vấn đề cần kiến nghị như sau:

Đề xuất với Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình giáo dục sau 2018 cần quan tâm tới giáo dục toàn diện mà giáo dục pháp luật là một vấn đề cần quan tâm vào nội dung chương trình, trong đó giáo dục Luật giao thông và giáo dục an toàn giao thông là một vấn đề quan trọng. Vì theo nghiên cứu của tác giả, tất cả các nước đang phát triển đều gặp phải vấn đề về giao thông. Số người chết

và tai nạn thương tích, cùng với nó là thiệt hại về kinh tế, tinh thần của tai nạn giao thông là không tính xuể.

Bộ GD&ĐT đề xuất với Đảng, Nhà nước và Chính phủ cấp kinh phí thường xuyên cho Bộ GD&ĐT, để Bộ có kinh phí tổ chức tuyên truyền cũng như xây dựng chương trình tuyên truyền ATGT trên toàn ngành sao cho hợp lý nhất.

Bộ GD&ĐT hỗ trợ kinh phí cho các Sở GD&ĐT, để các Sở có kinh phí triển khai tiếp các chương trình triển khai cho các trường trên địa bàn toàn tỉnh, với mục đích chương trình được triển khai thông suốt.

2.2. Với Ban ATGT tỉnh

Đề xuất với Đảng bộ tỉnh quan tâm tới việc giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục Luật giao thông và các kỹ năng khi tham gia giao thông nói riêng.

Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, các điều kiện để mọi người thực hiện đúng luật giao thông như vạch kẻ đường, biển chỉ dẫn, vỉa hè, hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy…

Thường xuyên có kế hoạch triển khai công tác ATGT với các đơn vị, với việc của liên ngành, với các tổ chức chính trị nghề nghiệp sao cho kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông triển khai sâu rộng.

2.3. Với Sở GD&ĐT

Triển khai các kế hoạch của Bộ, của Ban ATGT tỉnh trên địa bàn tỉnh.

Lập kế hoạch tuyên truyền, giáo dục thường xuyên thông qua các chương trình tuyên truyền, vận động, các hội tảo, hội thi, sao cho việc tuyên truyền ATGT hiệu quả nhất. Lập kế hoạch xin kinh phí chi thường xuyên theo năm, hoặc theo giai đoạn để tuyên truyền ATGT sao cho hiệu quả nhất.

Chỉ đạo các đơn vị huy động xã hội hóa tối đa trong công đồng vào công tác tuyên truyền, thực hiện ATGT.

2.4. Với UBND thành phố Hải Dương

Có kế hoạch chỉ đạo việc đảm bảo trật tự ATGT tới các đơn vị, tới xã, phường, tới khu dân cư, tổ dân phố. Sao cho mọi người coi việc tăng cường

giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục Luật giao thông nói riêng là việc không của riêng ai mà với toàn xã hội, toàn cộng đồng. Ưu tiên số một trong công tác tuyên truyền là đối tượng ngồi trên ghế nhà trường, vì đối tượng này là đối tượng cần thay đổi nhất trong việc hình thành hành vi thói quen.

2.5. Với các trường THPT thành phố Hải Dương

Các trường phải chủ động lập kế hoạch, huy động sức mạnh nội lực của tập thể sư phạm nhà trường, các tổ chức chính trị Đoàn thể trong nhà trường, sức mạnh của hội phụ huynh học sinh nhà trường, cùng với đó là sự phối hợp với các cấp, các ngành của chính quyền địa phương, của đơn vị đóng trên địa bàn để việc tổ chức giáo dục luật giao thông đường bộ sao cho hiệu quả nhất, tất cả mọi người coi việc giáo dục luật giao thông đường bộ, coi việc giáo dục đi đôi với thực hiện là việc làm cần thiết của tất cả mọi người.

Việc đóng góp ý kiến lên cấp cao hơn, đúng với thực tế, đó là những ý kiến quý báu để thay đổi về mặt tổng thể trong việc giáo dục luật phù hợp với thực tế cuộc sống nhất.

Trong quá trình triển khai tại một đơn vị, các vấn đề phát sinh là rất thực tế, cần người lãnh đạo nhà trường phải biết phát huy mọi nguồn lực sẵn có, biết huy động, biết đề xuất sao cho quá trình giáo dục và thực hiện cũng như hiệu quả tức thời và lâu dài diễn ra tổng thể, đồng nhất và hiệu quả.

3. Vấn đề mở trong luận văn

- Do trình độ và thời gian còn hạn chế, nên trong nôi dung luận văn còn sơ sài về nội dung và biện pháp tuyên truyền phối hợp. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các chuyên gia về nội dung và hình thức sao cho luận văn được hoàn thiện nhất.

- Vấn đề tuyên truyền ATGT với học sinh là một vấn đề không phải chỉ riêng ngành giáo dục, mà nó cần sự chung tay của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội thì mong việc giáo dục và hiệu quả của việc giáo dục mới dần dần làm giảm thiểu vi phạm luật, vi phạm giao thông và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, mà cá nhân, gia đinh và xã hội phải gánh chịu.

- Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh THPT thành phố Hải Dương là một vấn đề lớn, là một vấn đề cần sự chung tay của toàn xã hội. tác giả hy vọng sẽ có thời gian, học hỏi thêm kinh nghiệm để đủ kiến thức, khả năng nghiên cứu đề tài trên với học sinh từ toàn thành phố Hải Dương, mong muốn đóng góp một sức nhỏ bé vào việc xây dựng quê hương, đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. A.S. Macarenkô (1984), Giáo dục người công dân, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. A.S.Macarenkô (1984), Tuyển tập các tác phẩm Sư phạm tập1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2004), Vấn đề quản lý từ một số góc nhìn, Hà Nội.

4. Bộ GD - ĐT (2007), Điều lệ trường Trung học năm 2007 và chế độ, chính sách, qui định mới nhất về trường Trung học, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội

5. Bộ GD - ĐT, (2007), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (1998), Nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

7. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Doan (1996), Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn, Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Trần Ngọc Đường (1999), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Ngọc Đường, Dương Thị Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Vũ Gia, Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo?, NXB Thanh niên.

12. Cao Thị Hà (2003) Giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc (1990), Phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách và giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Khoa Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004).

16. Nguyễn Đình Lộc (1987), ý thức pháp luật chủ nghĩa xã hội và giáo dục pháp luật cho nhân dân lao động, Luận án phó tiến sĩ Luật.

17. Luật Giao thông, NXB Giao thông vận tải

18. Dương Thị Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam (bằng thực tiễn hoạt động của Tòa án và luật sư), Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hường,(2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB ĐHSP Hà Nội.

21. P.V.Zimin (1985), Những vấn đề quản lý trường học, Trường cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục.

22. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những khái niệm cơ bản lý luận về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD - ĐT, Hà Nội.

23. Rèn luyện các kỹ năng giáo dục ATGT cho học sinh THCS, NXB Giao thông vận tải

24. Rèn luyện các kỹ năng giáo dục ATGT cho học sinh THPT, NXB Giao thông vận tải

25. Tài liệu học tập và nghiên cứu môn lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, tập I, Hà Nội

26. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thành (2005), “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT”, Tạp chí Giáo dục, (114).

28. Hà Nhật Thăng (2000), Công tác GVCN lớp, NXB Giáo dục.

29. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1995), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC

(Danh mục các phiếu điều tra trong luận văn)


Đại học Sư Phạm Thái Nguyên

Khoa Tâm Lý Giáo dục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh Phúc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 13


PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1

(Dành cho Hiệu trưởng các trường THPT)

Xin các thầy cô cho biết:

Các hình thức tuyên truyền đang sử dụng ở các trường theo quan điểm của Hiệu trưởng các trường:

STT

Hình thức tuyên truyền

Không

1

Tuyên truyền pháp luật dưới cờ



2

Tuyên truyền pháp luật bằng Hội thảo, Hội thi



3

Tuyên truyền bằng tài liệu, tờ rơi



4

Chỉ đạo tuyên truyền pháp luật trên lớp




Ý kiến khác:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Hải Dương, ngày ….tháng 02 năm 2016

Người được điều tra

Khoa Tâm Lý Giáo dục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh Phúc

Đại học Sư Phạm Thái Nguyên


PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2

(Dành cho Hiệu trưởng các trường THPT,

Giáo viên chủ nhiệm các lớp, lớp trưởng các lớp)

Xin các thầy cô (các em) cho biết:

Hình thức tuyên truyền pháp luật nói riêng và tuyên truyền luật giao thông đường bộ tại đơn vị mình:

STT

Hình thức tuyên truyền

Không

1

Tuyên truyền pháp luật dưới cờ



2

Tuyên truyền pháp luật bằng Hội thảo, Hội thi



3

Tuyên truyền bằng tài liệu, tờ rơi



4

Chỉ đạo tuyên truyền pháp luật trên lớp



Ý kiến khác:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Hải Dương, ngày ….tháng 02 năm 2016

Người được điều tra

Khoa Tâm Lý Giáo dục

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh Phúc

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí