Tác Động Đến Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Môi Trường Tự Nhiên


các xã vùng dự án đặc biệt là xã Gia Vân.Từ việc tham gia nhỏ lẻ, nay riêng xã Gia Vân đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 700 lao động. Một số lao động trước đây thường xuyên vào rừng khai thác lâm sản, chăn thả gia súc… hiện nay đã bỏ nghề chuyển sang các hoạt động dịch vụ chở đò, xe bò chở khách, bán hàng lưu niệm, tham gia loại hình du lịch Homestay và làm việc tại các nhà hàng, khách sạn tại địa phương....

Theo kết quả điều tra của đề tài tại xã Gia Vân, thu nhập bình quân của lao động tại các nhà hàng, khách sạn và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay khoảng 2.000.000 đến 3.000.000 đồng/tháng. Đối với lực lượng lao động của các hộ dân tham gia hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác như dịch vụ chở đò, xe bò chở khách, bán hàng lưu niệm, tham gia loại hình du lịch Homestay... thu nhập bình quân khoảng 1.000.000 - 2.000.000 đồng/tháng. Mặc dù thu nhập chưa cao nhưng mức thu nhập này đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân vùng dự án, giảm áp lực cho công tác QLBVR, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại KBTTN ĐNN Vân Long. Ngoài ra ở các xã khác, việc phát triển bền vững du lịch sinh thái tại KBTTN ĐNN Vân Long cũng tạo tiền đề để mở rộng và phát triển các tuyến du lịch, từng bước giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân địa phương đồng thời góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

4.2.3.2.Tác động đến xã hội

Khi nền kinh tế của một địa phương phát triển sẽ kéo theo nhiều lợi ích về các vấn đề xã hội. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Phát triển kinh tế tất yếu sẽ thu hút sự quan tâm đầu tư nguồn vốn của cả khối kinh tế Nhà nước và khối kinh tế tư nhân, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường học và trạm y tế sẽ có cơ hội được đầu tư xây dựng, dịch vụ y tế hay các loại hình dịch vụ khác cũng phát triển theo. Tuy nhiên các vấn đề mặt trái của nó là giải quyết các tệ nạn xã hội tại địa phương như ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

Tại KBTTN ĐNN Vân Long,theo thông tin phỏng vấn một số công an ở các xã Gia Vân, Gia Hòa, Gia Hưng vấn đề tệ nạn xã hội cũng chưa đặt ra nhiều thách


thức cho chính quyền địa phương các xã. Có được sự ổn định đó là nhờ sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương các cấp từ huyện, xã đến cấp thôn. Nhờ vậy tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn luôn được ổn định, tạo sự yên tâm cho du khách khi đến thăm quan nơi đây.

4.2.3.3.Tác động đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên

Ô nhiễm môi trường là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với những khu du lịch. Trong những năm qua, các dịch vụ du lịch tại KBTTN ĐNN Vân Long phát triển đã bắt đầu tạo ra những áp lực về môi trường trong khu vực, hiện tượng xả rác thải bừa bãi của nhà hàng, khách sạn và khách du lịch vẫn còn.

Lượng rác thải được tác giả xác định trong 10 ngày liên tiếp cho 2 tuyến điều tra (được tính cho lượng khách trên 1 ngày trong tháng 2/2016).

*Tuyến 1: đi từ bến du lịch Vân Long, theo bờ đê đến Đầm Cút thăm chùa Thanh Sơn Tự. Rời chùa tới thôn Cọt (xã Gia Hưng) thăm vườn cây ăn trái, theo đường mòn lên núi qua đền Thung Lá rồi vào thăm khu rừng trong Thung Quèn Cả.

* Tuyến 2: quan sát đàn Voọc quần đùi trắng. Có thể quan sát được đàn Voọc quần đùi trắng vào sáng sớm và hoàng hôn ở đây ở núi Đồng Quyển.

Đây là một trong 2 tuyến có lượng du khách nhiều nhất, chính vì vậy lượng rác thải có trên tuyến này khá nhiều.

Mối quan hệ giữa lượng rác thải với lượng khách du lịch trong ngày được thể hiện qua bảng 4.1 sau:


Bảng 4.1: Lượng rác thải và số lượng khách trong 10 ngày


Ngày

Tuyến 1

Tuyến 2

Lượng rác thải(hg)

Số lượng khách(người/ngày)

Lượng rác thải(hg)

Số lượng khách(người/ngày)

1

60

102

30

50

2

80

113

50

55

3

100

120

60

63

4

120

126

80

75

5

130

135

60

60

6

140

146

80

72

7

160

160

90

80

8

180

178

60

65

9

170

165

50

53

10

180

180

80

76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình - 7

(Nguồn :Theo số liệu Phiếu điều tra)


200

180

160

140

120

100

80

Lượng rác thải (hg)

Khách du lịch/ngày (người)

60

40

20

0

Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 4.5: mối quan hệ giữa lượng rác thải với lượng khách du lịch trong ngày trên tuyến 1


100

90

80

70

60

50

40

Lượng rác thải (hg)

Khách du lịch/ngày (người)

30

20

10

0

Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình 4.6: Biểu đồ mối quan hệ giữa lượng rác thải với lượng khách du lịch trong ngày trên tuyến 2


Qua các biểu đồ hay hình 3.7 và 3.8 ta thấy rằng giữa lượng khách du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi lượng khách du lịch tăng lên đồng thời lượng rác thải cũng nhiều lên. Từ đây ta có cách thu gom và xử lý cho kịp thời và phù hợp, tránh để lượng rác thải để sai nơi quy định, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch. Đồng thời có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức khách du lịch để rác đúng nơi quy định.

* Nhận xét:

Qua điều tra đánh giá ta thấy rằng lượng rác thải trên các tuyến điều tra khá nhiều, việc thu gom rác thải còn nhiều hạn chế, 05 ngày mới đi thu gom 1 lần không đủ so với lượng rác thải ra.

Giữa lượng rác thải với số lượng du khách trong ngày có mối liên hệ chặt chẽ, lượng khách du lịch càng nhiều lượng rác thải ra càng lớn, căn cứ vào đấy để có hướng quản lý và xử lý rác thải cho hiệu quả.

Trên các tuyến, việc xử lý rác thải còn nhiều bất cập gây ô nhiễm môi trường (xử lý chai nhựa bằng cách đốt gây tác động lớn đến môi trường xung quanh).


4.2.4. Kết quả kinh doanh du lịch qua các năm‌

4.2.4.1. Khách du lịch

Khách du lịch đến Vân Long chủ yếu là khách du lịch quốc tế (Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản), đối tượng khách du lịch có khả năng chi trả cao. Thông qua các hoạt động du lịch đã phần nào góp phần nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch theo đúng định hướng của Đảng và nhà nước.

Số liệu thống kê về số lượng khách du khách đến Vân Long từ năm 2013 đến năm 2015 được thể hiện qua bảng 4.2 và hình 4.7.

Bảng 4.2: Lượng khách du lịch đến KBT Vân Long( 2013 - 2015)


Đơn vị: Lượt khách


TT

Khách du lịch

2013

2014

2015

1

Khách đến KBT Vân Long

32.608

36.200

35.355

1.1

Khách quốc tế

28.120

29.860

29.675

1.2

Khách nội địa

4.560

6.340

5.680

(Nguồn phòng thống kê UBND xã Gia Vân năm 2015


35000


30000


25000


20000


15000

Khách quc tế

Khách nội địa

10000


5000


0

2013

2014

2015

Hình 4.7: Phân bố lượng khách theo từng năm tại KBTTNĐNN Vân Long


Qua bảng trên, có thể nhận thấy lượt khách du lịch đến với Vân Long năm 2015 tăng hơn năm 2013 là 2.747 người nhưng có giảm sút so với năm 2014 là 845 lượt khách. Số lượt khách giảmnguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.

4.2.4.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Trong những năm gần đây tại khu trung tâm đón tiếp tại xã Gia Vân đã kêu gọi, thu hút được 5 dự án đầu tư cơ sở vật chất kinh doanh du lịch với tổng số vốn trên 1.020 tỷ đồng. Các dự án hầu như đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đi vào hoạt động khai thác du lịch như: Dự án Xây dựng công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Lập Phong; Dự án Xây dựng của công ty TNHH Thảo Sơn; Dự án Xây dựng công ty TNHH Ngôi Sao; Dự án Xây dựng công ty TNHH Thương mại và vận tải Hoàng Gia; Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Việt Đài; Dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng Emeralda Ninh Bình Resort.

Năm 2011, tại trụ sở Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư – Vân Long đã được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai dự án: “Đầu tư cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hành chính Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư – Vân Long” với tổng mức đầu tư trên 18 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục nhà truyền thông và giáo dục cộng đồng, nhà chuyên gia và khu trưng bày mẫu vật,… Đây là sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo tỉnh đến KBT Vân Long và là điều kiện tốt để nâng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo tồn và phát triển du lịch.

4.2.4.3. Doanh thu du lịch

Số liệu thống kê về doanh thu và nộp ngân sách từ các hoạt động du lịch tại Vân Long từ năm 2010 đến năm 2015 được thể hiện qua bảng 4.3 và hình 4.8.

Bảng 4.3: Doanh thu du lịch của Vân Long ( 2010-2015)


Đơn vị: Triệu VNĐ


TT

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Doanh thu

1.447

1.471

1.543

735

722

681

2

Nộp ngân sách

487

475

393

402

331

325

(Nguồn: Sở VH,TT&DL Ninh Bình năm 2015)


1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Hình 4.8: Doanh thu theo từng nămtại KBTTNĐNN Vân Long (2010-2015)

Kết quả ở bảng trên cho thấy,từ năm 2010 đến năm 2012 doanh thu luôn đạt ở mức xấp xỉ gần 1,5 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến năm 2015 doanh thu chỉ đạt khoảng 700 triệu đồng mỗi năm. Số lượt khách đến Vân Long trong 3 năm gần đây giảm hơn trước nên doanh thu của KBT cũng bị giảm đi đáng kể. Do ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu nên lượng khách và mức chi tiêu của du khách đến các khu du lịch nói chung và Vân Long nói riêng cũng giảm. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động du lịch tại Vân Long.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp du lịch vẫn chủ động phối hợp với các hãng lữ hành trong và ngoài nước đưa Vân Long thành một điểm du lịch không thể thiếu trong tour du lịch của khách quốc tế khi đến Việt Nam. Với những tiềm năng du lịch hiện có, KBTTNĐNN Vân Long đã phát triển các loại hình du lịch, các tuyến du lịch đã và đang mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường.

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển du lịch tại KBTTNĐNN Vân Long

4.3.1. Nhận thức của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương

Con người là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tính bền vững trong quá trình phát triển DLST tại các khu du lịch nói chung và tại KBT Vân Long nói riêng. Thực


chất của vấn đề phát triển DLST là người dân, chính quyền địa phương và du khách cần phải nhìn thấy những lợi ích của DLST có thể mang lại thông qua những hoạt động và những cơ hội mà loại hình du lịch này tạo nên mà mục tiêu cơ bản của DLST là phát triển bền vững. Để tạo điều kiện và kích thích loại hình du lịch này thì vấn đề giáo dục cộng đồng đóng vai trò quan trọng. Cần phải làm cho tất cả các thành phần trong xã hội, nhất là cư dân địa phương hiểu những tác động tích cực của DLST đó là:‌

- Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng, nhất là những ai tham gia trực tiếp vào ngành này, trong đó bao gồm cả sự cải thiện những dịch vụ xã hội như: y tế, nhà cửa, hệ thống giao thông, cấp - thoát nước, điện năng…

- Giúp cho việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa lịch sử, làm tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng.

- Góp phần làm tăng danh tiếng địa phương, giúp cho du khách khám phá những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới.

- Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia, phá vỡ ngăn cách về văn hóa và dân tộc thông qua quan hệ này.

- Du lịch sinh thái còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương.

Trong những năm qua, cộng đồng và chính quyền địa phương ở KBTTN ĐNN Vân Long nhận thức đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhìn về khía cạnh phát triển bền vững thì hầu hết chưa được quan tâm nhiều(Theo số liệu của phiếu điều tra du khách). Nhiều hộ dân tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trước mắt mà không quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường hay tạo ấn tượng tốt cho du khách khi đến thăm quan Vân Long.

4.3.2. Tài nguyên thiên nhiên

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, DLST còn có mối liên hệ mật thiết hơn bởi khi muốn thiết lập một chuyến đi điều quan tâm đầu tiên của du khách đối với địa điểm mà họ có ý định tới thăm quan là cảnh quan quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022