Vai Trò Của Tổ Chức Công Đoàn Trong Việc Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động

thuộc Trung ương quyết định thành lập thì Công đoàn Tổng Công ty đó do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thành lập và chỉ đạo trực tiếp, nếu Tổng Công ty do Bộ quyết định thành lập thì Công đoàn Tổng Công ty đó do Công đoàn ngành Trung ương thành lập và chỉ đạo trực tiếp; và Tổng Công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì việc thành lập và chỉ đạo Công đoàn Tổng Công ty đó do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn Tổng Công ty: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà Nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết đại hội Công đoàn Tổng Công ty; Tham gia với Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty về quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế của Tổng Công ty, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các quy định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ trong Tổng Công ty; Phối hợp với Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Đại hội công nhân, viên chức; đại diện cho đoàn viên, CNVCLĐ ký thoả ước lao động tập thể với Tổng Giám đốc Tổng Công ty phù hợp với các quy định của pháp luật, tham gia các Hội đồng của Tổng Công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến CNVCLĐ; Chỉ đạo các CĐCS thuộc Công đoàn Tổng Công ty thực hiện các hình thức tham gia quản lý, thực hiện pháp luật lao động và luật Công đoàn, tổ chức phong trào thi đua yêu nước; giáo dục theo đặc điểm ngành, nghề, hướng dẫn công tác bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách ngành, nghề khác; Quyết định thành lập hoặc giải thể các CĐCS thuộc Công đoàn Tổng Công ty. Thực hiện công tác cán bộ theo sự phân cấp của công đoàn cấp trên, chỉ đạo xây dựng CĐCS vững mạnh; Tiếp nhận ý kiến tham gia và chỉ đạo

của các Liên đoàn Lao động địa phương, công đoàn khu công nghiệp đối với các CĐCS, CĐCS thành viên của Tổng Công ty đóng trên địa phương, thực hiện các nội dung nhiệm vụ quy định tại điểm f, khoản 3, Điều 28, Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2003.

Công đoàn ngành Trung ương tổ chức theo đặc điểm ngành, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập (hoặc giải thể) phù hợp với các quy định của Luật Công đoàn. Trường hợp trong một bộ có Công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, sẽ do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định.

Đối tượng tập hợp của Công đoàn ngành Trung ương là đoàn viên, CNVCLĐ cùng ngành, thuộc các thành phần kinh tế. Công đoàn ngành Trung ương trực tiếp chỉ đạo các Công đoàn cơ quan Bộ, Công đoàn các Ban của Đảng, Đoàn thể Trung ương, công đoàn Tổng Công ty và cấp tương đương thuộc Bộ, Ngành.

Công đoàn ngành Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà Nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; Đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ thuộc ngành; Nghiên cứu tham gia quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của ngành và tham gia xây dựng các chế độ, chính sách ngành; Nghiên cứu đề xuất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hệ thống tổ chức, mô hình tổ chức, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp trong hệ thống công đoàn ngành. Hướng dẫn chỉ đạo Đại hội các công đoàn cấp dưới. Thực hiện quy hoạch, quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hướng dẫn chỉ đạo Công đoàn Tổng Công ty, Công đoàn cơ quan Bộ, Công đoàn các Ban của Đảng, đoàn thể Trung ương, CĐCS trực thuộc và cấp tương đương (trực thuộc Công đoàn ngành); Chủ động phối hợp với Liên

đoàn Lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hướng dẫn các công đoàn ngành địa phương thực hiện các nội dung: Chế độ, chính sách lao động ngành; tuyên truyền, giáo dục truyền thống ngành; phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành; thành lập công đoàn trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh cùng ngành; tham gia thành lập hoặc giải thể công đoàn ngành địa phương; Chủ động phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo để hướng dẫn các CĐCS của ngành đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố; Thực hiện quan hệ đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân là những tổ chức Công đoàn ngành nằm trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, tập hợp những CNVCLĐ làm việc hưởng lương trong các đơn vị sản xuất, khoa học, kỹ thuật, hành chính sự nghiệp, dịch vụ trong lực lượng quốc phòng và an ninh. Tổ chức và hoạt động của Công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam và công đoàn trong Công an nhân dân do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định sau khi thảo luận thống nhất với lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trên nguyên tắc bảo đảm đúng các quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

1.2. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động

1.2.1. Khái niệm vai trò của công đoàn

Vai trò của một tổ chức là sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Trong chủ nghĩa tư bản, công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giai cấp. Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của công nhân, lao động. Cuộc đấu tranh giai

cấp ngày càng gay gắt, biểu hiện từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, với mục đích là lật đổ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay - 4

Khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, vai trò của công đoàn được mở rộng hơn. Công đoàn là trường học lớn của CNVCLĐ. Là trường học quản lý, công đoàn giúp cho người công nhân, viên chức và lao động biết quản lý mà trước mắt là tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp, quản lý các công việc xã hội. Là trường học kinh tế, Công đoàn vận động công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Công đoàn giáo dục công nhân, viên chức và lao động thái độ lao động mới. Vấn đề giáo dục lao động là một bước phát triển mới của vai trò công đoàn, và chỉ có trong chủ nghĩa xã hội. Cùng với giáo dục lao động công đoàn tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục văn hóa, giáo dục lối sống, giáo dục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho công nhân, viên chức và lao động. Sự mở rộng vai trò của công đoàn là phù hợp với tính tất yếu khách quan, tính qui luật vận động và phát triển của tổ chức công đoàn, phù hợp với quy luật chung của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. [35, tr.5]

Trong môi trường lao động, sự hiện diện của công đoàn có tầm quan trọng đặc biệt. Là một tổ chức xã hội sinh ra trong quá trình phát triển công nghiệp của xã hội, công đoàn là sản phẩm tự nhiên của công nhân lao động. Tổ chức công đoàn ban đầu đơn giản chỉ là tổ chức được thành lập ra nhằm đấu tranh và hạn chế sự bóc lột của giới chủ chứ chưa phải là một tổ chức có nhiều quyền năng như ngày nay.

Cùng với sự phát triển của quá trình lao động và sinh hoạt xã hội, công đoàn dần chiếm được vị trí vai trò quan trọng trong hệ thống các tổ chức xã hội cũng như trong đời sống của NLĐ.

Từ chỗ chỉ được thừa nhận ở phạm vi hẹp, ngày nay công đoàn được thừa nhận trong phạm vi toàn xã hội. Theo hiến pháp năm 1992, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và NLĐ Việt Nam.

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [50].

Như vậy, công đoàn, xét về phương diện xã hội – là một tổ chức xã hội, cũng như các tổ chức xã hội khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ được hình thành trước hết do nhu cầu của chính các thành viên mà họ tự nguyện lập ra. Vì vậy, tính chất quần chúng bao giờ cũng là tính chất lớn nhất của tổ chức công đoàn. Do đó, công đoàn có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong xã hội. Công đoàn không chỉ đại diện cho NLĐ, bảo vệ lợi ích cho NLĐ mà công đoàn còn đại diện cho họ tham gia vào quản lý kinh tế. Do đó mà pháp luật đã ghi nhận:

Công đoàn có quyền cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao đông khác, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế …” [56].

Với sự thừa nhận của xã hội, của Nhà nước trên những phương diện khác nhau đã khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn – vừa là một tổ chức xã hội, vừa là một thực thể pháp lý. Nó cho ta thấy vai trò và tầm quan trọng của công đoàn đối với phong trào của giai cấp công nhân và những NLĐ; trong mối quan hệ với tổ chức khác và nhà nước. Đồng thời, vị trí, vai trò đó đã tạo ra những điều kiện pháp lý – xã hội cho toàn bộ hoạt động của công đoàn mà không phải bất cứ tổ chức xã hội nào cũng có được những điều kiện như vậy.

1.2.2. Nội dung vai trò của công đoàn

Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản khi giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền, công đoàn với vai trò là trường học đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc. Lênin nói: “… Công đoàn có vai trò là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa cộng sản” [46, tr.250]

Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, công đoàn có vai trò là trường học chủ nghĩa xã hội của NLĐ; công đoàn tham gai quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp …; tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế …; giáo dục thái độ lao động mới, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa, lối sống.

Ngày nay trong giai đoạn cách mạng mới, đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vai trò của công đoàn Việt Nam ngày càng phát triển, mở rộng thông qua các phong trào cách mạng của công nhân viên chức – lao động trên các lĩnh vực:

Trong lĩnh vực kinh tế: Vai trò của công đoàn là tham gia đổi mới cơ chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ. Một mặt, công đoàn đẩy mạnh hoạt động tại các DN. Mặt khác, công đoàn hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng.

Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh, công đoàn thực hiện việc động viên các công nhân lao động, sản xuất góp phần phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN bằng cách tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất.

Nghị định 200/2013 NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết Điều 11 Luật Công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước quản lý kinh tế xã hội sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/2/2014 tại Điều 5 qui định quyền hạn trách nhiệm đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

Tham gia với các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, dạy nghề, lao động, việc làm, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ATLĐ - VSLĐ, thi đua – khen thưởng; quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chính sách pháp luật khác có liên quan đến quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc tham gia xây dựng pháp luật; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến người lao động. 2. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và kiến nghị với Nhà nước các chương trình ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động; tham gia xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATLĐ - VSLĐ; tham gia xây dựng các chế độ, chính sách, quy định về an toàn lao động, phòng bệnh nghề nghiệp, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường. 3. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động. 4. Tham gia thành

viên chính thức Hội đồng tiền lương quốc gia, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội và các ủy ban, hội đồng quốc gia khác liên quan đến quyền, trách nhiệm của công đoàn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; 5. Tham gia với cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể lao động theo quy định của pháp luật trong trường hợp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. [28, Điều 5]

Trong lĩnh vực chính trị: Đảng ta xác định nhiệm vụ chính trị của đất nước trong giai đoạn mới là:

Kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đường lối đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trỏ thành một nước công nghiệp hiện đại. [1]

Là thành viên trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công đoàn có vai trò xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, củng cố và giữ vững bộ máy nhà nước. Để nâng cao vị thế chính trị của mình, công đoàn phải là cầu nối tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và công nhân, viên chức và lao động, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của NLĐ, từng bước hoàn thiện nền dân chủ, thực thi pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân vì nhân dân. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường hiện nay công đoàn cần cùng nhà nước góp phần giữ vũng ổn định chính trị, bởi có tạo được ổn định về chính trị mới có thể tiến hành đổi mới nền kinh tế một cách có hiệu quả và hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế đặt ra trong quá trình hội nhập.

Như vậy, công đoàn có trách nhiệm to lớn cùng với các tổ chức trong

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí