Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 10

Trong các loại hình văn hoá nghệ thuật, các phong trào văn hoá quần chúng tuy còn ít nhưng đã có những bộ phim, kịch, tiểu phẩm văn nghệ ít nhiều có tình tiết pháp lý, tri thức và tình huống ứng xử theo PL. Ở loại hình này, tri thức PL thường đi vào người nghe, người xem một cách tự nhiên nhưng sâu sắc và được chuẩn bị kĩ lưỡng về tâm lí, tình cảm bằng các thủ pháp nghệ thuật.

Hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ gây được nhiều ảnh hưởng trong nhân dân và trong học sinh THPT thông qua các buổi sinh hoạt, hoạt động giáo dục, các giờ học tập, các buổi nói chuyện mà tri thức PL đến được với các thành viên trong tổ chức và quần chúng ngoài xã hội. Vấn đề GDPL, GDLGTĐB không còn là công việc của các cơ quan chức năng mà trở thành công việc của tất cả thành phần trong hệ thống chính trị nước nhà.

Thật vậy, nếu như tuyên truyền GDPL, GDLGTĐB trong nhà trường chỉ đơn thuần thông qua giờ chào cờ hay sinh hoạt lớp thì học sinh được cung cấp một lượng kiến thức thì công tác GDLGT nói chung sẽ chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, với phương thức tổ chức những buổi toạ đàm để trao đổi từng khía cạnh của vấn đề luật, hay tôn vinh những tấm gương người tốt việc tốt thông qua kênh thông tin báo, đài thì việc sẽ gây được ấn tượng trong học sinh, để họ có thể dễ dàng liên hệ trong thực tiễn khi gặp trường hợp như thế đối với bản thân, gia đình và cho cả những người xung quanh. Ít nhất, họ cũng nhận định được hành vi đúng, hành vi phạm pháp luật.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong xử lí thông tin nhằm mục đích giáo dục luật giao thông thông qua các phương tiện cá nhân và cộng đồng.

Trong xã hội hiện đại, không thể bỏ qua phương tiện này, có thể là các hình thức khuyến cáo cá nhân, tuyên truyền theo nhóm với hình thức rộng rãi, các kênh chữ được sử dụng tối đa nhằm làm cho đối tượng giáo dục được sống và làm việc trong môi trường tri thức pháp luật.

Để triển khai tốt biện pháp đa dạng các hình thức tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh, có thể thực hiện theo quy trình như sau:

i) Học sinh là người đề xuất chủ đề;

ii) Chuyên gia tư vấn giúp đỡ xây dựng các phương án hoạt động;

iii) Chọn tấm gương mẫu tổ dân phố, đường phố an toàn giao thông… Hoặc thiết lập quy trình xử lí thông tin ATGT hàng ngày, hàng tuần thông qua ứng dụng công nghệ thông tin để đưa vào giáo dục.

Các điều kiện để thực hiện:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Cần huy động các lực lượng có trình độ chuyên môn về lĩnh vực phụ trách trong công tác tuyên truyền LGT, đưa ra những ý tưởng những hình thức tuyên truyền sao cho hiệu quả.

Cần có kế hoạch bồi dưỡng tuyên truyền viên thường xuyên và bổ xung những kiến thức nóng nhất về ATGT, tai nạn giao thông để đề xuất các hình thức tuyên truyền giao thông cho hợp lý.

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 10

Luôn luôn tổ chức các hội thi viết, vẽ tranh về LGTĐB để tìm ra ý tưởng và hình thức tuyên truyền sao cho hợp lý nhất.

Với sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị Đoàn thể thì việc bố trí kinh phí cho cuộc chiến về an toàn giao thông dễ dàng được triển khai nhanh, gọn, hiệu quả và việc tuyên truyền diễn ra thường xuyên, liên tục thì hiệu quả tuyên truyền sẽ cao lên.

Biện pháp 4: Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng tuyên truyền viên, báo cáo viên về pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng ở trường trung học phổ thông

Định hướng chung:

Giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn là người quyết định đến chất lượng GDPL nói chung và GDLGTĐB nói riêng. Để thực hiện GDPL nói

chung và GDLGTĐB nói riêng trong các trường, cần phải có một đội ngũ giáo viên tuyên truyền viên, được đào tạo tốt cả về kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Hiện nay, hầu hết đội ngũ giáo viên tham gia GDPL ở các trường, đặc biệt là các trường phổ thông đều chưa qua đào tạo chính quy về luật. Mặt khác, đội ngũ này lại thường không ổn định, dạy kiêm nhiệm.

Vì vậy, GDLGTĐB trong nhà trường, điều kiện đầu tiên có tính chất quyết định là cần có một đội ngũ tuyên truyền viên được đào tạo về PL, về luật một cách bài bản nhất. Sở GD & ĐT đã có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chu kỳ để bổ sung kiến thức về pháp luật, về luật giao thông đường bộ thường xuyên liên tục. Đồng thời phối hợp với ngành Công an, ngành giao thông vận tải, và các ban ngành đoàn thể tổ chức các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng những kiến thức nóng nhất về ATGT. Nhiều hình thức bồi dưỡng được áp dụng nhằm giúp giáo viên không ngừng mở rộng, nâng cao trình độ hiểu biết, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tiếp cận với sự phát triển về kiến thức và tích hợp kiến thức để vận dụng vào quá trình giảng dạy, tuyên truyền cho học sinh một cách có hiệu quả.

Nội dung - Cách thức thực hiện biện pháp:

Trước hết là các nội dung thực hiện ở cấp độ vĩ mô: Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu và loại hình có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và năng lực sư phạm đáp ứng nhu cầu tuyên truyền. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng tuyên truyền viên, cán bộ quản lý giáo dục là tuyên truyền viên các cấp, đáp ứng nhu cầu triển khai chương trình mới. Việc đào tạo, tổ chức giáo viên, tuyên truyền viên, phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

- Phải gắn với sử dụng, tránh tình trạng đào tạo xong, không sử dụng sinh ra lãng phí và ảnh hưởng tâm lý người được đào tạo, tránh tình trạng sử dụng người không có chuyên môn, nghiệp vụ và năng khiếu tuyên truyền, ảnh hưởng

đến chất lượng giáo dục. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng phải theo kế hoạch và có sự chỉ đạo.

- Bồi dưõng phải chú trọng đến tất cả các yêu cầu về nâng cao trình độ, bổ xung kiến thức pháp luật đa dạng, cùng với việc cập nhật hoá kiến thức. Việc bồi dưỡng phải sát với từng đối tượng, nhóm đối tượng.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tập huấn theo chuyên đề PL cho đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên đang giảng dạy và tuyên truyền PL.

- Xây dựng chế độ, chính sách khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích giáo viên, tuyên truyền viên gắn bó với nhiệm vụ GDLGTĐB. Có quy chế ưu tiên cho giáo viên, tuyên truyền viên đầu tư sâu vào những lĩnh vực này.

- Từng bước chuẩn hoá đội ngũ tuyên truyền viên GDPL, GDLGTĐB trong các trường THPT.

- Tổ chức thi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về: GDPL, ATGT, Luật.

- Tổ chức rà soát và có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ luật cho đội ngũ giáo viên dạy PL trong các trường phổ thông.

- Sớm nghiên cứu chương trình đào tạo ngắn hạn cho một số sinh viên sư phạm năm cuối để họ trở thành giáo viên dạy PL ở các trường không chuyên luật hoặc gửi sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân luật đi đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm tại các trường sư phạm.

Những vấn đề trên đây là các vấn đề lớn, cần các giải pháp vĩ mô ngoài khuôn khổ luận văn. Việc nêu lên các vấn đề nhằm đặt các nhiệm vụ cụ thể sau đây trong bối cảnh lớn để xem xét.

Do đó, trong phạm vi luận văn đề xuất các phương án giải quyết vấn đề tuyên truyền viên như sau:

- Cần có nhận thức mới về vấn đề đào tạo và bồi dưỡng người giáo viên , tuyên truyền viên.

Công tác đào tạo, bồi dưõng giáo viên, tuyên truyền viên là khâu quan trọng, quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay còn là một nhu cầu chính đáng của đa số giáo viên có tâm huyết với nghề, trong đó có giáo viên, tuyên truyền viên, những nhà quản lý GD. Nó vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của giáo viên để đáp ứng những yêu cầu mới của một đất nước đang phát triển. Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, những tuyên truyền viên về pháp luật không chỉ là việc làm tự phát, mà phải là việc làm có đầu tư, có quy hoạch, có kế hoạch, có chỉ đạo, lãnh đạo, nên cần có quản lí chặt chẽ.

- Huy động các lực lượng khác (cán bộ quản lí, giáo viên môn học gần gũi) tham gia vào hoạt động giáo dục theo định hướng.

Như đã xác định ở phần trước, nhiệm vụ giáo dục LGTĐB cho học sinh không chỉ là công việc của giáo viên môn Giáo dục công dân mà là nhiệm vụ của toàn thể tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường và của toàn xã hội.

Các điều kiện thực hiện:

Vấn đề bồi dưỡng tuyên truyền viên, báo cáo viên về LGTĐB không phải là vấn đề của ngành giáo dục, mà là công việc có sự liên hệ với nhiều ngành, nhiều cấp. Công việc bồi dưỡng này phải thường xuyên, liên tục và được cập nhật theo từng ngày, từng tuần vì diễn biến về ATGT đang thay đổi từng ngày, từng giờ.

Ngoài việc định hướng và lập kế hoạch thì sự đầu tư về kinh phí là một việc làm không thể thiếu và cần thiết, chỉ có điều phải có ban tuần tra kiểm soát việc chi tiêu sao cho hợp lý nhất, tránh thất thoát, lãng phí.

Đi cùng với nó là việc tuyên dương, khen thưởng và phê bình những cá nhân, tập thể làm tốt và chưa tốt. Công việc này tuy đơn giản nhưng nó làm người làm tốt muốn làm tốt hơn, người chưa làm tốt phấn đấu làm tốt lên.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới đời sống xã hội, thì việc sử dụng nền tảng mạng, các phần mềm, các nội dung tuyên truyền trên các web sẽ tạo hiệu ứng rất tốt.

Ngoài ra việc thành lập các “CLB tuyên truyền viên về ATGT” cho đối tượng là tuyên truyền viên, giáo viên sinh hoạt theo tháng, theo quý với các cấp xã/phường, huyện/TP/quận, tỉnh/thành phố sẽ rất hữu ích. Vì qua các câu lạc bộ này việc cập nhập kiến thức và phương pháp tuyên truyền sao cho hiệu quả nhất.

Biện pháp 5: Đổi mới công tác đánh giá kết quả của công tác tuyền truyền GDLGTĐB.

Định hướng chung:

Đánh giá kết quả công tác GDLGTĐB ở trường THPT có ý nghĩa giáo dục rất to lớn. Nó giúp cho người quản lí giáo dục nắm chắc được chất lượng giáo dục, đặc biệt là năng lực ứng dụng tri thức của học sinh sau khi rời ghế nhà trường. Quá trình đánh giá cơ bản và hiệu quả cao còn bao gồm đánh giá việc các em sẽ ứng dụng được kiến thức pháp luật của mình như thế nào trong cuộc sống. Hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của công tác giáo dục cần được đánh giá tổng thể và lâu dài dựa vào đó, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục mới đúng đắn.

Nội dung và cách thức thực hiện:

+ Đánh giá về điều kiện đảm bảo chất lượng.

Đây là yêu cầu quan trọng, hàng đầu bởi giáo viên, tuyên truyền viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục LGTĐB. Đánh giá số lượng giáo viên, tuyên truyền viên và phân tích cụ thể theo cơ cấu, giới tính, trình độ được đào tạo, ngành được đào tạo, nhiệm vụ đang đảm trách, số tiết giảng dạy môn chính và các môn khác (nếu có), công tác kiêm nhiệm và số tiết kiêm nhiệm (nếu có). Về chất lượng giáo viên, đó là: phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực sư phạm,

xếp loại tiết dạy của giáo viên so với giáo viên đựơc đào tạo chính quy về chuyên ngành PL và đã được đào tạo về phương pháp giảng dạy.

+ Đánh giá theo tiêu chí giáo dục đã xác định.

Vai trò của PL là phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Vì thế, đối với học sinh, các em nhận thức, quan tâm đến những nội dung nào về tri thức để có thể tự mình, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên cơ sở, những quy định chung của PL, từ sự hồi tưởng lại những tiết học, chương trình ngoại khóa tại nhà trường.

Theo lí thuyết, cả 3 mặt của vấn đề sau đây cần được coi như là một chỉnh thể của phạm trù chất lượng giáo dục pháp luật. Nếu xác định nội hàm khái niệm chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu thì cần xem xét vấn đề chất lượng ở các phương diện:

- Tri thức pháp luật được hình thành. Mức độ vững chắc của tri thức, mềm dẻo của tư duy cũng đảm bảo theo các quy luật chung của dạy học nhưng có mức độ sau: hình thành tri thức, mở rộng và làm sâu sắc thêm tri thức, am hiểu bản chất của tri thức, biết đánh giá đúng một hành vi, hậu quả của việc vi phạm pháp luật.

- Lòng tin vào pháp luật (bởi chủ thể nhận thức có cảm xúc, niềm tin, thái độ ủng hộ bởi họ hài lòng về sự công bằng, trách nhiệm, tình cảm thái độ thẳng thắn… những tình cảm, xúc cảm được hình thành trong quá trình thực thi pháp luật.

- Động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật. Thực tế có 2 thành phần tham gia tìm hiểu pháp luật. Thành phần chủ động tìm hiểu là đối tượng nghiên cứu, người quản lí, các doanh nghiệp và những người thuộc hệ thống điều hành nhà nước… Họ chủ động tìm hiểu để phục vụ cho công việc. Có thể ví đối tượng này như các chuyên gia vì họ phải cập nhật thông tin mới về chuyên môn một cách nhanh nhất. Thành phần lớn hơn là số đông dân chúng khi dân trí cao thì yêu cầu bắt buộc của mỗi quốc gia.

Về khả năng ứng dụng kiến thức trong thực tiễn của học sinh là một năng lực quan trọng của kết quả giáo dục. Tiêu chuẩn này là quan trọng và nó phản ánh chất lượng thực của công tác GDPL, GDLGTĐB.

Ngoài ra, tính chủ động trong công tác phối kết hợp của các cơ quan hữu quan, các ban ngành đoàn thể, các cấp trong công tác GDPL, GDLGTĐB cho học sinh các trường THPT tại thành phố Hải Dương cũng góp phần không nhỏ vì mục đích chung này. Vì thế, để tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục nói chung và giáo dục Luật giao thông đường bộ nói riêng thì đây là một trong những nội dung cần được lưu tâm khi đánh giá.

Các điều kiện thực hiện

Biện pháp này muốn thực hiện được cần có sự đổi mới từ trung ương, tới các địa phương, có sự tập huấn đồng bộ thì kết quả thực hiện sẽ tốt.

Sự đầu tư kinh phí từ trên xuống dưới, từ khâu lập kế hoạch đến triển khai và kết quả thu được là điều kiện bắt buộc.

Sự thực hiện nghiêm túc từ trên xuống dưới, với mỗi cá nhân khi vào công việc phải phát huy tối đa khả năng của bản thân, trách nhiệm với cộng đồng với xã hội về công việc của mình.

Biện pháp 6: Xây dựng môi trường giáo dục pháp luật và môi trường giáo dục luật giao thông thống nhất tại địa phương và trong nhà trường.

Mục tiêu của biện pháp:

Mục tiêu của biện pháp là nhằm huy động các lực lượng có tiềm năng tham gia vào quá trình đào tạo để nâng cao chất lượng và gắn nhà trường với cuộc sống địa phương, gắn lí thuyết với thực tiễn. Xây dựng môi trường giáo dục gắn kết với môi trường pháp luật ở mọi phạm vi hoạt động sống của học sinh là yếu tố đảm bảo cho chất lượng cho hoạt động giáo dục, hoạt động tuyên truyền.

Môi trường giáo dục là một phạm trù quan trọng của giáo dục học. Vai trò

của môi trường nói chung được đánh giá là yếu tố quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường là yếu tố ảnh hưởng tích cực hoặc hạn

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí