Tăng Cường Công Tác Tuần Tra, Kiểm Soát; Xử Lý Nghiêm Minh Triệt Để, Kịp Thời Mọi Vi Phạm Pháp Luật Giao Thông Đường Bộ

Bên cạnh việc thực hiện các quy định pháp luật về cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng GTĐB, một số vấn đề cần được quan tâm trong việc tổ chức các quy định pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB như sau:

- Hệ thống điện báo, thông tin, tín hiệu chỉ dẫn, hệ thống gương hình cầu cần được lắp đặt theo quy định ở những nơi cần thiết.

- Xây dựng các quy tắc giao thông trên đèo, dốc

- Xây dựng và lắp đặt các thiết bị phòng hộ, bảo vệ

- Các biện pháp kiểm soát đường ngang và đường chính

- Xây dựng đường lánh nạn trên đèo, dốc

- Lập các trạm kiểm soát giao thông, kỹ thuật phương tiện ở hai đầu đèo, dốc nguy hiểm

Ngoài ra, các thiết bị trang bị trên các tuyến đường như điện thoại, cứu thương… cũng cần được quan tâm đúng mức.

Trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB thì việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về kiểm toán an toàn giao thông đối với các đường cải tạo, nâng cấp, làm mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc kiểm toán an toàn đường bộ là một thủ tục chính thức cho việc đánh giá khả năng hoạt động an toàn trong những dự án đường bộ mới, cải tạo và nâng cấp. Mục đích của hoạt động kiểm toán an toàn đường bộ là giảm thiểu sự rủi ro, giảm mức độ nghiêm trọng của tai nạn có thể xảy ra đã được dự liệu trước, nhờ đó mà giảm chi phí lâu dài của dự án. Công tác này từ trước đến nay chưa thực sự quan tâm, vì vậy nhiều tuyến đường được xây dựng mới, được nâng cấp, cải tạo thì nguy cơ xảy ra tai nạn cũng tăng lên. Do đó, phải coi kiểm toán an toàn đường bộ là một phần chiến lược của công tác an toàn GTĐB, góp phần vào nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB.

Thứ năm, tăng cường thực hiện các quy định pháp luật đối với phương tiện tham gia GTĐB nhằm nâng cao chất lượng an toàn phương tiện GTĐB.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Để đảm bảo an toàn hoạt động GTĐB, ngoài việc đề nghị Chính phủ, Bộ Thương mại, Bộ Giao thông vận tải có chiến lược phát triển GTĐB,xem xét hạn chế nhập về số lượng, chủng loại phương tiện giao thông, nhất là những phương tiện trên thực tế không hoặc chưa phù hợp với tình hình đường sá và hoạt động giao thông ở

nước ta hiện nay, cần phải tăng cường thực hiện các quy định pháp luật đối với phương tiện tham gia GTĐB.Trong những năm tới,để nâng cao chất lượng an toàn phương tiện GTĐB cần thực hiện tốt các quy định sau đây:

Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - 11

- Tổ chức tổng kiểm tra phương tiện cơ giới

- Quản lý chặt chẽ hơn phương tiện, thiết bị vận tải

- Hạn chế và tiến tới không cho các loại phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn tham gia GTĐB

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 23/2004/NĐ-CP ngày 13/1/2004 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng của ôtô tải và ô tô chở người.

Thứ sáu, tăng cường thực hiện các quy định pháp luật về đào tạo người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm tai nạn GTĐB. Do vậy, đối với họ cần quan tâm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, giáo dục nâng cao đạo đức cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cần quan tâm các nội dung sau:

- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu sát hạch. Xây dựng các trung tâm sát hạch, cấp giấy phép lái xe tập trung có đủ tình huống giao thông cần thiết, lắp đặt các thiết bị tự động đánh giá kết quả sát hạch thay cho đánh giá trực quan.

- Qui hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo lái xe theo hướng mỗi pháp nhân chỉ có một điểm đào tạo tại một địa phương, liên kết các cơ sở nhỏ thành cơ sở lớn. Đào tạo lái xe khách các hạng: D, E, F là các ôtô có liên quan đến tính mạng của nhiều người, cần tập trung về các trường dạy lái xe chính quy được phân theo từng vùng có đủ điều kiện.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về chương trình, thời gian đào tạo của Bộ Giao Thông vận tải, đồng thời coi trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên, sách hạch viên có đủ trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức ở tất cả các cơ sở, trường đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe.

3.2.3. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; xử lý nghiêm minh triệt để, kịp thời mọi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ

Để đạt được mục tiêu giáo dục pháp luật GTĐB không những chỉ làm những công tác giáo dục, mà phải coi những biện pháp cưỡng chế thực hiện pháp luật là hết sức quan trọng, đặc biệt có hiệu quả khi ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người tham gia GTĐB hiện nay còn nhiều hạn chế.

Cưỡng chế thi hành pháp luật là biện pháp quan trọng của Nhà nước pháp quyền bởi vì các QPPL của Nhà nước ban hành và được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế. Hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lí vi phạm pháp luật GTĐB hiện nay có nhiều lực lượng tham gia như lực lượng công an (mà chủ yếu là lực lượng cảnh sát giao thông), lực lượng Thanh tra GTĐB và chính quyền các cấp. Để không chồng chéo, hoặc đùn đẩy, né tránh dẫn đến bỏ trống việc tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật GTĐB trước hết cần xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, xem có chức năng nhiệm vụ nào trùng lắp lên nhau thì loại bỏ. Đối với lực lượng cảnh sát giao thông công tác tuần tra, kiểm soát giao thông là một trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản để thực hiện chức năng QLNN, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật GTĐB, tham gia đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và những hành vi vi phạm pháp luật GTĐB đã cấu thành tội phạm hoạt động trên các tuyến đường giao thông, nhằm góp phần đảm bảo GTĐB trật tự an toàn và thông suốt, đồng thời phòng ngừa, hạn chế tai nạn GTĐB xảy ra.

Để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và cũng để nâng cao hiệu quả của công tác này cần xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông trong sạch, vững mạnh. Trước mắt, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, củng cố và tổ chức lại lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông từ Trung ương đến địa phương cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đảm bảo việc tuần tra, kiểm soát phải khép kín địa bàn và thời gian, không để địa bàn không có lực lượng cảnh sát giao thông phụ trách,cũng như tránh sự chồng chéo; không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của những người thi hành công vụ, đảm bảo phát hiện kịp thời mọi vi phạm pháp luật GTĐB và xử lý nghiêm minh, triệt để, để giáo dục, răn đe và phòng ngừa, đồng thời tránh được các biểu hiện tiêu cực. Nếu mọi hành vi vi phạm pháp luật GTĐB đều bị xử lý nghiêm minh, triệt để, công bằng, không có hiện tượng tiêu cực thì chắc chắn hiệu lực QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB sẽ được nâng cao, các hành vi vi

phạm pháp luật GTĐB sẽ giảm đáng kể và nó là yếu tố quan trọng để giảm tai nạn GTĐB.

Mặt khác, trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lí vi phạm pháp luật GTĐB cũng phải thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm các chuyên đề, các đợt cao điểm để đề ra các biện pháp phát huy kết quả đạt được và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lí vi phạm pháp luật GTĐB phải chấp hành nghiêm chỉnh “Quy trình tuần tra kiểm soát và xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ” được ban hành theo Quyết định số 174/2000/QĐ-BCA (C11) ngày 25 tháng 02 năm 2000 của Bộ Trưởng Công an. Song song đó, cũng cần nghiên cứu bổ sung kịp thời các quy trình có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật GTĐB cho phù hợp với yêu cầu thực tế nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện như quy định chỉ được dừng phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm hoặc vấn đề trang bị phương tiện hiện đại cho lực lượng cưỡng chế thi hành pháp luật GTĐB mà trước hết là lực lượng cảnh sát giao thông cần được quan tâm đúng mức và đáp ứng đầy đủ các phương tiện, thiết bị dụng cụ như máy đo nồng độ cồn, cân tải trọng, máy đo tốc độ, camera kiểm tra, phương tiện tuần tra, nhiên liệu để làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

Tệ nạn đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép đang còn diễn biến hết sức phức tạp tại một số đô thị lớn. Vì vậy, lực lượng công an phải luôn luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng có phương án để phòng ngừa và đấu tranh chống đua xe trái phép có hiệu quả.

Trước hết, lực lượng cảnh sát phải làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, lên danh sách các đối tượng có biểu hiện, có khả năng đua xe hoặc tổ chức đua xe trái phép. Từ đó, phối hợp chặt chẽ với gia đình, trường học và chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể để phòng ngừa không để xảy ra đua xe trái phép. Cần củng cố hệ thống cơ quan trực ban hình sự, trực ban giao thông để tiếp nhận thông tin qua số điện thoại 113 về tố giác tội phạm và đua xe trái phép. Các lực lượng làm công tác phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn đua xe trái phép và tổ chức đua xe trái phép cần được trang bị các phương tiện hỗ trợ hiện đại phù hợp với thực tiễn công tác, kịp thời ngăn chặn và bắt giữ những người tham đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần giao trách nhiệm cụ

thể cho cấp huyện, cấp xã phối hợp với các ngành thực hiện chức năng của mình để phòng ngừa và đấu tranh chống nạn đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng. Hình thành thế trận nhân dân phát hiện đối tượng có dấu hiện đua xe trái phép, tụ tập cổ vũ, gây rối trật tự công cộng. Thực hiện công tác phòng chống đua xe là của toàn xã hội bởi vì mọi đối tượng đua xe trái phép không qua được tai mắt nhân dân.

Các đơn vị làm nhiệm vụ chống đua xe trái phép làm công tác điều tra cơ bản, khảo sát cần nắm chắc địa bàn, tuyến đường thường xuyên có biểu hiện tụ tập, đua xe, cổ vũ, lên danh sách các đối tượng đã có tiền án, tiền sự về đua xe trái phép; nắm chắc những tụ điểm các đối tượng tụ tập trước khi tổ chức đua xe trái phép như quán ăn, vũ trường, quán cà phê... để tìm ra những quy luật, chủ động có kế hoạch tăng cường tuần tra kiểm soát ở những tuyến trọng điểm, phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ khi chưa xảy ra.

Khi có vụ đua xe trái phép xảy ra, ngoài các biện pháp khẩn trương giải tán đám đua, lực lượng cảnh sát giao thông cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát điều tra để thu thập tài liệu chứng cứ củng cố hồ sơ chuyển sang cho Viện Kiểm sát và Toà án xử lý hình sự những hành vi đã cấu tội phạm, kiên quyết không để lại xử lý hành chính. Khi xử lý hình sự hoặc xử lý hành chính phải đảm bảo tính pháp chế chặt chẽ.

Để phòng ngừa hạn chế tai nạn GTĐB xảy ra,bên cạnh những biện pháp phòng ngừa tích cực thì công tác điều tra, tai nạn GTĐB cũng như việc lập hồ sơ những vụ tai nạn GTĐB có dấu hiệu tội phạm để đưa ra xử lý công khai, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật sẽ có tác dụng đề cao kỷ luật, kỷ cương trong QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB. Thông qua công tác điều tra tai nạn GTĐB để phát hiện những nguyên nhân, điều kiện xảy ra tai nạn từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa. Để đạt được yêu cầu trên, cần có sự phân công, phân cấp, điều tra giải quyết tai nạn GTĐB một cách thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo hướng dẫn số 1251/CT-BCA (C16) ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ Công an về phân công điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Quyết định số 57/2000/QĐ-BCA (C11) ngày 6 tháng 12 năm 2000 của Bộ Trưởng Bộ Công an ban hành quy chế phân công trách nhiệm giữa các lực lượng công an nhân dân trong công tác khám nghiệm hiện trường và quyết định số 30/2003/QĐ- BCA (C11) ngày 16 tháng 1 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Công an ban hành quy định điều tra giải quyết tai nạn GTĐB. Lực lượng làm nhiệm vụ điều tra, xử lý tai nạn giao thông, đặc biệt là cấp huyện phải được tập huấn nghiệp vụ và trang bị những phương tiện

kỹ thuật phục vụ cho công tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông như máy ảnh, camera, đèn chiếu sáng… Khi xử lý phải căn cứ vào mức lỗi của người vi phạm, không phân biệt đối tượng là người đi bộ, người điều khiển phương tiện thô sơ hay cơ giới, mà mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Trong công tác xử lý, không được cho rằng tội với lỗi vô ý thì cho giải quyết bằng việc bồi thường thiệt hại, mà không cần phải xử lý bằng biện pháp hình sự, xử lý như vậy sẽ tạo ra sự bất công và tâm lý coi thường pháp luật từ phía người điều khiển phương tiện, pháp chế trang lĩnh vực GTĐB sẽ không được đảm bảo vững chắc.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Điều này nó xuất phát từ phương thức quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, từ nhu cầu xã hội về GTĐB ngày càng tăng; từ những hạn chế, yếu kém của GTĐB.

Trên cơ sở những yêu cầu cấp bách đó, luận văn đã tập trung đề ra những giải pháp để tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB trong thời gian tới. Các giải pháp đó là:

- Đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan.

- Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh, triệt để, kịp thời mọi vi phạm pháp luật GTĐB.

KẾT LUẬN


Trên cơ sở xác định tính cấp thiết của đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” và trình bày một số nội dung khác trong phần mở đầu, luận văn đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cơ bản như sau:

1. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB với những vấn đề như đưa ra khái niệm quản lý, quản lý xã hội, QLNN từ đó xây dựng khái niệm QLNN bằng pháp luật. Đặc biệt luận văn đã đi sâu phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB. Nội dung QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB được phân tích trên ba khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là xây dựng, hoàn thiện pháp luật GTĐB; tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB; xử lý vi phạm pháp luật GTĐB. Trên cơ sở phân tích nội dung QLNN bằng pháp luật, luận văn đã nêu bật vai trò của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội; trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và thúc đẩy giao lưu hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Luận văn đánh giá khái quát thực trạng QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay trên các vấn đề như thực trạng pháp luật GTĐB; thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB; thực trạng xử lý vi phạm pháp luật GTĐB, từ đó tìm ra những nguyên nhân đưa đến hạn chế hiệu lực, hiệu quả của QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB.

3. Từ việc đánh giá thực trạng ở chương 2, luận văn đã xác định việc tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cấp bách. Nó xuất phát từ phương thức quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, từ nhu cầu xã hội về GTĐB ngày càng tăng, từ những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực GTĐB. Trên cơ sở xác định yêu cầu cấp bách đó, luận văn đã đề ra các giải pháp để tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay và những năm tiếp theo như sau:

- Đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan.

- Tăng cường công tác tổ chức thiện pháp luật GTĐB.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh, triệt để, kịp thời mọi vi phạm pháp luật GTĐB.

Ngày đăng: 15/05/2022