STT
Trong bảng 2.7, các thông tin thu nhận được từ phiếu khảo sát cho thấy trong hoạt động học tập và hoạt động góc, GV đã chuẩn bị rõ ràng, tổ chức nhiều trò chơi và nhiều hình thức khác nhau như:
Hoạt động học tập: GV đã chuẩn bị; thiết kế giáo án có sử dụng trò chơi chi tiết; xác định rõ mục tiêu giáo dục của tổ chức trò chơi; chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi, cách thức hướng dẫn trẻ chơi, thời điểm tổ chức... Trong quá trình tổ chức GV thông báo rõ tên, cách chơi, luật chơi (nếu có); tổ chức cho trẻ chơi tích cực, chủ động; giáo viên bao quát, hướng dẫn trẻ chơi đúng; những trò chơi
có luật cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện luật chơi ở trẻ, có thể tổ chức cho trẻ khác làm trọng tài, tạo yếu tố thi đua và hứng thú, vui vẻ trong quá trình chơi... . Kết thúc GV cho trẻ nhận xét, thể hiện quan điểm, cảm xúc và đánh giá kết quả theo hình thức cá nhân hoặc nhóm; gắn nội dung giáo dục của hoạt động học vào nội dung trò chơi một cách tự nhiên để giáo dục trẻ.
Hoạt động chơi ở các góc GV đã chuẩn bị các góc chơi:
- Góc phân vai
- Góc lắp ghép - xây dựng
- Góc học tập, sách truyện
- Góc nghệ thuật
- Góc thiên nhiên, khoa học
- Góc dân gian Tổ chức cho trẻ
Tổ chức cho trẻ chơi : Các loại góc chơi phải tổ chức theo chủ điểm Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc
+ GV giới thiệu các góc chơi
+ GV hướng dẫn trẻ chọn góc chơi, phân công các nhóm chơi theo sự lựa chọn của trẻ, phân chia số lượng trẻ chơi cho phù hợp.
+ Nhanh chóng ổn định các nhóm chơi, GV giới thiệu các góc chơi; nhận xét về buổi chơi, GD trẻ cất đồ dùng và đồ chơi đúng chỗ, biết vệ sinh cá nhân, nghe lời cô và bố mẹ; giới thiệu chơi nội dung khác.
Hoạt động chiều và hoạt động ngoài trời GV đã tổ chức các hoạt động giống nhau
Nhìn chung các hình thức tổ chức đã có sự chuẩn bị tốt, rõ ràng, thu hút được trẻ tham gia nâng cao nhận thức, kỹ năng, phát triển ngôn ngữ… Tuy vậy, cách thức tổ chức vẫn diễn ra mang tính chất lặp lại, rập khuôn chưa có nhiều sự sáng tạo, đổi mới. Vì vậy, GV cần phải học tập nâng cao trình độ cũng như
tích cực sáng tạo trong tổ chức các hình thức chơi theo thời gian phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển hoàn thiện, tốt hơn nữa.
2.3.2.2. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng
Hình thức tổ chức hoạt động vui chơi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức vui chơi cho trẻ. Điều này đòi hỏi CBQL, GV không những chỉ cần có nhận thức đúng về vai trò, mục tiêu, nội dung tổ chức các hình thức cho trẻ theo các thời điểm mà còn phải biết sử dụng những hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động theo điện điểm phù hợp, thu hút được nhiều số lượng trẻ tham gia. Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động đúng theo các nhân cách cho trẻ ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, chúng tôi nêu câu hỏi 8 trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng hình thức tổ chức hoạt động hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng
Hình thức tổ chức | Mức độ sử dụng | TB | Thứ Bậc | ||||
RTX (4đ) | TX (3đ) | ĐK (2đ) | CBG (1đ) | ||||
1 | Cho trẻ chơi tự do | 30 | 11 | 4 | 0 | 3,57 | 6 |
2 | Cho trẻ chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên | 35 | 8 | 2 | 0 | 3,7 | 3 |
3 | Chơi cá nhân | 35 | 10 | 0 | 3.77 | 2 | |
4 | Chơi theo nhóm | 34 | 8 | 3 | 0 | 3,68 | 4 |
5 | Chơi toàn lớp | 33 | 12 | 0 | 3,86 | 1 | |
6 | Chơi trong phòng nhóm | 29 | 14 | 2 | 0 | 3,6 | 5 |
7 | Chơi ngoài trời | 20 | 22 | 3 | 0 | 3.37 | 7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Kết Quả Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo
- Thực Trạng Nhận Thức Của Giáo Viên Về Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 - 6 Tuổi Ở Trường Mầm Non
- Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Cho Trẻ Ở Các Trường Mn Huyện Peck Tỉnh Xiêng Khoảng
- Thực Trạng Kết Quả Tham Gia Các Loại Trò Chơi Trong Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi
- Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mg 5-6 Tuổi Ở Các Trường Mn Huyện Peck, Tỉnh Xiêng Khoảng, Nước Chdcnd Lào
- Biện Pháp 4: Làm Đồ Dùng, Đồ Chơi Để Sử Dụng Trong Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Với 7 hình thức chủ yếu mà chúng tôi nêu ra trong phiếu điều tra, các ý kiến đánh giá của GV được thể hiện ở ba mức độ thực hiện: “Rất thường
xuyên”, “Thường xuyên” và “Đôi khi”. Không có GV nào cho rằng một trong những hình thức trên chưa từng được thực hiện ở trường mình.
Hình thức được các nhà trường sử dụng nhiều nhất là tổ chức hoạt động vui chơi theo hình thức Chơi toàn lớp, tổ chức cho trẻ thực hiện trên lớp đối với các các hoạt động học có ưu thế như tổ chức hoạt động vui chơi ở các góc và chơi trong hoạt động chiều có điểm trung bình X đạt 3,86.
Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 3,77 là tổ chức hoạt động vui chơi theo hình thức Chơi cá nhân.
Xếp thứ 3 với điểm trung bình X = 3,7 là tổ chức hoạt động vui chơi theo hình thức cho trẻ chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Xếp thứ 4 với điểm trung bình X = 3,68 là hình thức tổ chức hoạt động vui chơi Chơi theo nhóm.
Xếp thứ 5 với điểm trung bình X = 3,6 là hình thức tổ chức hoạt động vui chơi trong phòng nhóm.
Xếp thứ 6 với điểm trung bình X = 3,57 là hình tổ chức hoạt động vui vui chơi tự do trong giờ đón trẻ và trả trẻ
Xếp thứ 7 với điểm trung bình X =3,37 là hình thức chơi ngoài trời.
Trong 7 hình thức nêu trên, việc sử dụng kết hợp thường xuyên tất cả các hình thức một cách tốt nhất là trường MN thực hành Khăm Khai vì đây là trường để sinh viên thường xuyên thực tập. Còn các trường MN khác có sử dụng các hình thức nhưng đôi khi không đồng đều, sử dụng những hình thức đơn giản, dễ thực hiện nên đôi khi gây ra sự nhàm chán cho trẻ.
2.3.3. Thực trạng xây dựng và sử dụng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng
Bằng việc sử dụng câu hỏi số 9 trong phiếu (Phụ lục 1). Môi trường tổ chức cho trẻ có ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ trong hoạt động vui chơi và ảnh hưởng đến nội dung kết quả mong đợi có đạt được hay không? Cách thức mà môi trường tổ chức hoạt động chơi cho trẻ trong trường MN được thiết kế sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến việc tự tổ chức quá trình chơi của trẻ và cách dạy của GV. Vì vậy, tổ chức tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một nội dung được
các nhà QL và GV hết sức quan tâm. Để khảo sát thực trạng tổ chức môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ hoạt động trong trường MN đề tài khảo sát có kết quả như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng và sử dụng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng
Nội dung | Mức độ | TB | Thứ bậc | ||||
RTX (4đ) | TX (3đ) | ĐK (2đ) | CBG (1đ) | ||||
1 | Xây dựng môi trường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi | 30 | 10 | 5 | 0 | 3,55 | 4 |
2 | Xây dựng môi trường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong lớp cho trẻ chơi | 33 | 9 | 3 | 0 | 3,66 | 1 |
3 | Xây dựng môi trường tâm lý tích cực cho trẻ (quan hệ tốt giữa trẻ và trẻ; giữa giáo viên với trẻ, giữa giáo viên với giáo viên) | 31 | 12 | 2 | 0 | 3,64 | 2 |
4 | Sử dụng môi trường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong lớp cho trẻ chơi | 32 | 10 | 3 | 0 | 3,64 | 2 |
5 | Sử dụng môi trường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi | 29 | 15 | 1 | 0 | 3,62 | 3 |
6 | Sử dụng môi trường tâm lý tích cực thúc đẩy hoạt động chơi của trẻ (quan hệ tốt giữa trẻ và trẻ; giữa giáo viên với trẻ, giữa giáo viên với giáo viên) | 30 | 9 | 6 | 0 | 3,53 | 5 |
Kết quả bảng khảo sát 2.9 cho thấy: Tự đánh giá của CBQL và GV về việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động tương đối tốt, các trường đã có ý thức xây dựng và sử dụng tạo môi trường hoạt động cho trẻ, tập trung vào các nội dung như:
+ Xây dựng môi trường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong lớp cho trẻ chơi đạt điểm trung bình là 3,66, xếp thứ nhất về mức độ thực hiện; Nội dung Xây dựng môi trường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong lớp cho trẻ chơi đạt điểm trung bình là 3,66, xếp thứ nhất về mức độ thực hiện;
+ Xây dựng môi trường tâm lý tích cực cho trẻ (quan hệ tốt giữa trẻ và trẻ; giữa giáo viên với trẻ, giữa giáo viên với giáo viên) và Sử dụng môi trường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong lớp cho trẻ chơi trong lớp cho trẻ đạt điểm trung bình là 3,64, xếp thứ 2 về mức độ thực hiện nội dung.
+ Sử dụng môi trường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi đạt điểm trung bình là 3,62 xếp thứ 3 về mức độ thực hiện nội dung.
Nội dung Xây dựng môi trường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời đạt điểm trung bình là 3,53 xếp thứ 4 về mức độ thực hiện nội dung .
Nội dung Sử dụng môi trường tâm lý tích cực thúc đẩy hoạt động chơi của trẻ (quan hệ tốt giữa trẻ và trẻ; giữa giáo viên với trẻ, giữa giáo viên với giáo viên) đạt điểm trung bình là 3,55 xếp thứ 5 về mức độ thực hiện.
Chúng tôi cho rằng, các nhà trường đã thực hiện cơ bản những điều kiện về môi trường giáo dục đảm bảo cho các hoạt động vui chơi của trẻ và giáo viên được thực hiện.
Tuy nhiên, qua quan sát và phỏng vấn giáo viên trực tiếp phụ trách các lớp học, việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời cho trẻ còn nhiều hạn chế, số lượng các đồ dùng, đồ chơi thiếu; chủng loại ít nên khó tổ chức nhiều loại trò chơi đa dạng cho trẻ; nhận thức của trẻ còn hạn chế, nhiều trẻ còn nhút nhát nên việc phát huy vai trò chủ thể của trẻ trong hoạt động chơi chưa được thực hiện hiệu quả. Một số giáo viên thiếu kĩ năng sư phạm đôi khi còn thể hiện sự nóng nảy, quát mắng trẻ.
2.3.4. Thực trạng thực hiện vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non
Để tìm hiểu về thực trạng vai trò của tổ chức của giáo viên trong hoạt động vui chơi của trẻ, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 10 (phụ lục 1) dành CBQL và GV với 10 nội dung và 4 mức độ thể hiện. Kết quả khảo sát được như sau:
Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
Vai trò của giáo viên | Mức độ thể hiện | ĐTB | Thức bậc | ||||
RTX (4đ) | TX (3đ) | ĐK (2đ) | KBG (1đ) | ||||
1 | Người lập kế hoạch cho hoạt động vui chơi cho trẻ | 25 | 15 | 5 | 0 | 3,44 | 3 |
2 | Người tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ | 28 | 15 | 2 | 0 | 3,57 | 1 |
3 | Người tạo tâm thế hoạt động thích hợp cho trẻ | 26 | 10 | 9 | 0 | 3,37 | 4 |
4 | Người hướng dẫn cho trẻ tự thực hiện hoạt động chơi | 30 | 9 | 6 | 0 | 3,55 | 2 |
5 | Người quan sát quá trình hoạt động của trẻ để hỗ trợ trẻ thực hiện tốt hoạt động chơi | 29 | 7 | 9 | 0 | 3,44 | 3 |
6 | Người tạo cơ hội cho trẻ điều chỉnh hành động chơi khi chưa có hành động đúng | 30 | 13 | 2 | 0 | 3,28 | 5 |
7 | Người đánh giá kết quả chơi của trẻ | 20 | 18 | 7 | 0 | 3,24 | 6 |
8 | Người giúp trẻ tự đánh giá kết quả chơi | 21 | 19 | 5 | 0 | 3,35 | 5 |
9 | Người xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi | 20 | 15 | 10 | 3,22 | 7 | |
10 | Người đảm bảo an toàn cho trẻ trong hoạt động chơi | 27 | 16 | 2 | 0 | 3,55 | 2 |
Nhận xét bảng 2.10: Theo đánh giá của CBQL và GV ở các trường MN về việc thực hiện vai trò của người GV trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, mức độ thực hiện các vai trò thể hiện như sau:
Vai trò Người tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ có điểm trung bình là 3,57 được xếp loại thứ nhất về mức độ thực hiện.
Vai trò Người lập kế hoạch cho hoạt động vui chơi cho trẻ và Người hướng dẫn cho trẻ tự thực hiện hoạt động chơi có điểm trung bình là 3,44 được xếp thứ 3 về mức độ thực hiện.
Vai trò Người tạo tâm thế hoạt động thích hợp cho trẻ chơi có điểm trung bình là 3,37 được xếp thứ 4 về mức độ thực hiện.
Vai trò Người giúp trẻ tự đánh giá kết quả chơi có điểm trung bình là 3,35 được xếp thứ 5 về mức độ thực hiện.
Vai trò Người tạo cơ hội cho trẻ điều chỉnh hành động chơi khi chưa có hành động đúng điểm trung bình là 3,28; xếp thứ 6 về mức độ thực hiện.
Vai trò Người đánh giá kết quả chơi của trẻ điểm trung bình là 3,24; xếp thứ 7 về mức độ thực hiện.
Vai trò Người xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi điểm trung bình là 3,22; xếp thứ 8 về mức độ thực hiện.
Qua kết quả phân tích số liệu có thể thấy rằng, trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, GV đã thực hiện được vai trò chủ đạo của mình nhằm giúp trẻ tham gia, thực hiện hoạt động chơi.
2.3.5. Thực trạng kết quả tham gia các loại trò chơi của trẻ trong hoạt động vui chơi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng
Kết quả tham gia hoạt động vui chơi của trẻ có thể được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. Đề tài nghiên cứu sự thực hiện các loại trò chơi của trẻ và sử dụng kết quả này là tham chiếu về kết quả tổ chức hoạt động vui chơi trên trẻ. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá trẻ có kết quả chính xác về sự pháp triển của trẻ, so sánh được mục tiêu đề ra và có thể điều chỉnh việc thực hiện tổ chức