Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên - 12

Qua bảng 3.3 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Các biện pháp đề ra đều có tính khả thi thể hiện ở điểm trung bình chung là 2,49 điểm.

- Khả thi nhất là các biện pháp “Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh” với 2,86 điểm. Qua khảo sát cho thấy khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải là còn hạn chế về phương pháp, kỹ năng tổ chức các HĐTN nên giáo viên luôn mong đợi được tham dự những buổi hội thảo, những đợt tập huấn để nâng cao các kỹ năng này. Hiện nay tất cả các trường tiểu học trên địa bàn Thái Nguyên đều ít hay nhiều tổ chức các chương trình trải nghiệm cho học sinh. Sau mỗi đợt trải nghiệm các trường liên kết với nhau tổ chức báo cáo, tổng kết, giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đây chính là dịp để các giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, trao dồi các kỹ năng, rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

- Biện pháp được đánh giá ít khả thi nhất là biện pháp “Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức HĐTN cho HS tiểu học”. Qua phỏng vấn cô hiệu trưởng trường tiểu học Hương Sơn, cô cho hay: “Nguồn kinh phí dành cho hoạt động trải nghiệm của nhà trường có hạn, vì ngoài HĐTN nhà trường còn phải cân đối cho các hoạt động khác. Bên cạnh đó, nhiều gia đình học sinh còn khó khăn nên huy động nguồn lực tài chính cũng rất hạn chế”. Đây cũng là tình trạng khó khăn chung của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Kết luận chương 3


Kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 3 cho thấy, cần thiết phải xây dựng các biện pháp tổ chức HĐTN cho HS tiểu học phù hợp với thực tiễn của các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên, tác giả đề xuất các biện pháp như sau:

Nâng cao nhận thức cho GV và CBQL về hoạt động trải nghiệm và tổ chức HĐTN cho học sinh trong nhà trường tiểu học

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Kế hoạch hóa tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong tổ chức HĐTN cho HS tiểu học.

Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức HĐTN cho HS tiểu học

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên - 12

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong tổ chức HĐTN cho HS TH Kết quả khảo sát các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên có tính rất cần

thiết và rất khả thi, có thể áp dụng vào tình hình thực tế của các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học là những biện pháp tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học (bao gồm mục tiêu tổ chức hoạt động, lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm, huy động nguồn lực trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, hình thức tổ chức hoạt động, hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh) nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh qua đó phát triển nhân cách toàn diện cho các em.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học gồm các nội dung về lập kế hoạch tổ chức HĐTN cho học sinh; tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm; chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh; kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường Tiểu học như năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí; năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của GV tiểu học; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐTN của nhà trường; mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với các bên liên quan trong giáo dục học sinh; các yếu tố thuộc hành lang pháp lý về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường học; sự quan tâm của chính quyền địa phương đến HĐTN.

Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học ở thành phố Thái Nguyên cho thấy:

Trong kế hoạch trải nghiệm cho cả năm học ở các trường đã nêu mục đích yêu cầu của hoạt động trải nghiệm, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm và dự trù kinh phí để thực hiện kế hoạch. Các trường đã chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện; Phối hợp chặt chẽ giữa GV và các lực lượng khác. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, có sự sáng tạo trong khâu tổ chức, đồng thời chưa

có sự thống nhất trong cách thức thực hiện. GV vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức HĐTN như về thời lượng dành cho chương trình, yếu tố thuộc về hạn chế của GV hay sự khó khăn về kinh phí thực hiện.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hướng đến tổ chức HĐTN cho học sinh ở trường tiểu học như hành lang pháp lý, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ GV tiểu học, năng lực quản lí của đội ngũ lãnh đạo nhà trường, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đáp ứng cho hoạt động trải nghiệm,… chúng tôi đã đề xuất các biện pháp sau:

Nâng cao nhận thức cho GV và CBQL về hoạt động trải nghiệm và tổ chức HĐTN cho học sinh trong nhà trường tiểu học.

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Kế hoạch hóa tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong tổ chức HĐTN cho HS tiểu học.

Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức HĐTN cho HS tiểu học.

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong tổ chức HĐTN cho HS TH.

2. Kiến nghị

* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên

- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên cần đổi mới cách giá các hoạt động giáo dục. Bên cạnh việc đánh giá nhiệm vụ chuyên môn cần coi trọng HĐTN xem đó là một tiêu chuẩn quan trọng trong thanh tra toàn diện nhà trường và đánh giá thi đua năm học.

- Hằng năm cần có các hội nghị sơ kết, tổng kết, khen thưởng các trường tiểu học tổ chức các HĐTN hiệu quả cho học sinh.

* Đối với hiệu trưởng các trường tiểu học

- Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp tổ chức HĐTN, cần có sự sáng tạo, linh động, đổi mới trong cách tổ chức.

- Động viên, khen thưởng kịp thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho người trực tiếp thực hiện hoạt động này. Phát huy năng lực, óc sáng tạo ở giáo viên, mạnh dạn giao quyền cho giáo viên khi phân công nhiệm vụ cho họ.

- Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên nhà trường về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các HĐTN.

* Đối với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

Phối hợp với nhà trường, hỗ trợ về nhân lực, vật lực để HS được tham gia các hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức. Quan tâm và tạo điều kiện để HS tham gia hoạt động trải nghiệm thông qua các việc làm phù hợp, vừa sức, các hoạt động lao động ở gia đình, thôn xóm, địa phương và cộng đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong trường học, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (thông qua ngày 28/7/2017), Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Bùi Ngọc Diệp, Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông.

7. Dự án GDMT tại Hà Nội (2006), Học mà chơi - Chơi mà học,Tổ chức Con người và Thiên nhiên, Hà Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

10. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,X,XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. ĐT, Mục tiêu của hoạt động ở các cấp học phổ thông, xem ngày 28/7/2018, Nguồn: htthành phố://baobinhphuoc.com.vn/Content/muc-tieu- cua-hoat-dong-o-cac-cap-hoc-pho-thong-335816).

13. Trần Thị Gái (2017), “Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây dựng chu trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học ở trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 33, Số 3.

14. Geoffrey Petty (1998), Dạy học ngày nay, Nxb Stanley Thornes Bản dịch Dự án Việt - Bỉ, 2003.

15. Trần Ngọc Giao, Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai Phương, Chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: vấn đề dạy học và tổ chức dạy học.

16. Nguyễn Thị Thanh Hà (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa.

17. Nguyễn Thị Thu Hoài, Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo giải pháp phát huy năng lực người học.

18. Lê Huy Hoàng, Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

19. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Giáo dục học, Nxb Khoa học Kĩ thuật giáo dục, Hà Nội.

20. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011),

Từ điển Bách khoa, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

21. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

22. Nguyễn Hữu Hợp, Phó Đức Hòa (2011), Giáo dục tiểu học II, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2005), Tâm lí học giáo dục, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012) (Chủ biên), Quản lí giáo dục: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Võ Trung Minh (2015), Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học, Luận án tiến sĩ.

26. Đặng Văn Nghĩa, Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với dạy học phát triển năng lực cho học sinh.

27. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục

28. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí,

Học viện quản lí giáo dục Hà Nội.

29. Đinh Thị Kim Thoa (2014), Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Kỷ yếu Hội thảo cấp Bộ: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

30. Đỗ Ngọc Thống (2017), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 115.

31. Nguyễn Thị Thu Trang (2017), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học địa lí địa phương lớp 12 THPT tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ.

32. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.

33. Nguyễn Quốc Vương, Lê Xuân Quang (2018), Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học, tập1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

34. Nguyễn Quốc Vương (cb 2017), Lê Xuân Quang, Đào Thu Vân, Mai Bá Bắc, Nguyễn Văn Tuấn, Mai Thị Diệp, Văn Thị Linh, Hoạt động trải nghiệm

- Lớp 1 - tập 1(Dành cho học sinh tiểu học), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

35. Nguyễn Quốc Vương (cb 2017), Lê Xuân Quang, Đào Thu Vân, Mai Bá Bắc, Nguyễn Văn Tuấn, Mai Thị Diệp, Văn Thị Linh, Hoạt động trải nghiệm

- Lớp 2 - tập 1 (Dành cho học sinh tiểu học), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

36. Nguyễn Quốc Vương (cb 2017), Lê Xuân Quang, Đào Thu Vân, Mai Bá Bắc, Nguyễn Văn Tuấn, Mai Thị Diệp, Văn Thị Linh, Hoạt động trải nghiệm

- Lớp 3 - tập 1 (Dành cho học sinh tiểu học), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

37. Nguyễn Quốc Vương (cb 2017), Lê Xuân Quang, Đào Thu Vân, Mai Bá Bắc, Nguyễn Văn Tuấn, Mai Thị Diệp, Văn Thị Linh, Hoạt động trải nghiệm - Lớp 4 - tập 1 (Dành cho học sinh tiểu học), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

38. Nguyễn Quốc Vương (cb 2017), Lê Xuân Quang, Đào Thu Vân, Mai Bá Bắc, Nguyễn Văn Tuấn, Mai Thị Diệp, Văn Thị Linh, Hoạt động trải nghiệm

- Lớp 5 - tập 1(Dành cho học sinh tiểu học), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí