Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mg 5-6 Tuổi Ở Các Trường Mn Huyện Peck, Tỉnh Xiêng Khoảng, Nước Chdcnd Lào

Chương 3

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN PECK, TỈNH XIÊNG KHOẢNG‌

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu

Việc xây dựng và sử dụng các biện pháp tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi phải đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói chung và chuẩn bị điều kiện cho trẻ vào học lớp 1 theo quy định của Bộ GD&Thể thao nước CHDCND Lào cũng như mục tiêu giáo dục của sở, phòng GD & Thể thao huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng đã đề ra.

3.1.2. Nguyên tắc kế thừa

Quán triệt nguyên tắc này trong nghiên cứu là việc xây dựng các biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi phải dựa trên sự phân tích, đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp giáo dục đã được sử dụng nhằm chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh có thể để từ đó xây dựng, phát triển, hoàn thiện chúng trong điều kiện hiện nay.

3.1.3. Nguyên tắc thực tiễn và khả thi

Các biện pháp giáo dục được xây phải xuất phát và phù hợp với quan điểm của Đảng và nhà nước Lào về phát triển giáo dục trong thời kì CNH-HĐH, hội nhập hiện nay; đồng thời phải căn cứ vào chương trình giáo dục trẻ MG 5-6 tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MG 5-6 và những điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường, thực tế quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ của GV.

3.1.4. Nguyên tắc chất lượng và hiệu quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phải đảm bảo cho quá trình giáo dục trẻ MG 5-6 nói chung, quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ nói riêng được diễn ra thường xuyên, có tính quy trình, tính hệ thống; đảm bảo tính đa dạng và phong phú của nội dung, hình thức tổ chức; xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý

của trẻ nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động, độc lập, sáng tạo của trẻ bên cạnh vai trò chủ đạo của GV.

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 11

3.1.5. Nguyên tắc đồng bộ

Vì giáo dục trẻ nói chung, quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi là quá trình diễn ra liên tục, thường xuyên, chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên các biện pháp giáo dục phải phát huy được tiềm năng, ảnh hưởng tích cực của những yếu tố bên trong và ngoài nhà trường; tạo ra sự thống nhất giữa quá trình tổ chức hoạt động của GV và quá trình tự tổ chức của trẻ; thống nhất phối hợp giữa GV và gia đình giúp trẻ có sự phát triển nhân cách tốt.

3.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào

3.2.1. Biện pháp 1: Phát triển nội dung các trò chơi cho trẻ

3.2.1.1. Mục tiêu

Nội dung hoạt động vui chơi nói chung, nội dung các trò chơi quyết định phạm vi về nhận thức, hành vi thể hiện trong hoạt động chơi và kết quả sự phát triển của trẻ. Phát triển nội dung các trò chơi là điều chỉnh những nội dung chơi chưa phù hợp, có tính lặp đi, lặp lại gây nhàm chán cho trẻ bằng các nội dung mới, phù hợp với thực tiễn cuộc sống của trẻ và yêu cầu giáo dục sẽ giúp thực hiện tốt hơn hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non.

3.2.1.2. Nội dung

+ Phát triển nội dung các trò chơi hiện đang tổ chức cho trẻ.

+ Xây dựng và sử dụng trò chơi đóng kịch trong tổ chức HĐVC cho trẻ. Đây là một loại trò chơi hiện chưa được tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi ở tất cả các trường mầm non trong diện khảo sát. Thực tiễn việc xây dựng và sử dụng tốt trò chơi đóng kịch nhất là những trò chơi có nội dung được chuỷen thể từ các tác phẩm văn học phù hợp mục tiêu giáo dục trẻ MG 5-6 tuổi, phù hợp điều kiện tổ chức sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung tư tưởng của tác phẩm văn

học, tính lôgic liên tục của sự phát triển, các sự kiện có tính chế ước nhân quả, những cái đó thúc đẩy tư duy của trẻ phát triển. Trò chơi đóng kịch cũng phát triển ở trẻ vốn ngôn ngữ, năng lực cảm thụ ngôn ngữ dân gian phong phú, đa dạng, lôi cuốn hấp dẫn; Thực hiện các vai trong trò chơi đóng kịch giúp trẻ phát triển kĩ năng đóng vai – gần gũi với hoạt động nghệ thuật, óc sáng tạo và tiềm năng nghệ thuật về ngôn ngữ và diễn xuất của trẻ; thực hiện tốt trò chơi cũng là phương tiện để giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ; giúp trẻ liên hệ những điều cần thiết trong truyện đối với đời sống thường nhật của mình; Giúp trẻ ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt.

3.2.1.3. Cách thực hiện

Nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển nội dung các trò chơi cho trẻ và phổ biến đến từng GV;

Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường; GV bổ sung, điều chỉnh những nội dung đã và đang tổ chức cho trẻ theo hướng bám sát thực tiễn; tăng các trò chơi có ý nghĩa giáo dục cao theo các chủ đề giáo dục; xây dựng và tổ chức các loại trò chơi theo chủ đề phát sinh và các sự kiện cho trẻ;

Nhà trường tổ chức xây dựng và thực hiện các trò chơi đóng kịch cho trẻ trong hoạt động Làm quen tác phẩm văn học; trong hoạt động vui chơi ở các góc, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chiều theo những câu chuyện, vở kịch phù hợp lứa tuổi, những vở kịch có các nhân vật trẻ yêu thích.

GV chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, lựa chọn các tác phẩm văn học trong chương trình, ngoài chương trình có thể chuyển thể thành kịch bản phù hợp với độ tuổi của trẻ, chủ điểm và lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trang phục (mũ, quần áo, giày dép, băng đĩa, một số tư trang khác...). Sau đó tham mưu với nhà trường để cùng thống nhất kế hoạch thực hiện.

Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm thường xuyên kết quả tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ giúp cho việc thực hiện trò chơi được hiệu quả theo những nội dung đổi mới. Tổ chức cho trẻ các dạng trò chơi theo kiểu “chơi mà

học” thông qua đó, giúp trẻ nhận thức được nhiều điều về thế giới xung quanh tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các trò chơi phong phú, đa dạng bao nhiêu càng giúp trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Ban Giám hiệu các nhà trường và GV thấy được tầm quan trọng của việc phát triển nội dung các trò chơi; xây dựng và phát triển trò chơi đóng kịch trong tổ chức HĐVC cho trẻ.

Có kế hoạch phát triển nội dung các trò chơi; xây dựng và phát triển trò chơi đóng kịch trong tổ chức HĐVC cho trẻ;

Phụ huynh thấy được tầm quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với văn học để phối hợp với nhà trường giúp trẻ tham gia, thực hiện tốt các loại trò chơi nói chung, trò chơi đóng kịch nói riêng.

Có môi trường tổ chức HĐVC đa dạng, an toàn, có tiềm năng tổ chức hiệu quả được nhiều loại trò chơi cho trẻ, đặc biệt là trò chơi đóng kịch.

Trong xây dựng môi trường lớp học cần quan tâm đến các góc hoạt động. Ví dụ: Góc sách: Sưu tầm truyện, tranh chuyện và có những hình ảnh ngộ nghĩnh trong các câu chuyện để cho trẻ cắt ghép hình tạo thành câu chuyện mà trẻ yêu thích, giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện sâu sắc hơn; Góc nghệ thuật: Trang trí phù hợp với trẻ thu hút trẻ bằng cách lựa chọn đồ dùng, trang phục có màu sắc, sắp xếp gọn gàng, hợp lý thay đổi theo chủ điểm...

GV có kĩ năng tổ chức HĐVC cho trẻ với nhiều nội dung phong phú, kĩ năng tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ; GV thường xuyên tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn để cùng thảo luận, góp ý về những vướng mắc khó khăn và đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của việc "tổ chức trò chơi đóng kịch" từ đó rút ra kinh nghiệm tổ chức tại lớp mình.

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

3.2.2.1. Mục tiêu

Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm sẽ định hướng cho các hoạt động của GV và trẻ trong quá

trình thực hiện hoạt động trên cơ sở phát huy vai trò của đạo của GV đồng thời đảm bảo quá trình chơi của trẻ được xuất phát từ nhu cầu, kinh nghiệm của trẻ; tôn trọng cá tính và những năng lực riêng của từng trẻ qua đó giúp trẻ phát triển tối đa những tiềm năng của cá nhân trong hoạt động vui chơi.

Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm xây dựng các hoạt động và nội dung tổ chức các hoạt động vui chơi trong năm học, các tháng, các chủ đề đảm bảo tính hệ thống và sự kiện giúp nhà trường chủ động tổ chức các HĐVC như một hoạt động thường xuyên nhằm phát triển nhân cách cho trẻ; có tác dụng chỉ dẫn cho cả lớp, hay cá nhân trẻ thực hiện như: Lúc chơi học tập, chơi tự do, chơi xây dựng, chơi các góc… Như vậy, GV có định hướng nội dung để chủ động trong công tác phối hợp với các lực lượng của tổ chức vui chơi cho hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.

3.2.2.2. Nội dung

Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ trong hoạt động học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

+ Chọn trò chơi: Phù hợp với mục tiêu giáo dục, đặc điểm của trẻ, đặc điểm hoạt động học; chủ đề... Nếu hoạt động học có nội dung tĩnh nên chọn trò chơi động và ngược lại;

+ Thiết kế giáo án có sử dụng trò chơi chi tiết; xác định rõ mục tiêu giáo dục của tổ chức trò chơi; chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, cách thức hướng dẫn trẻ chơi, thời điểm tổ chức (trong hoạt động tạo hứng thú hoặc hoạt động củng cố sau hoạt động trọng tâm hoặc hoạt động kết thúc); không gian và những điều kiện khác;

+ Tổ chức trò chơi: Thông báo rõ tên, cách chơi, luật chơi (nếu có); tổ chức cho trẻ chơi tích cực, chủ động; giáo viên bao quát, hướng dẫn trẻ chơi đúng, những trò chơi có luật cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện luật chơi ở trẻ, có thể tỏ chức cho trẻ khác làm trọng tài (mẫu giáo 4-5 tuổi); tạo yếu tố thi đua và hứng thú, vui vẻ trong qúa trình chơi... Dừng chơi đúng thời điểm (khi trẻ còn hứng thú, chưa mệt mỏi, phù hợp khung thời gian);

+ Kết thúc trò chơi: Cho trẻ nhận xét, thể hiện quan điểm, cảm xúc và đánh giá kết quả hước hình thức cá nhân hoặc nhóm. Gắn nội dung giáo dục của hoạt động học vào nội dung trò chơi một cách tự nhiên để giáo dục trẻ.

Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ trong hoạt động đón trẻ, trả trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Lựa chọn những trò chơi nhẹ nhàng, không mất nhiều thời gian chuẩn bị, những trò chơi đã đã biết và những trò chơi ít vận động mạnh: trò chơi học tập, trò chơi dân gian, trò chơi xây dựng lắp ghép, trò chơi với sách truyện

Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐVC ở các góc trong phòng lớp cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Chẳng hạn như thiết lập, bố trí các góc hoạt động cho trẻ (nơi treo các bảng biểu, khu vực giới thiệu chủ đề, khu vực trưng bày đồ chơi, học liệu,..) tất cả phải được sắp đặt một cách khoa học, tương đồng và hấp dẫn trẻ song phải đảm bảo an toàn trong quá trình trẻ sử dụng. Từ việc sắp xếp, bố trí môi trường giáo dục trong lớp một cách hợp lí, khoa học mà không gian trong lớp học được cải thiện hơn, lớp học không còn bị tù túng, chật trội như trước nữa mà trẻ có thể đi lại giao tiếp với nhau trong khi hoạt động, tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái để tham gia một cách chủ động, tích cực các hoạt động trong ngày.

Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐVC trong hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Chẳng hạn như: vị trí trồng cây xanh, nơi đặt đồ chơi ngoài trời, bố trí góc thiên nhiên, khu vực hoạt động, vui chơi ngoài trời,..; giáo viên cần bố trí sắp đặt sao cho đẹp mắt, có tính khoa học và đặc biệt là thuận tiện trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên, giúp giáo viên vừa tổ chức cho trẻ hoạt động vừa quan sát, bao quát được trẻ một cách tốt nhất.

Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐVC trong hoạt động chiều cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Tùy thuộc vào đặc điểm chơi và yêu cầu đối với trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi khác nhau mà giáo viên lựa chọn nội dung và

phương pháp hướng dẫn cho trẻ chơi phù hợp để thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, đồng thời phát huy được vai trò của trò chơi đối với sự phát triển và giáo dục trẻ mẫu giáo. Giáo viên nên có kế hoạch dành thời gian luyện tập, bổ sung cho những trẻ có kĩ năng chơi yếu, những trẻ nhút nhát, trầm trong lớp. Giáo viên nên trao đổi trò chơi cho trẻ trong các buổi sinh hoạt chiều để tránh sự nhàm chán.

Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐVC trong hoạt động ngày hội, ngày lễ cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Mỗi ngày lễ, hội đều có nội dung riêng. Nhà trường và giáo viên cần khai thác để trẻ cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của từng ngày hội - lễ, để ngày hội – lễ thực sự là một hình thức để trẻ thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội của người lớn, các mối quan hệ chính trị

- xã hội của địa phương, đất nước, để ngày hội, lễ thực sự trở thành một phương tiện giáo dục phát triển nhân cách cho trẻ mẫu giáo.

3.2.2.3. Cách thực hiện

Tập huấn, bồi dưỡng GV về kĩ năng thiết kế và tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm;

Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cấp độ nhà trường, kế hoạch nhóm lớp.

Rà soát, chỉnh sửa và ban hành kế hoạch để thực hiện.

Lập kế hoạch giáo dục của lớp theo từng chủ đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; khuyến khích giáo viên lựa chọn hoặc linh hoạt sáng tạo tìm ra những bài dạy mới, lạ để dạy trẻ lớp mình.

Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học theo từng chủ đề và luôn có sự đổi mới, các góc hoạt động “mở” cho trẻ khám phá trải nghiệm. Sưu tầm tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đa dạng phục vụ cho các hoạt động. Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện cởi mở giữa cô và trẻ, trẻ với trẻ, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ: Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở, tạo cơ hội, tình huống cho trẻ tham gia vào hoạt động. Tăng cường cho trẻ hoạt động nhóm, trao đổi hợp tác với các bạn.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Ban Giám hiệu các nhà trường và GV thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và đổi mới giáo dục mầm non hiện nay;

GV được bồi dưỡng về năng lực lập kế hoạch tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm;

GV có nhu cầu đổi mới tổ chức HĐVC cho trẻ và có năng lực thực hiện.

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

3.2.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu của đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi chính là thực hiện phương pháp tích cực, phát huy tính chủ động, tính sáng tạo của trẻ MG; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đứa trẻ được khám phá thế giới xung quanh, tăng cường hoạt động nhóm, tiếp xúc cá nhân, kích thích các động cơ bên trong của đứa trẻ, gây hứng thú và lôi cuốn tẻ vào các hoạt động một cách tự nhiên.

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi là một biện pháp rất quan trọng, tạo sự thay đổi tích cực trong cách tổ chức HĐVC của giáo viên, cách thực hiện HĐVC của trẻ, phát huy tính sáng tạo, chủ động, lấy trẻ làm trung tâm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.2.3.2. Nội dung

Áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức HĐVC đa dạng, tích cực sao cho phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ mà không gò bó, khiên cưỡng; Tôn trọng tính chủ thể, độc lập, tự đề xuất và giải quyết vấn đề của trẻ trong quá trình và hoạt động chơi.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí