Xuất Phát Từ Những Hạn Chế, Yếu Kém Trong Giao Thông Đường Bộ Đặc Biệt Là Tình Trạng Ùn Tắc Và Tai Nạn Giao Thông Đường Bộ Từ Đó Phải Tăng

hoạch phát triển đường bộ ASEAN qua 8 nước gồm 23 tuyến với tổng chiều dài chung trên 30.000km.

Về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì các hãng sản xuất ôtô trên thế giới đang ứng dụng triệt để các thành tựu khoa học công nghệ và cạnh tranh nhau quyết liệt trong sản xuất và tiêu thụ các loại ôtô vừa nhẹ, bền, tốc độ cao, kiểu dáng đẹp, hạn chế được độ ồn và ô nhiễm không khí, lại phù hợp với tính chất chuyên chở cũng như điều kiện của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Về tổ chức chỉ huy giao thông thì các thành phố lớn ở các nước công nghiệp tiên tiến đang rất coi trọng trong phát triển giao thông đô thị và tổ chức chỉ huy giao thông ở các đô thị. Trong 5 hệ thống quản lý giao thông tổng hợp của thế kỷ XXI, có hệ thống quản lý giao thông tiên tiến (ATMS) bao gồm hai chức năng quản lý giao thông hiện đại, là giám sát điều khiển giao thông và hệ thống quản lý điều độ xe (CVO) thực hiện thông tin hai chiều giữa lái xe và trung tâm điều độ. Nhiều đô thị lớn trên thế giới ngoài việc xây dựng các trung tâm điều khiển giao thông có các camera quan sát, máy đếm xe, hệ thống đèn tín hiệu ở các giao lộ… còn xây dựng các tuyến đường ngầm (hoặc trên cao), tổ chức mạng lưới vận tải liên kết nhằm tránh ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Ở Tôkyô (Nhật Bản) đã có 12 tuyến tàu điện ngầm, thành phố SanDiego (Mỹ) tổ chức mạng lưới liên kết giữa tàu hoả nhẹ và xe buýt (hệ thống vận tải liên hợp không gián đọan) một cách đồng bộ và hiệu quả.

Đối với Việt Nam, sự phát triển GTĐB luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 đã xác định phát triển GTĐB như sau:

Tập trung nâng cấp và hoàn thiện bước cơ bản các trục đường giao thông trên các tuyến Bắc - Nam (kể cả đường hầm qua đèo Hải Vân), các tuyến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đi các khu công nghiệp, các vùng kinh tế quan trọng; nâng cấp quốc lộ 1A, mở thêm tuyến trục song song để giải toả ách tắc giao thông, củng cố các tuyến liên tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ; nâng cấp các tuyến lên Tây Nguyên, miền núi. Thông tuyến giai đoạn I đường Hồ Chí Minh. Xây dựng các cầu lớn: Cầu Thanh trì, cầu Cần Thơ, Cầu Bính, cầu Bãi Cháy [21, 290-291].

Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông” (giai đoạn 1999-2005) của Bộ Giao thông vận tải, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta cũng như xu thế phát triển của lĩnh vực GTĐB trên thế giới; căn cứ vào lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, dự thảo khái quát tình hình về phát triển GTĐB ở nước ta trong những năm tới như sau: Trong những năm tới đô thị hoá sẽ tăng khi nền kinh tế phát triển và đa dạng hoá. Có sự phân công lại lao động trong nông nghiệp và nông thôn sẽ dẫn tới làn sóng di cư về đô thị. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế, trao đổi thông tin và giao lưu văn hoá xã hội sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những vấn đề này sẽ ảnh hửơng lớn và có lợi cho đất nước nếu được quản lý một cách phù hợp. Sự phát triển công nghệ thông tin sẽ ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh tế. Ngành giao thông vận tải là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước và là một công cụ chiến lược nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội ở nhiều cấp khác nhau, từ cấp quốc gia đến các địa phương hay toàn bộ cộng đồng. Do đó, phát triển giao thông vận tải nói chung và phát triển GTĐB nói riêng cần phải là một bộ phận thống nhất của khung phát triển nhiều chiến lược quốc gia.

Sự phát triển về kinh tế - xã hội sẽ làm cho nhu cầu về GTĐB tăng lên một các đáng kể trong cả nước và làm nảy sinh các dịch vụ vận tải khác nhau. Trong xu hứơng đô thị hoá không ngừng, nhu cầu GTĐB sẽ tăng hơn nữa, hành khách sẽ yêu cầu các dịch vụ vận tải tiện nghi hơn, nhanh hơn tương ứng với nhịp độ cao của nền kinh tế và thu nhập ngày càng tăng của người dân.

Theo các kết quả nghiên cứu của Bộ Giao thông vận tải cho thấy rằng hiện nay số hành khách vận tải là gần 600.000 hành khách mỗi ngày (210 triệu hành khách mỗi năm), ước tính số lượng hành khách liên tỉnh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2010, gần

1.000.000 hành khách mỗi ngày, 400.000.000 hành khách mỗi năm và tăng gấp 3 lần vào năm 2020 (200.000 hành khách mỗi ngày) 733.000.000 hành khách mỗi năm. Trong đó, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, hiện chiếm một phần lớn nhu cầu vận tải, trong tương lai sẽ vẫn có tỷ lệ lớn hơn các khu vực, tăng khoảng 3.7 lần tại đồng bằng sông Hồng và 3.9 lần tại Đông Nam Bộ. Những khu vực này sẽ chiếm khoảng 3/4 tổng số hành khách liên tỉnh trong tương lai.

Phân bổ luồng khách liên tỉnh sẽ tăng giữa vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ, giữa Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai (xem phụ lục 7).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Theo dự báo của Bộ Giao thông vận tải thì nhu cầu vận tải hàng hoá trong tương lai sẽ tăng gấp đôi vào năm 2010 (tổng số khoảng 0.5 triệu tấn mỗi ngày và

172.6 triệu tấn mỗi năm) tăng gấp 3 lần vào năm 2020 khoảng 0.7 triệu tấn mỗi ngày và 274.8 triệu tấn mỗi năm. Trong đó các danh mục hàng hoá chính được vận chuyển là vật liệu xây dựng, than đá, xăng dầu, thép, ximăng, phân bón, nông sản và sản phẩm chế tạo.

Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay - 9

Cùng với nhu cầu vận tải hành khách, hàng hoá là nhu cầu đi lại bằng các phương tiện cá nhân ngày một tăng, việc sở hữu xe ôtô con sẽ tăng từ 7% hiện tại lên 17.4% vào năm 2010 và 17.9% vào năm 2020. Việc sử dụng xe buýt sẽ giảm 73% vào năm 2010 và 72.4 vào năm 2020 nhưng sẽ đóng vai trò chủ chốt trong luồng hành khách liên tỉnh.

Tóm lại, cùng với sự phát triển của kinh tế thì nhu cầu GTĐB ngày càng tăng. Do đó, Nhà nước không thể không tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB. Hoạt động QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB tạo ra sự đảm bảo chắc chắn để GTĐB thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, vận chuyển hàng hoá và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.1.3. Xuất phát từ những hạn chế, yếu kém trong giao thông đường bộ đặc biệt là tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông đường bộ từ đó phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Những hạn chế, yếu kém của hoạt động QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB được đánh giá qua thực trạng QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB trên ba nội dung là xây dựng, hoàn thiện pháp luật GTĐB; tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB và xử lý vi phạm pháp luật GTĐB ở Chương 2 của Luận văn. Những hạn chế, yếu kém đó, nó có nguyên nhân của nó. Chính những hạn chế, yếu kém đó, nó làm cho hiệu lực, hiệu quả trong QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB không được đảm bảo, trật tự, kỷ cương trong QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB không giữ vững, đặc biệt tình trạng ùn tắc và tai nạn GTĐB tai nạn GTĐB không được kiềm chế

một cách có hiệu quả, tình trạng lộn xộn trong xây dựng, khai thác sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB… Do vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém trong QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để tăng cường QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực GTĐB.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan

Trong những năm qua, pháp luật GTĐB chưa được xây dựng một cách hoàn chỉnh. Luật Giao thông đường bộ đã được đề xuất và khởi thảo xây dựng từ lâu, nhưng mãi đến tháng 6 năm 2001 mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Tuy vậy, từ khi Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực vẫn còn phải làm rất nhiều việc để cụ thể hoá Luật, đưa Luật này thực sự đi vào cuộc sống để phát huy tác dụng điều chỉnh.

Hiện nay và trong những năm tới, trên cơ sở Luật Giao thông đường bộ năm 2001 và các văn bản hướng dẫn đã được ban hành thì các ngành hữu quan cần rà soát lại toàn bộ các văn bản QPPL GTĐB và các văn bản QPPL ở các lĩnh vực khác có liên quan đến lĩnh vực GTĐB để bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ những văn bản không còn hiệu lực, ban hành những văn bản QPPL mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Luật Giao thông đường bộ thực hiện một cách có kết quả. Có thể thấy rằng hiện nay khung pháp luật GTĐB đã bao quát được trên các vấn đề như quy tắc GTĐB; kết cấu hạ tầng GTĐB; phương tiện tham gia GTĐB; người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB; vận tải đường bộ; QLNN về GTĐB; khen thưởng xử lý vi phạm về GTĐB, tài chính cho hoạt động GTĐB. Tuy nhiên, những văn bản QPPL GTĐB đã và đang được nghiên cứu xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới là:

- Quy định về quản lý phương tiện vận tải, phân cấp quản lý, trách nhiệm trong kiểm định an toàn phương tiện.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chế tạo mới, thử nghiệm xe ôtô các loại theo tiêu chuẩn ISO.

- Bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn hiện hành về chu kỳ kiểm định, ô nhiễm môi trường.

- Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đối với xe máy chuyên dùng.

- Quy định chế độ sử dụng và thời gian lao động của người lái xe.

- Tiêu chuẩn sức khỏe và tâm lý người lái ôtô.

- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn mở trường đào tạo lái xe.

- Xây dựng tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch, cấp giấy phép lái xe tập trung.

- Sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo người lái xe ôtô, môtô.

- Quy định về xét duyệt nhập khẩu xe ôtô, môtô.

- Quy định về thủ tục đăng ký cấp và thu hồi biển số phương tiện tham gia GTĐB.

- Quy định về thủ tục đăng ký cấp và thu hồi biển số phương tiện tham gia GTĐB.

- Quy định về thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe.

- Quy định về kiểm toán an toàn giao thông cho các công trình nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới.

- Sửa đổi, bổ sung quy trình thiết kế đường bộ.

- Sửa đổi về cấp đường.

- Quy trình quản lý, khai thác đường cấp cao.

- Quy trình về bảo đảm an toàn giao thông trong thi công.

- Sửa đổi bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính về GTĐB.

- Quy định về tổ chức và hoạt động công tác tuần tra, kiểm soát trên đường bộ.

- Quy định về phòng, chống đua xe trái phép.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về hành lang an toàn giao thông, giao thông tĩnh, về đường ngang qua đường sắt, về quản lý tăng cường giao thông công cộng, về tổ chức giao thông; về vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã, cấp huyện cũng như kinh phí đảm bảo trật tự an toàn GTĐB lâu dài.

Mặt khác, trong định hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật GTĐB trong những năm tới nên chú trọng đến vấn đề hợp tác quốc tế như chuyển giao công nghệ trong sản

xuất, lắp ráp phương tiện giao thông; đào tạo đội ngũ nhân viên hướng dẫn, cưỡng chế giao thông... Trong tiến trình hội nhập phát triển và quốc tế hoá, GTĐB nội địa và xuyên quốc gia chính là chiếc cầu nối đầu tiên để các quốc gia hoà nhập và cùng phát triển. Việc đảm bảo trật tự an toàn GTĐB trong thế kỷ mới này không còn là vấn đề của một quốc gia, dân tộc mà là những vấn đề bức xúc của toàn cầu. Hậu quả của việc mất trật tự an toàn GTĐB như tai nạn GTĐB, ùn tắc GTĐB, ô nhiễm môi trường…đang trở thành hiểm họa của nhân loại và là nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết của mọi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đã và đang chịu sự chi phối, ảnh hưởng sâu sắc các thành tựu khoa học và công nghệ về GTĐB của nhân loại. Hầu hết các phương tiện GTĐB, phương tiện chỉ huy, điều khiển GTĐB, các kỹ thuật trong tổ chức mạng GTĐB, trong xây dựng các công trình GTĐB, các nguyên tắc cơ bản trong quản lý điều hành hoạt động GTĐB… ở Việt Nam điều nhập ngoại hoặc kế thừa khai thác, sử dụng, học tập kinh nghiệm của nước ngoài. Hơn nữa, trong tương lai không xa, cùng với sự hội nhập về kinh tế, văn hoá, xã hội nói chung, Việt Nam phải từng bước tham gia các Hiệp ước quốc tế về GTĐB với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đẩy mạnh con đường CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam hiện nay đồng nghĩa với giao thông vận tải với các loại hình đa dạng, trong đó GTĐB luôn là mảng quan trọng nhất phải đi trước một bước, đảm bảo thực sự là huyết mạch của nền kinh tế đất nước, là cầu nối vững chắc cho sự giao lưu, hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

Về lâu dài, cần nghiên cứu cho tách hệ thống quy tắc GTĐB trong Luật Giao thông đường bộ năm 2001 thành một Luật riêng. Bởi vì, quy tắc GTĐB là hệ thống các điều luật quy định trạng thái hoạt động, cách thức xử sự của các đối tượng tham gia hoạt động giao thông trên đường bộ, nhằm đảm bảo an toàn, nó là xương sống của pháp luật GTĐB. Vì vậy, về lâu dài hệ thống các quy tắc GTĐB cần được định hướng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và tách ra khỏi Luật Giao thông đường bộ thành một Luật mới có thể mang tên Luật Qui tắc giao thông đường bộ. Giống như các nước phát triển, như ở Nhật, ngay từ những năm 1960 đã có bốn Luật liên quan đến GTĐB là Luật Giao thông đường bộ, Luật an toàn giao thông, Luật đường bộ, Luật phương tiện đường bộ. Cùng đó là chương trình về an toàn giao thông gồm kỹ thuật (thực hiện kế hoạch 5 năm về công trình giao thông) Giáo dục (chiến dịch an toàn giao thông quốc gia 2 lần/ năm) cưỡng chế (tập trung vào các vấn đề bức xúc như phóng

nhanh, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn...). hay như ở Thái Lan có Luật Giao thông vận tải trên bộ năm 1979; Luật về xe cơ giới năm 1979; Luật về xe không có động cơ.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác tổ chức, hướng dẫn nhân dân đóng góp nhiều ý kiến góp phần bổ sung, hoàn thiện pháp luật GTĐB. Pháp luật GTĐB có liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân, liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế xã hội, đến tâm tư, tình cảm của mỗi người. Vì vậy, việc ban hành pháp luật GTĐB cần phải có sự đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội thì hiệu quả của pháp luật GTĐB mới được phát huy cao nhất trong đời sống xã hội.

Một vấn đề cần đặc biệt chú ý nữa là khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB phải đảm bảo được tính đồng bộ. Bởi lẽ, để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB cần rất nhiều quy phạm đồng bộ của nhiều ngành luật như Luật Hiến pháp (quy định tổ chức, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực GTĐB) Luật hành chính (phần lớn các văn bản QPPL GTĐB thuộc Luật hành chính), Luật hình sự (quy định tội phạm và hình phạt trong lĩnh vực GTĐB

); Luật đất đai (quy định quản lý đất dành cho đường bộ, công trình đường bộ)… Do đó, cùng với việc cụ thể hoá Luật Giao thông đường bộ thì cần chú ý sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các QPPL có liên quan đến lĩnh vực GTĐB ở các ngành luật khác nhau. Có như thế mới phát huy được vai trò của pháp luật GTĐB trong hoạt động QLNN trong lĩnh vực GTĐB.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB, ngoài việc đảm bảo chất lượng nội dung cần phải đúng tiến độ và đúng quy trình và thể hiện qua kỹ thuật lập pháp cao; không để xảy ra trình trạng thiếu vắng QPPL GTĐB trong khi quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB đòi hỏi phải có QPPL điều chỉnh. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB phải xác định chính xác, khoa học những căn cứ để xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB. Thực tế cho rằng: khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB phải bám sát vào đường lối; chủ trương chính sách của Đảng về xây dựng kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện khung pháp luật nói chung, chính sách, chiến lược phát triển giao thông vận tải trong đó có GTĐB; căn cứ vào những quy định của Hiến pháp, kinh nghiệm xây dựng pháp luật của nước ta trong thời gian qua (trong đó có kinh nghiệm xây dựng pháp luật GTĐB); học tập kinh nghiệm của các

nước, dựa vào các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực GTĐB để đảm bảo tính phù hợp với thông lệ quốc tế về GTĐB.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và hoàn pháp luật GTĐB cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc có tính chỉ đạo cho hoạt động lập pháp, lập quy nói chung. Đó là các nguyên tắc khoa học, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc phù hợp giữa luật quốc gia và luật quốc tế… Những nguyên tắc này cũng phải được tôn trọng và vận dụng trong hoạt đông xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB. Song song đó, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB cần quan tâm đến các nguyên tắc chỉ đạo xây dựng nội dung, nguyên tắc có tính kỹ thuật, pháp lý chuyên môn. Mặt khác, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực GTĐB. Bởi lẽ, quản lý lĩnh vực GTĐB có rất nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đảm trách một số công việc khác nhau, công việc nào cơ quan đó đảm trách thì chính cơ quan đó thấu hiểu nhiều nhất. Vì vậy, nếu có cơ chế phối hợp nhịp nhàng để họ cùng đóng góp ý kiến, cùng soạn thảo thì chất lượng văn bản QPPL sẽ được đảm bảo hơn. Ví dụ khi soạn thảo những quy định về tuần tra, kiểm soát GTĐB thì phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an.

Một vấn đề nữa cần lưu ý trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB là vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác soạn thảo văn bản QLNN trong lĩnh vực GTĐB. Ngoài phẩm chất chính trị, đạo đức, họ còn phải đủ năng lực chuyên môn. Năng lực chuyên môn ở đây tức là họ phải có sự am tường, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực GTĐB và phải có trình độ pháp lý nhất định. Tránh tình trạng các cán bộ soạn thảo chỉ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đó mà lại thiếu trình độ pháp lý dẫn đến những sai sót vế kỹ năng soạn thảo, non kém về kiến thức pháp lý; nhưng cũng tránh tình trạng cán bộ soạn thảo chỉ có trình độ pháp lý mà lại hụt hẫng trình độ chuyên môn về lĩnh vực cần được QPPL điều chỉnh nên dễ dẫn đến văn bản soạn thảo thiếu tính khoa học, tính thực tiễn.

3.2.2. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật giao thông đường

bộ

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí