Bảng Thể Hiện Chỉ Tiêu Khả Năng Sinh Lời Qua 3 Năm (2010-2012)


chương trình khuyến mãi với nhiều đối tác liên kết để bình ổn giá và kích thích tiêu dùng.


Trong tổng doanh thu của ngân hàng thì doanh thu từ hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu, mặc dù ngân hàng đã tích cực mở rộng các lĩnh vực hoạt động dịch vụ nhưng doanh số vẫn thật sự chưa cao. Năm 2010 tổng doanh thu của ngân hàng là 12,497,049 triệu đồng, đến năm 2011 là 18,754,126 triệu đồng tăng 6,257,077 triệu đồng hay tăng 50.07% so với năm 2010 trong khi đó tốc độ tăng chi phí cũng gần bằng tốc độ tăng thu nhập. Chi phí năm 2010 là 10,071,190 triệu đồng, năm 2011 là 16,013,896 triệu đồng tăng 59.01% so với năm 2011. Như vậy ta thấy tốc độ tăng của thu nhập chỉ cao hơn chi phí là 8,94%, tốc độ tăng không cao lắm. Đến năm 2012 tổng doanh thu của ngân hàng chỉ còn 17,804,718 triệu đồng giảm 5.06% so với năm 2011 trong khi tốc độ tăng chi phí trong năm 2012 tăng 2.97% hay 476,266 triệu đồng so với năm 2011. Mặc dù lợi nhuận trước thuế của năm 2012 không đạt kế hoạch đã đề ra nhưng so với mặt bằng chung của Ngành và một số NH tương đồng về quy mô thì đây là con số khả quan, là nền tảng phát triển an toàn và bền vững trong những năm tiếp theo nhưng điều này xảy nếu như các cấp quản lý không sớm tìm ra phương pháp phục hồi như lên kế hoạch tăng trưởng lại thì đây là một dấu hiệu nghiêm trọng trong sự tồn tại của ngân hàng.

2.2.3 Các chỉ số tài chính

2.2.3.1 Chỉ tiêu thanh khoản


Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng. Các chỉ tiêu cấu thành chỉ tiêu thanh khoản của ngân hàng gồm có chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/vốn huy động, chỉ tiêu tổng dư nợ/vốn lưu động và chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/tổng tài sản. Tuy nhiên các chỉ tiêu này mỗi năm có mức biến động khác nhau, để thấy các chỉ tiêu này biến động ra sao và nguyên nhân của các biến động này. Ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu thanh khoản:

Phân tích tình hình tài chính ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)



Chỉ tiêu


2010


2011


2012


Chênh lệch 2011/2010


Chênh lệch 2012/2011


Vốn huy động


128,165,629


125,912,876


137,867,674


(2,252,753)


11,954,798


Tài sản có thanh khoản


32,439,438


22,910,874


17,333,443


(9,528,564)


(5,577,431)


Tổng dư nợ


77,486,000


79,429,000


98,728,000


1,943,000


19,299,000


Tổng tài sản


141,798,738


140,136,974


151,281,538


(1,661,764)


11,144,564


Tài sản có thanh khoản/Vốn huy động


25


18


13


(7)


(6)


Tổng dư nợ/Vốn huy động


0.6


0.63


0,72


0,03


0.09


Tài sản có thanh khoản/Tổng tài sản


22.877


16.349


11.458


(6,528)


(4,891)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 9



Chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/vốn huy động: Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng và cho thấy có bao nhiêu đồng tài sản có thể dùng để thanh toán ngay trên 100 đồng vốn huy động và chỉ số này thấp thì cho thấy khả năng sinh lời của vốn huy động cao, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản. Năm 2010 chỉ tiêu này là 25%, nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì có 25 đồng tài sản có thể dùng để thanh toán ngay, đến năm 2011 chỉ tiêu này giảm xuống 7% tức là trong 100 đồng vốn huy động thì có 18 đồng tài sản dùng để thanh toán ngay, tương tư vậy năm 2012 tỷ số này cũng tiếp tục giảm xuống 5% cứ 100 đồng vốn huy động thì có 13 đồng tài sản dùng để thanh toán ngay. Nguyên nhân làm cho chỉ số này giảm là do tài sản có thanh khoản giảm và vốn huy động thì lại tăng. Tài sản có thanh khoản từ năm 2010-2012 liên tục giảm trong khi vốn lưu động thì liên tục tăng. Tài sản có thanh khoản trong năm 2011 giảm 9,528,564 triệu đồng so với 2010, năm 2012 giảm 5,577,431 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là trong giai đoạn này NHNN đã nới rộng tiền dự trữ bắt buộc tài sản có thanh khoản, tuy nhiên trong khi vốn huy động đang tăng lên do tín dụng vẫn còn trên đo và phát triển.


Chỉ tiêu dư nợ/vốn huy động: Vốn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là nguồn vốn huy động. Và chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng 3 năm rất thấp. Cụ thể năm 2010 tổng dư nợ trên vốn vay huy động là 0.6 lần, năm 2011 là 0.63 lần, năm 2012 là 0,72 . Và ta thấy chỉ tiêu này tăng dần qua các năm mặt dù chỉ tăng chỉ ở mức thấp, năm 2011 tăng 0,03 lần so với năm 2010, 2012 tăng 0.09 lần so với 2011. Nguyên nhân dẫn đến chỉ số này có sự tăng trong năm 2011, 2012 là do trong năm 2011 và năm 2012 vốn huy động tăng giảm qua 2 năm trong khi tốc độ tăng của dư nợ ổn định. Năm 2011 so với với năm 2010 vốn huy động giảm 2,252,753 triệu đồng, trong khi tổng dư nợ của năm 2011 tăng 1,943,000 triệu đồng so với 2010, còn trong năm 2012 so với năm 2011 vốn huy động tăng 11,954,798 triệu đồng và tổng dư nợ thì tăng 19,299,000 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến vốn huy động trong năm 2012 tăng mạnh trong khi năm 2011


giảm là do trong năm 2012 tín dụng đang trên đà tăng trưởng. Nhìn chung qua số liệu phân tích ta thấy chỉ số này rất thấp mặc dù qua các năm có sự tăng nhẹ, cho ta kết luận rằng công tác huy động của ngân hàng rất tốt và cải thiện dần theo chiều hướng vẫn theo chiều hướng khá ổn định qua các năm. Năm 2010 bình quân 0.6 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2011 bình quân 0.63 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia và năm 2012 bình quân 0.72 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Các chỉ tiêu này quá thấp tuy nhiên có sự tăng dần qua các năm nhưng cũng làm ta nghi ngờ về hiệu quả sử dụng vốn huy dộng của ngân hàng. Nói chung, mỗi một con số chúng ta phải xét rõ cả hai mặt của nó để có kết luận chính xác nhất.


Chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/tổng tài sản: Chỉ tiêu này nói lên có bao nhiêu đồng tài sản có thanh khoản trên 100 đồng tài sản, chỉ tiêu này tăng thì sẽ làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng giảm, tài sản có thanh khoản tăng và ngược lại. Năm 2010 tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản là 22.877% có nghĩa là trong 100 đồng tài sản thì có 22.877 đồng tài sản có thanh khoản, đến năm 2011 chỉ tiêu này là 16.349%, giảm 6,528% so với năm 2010, có nghĩa là trong 100 đồng tài sản thì có 16.349 đồng tài sản có thanh khoản. Tương tự năm 2012 chỉ tiêu này lại tiếp tục giảm so với năm 2011 chỉ có 11.458% có nghĩa là trong 100 đồng tài sản thì có

11.458 đồng tài sản có thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu này giảm là do tài sản có thanh khoản giảm hơn tồng tài sản. Tài sản có thanh khoản năm 2011 giảm 9,528,564 triệu đồng so với năm 2010 trong đó tổng tài sản thì giảm chỉ ở mức 1,661,764 triệu đồng so với năm 2010, Tài sản có thanh khoản năm 2012 giảm 5,577,431 triệu đồng so với năm 2011 trong đó tổng tài sản thì tăng đến 11,144,564 triệu đồng so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng tăng, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm. Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu này là trong năm 2011, 2012 NHNN đã nới rộng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho tài sản tài sản có thanh khoản giảm, bởi vì tài sản có thanh khoản thì bao gồm cả tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN, tiền gửi tại NHNN và tiền mặt.


2.2.3.2 Chỉ tiêu khả năng sinh lời


Chỉ tiêu khả năng sinh lời là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của ngân hàng. Là chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra giá trị cho các cổ đông, tạo vốn trong kinh doanh…Để thấy được chỉ tiêu này đánh gí ra sao? Ta tiến hành phần tích khả năng sinh lời


Phân tích tình hình tài chính ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)

Bảng 2.7 Bảng thể hiện chỉ tiêu khả năng sinh lời qua 3 năm (2010-2012)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Tổng tài sản

141,798,738

140,136,974

151,281,538

(1,661,764)

11,144,564

Tổng thu nhập

12,497,049

18,754,126

17,804,718

6,257,077

(949,408)

Vốn chủ sở hữu

13,633,109

14,224,098

13,413,864

590,989

(810,234)

Lợi nhuận ròng

1,798,560

2,033,185

987,402

234,625

(1,045,783)

Lợi nhuận ròng/Tổng thu nhập

13.193

14.294

7.361

1.10

(6.93)

Lợi nhận ròng/Tổng tài sàn

1.268

1.451

0.653

0.18

(0.80)

Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu

13.193

14.914

7.243

1.72

(7.67)


GVHD: TS. Phan Đình Nguyên 61 SVTH: Thượng Thu Ba



Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (ROS) chỉ số này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng thu nhập. Năm 2010 ROS là 13.193% có nghĩa là trong 100 đồng thu nhập ngân hàng kiếm được lợi nhuận là 13.193 đồng. Năm 2011 chỉ số ROS là 14.294% cũng có nghĩa là trong là trong 100 đồng thu nhập ngân hàng đạt được lợi nhuận là 14.294 đồng. Năm 2012 lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập chỉ có 7.361% điều này cũng có nghĩa là 100 đồng thu nhập ngân hàng đạt được lợi nhuận là 7.361 đồng lợi nhuận ròng. Xét qua 3 năm thì ta thấy chỉ số lợi nhuận trên thu nhập của ngân hàng tăng trong năm 2011 với 1.10%, nguyên nhân trong năm 2011 bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động tăng cao, công tác cho vay phân tán được các đơn vị tích cực thực hiện, chính sách kiểm soát chi phí huy động tốt đã tạo lợi nhuận ròng trong năm khá hiệu quả, tăng 71% so với năm 2010, đạt 124% kế hoạch, tổng thu lãi khả quan đã góp phần đáng kể vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Tuy nhiên trong năm 2012, sự khó khăn của của nền kinh tế đã thấm thấu vào hầu hết các lĩnh vực với tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho và nợ quá hạn tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản…nên chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp để gỡ khó cho nền kinh tế, trong đó “đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp” là một trong những yêu cầu của NHNN đối với NHTM, do đó trong năm qua Sacombank đã đồng hành chia sẽ khó khăn với các doanh nghiệp trên cả nước qua việc duy trì lãi suất hợp lý, triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để ổn định, kích thích sản xuất và tạo công ăn việc làm cho xã hội, triển khai chương trình khuyến mãi với nhiều đối tác liên kết để bình ổn giá và kích thích tiêu dùng cộng với mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động và năng lực tài chính, Ngân hàng đã trích đầy đủ 100% các khoản dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN. Vì vậy, lợi nhuận ròng năm 2012 chỉ đạt 987,402 triệu đồng và bằng 39% kế hoạch năm, mặc dù không đạt như kế hoạch đã đề ra tuy nhiên đây cũng là con số khả quan trong thời buổi kinh tế hiện nay..


Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho thấy được công việc kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả không. Qua bảng số điều ta thấy qua 3 năm


(2010-2012) không đều. Cụ thể, năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 1.268%, năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 1.451%, năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chỉ còn là 0.653%, năm 2011 tăng 0.18% so với năm 2010 cho thấy công việc kinh doanh của ngân hàng trong năm 2011 rất hiệu quả, Nếu như năm 2010 thì 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 1.268 đồng lợi nhuận thì sang năm 2011, cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 1.451 đồng lợi nhuận. Xét về bản chất, mặc dù tổng tài sản của năm 2011 có phần giảm nhẹ, tuy nhiện với kết quả như trên ta cũng thấy được ngân hàng đã hoạt động khá hiệu quả trong năm 2011, điều này chứng tỏ ngân hàng đã có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt, uyển chuyển giữa hạng mục tài sản để sinh lời. Qua ROA đã thể hiện được qui mô hoạt động của ngân hàng đã được mở rộng với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2012 tỷ số này lại giảm mạnh so với năm 2011, tỷ lệ giảm lên đến 0.80% điều này cho thấy 1 đồng tài sản chỉ tạo ra 0.80 đồng lợi nhuận, nguyên nhân xảy ra điều này là do trong năm năm 2012, cơ Sacombank đã thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện và sâu sắc từ công tác quản trị - điều hành và mở rộng mô hình kinh doanh (khai trương thêm 8 điểm giao dịch trong và ngoài nước) nên tổng tài sản trong năm tăng cao (tương đương tăng 8% so với năm 2011), việc tăng tài sản vì mục đích phục vụ công tác của ngân hàng nhằm nâng cao lợi nhuận trong tương lai trong khi thời gian này kinh tế khó khăn đã dẫn đến lợi nhuận thấp hơn so với các năm trước.


Chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ số này phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Cũng thông qua chỉ số này nó giúp cho các cổ đông quyết định có nên mua cổ phiếu của ngân hàng không. Trong năm 2010 ROE của ngân hàng là 13.193% có nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu sinh lời được 13,193 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 ROE là 14.914% tăng 1.72% so với năm 2010, điều này có nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu sinh lời được 14.914 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012 ROE là 7.243% giảm 7.67% so với năm 2011, điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì sẽ thu 7.243 đồng . Nhìn chung các nhà đầu tư trong giai đoạn này có chiều hướng đi xuống , nguyên nhân trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2023