Thực Trạng Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Giao Thông Đường Bộ

NQLT/MTTQVN-UB ATGTQQ ngày 15/5/2000 giữa Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vận động “toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” trong cả nước đã xác định mục tiêu vận động cần tập trung giáo dục cho mọi người hiểu biết về pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung, để họ “sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả các Nghị định 36/CP, 39/CP, 40/CP… qua đó nâng cao ý thức pháp luật của người tham gia giao thông”. Nhiều địa phương, lực lượng cảnh sát giao thông đã tranh thủ sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân, phối hợp với các tổ chức đoàn thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức in ấn tài liệu, áp phích, tờ bướm hướng dẫn an toàn giao thông, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện về pháp luật GTĐB cho các đối tượng là học sinh, cán bộ, công chức khối cơ quan, xí nghiệp có kết quả. Những cố gắng trên đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật GTĐB, góp phần phòng ngừa và hạn chế gia tăng tai nạn giao thông.

Tuy vậy, “Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật GTĐB còn thiếu thống nhất, đồng bộ, chưa tập trung tuyên truyền có mục tiêu nên hiệu quả hạn chế, đôi lúc làm phân tán dư luận” [56, tr.11]. Kinh phí dành cho công tác tuyên truyền còn chưa nhiều nên ở nhiều địa phương các hình thức giáo dục tuyên truyền chưa phong phú và hấp dẫn. Vì vậy, vẫn còn một bộ phận người trong xã hội chưa nắm vững pháp luật GTĐB, tuỳ tiện trong chấp hành. Vai trò của các cơ quan, các tổ chức xã hội, trường học cũng chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật GTĐB. Việc đưa giáo pháp luật GTĐB vào trường học là một chủ trương đúng, cơ bản, có tính chiến lược, song giáo viên, học sinh một số trường chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật GTĐB; tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông vẫn còn phổ biến. Do đó, hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật GTĐB chưa cao, tình trạng vi phạm pháp luật GTĐB còn phổ biến và nghiêm trọng.

Thứ năm, thực trạng công tác tuần tra, kiểm soát

Trong những năm qua, lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đã được trang bị thêm phương tiện và công cụ hỗ trợ tạo điều kiện cho việc tuần tra, kiểm soát đạt hiệu quả cao nhằm hạn chế vi phạm pháp luật GTĐB nhất là

những vi phạm trực tiếp dẫn đến tai nạn, đồng thời có tác dụng răn đe, ngăn ngừa tội phạm,ngăn chặn đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.

Thực hiện Nghị định 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, sau khi triển khai thí điểm bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát trên quốc lộ 5, theo đề nghị của Tổng cục cảnh sát, ngày 12 tháng 6 năm 1996 Bộ trưởng Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ra Quyết định số 1129/BNV thành lập 10 trạm cảnh sát giao thông. Mười trạm này hoạt động theo phương thức vừa kiểm soát số xe qua trạm vừa tuần tra cơ động để phát hiện vi phạm pháp luật GTĐB và phối hợp giải quyết các tai nạn, đấu tranh trấn áp các hoạt động của bọn tội phạm trên tuyến giao thông. Lực lượng cảnh sát giao thông đã tổ chức có hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát tạo chuyển biến rõ nét về ý thức và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người tham gia GTĐB, góp phần làm giảm vi phạm và tai nạn giao thông, đồng thời góp phần quan trọng trong việc củng cố và nâng cao vai trò QLNN trong lĩnh vực GTĐB, từng bước thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực GTĐB, phục vụ có hiệu quả các hoạt động xã hội và phát triển nền kinh tế đất nước.

Trước tình hình đua xe trái phép có diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, thực hiện Chỉ thị số 07/CT ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ công an về công tác phòng chống đua xe trái phép và hạn chế tai nạn giao thông, qua hơn một năm thực hiện lực lượng cảnh sát giao thông đã phối hợp với các lực lượng khác triển khai nhiều biện pháp tích cực cả phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, xây dựng thế trận phòng chống đua xe trái phép đạt kết quả bước đầu đáng khích lệ như phá vỡ sự chuẩn bị, sắp xếp, tụ tập, tập kết xe đến điểm xuất phát để đua xe, ngăn chặn kịp thời những xe đã xuất phát, tập trung kiểm tra xe môtô với lứa tuổi từ 16 đến 30, từ 20 giờ đến 5 giờ sáng nhằm ngăn chặn đua xe trái phép.

Từ năm 2000 đến nay thực hiện quy trình tuần tra, kiểm soát do Bộ Công an ban hành, lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tập trung ở các quốc lộ trọng điểm như quốc lộ 1, 5, 6, 14, 19, 51 theo từng chuyên đề phức tạp trên từng tuyến, từng địa phương.

Do kiên quyết xử lý bằng các biện pháp mạnh nên một số thành phố lớn người tham gia giao thông đã chấp hành pháp luật GTĐB tốt hơn, một số lỗi vi phạm như vượt

đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường một chiều, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông… đã giảm nhiều so với trước đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Tuy vậy, trong công tác tuần tra, kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông còn gặp những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát giao thông. Đó là việc ban hành các văn bản pháp quy và các hướng dẫn liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn GTĐB còn những điểm chưa sát với thực tế đã gây khó khăn trở ngại đến việc thi hành nhiệm vụ của lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, trang bị và phương tiện phục vụ cho công tác tuần tra kiểm soát giao thông vừa thiếu vừa không đồng bộ. Một thực tế khá phổ biến là có tới 30% lỗi vi phạm do người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, phóng nhanh vượt ẩu trong khi đó máy đo tốc độ còn rất ít. Vì vậy, những lỗi vi phạm do chạy quá tốc độ dường như không có cơ sở để xử lý được. Việc quy định “chỉ dừng phương tiện để kiểm tra khi thấy có dấu hiệu vi phạm” theo Chỉ thị 21/TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã hạn chế đến hiệu quả tuần tra kiểm soát giao thông. Trên thực tế, nhiều lỗi vi phạm như lái xe không có giấy phép lái xe theo quy định, xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, chở hàng cấm… cảnh sát giao thông không dễ phát hiện nếu không dừng phương tiện để kiểm tra. Mặt khác, trong công tác tuần tra, kiểm soát hiện nay việc bố trí lực lượng chưa hợp lí, chưa đảm bảo khép kín địa bàn, nhiều địa phương còn thiếu biên chế hoặc địa bàn quá rộng, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để tuần tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, nhiều lực lượng cùng ra đường để tuần tra, kiểm soát giao thông trên cùng một tuyến, một đọan đường, thậm chí có những lực lượng chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ trong tuần tra nhưng lại tuần tra độc lập như Dân quân du kích, Đội dân phòng. Đặc biệt đáng chú ý là vẫn còn những cán bộ chiến sĩ chưa thực hiện đúng quy trình, điều lệnh, hiệu lệnh tuần tra, dừng phương tiện, lễ tiết, tác phong chưa chuẩn mực; một số cán bộ lãnh đạo chỉ huy thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kiểm tra đôn đốc cấp dưới. Trong tuần tra, kiểm soát hiện nay còn nẩy sinh một vấn đề mà chưa có hướng giải quyết thống nhất, nhiều địa phương còn lúng túng khi sự cố xảy ra. Đó là việc truy đuổi theo các đối tượng vi phạm bỏ chạy mà chiến sĩ cảnh sát giao thông điều khiển xe tuần tra kiểm soát chạy với tốc độ cao tự té ngã hoặc gây tai nạn cho người khác thì giải quyết hậu quả như thế nào? hay khi truy đuổi đối tượng vi phạm mà đối tượng té ngã chấn thương hoặc

chết hoặc gây tai nạn cho người khác thì giải quyết như thế nào? chiến sĩ cảnh sát giao thông có phải gánh chịu loại trách nhiệm nào không?

Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - 7

Những khó khăn, hạn chế, vướng mắc trên cần được các cơ quan chức năng nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp để nâng cao hiệu quả của công tác tuần tra kiểm soát, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ hoàn thành và đúng pháp luật.


2.3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật GTĐB được đánh giá ở hai mức độ là xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB mà chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và truy cứu trách nhiệm hình sự những hành vi vi phạm pháp luật GTĐB đã cấu thành tội phạm được quy định trong Luật hình sự.

Sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 thì Pháp lệnh này đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Đó là Pháp lệnh chưa thể hiện sự ngăn chặn triệt để, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính, chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính, một số quy định thiếu rõ ràng, cụ thể...

Trước tình hình trên, để nâng cao hiệu quả phòng chống vi phạm hành chính, lập lại trật tự kỷ cương, đáp ứng yêu cầu của xã hội, việc sửa đổi bổ sung Pháp lệnh xử phạt năm 1989 là cần thiết. Do đó, ngày 06 tháng 7 năm 1995 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (thay thế Pháp lệnh xử phạm vi phạm hành chính năm 1989) được Chủ tịch nước công bố ngày 19 tháng 7 năm 1995. Pháp lệnh gồm 95 điều chia làm 10 chương. Thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định trong đó có Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Sau hai năm thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/4998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995.

Từ khi ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995, Nghị định 49/CP và Nghị định 78/1998/NĐ-CP, tình hình trật tự an toàn GTĐB có nhiều chuyển biến tốt đẹp, góp phần quan trọng trong việc lập lại trật tự kỷ cương xã hội trong việc giữ gìn và đảm bảo trật tự an toàn GTĐB. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật GTĐB vẫn diễn ra thường xuyên có chiều hướng gia tăng, kể cả mức độ vi phạm nghiêm trọng, tai nạn GTĐB cũng gia tăng không ngừng.

Trước tình hình đó, ngày 13 tháng 7 năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2001/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, thay thế Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 và Nghị định số 78/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ. Nghị định số 39/2001/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số hành vi bị xử phạt hành chính như phạt

20.000 đồng đối với ngừơi ngồi trên xe môtô, gắn máy không được đội mũ bảo hiểm khi đi trên tuyến đường quy định phải đội mũ bảo hiểm (khoản 1 Điều 11), hoặc phạt tiền

20.000 đồng đối với người điều khiển ôtô và ngồi trên ghế bên cạnh không thắt dây an toan khi đang chạy mà xe có thiết kế, có trang bị dây an toàn (khoản 1, Điều 13)…

Sau một thời gian thực hiện Nghị định số 49/2001/NĐ-CP đã bộc lộ những thiếu sót, một số nội dung không phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Luật Giao thông đường bộ năm 2001 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2002. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2002 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ thay thế Nghị định số 39/2001/NĐ-CP. Nghị định số 15/2003/NĐ- CP qua thời gian thực hiện cũng đã bộc lộ những hạn chế, cần phải sửa đổi, bổ sung.

Với những sơ sở pháp lý nói trên, trong những năm qua, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về GTĐB đã triển khai thực hiện và đạt được những kết quả như sau:

Theo số liệu của Tổng cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt thì năm 1995 đã xử lý 1.741. 000 vụ; năm 1996 xử lý 817.828 vụ, năm 1997 xử lý 1.150.000 vụ, từ năm 1998 đến năm 2000 mỗi năm xử lý trên 500.000 vụ. Năm 2001, thông qua công tác tuần tra kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện lập biên bản 912.831 trường hợp vi phạm trật tự an toàn GTĐB phạt 143,7 tỷ đồng, tước 2.645 giấy phép lái xe; bắt giữ 602 tên tội phạm trong đó có 71 đối tượng mua bán, vận chuyển

trái phép chất ma tuý, 9 tên cướp, 6 tên có lệnh truy nã, nhiều đối tượng vận chuyển trái phép chất nổ, thu 2.332 kg thuốc nổ, 3.3kg herôin, 68.7kg thuốc phiện, 359kg cần sa, kiểm tra phát hiện 3.244 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, giao cho cơ quan chức năng xử lý 582.000 gói thuốc lá ngoại, 683m gỗ quí 2.585 xe môtô nhập lậu, 6.618kg động vật hoang dã và hàng trăm tấn hàng hoá các loại chuyển giao cho cơ quan chức năng xử lý.

Năm 2002 lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 1271239 trường hợp vi phạm phạt 189.3 tỷ đồng, tước 3080 giấy phép lái xe, có 1941 lượt cán bộ chiến sĩ không nhận tiền của lái xe, chủ hàng với số tiền là 127.6 triệu đồng.

Năm 2003 lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 3 triệu 542 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt là 420 tỷ đồng, so với năm 2002 số vụ xử lý tăng 3 lần, số tiền phạt tăng 230 tỷ đồng, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản 1.316.782 trường hợp vi phạm, xử phạt 1.202.079 vụ chuyển kho bạc thu trên 100 tỷ đồng. Năm 2003 lực lượng cảnh sát đã tước 28.982 giấy phép lái xe, bấm lỗ số lần vi phạm trên giấy phép lái xe là 146.936 trường hợp, tạm giữ 27.034 ô tô, 522.367 môtô trong đó Hà Nội tạm giữ 44.581 phương tiện, Thành phố Hồ Chí Minh tạm giữ 2.465 ôtô,

50.314 môtô, 7.548 xe thô sơ. Bình Định cũng là tỉnh làm khá cương quyết, đã phạt trên 9 tỷ đồng, tạm giữ 17.622 lượt phương tiện vi phạm, đặc biệt thực hiện tạm giữ tại nhà 197 trường hợp, tịch thu 200 xe môtô.

Lực lượng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo cảnh sát trật tự, cảnh sát khu vực phối hợp chặt chẽ với lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ tập trung kiểm tra xe khách trước giờ xuất bến nhằm phát hiện xử lý vi phạm như vận chuyển chất nổ, chất cháy, chở quá tải, “xe dù”, xe chạy vòng vo, “bến cóc”, ngăn chặn lái xe sử dụng rượu bia…, bảo đảm an toàn giao thông ở 246 bến xe, sắp xếp 678 chợ, giải toả 945 chợ họp trái phép…, lực lượng cảnh sát trật tự đã ra quyết định xử phạt 304.186 trường hợp vi phạm với số tiền phạt là 26.849.811.000 đồng, tạm giữ

1.040 ôtô, 12.466 xe máy, 6.817 xe thô sơ; cảnh sát điều tra đã tiến hành khởi tố điều tra 1.433 vụ tai nạn giao thông, 1.454 bị can, đã kết luận điều tra và chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 354 vụ với 379 bị can. Đặc biệt việc truy tố xét xử kịp thời vụ đua xe môtô trái phép ngày mùng một tết Quí Mùi ở Hà Nội và vụ đua xe ôtô trái phép

đêm 25 tháng 5 năm 2003 ở Thành phố Hồ Chí Minh, vụ đua xe môtô trái phép ở Hà Nội đêm 2 tháng 9 năm 2003 có tác dụng răn đe cao.

Cùng với lực lượng cảnh sát, Thanh tra giao thông của Cục đường bộ, các sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) có nhiều cố gắng, khắc phục những khó khăn về người, về trang thiết bị, tích cực kiểm tra, xử lý vi phạm các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn công trình giao thông, các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải, bến bãi. Điển hình là Thanh tra giao thông Hà Nội năm 2003 đã xử lý 17.595 vụ vi phạm với tổng số tiền là 2.5 tỷ đồng.

Năm 2004 lực lựơng cảnh sát giao thông đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, tiếp tục áp dụng các biện pháp xử lý mạnh như: tạm giữ phương tiện, bấm lỗ đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe, liên tiếp mở các đợt cao điểm xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông. Mười tháng đầu năm 2004 lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 3.401.137 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt là 395 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2003 số vụ xử lý tăng 511.092 vụ, số tiền phạt tăng hơn 46.07 tỷ đồng, đã tước 53.321 giấy phép lái xe, bấm lỗ đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe là 186.701 trường hợp, tạm giữ

24.122 ôtô, 418.074 môtô. Từ ngày 01 tháng 8 năm 2004 đến 31 tháng 12 năm 2004 đã xử lý 351.999 trường hợp không đội mũ bảo hiểm trên đoạn đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Cùng với công tác xử lý vi phạm hành chính thì công tác điều tra xử lý tai nạn GTĐB cũng được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. Công tác điều tra xử lý tai nạn GTĐB không những phải làm rõ nguyên nhân tai nạn, xử lý nghiêm minh đối với người vi phạm gây tai nạn, mà còn góp phần quan trọng, thiết thực vào công tác phòng ngừa, kiềm chế sự gia tăng của tai nạn GTĐB.

Tai nạn giao thông nói chung và tai nạn GTĐB nói riêng ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Từ năm 1995 đến năm 2004 chỉ có năm 2003 là tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người bị thương, số người chết, nhưng năm 2004 số người chết lại tiếp tục tăng (xem phụ lục 4, 5).

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên công tác xử lý vi phạm pháp luật GTĐB còn tồn tại những hạn chế bất cập nhất định. Đó là việc một số QPPL về xử lý vi phạm hành chính về GTĐB được ban hành nhưng lại không phù hợp với

thực tiễn, cần phải tiếp tục hoàn thiện sửa đổi. Cho nên, nó cũng gây ít nhiều khó khăn cho công tác xử lý. Chẳng hạn Nghị định 15 CP/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 quy định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều khoản ví dụ như Điều 37 cần sửa đổi hành vi chở quá tải, quá khổ giới hạn cầu, đường bộ từ 2% lên 10% so với tổng trọng tải hoặc tải trọng trục. Bởi vì 2% là không lớn và chưa vượt tải trọng thiết kế cầu đường bộ. Trong điều này cũng cần bổ sung hành vi vi phạm “không hạ phần vượt tải trọng giới hạn cầu đường” vào Nghị định. Bởi đây có thể là biện pháp tích cực xử phạt đối với cả người kiểm tra và người bị kiểm tra. Có như vậy mới thoả đáng, công bằng [52, tr.23]. Mặt khác, trước tình trạng tai nạn GTĐB gia tăng ở một số địa phương thì chính quyền địa phương các cấp ở các địa phương này thành lập các “Đội xung kích” “Đội dân phòng” “Đội trật tự giao thông” và trao cho thẩm quyền tuần tra, xử lý vi phạm pháp luật GTĐB là trái với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản QPPL khác làm ảnh hưởng đến tính pháp chế trong lĩnh vực GTĐB, làm quần chúng nhân dân bất bình, kỷ luật, kỷ cương trong xử lý vi phạm hành chính không được đảm bảo; tình trạng tạm giữ phương tiện tham gia GTĐB tràn lan ở một số địa phương hiện nay, cần phải được chấn chỉnh và khắc phục. Do nhận thức và trình độ năng lực một bộ phận cán bộ làm công tác xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB còn hạn chế nên chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lí triệt để mọi vi phạm pháp luật GTĐB. Bên cạnh đó còn một số người không thường xuyên học tập, tu dưỡng không thực hiện đúng các quy định, quy trình công tác, làm việc thiếu trách nhiệm, tác phong, thái độ thiếu lịch sự, hằn học, thô lỗ với người vi phạm, thậm chí còn có nhiều biểu hiện tiêu cực nên cho qua hoặc không phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật GTĐB.

Hiện nay, tình trạng điều khiển xe môtô phân phối lớn không có giấy phép lái xe, tụ tập phóng nhanh, lạng lách, đãnh võng, đuổi nhau trên đường gây mất trật tự an toàn công cộng đang có diễn biến phức tạp, nhất là ở các thành phố lớn. Các đối tượng này rất liều lĩnh và manh động, bất chấp tính mạng của bản thân và người đi đường, thậm chí chống lại người thi hành công vụ, hủy hoại phương tiện của cảnh sát..., nhiều cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông đã bị thương trong khi truy đuổi, xử lý các đối tượng này hoặc bị bọn chúng hành hung. Nhưng việc xử lý hành sự những đối tượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022