Xây Dựng Cơ Chế Kiểm Tra, Giám Sát Thực Hiện Nội Dung Chương Trình Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Ở Trường Trung Học Cơ Sở

thiệu về nhà trường, truyền thống nhà trường; tìm hiểu về cựu học sinh thành đạt của nhà trường; cựu lãnh đạo nhà trường; tấm gương thầy cô mẫu mực; học sinh tích cực; giới thiệu em là học sinh nhà trường và tự hào về truyền thống nhà trường,… Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện theo các hình thức: Tọa đảm; thi tìm hiểu qua hình thức mở ô chữ; viết thơ, báo tường về nhà trường,… Chủ đề giao thông: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành đóng vai xử lý các tình huống giao thông trên đường nhằm tăng cường hiểu biết và kỹ năng cho học sinh khi tham gia giao thông; Mời Công an giao thông đến nói chuyện trong giờ sinh hoạt về an toàn giao thông; Tổ chức cho học sinh thực hiện dự án tìm hiểu về tai nạn giao thông và cách phòng tránh tai nạn giao thông trong bối cảnh hiện nay,…

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trường THCS phải chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực, tài chính, cơ sở vật chất để tổ chức thực hiện các chủ đề nêu trên với các hình thức đa dạng.

Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm phải huy động được các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa giáo dục để tổ chức thực hiện các hình thức trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

GV phải có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, lựa chọn được những nhiệm vụ của chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống của HS, tạo cơ hội càng nhiều càng tốt cho HS vận dụng những hiểu biết của bản thân trong quá trình tham gia hoạt động. GV cần đầu tư công sức, trí tuệ để thiết kế chủ đề hoạt động hình thức tổ chức hoạt động sao cho tạo được hứng thú ở học sinh và đặc biệt là làm xuất hiện vấn đề đòi hỏi HS giải quyết bằng những trải nghiệm của bản thân ở trong quá trình tham gia hoạt động.

Cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội phải tích cực tham gia cùng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để tổ chức đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

3.2.5. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, giúp Ban Giám hiệu nhà trường quản lý tốt hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục trong nhà trường, đồng thời có biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu quả kế hoạch hoạt động trải nghiệm đã phê duyệt.

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát giúp cho đội ngũ giáo viên các trường THCS nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, từ đó tạo động lực cho giáo viên có ý thức và trách nhiệm thực hiện hiệu quả nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát để phát hiện những bất cập từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục khi cần thiết.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

i) Nội dung biện pháp:

Giám sát việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục theo quy mô chung toàn trường, theo quy mô của từng khối và theo quy mô của từng lớp học.

Giám sát mức độ đáp ứng năng lực của GV, cán bộ Đoàn, cán bộ tổng phụ trách Đội khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục.

Giám sát giáo án tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của GV về: Mục tiêu; nội dung, hình thức tổ chức; thiết kế kịch bản hoạt động học của học sinh; các phương tiện chuẩn bị.

Giám sát cách thức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội và của giáo viên trên các phạm vi quy mô chịu trách nhiệm được giao nhiệm vụ tổ chức :

Tiến trình thực hiện; mức độ thu hút học sinh tham gia; cách thức triển khai và mức độ linh hoạt; hiệu quả giờ dạy và mức độ tiếp nhận của học sinh; các lực lượng tham gia hỗ trợ,…

Giám sát hoạt động phản hồi thông tin của giáo viên đối với học sinh về tinh thần ý thức thái độ tham gia hoạt động, kết quả đạt được của nhóm, cá nhân và việc điều chỉnh quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của GV.

ii) Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình giám sát hoạt động và thiết kế công cụ giám sát hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Tổ chức lực lượng giám sát và bồi dưỡng kỹ năng giám sát hoạt động trải nghiệm cho các lực lượng tham gia.

Tổ chức hoạt động giám sát dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đã xay dựng.

Xác định mục tiêu, nội dung giám sát những kiến thức, kỹ năng thái độ cần đạt được của HS khi tham gia hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, trên cơ sở đó xây dựng chuẩn, công cụ đánh giá.

Hoàn thiện công cụ kiểm tra, giám sát và huy động lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò tự giám sát của mỗi giáo viên, học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng giám sát phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và các phương pháp, hình thức tổ chức đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho học sinh THCS.

Giám sát là hoạt động vô cùng cần thiết để giúp CBQL, GV có cơ hội nhìn nhận những hoạt động mình đã trải qua, những gì mình đã làm được, những gì mình chưa làm được, cần cố gắng ở thêm ở kĩ năng nào, phần nào. Để kiểm tra, giám sát toàn diện và khách quan phải dựa trên nhiều kênh thông tin từ HS, GV và các kết quả đạt được.

Thông qua phản hồi thông tin để CBQL nắm rõ thực trạng của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục về khâu tổ chức như: tiến độ hoàn thành, hiệu

quả đạt được, kịp thời khen thưởng và nghiêm khắc phê bình nếu kế hoạch không thực hiện đúng tiến độ. Công tác kiểm tra, giám sát rất cần thiết để các lực lượng liên quan ý thức trách nhiệm của mình trong hoàn thành công việc được giao.

Thông qua phản hồi thông tin để giúp HS nhìn nhận lại, đánh giá lại những gì hoạt động đã tham gia. HS sẽ nhận thấy những điều mình làm được, những điều mình chưa làm được, cần cố gắng đồng thời HS hình thành được khả năng đánh giá bản thân. Việc nhìn nhận, đánh giá lại bản thân giúp HS hình thành thói quen soi lại mình trong mỗi hoạt động, từ đó giúp HS thêm tự tin về mình, biết được mình đang ở đâu để cố gắng và hoàn thiện hơn.

Thông qua phản hồi thông tin để giúp GV sẽ suy nghĩ và thiết kế hoạt động, hình thức tổ chức sao cho hấp dẫn nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu phục đánh giá được những yêu cầu cần đạt mà HS đạt được thông qua hoạt động. Điều này giúp GV dễ dàng đánh giá từng cá nhân HS mà không gây nhàm chán và có thể điều chỉnh từng cá nhân HS cụ thể.

Các dữ liệu kiểm tra, giám sát thu được cần lưu biên bản, nhật ký làm căn cứ để điều khiển, điều chỉnh hoạt động của giáo viên, học sinh.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng bộ công cụ đầy đủ, phù hợp để kiểm tra, giám sát chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho HS THCS.

- CBQL có năng lực lãnh đạo, có tầm nhìn, có sự sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, linh động trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện, cũng như tài tình trong xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục.

Lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát phải được tập huấn về kỹ năng kiểm tra, giám sát hoạt động trải nghiệm và phải làm việc khách quan, trung thực không hình thức, chung chung.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Năm biện pháp đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có những mục tiêu cụ thể, nội dung và cách thức tiến hành riêng. Mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với mỗi nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Giữa các biện pháp đề xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó các biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới; Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là các biện pháp có tính chất trọng tâm; Các biện pháp: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới; Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở là các biện pháp có tính chất điều kiện.

Để thực hiện có hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đòi hỏi các nhà trường THCS phải tiến hành đồng bộ các biện pháp đề xuất không được xem nhẹ biện pháp nào, tuy nhiên, cần căn cứ vào điều kiện thực tế của các trường để áp dụng các biện pháp nêu trên.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm

* Mục đích khảo nghiệm: Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trong luận văn.

* Nội dung khảo nghiệm:

- Tính cần thiết của 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

- Tính khả thi của 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

* Phương pháp khảo nghiệm:

Để tiến hành khảo nghiệm, chúng tôi đã thiết kế bảng câu hỏi và lấy ý kiến của CBQL và GV với 4 mức độ:

- Đối với tính cần thiết, 4 mức độ bao gồm: Rất cần thiết, cần thiết và Ít cần thiết, không cần thiết.

- Đối với tính khả thi, 4 mức độ bao gồm: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi và không khả thi.

* Nội dung và cách tiến hành:

Bước 1: Xây dựng nội dung phiếu hỏi về biện pháp quản lý 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang nhằm xin ý kiến chuyên gia, CBQL, GV.

Bước 2: Lựa chọn các chuyên gia, CBQL có kinh nghiệm trong quản lý 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS. Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý 5 biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 22 đồng chí là lãnh đạo trường, 58 giáo

viên tại các trường THCS huyện Hiệp Hòa.

Bước 3: Xin ý kiến các chuyên gia và xử lý các phiếu hỏi.

3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌


TT


Các biện pháp

Mức độ đánh giá


X


Thứ bậc

Rất cần

thiết

Cần thiết

Ít cần

thiết

Không cần

thiết

SL

SL

SL

SL


1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường

trung học cơ sở


45


14


17


4


3.25


5


2

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình

giáo dục phổ thông mới


54


14


12


0


3.53


2


3

Quản lý huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục

phổ thông mới


52


8


17


3


3.36


4


4

Chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa, đa dạng hóa hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

giáo dục


46


19


15


0


3.39


3


5

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở

trường trung học cơ sở


57


10


13


0


3.55


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 13

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp cho thấy, các biện pháp khách thể điều tra đánh giá đều có tính cần thiết cao, biện pháp 2,4, được đánh giá từ 3.39 đến 3.55 điểm. Biện pháp 1,3 được đánh giá từ

3.25 đến 3.36 điểm.

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌


TT


Các biện pháp

Mức độ đánh giá


X


Thứ bậc

Rất

khả thi

Khả thi

Ít

khả thi

Không khả thi

SL

SL

SL

SL


1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo

dục ở trường trung học cơ sở


55


24


1


0


3.68


1


2

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo

dục phổ thông mới


56


12


12


0


3.55


3


3

Quản lý huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình

giáo dục phổ thông mới


46


17


15


2


3.34


5


4

Chỉ đạo thực hiện cụ thể hóa, đa dạng hóa hình thức hoạt động

trải nghiệm theo chủ đề giáo dục


54


21


5


0


3.61


2


5

Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung

học cơ sở


46


20


14


0


3.40


4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023