Thực Trạng Kết Quả Tham Gia Các Loại Trò Chơi Trong Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi

vui chơi cho trẻ đảm bảo tính hiệu quả. Sử dụng câu hỏi 11 của phiếu khảo sát, kết quả được thể hiện trong bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng kết quả tham gia các loại trò chơi trong hoạt động vui chơi của trẻ 5-6 tuổi


Các trò chơi


Số lượng trẻ

Kết quả đạt được


Thức bậc

Tốt

Khá

Trung bình

S/L trẻ

Tỉ lệ

%

S/L trẻ

Tỉ lệ

%

S/L

trẻ

Tỉ lệ

%

Đóng kịch

125 trẻ

0

0

0

0

0

0

6

Lắp ghép –

xây dựng


125 trẻ


95


76


29


23,2


1


0,8


1

Vận động

125 trẻ

90

72

33

26,4

2

1,6

2

Đóng vai

125 trẻ

87

69,6

35

28

3

2,4

3

Học tập

125 trẻ

85

68

40

32

0

0

4

Dân gian

125 trẻ

78

62,4

45

36

2

1,6

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 10

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy đánh giá mức độ thực hiện hoạt động vui chơi của trẻ trong các loại trò chơi như sau:

Loại trò chơi có tỷ lệ trẻ đạt mức độ tốt nhiều nhất là trò chơi Lắp ghép

– xây dựng (Với tỷ lệ xếp loại tốt là 76 %; xếp thứ nhất);

Loại trò chơi có tỷ lệ trẻ đạt mức độ tốt nhiều thứ 2 là trò chơi Vận động

(Với tỷ lệ xếp loại tốt là 72 %; xếp thứ 2);

Loại trò chơi có tỷ lệ trẻ đạt mức độ tốt nhiều thứ 3 là trò chơi Đóng vai

(Với tỷ lệ xếp loại tốt là 69,6 %; xếp thứ 3);

Loại trò chơi có tỷ lệ trẻ đạt mức độ tốt nhiều thứ 3 là trò chơi Học tập

(Với tỷ lệ xếp loại tốt là 68 %; xếp thứ 4);

Loại trò chơi có tỷ lệ trẻ đạt mức độ tốt nhiều thứ 5 là trò chơi Dân gian

(Với tỷ lệ xếp loại tốt là62,4 %; xếp thứ 5);

Loại trò chơi có tỷ lệ trẻ đạt mức độ tốt nhiều nhất là trò chơi Đóng kịch

(Với tỷ lệ xếp moại tốt là 0%; xếp thứ 6);

Riêng trò chơi Đóng kịch là loại trò chơi trẻ chưa được tham gia vì GV cũng không tổ chức cho trẻ chơi. Qua phỏng vấn giáo viên và CBQL, chúng tôi được biết đây là loại trò chơi khó tổ chức vì sự nhận thức của trẻ còn hạn chế và đồ dùng phục vụ còn thiếu, phòng học còn hẹp và kĩ năng tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ của giáo viên còn hạn chế cho nên không tổ chức hoạt động đóng kịch.

Nguyên nhân trẻ chọn chơi trò chơi xây dựng lắp ghép nhiều nhất, theo nghiên cứu của tác giả là do trò này các trường thường xuyên tổ chức, mua các bộ dụng cụ lắp ghép và trẻ dễ sử dụng, trẻ có thể tự chơi một mình, chơi theo nhóm và tự do sáng tạo. Còn các trò chơi khác trẻ thực hiện như nhau vì phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu giáo viên nhiệt tình, hướng dẫn trẻ chơi nhiều thì trẻ sẽ chơi nhiều, còn trò nào giáo viên không nghiệt tình hướng dẫn thì trẻ sẽ chơi ít.

2.3.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động vui chơi

Công tác tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Để tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến đến việc tổ chức hoạt động vui chơi, chúng tôi sử dụng câu hỏi 12 trong phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của CBQL, GV. Kết quả thể hiện ở bảng

2.12 như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non


STT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

RAH

(3đ)

TX

(2đ)

ĐK

(1đ)

Tổng

điểm

Thứ

bậc

1

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục về việc tổ chức hoạt

động vui chơi.


35


8


2


123


1

2

Nội dung, chương trình,

phương pháp, hình thức tổ chức


30


14


1


119


4

3

Môi trường cơ sở vật chất tổ

chức hoạt động vui chơi

33

12


123

1

4

Môi trường tâm lý về tổ chức

hoạt động vui chơi

26

15

4

112

6

5

Sự phối hợp với gia đình

34

10

1

123

1

6

Năng lực tổ chức hoạt động

vui chơi cho trẻ của người GV

20

10

15

95

8

7

Đặc điểm chung về sự phát

triển của trẻ mẫu giáo

27

13

5

112

6

8

Kĩ năng chơi của trẻ trong

hoạt động vui chơi

30

14

1

119

4

Kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy: trong 8 yếu tố ảnh hưởng đưa ra khảo sát thì các yếu tố được đánh giá cao nhất là “Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước”, “Môi trường cơ sở vật chất tổ chức hoạt động vui chơi”, “Sự phối hợp với gia đình” có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ bởi sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là trực tiếp, bằng chủ

trương, chính sách tác động đến kế hoạch, nội dung giáo dục. Còn gia đình và nhà trường là những người trực tiếp giáo dục trẻ. Nếu nhà trường và gia đình quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt thì trẻ sẽ có điều kiện tổ chức và kết quả thực hiện hoạt động vui chơi tốt cho trẻ. Nếu gia đình không có thời gian quan tâm đến con cái, coi việc giáo dục trẻ là nhiệm vụ của nhà trường, không thường xuyên gắn kết mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường rất có thể trẻ con sẽ không có điều kiện để phát triển hoàn thiện bản thân thông qua hoạt động vui chơi.

Được đánh giá thấp hơn là hai yếu tố “Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức” và “Đặc điểm và sự phát triển của trẻ mẫu giáo”. Sau chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, gia đình và nhà trường thì nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức và đặc điểm, sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Nếu các yếu tố này logic, phù hợp với nhau sẽ tạo kết quả tốt và việc thực hiện giáo dục trẻ sẽ đạt hiệu quả cao. Trong đó, đáng lưu ý là yếu tố đặc điểm và sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Nếu GV và gia đình nắm bắt, hiểu đúng đặc điểm về sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, từng độ tuổi sẽ lựa chọn được nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ, tạo cho trẻ có đủ điều kiện phát triển nâng cao nhận thức, nâng cao thể lực và phát triển sự khám phá, sáng tạo thế giới xung quanh cũng như khám phá chính bản thân của trẻ. Còn nếu không hiểu rõ đặc điểm cũng như tâm, sinh lý, phát triển theo độ tuổi của trẻ sẽ làm cho việc giáo dục trer thoong qua tổ chức aa vui chơi kém hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.

Các yếu tố được đánh giá thấp nhất là “Năng lực của trẻ trình độ năng lực”, “Năng lực và phẩm chất sư phạm của giáo viên trong tổ chức”, “Năng lực thực hiện của người GV”. Việc tổ chức hoạt động vui chơi, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao ngoài các yếu tố về chính sách, về chương trình, nội dung giáo dục, sự quan tâm của nhà trường, gia đình cũng như các hình thức, cách thức sử dụng, tổ chức các hoạt động, còn phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của GV và năng lực, trình độ nhận thức của trẻ. Năng lực, trình độ nhận thức của trẻ cao thì việc tổ chức hoạt động của GV và sử dụng các hình thức GD của GV sẽ phải phong phú, đa dạng để đáp ứng nhu cầu học hỏi, khám phá của trẻ. Nếu

không trẻ sẽ nhanh cảm thấy nhàm chán, không muốn đi trẻ vì không thấy thú vị. Nếu năng lực nhận thức của trẻ không tốt thì GV phải áp dụng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi học tập lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ nhớ và có thể làm theo. Còn GV, khi GV có năng lực, có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt sẽ không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, khám phá thêm những cách thức tổ chức và hình thức tổ chức mới để nhằm thu hút trẻ chơi, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện. Nếu GV năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ yếu, kém thì thường bảo thủ, ngại tìm cái mới, hay áp dụng các hình thức quen thuộc, dễ làm. Vì thế, trẻ không có điều kiện để phát triển toàn diện.

2.4. Những ưu điểm và hạn chế của tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN

2.4.1. Về nhận thức

Nhìn chung, đa số CBQL, GV các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác tổ chức HĐVC cho trẻ MG trong quá trình giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ và đúng theo mục tiêu GD.

Về thực trạng tổ chức HĐVC cho trẻ MG : Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng được tổ chức với nội dung phong phú, đa dạng.

Về thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi: nhìn chung của GV các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng đã quan tâm đến việc tổ chức nhiều loại trò chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi; đã tổ chức trò chơi trong các phong trào thi đua, ngày hội, ngày lễ theo các chủ đề giáo dục. Về cơ bản trẻ đã thực hiện tốt về các mặt phát triển toàn diện.

Văn phòng GD luôn tổ chức cho các trường có buổi bồi dưỡng, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho GV trong công tác giáo dục MN nói chung cũng như các công tác hỗ trợ khác nói riêng; tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng kĩ năng tổ chức HĐVC chơi cho trẻ, kĩ năng phối hợp các lực lượng trong tổ chức hoạt động.

2.4.2. Những hạn chế

Nhận thức về tổ chức HĐVC và việc thực hiện cho trẻ: Một số CBQL, GV chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức các HĐVC và quản lý HĐVC cho các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng.

CBQL và GV tuy có quan tâm đến công tác tổ chức hoạt HĐVC nhưng chưa thường xuyên. Một số GV còn coi nhẹ việc tổ chức HĐVC cho trẻ. Nhiều hoạt động được tổ chức mang tính hình thức, hiệu quả tổ chức chưa cao.

Một số GV còn hạn chế về năng lực tổ chức HĐVC cho trẻ. Những năm gần đây, đội ngũ GV các trường MN được trẻ hóa dần, Họ có ưu điểm là nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức vui chơi, tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm trong thiết kế và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, xây dựng và tổ chức môi trường HĐVC cho trẻ.

Việc tổ chức tham gia tiết giảng của GV dạy giỏi về tổ chức HĐVC thực hiện trên trẻ ở một số trường còn hạn chế; GV khó khăn trong học tập và chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức HĐVC cho trẻ; hiệu trưởng chưa xây dựng nội dung hoạt động cụ thể trong kế hoạch chung cho toàn trường nên việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐVC cho trẻ của các tổ chuyên môn, của toàn trường… gặp khó khăn.

Về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí: Kinh phí dành cho HĐVC cho trẻ còn ít; cơ sở vật chất còn thiếu thốn; GV đánh giá việc xây dựng và sử dụng môi trường vật chất và môi trường tâm lý về tổ chức HĐVC cho trẻ được thực hiện thường xuyên song nhiều lớp học còn thiếu đồ dùng, đồ chơi để tổ chức HĐVC cho trẻ... đặc biệt là đồ chơi ở các góc trong phòng nhóm và đồ chơi ngoài trời - khu vực chơi với các nguyên vật liệu mở.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để chuẩn bị môi trường tổ chức HĐVC và tổ chức HĐVC cho trẻ còn chưa kịp thời, thường xuyên, đồng bộ, đôi khi chưa nhất quán giữa nhà trường và phụ huynh. Nhiều phụ huynh trẻ chưa chủ động phối hợp với nhà trường trong làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và tổ chức HĐVC cho trẻ.

Trình độ giáo viên còn nhiều hạn chế. Kết quả trên chứng tỏ, đa số giáo viên MN vẫn tổ chức HĐVC theo kiểu truyền thống. Điều này phản ánh đúng

thực trạng tổ chức chơi cho trẻ thể hiện ngay ở các trường MN và đây cũng là một hạn chế rất lớn trong nhận thức, kĩ năng của giáo viên MN. Việc tổ chức cho trẻ tham gia vào HĐVC vẫn theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm; phần lớn trẻ chưa thực sự được chơi những trò chơi do trẻ đề xuất.

Bên cạnh đó, cũng có một số giáo viên đã nhận thức được vai trò của người lớn trong việc tổ chức tạo điều kiện cho trẻ chơi TCTC trong HĐVC. Họ nhìn nhận trẻ như một chủ thể tích cực của trò chơi. Nhưng vai trò đó cần được thực hiện ra sao thì họ thực sự lúng túng và đây luôn là câu hỏi đặt ra cho họ mỗi khi tham gia vào trò chơi của trẻ.

Thiếu ngân hàng TCTC, tài liệu, đồ chơi và chỗ chơi. Từ kết quả câu hỏi khảo sát số 13 còn cho thấy nhiều GV đề xuất kiến nghị về: Cần tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về cách tổ chức TCTC trong HĐVC; Bổ sung tài liệu hướng dẫn trò chơi mới và các sách tham khảo liên quan; Trong các trò chơi, chú ý nâng cao hơn yêu cầu chơi vì hiện giờ trẻ thông minh hơn nhiều so với 10 năm về trước.


Kết luận chương 2


Hiện nay việc đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục, dạy học có liên quan đến tổ chức TCTC trong HĐVC nhằm để tạo điều kiện cho trẻ được học và chơi theo ý thích, thúc đẩy chủ động của cá nhân hoặc nhóm nhỏ, hình thành cho trẻ nhiều năng lực như: óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức,...Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi chơi TCTC trong HĐVC còn nhiều bất cập. Để tìm hiểu về thực trạng tổ chức TCTC trong HĐVC của trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi đã phát phiếu điều tra tới các lớp mẫu giáo lớn ở 5 trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng. Nội dung điều tra liên quan tới cách thức giáo viên tổ chức TCTC và nhận thức của giáo viên về vui chơi ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Kết quả cho thấy, trong quá trình tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi chơi các loại trò chơi trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập. Dù giáo viên có ý thức được vai trò của từng loại trò chơi trong

giáo dục trẻ và có am hiểu nhất định song việc tổ chức của giáo viên chưa thường xuyên, đồng thời kĩ năng tổ chức của giáo viên vẫn còn thiếu khuyết. Nội dung chơi của trẻ rất nghèo nàn, không phong phú, dễ gây nhàm chán đối với trẻ. Cách tiến hành hoạt động này còn chưa thành thục, như: giáo viên chưa biết cách lập kế hoạch chơi, chưa biết xây dựng trò chơi mới, tạo tình huống chơi thú vị.

Khó khăn mà giáo viên đưa ra khi tổ chức các loại trò chơi trong HĐVC là thiếu cơ sở - vật chất, đồ dùng, đồ chơi. Hơn nữa, việc đầu tư đồ chơi hay bài tập tốn nhiều thời gian, công sức. Tài liệu về TCVC đã cũ kĩ, giáo viên lại không có thời gian tìm tài liệu tham khảo để thiết kế trò chơi cho trẻ. Việc tổ chức thực hiện chương trình theo chủ đề đôi khi cũng làm cho giáo viên bị áp lực phải thiết kế trò chơi theo chủ đề.

Đề tài, trong khi có nhiều trò chơi không thể lồng ghép vào nội dung chủ đề nhất định... TCTC là một phần không thể thiếu của HĐVC do vậy, để xảy ra thực trạng trên là một điều đáng tiếc. Từ thực trạng trên, chúng tôi muốn đưa ra cách giải quyết hợp lí để nhằm nâng cao hơn chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi. Điều này sẽ được cụ thể hóa trong chương 3.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí