Cây Con Đạt Tiêu Chuẩn Ở Vườn Ươm Sẵn Sàng Đem Trồng

trường cát) để dễ nhổ đem trồng. Tưới ẩm thường xuyên giúp cây mau hồi phục. Thời gian giâm trung bình khoảng 1-2 tháng, tùy tình hình sinh trưởng.

Một số điểm cần lưu ý khi xuất cây con khỏi vườn ươm

Cây con đem trồng phải khoẻ mạnh, dạng hình tốt (mọc thẳng, nhánh lá phân bố đều), không sâu bệnh và phát triển đồng đều (Hình 2.9). Trước khi bứng cây con nên tưới đẫm đất vườn ươm một ngày, bứng cây con có mang theo bầu đất sẽ giúp tăng tỷ lệ sống khi đem trồng. Có thể nhổ cây rễ trần, trước khi nhổ cũng phải tưới đẫm đất vườn ươm để tránh bị đứt rễ và đem trồng ngay. Lưu ý tránh lẫn lộn giống khi di chuyển, trong trường hợp mang đi xa nên bó cây trong bầu bẹ chuối (chuối hột), mo cau, ... cung cấp đủ nước, tránh nắng và gió nhiều.

Sau khi trồng nếu cây con bị rụng lá, chết, cần kiểm tra lại các điểm sau:

(a) Đất bị úng nước hoặc không cung cấp đủ nước, đất nhiễm phèn, mặn hoặc có nhiều chất hữu cơ chưa phân hủy; (b) Sâu bệnh; (c) Sử dụng phân bón quá nhiều và bón chạm rễ; và (d) hệ thống rễ cây con không phát triển đầy đủ (ít rễ nhánh).


Nguyễn Bảo Vệ 2004 Hình 2 9 Cây con đạt tiêu chuẩn ở vườn ươm sẵn sàng 1

Nguyễn Bảo Vệ, 2004

Hình 2.9: Cây con đạt tiêu chuẩn ở vườn ươm sẵn sàng đem trồng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao ở ĐBSCL trồng cây phải xây dựng bờ bao, cóng bọng?

2. Mục đích của việc xây dựng vườn ươm là gì?

3. Mướn thiết kế vườn CAT có hiệu quả trước tiên cần phải là gì?

4. Cho biết việc trồng CAT ở Miền tây NB và Miền đông NB khác nhau chổ nào?

5. Vì sao trồng CAT ở Miền tây Nam Bộ phài đào mương lên liếp?

BÀI 3 CÂY NHÃN MĐ 24-03


Giới thiệu:

Bài ba nói về đặc tính hình thái, nông học, và kỹ thuật trồng chăm sóc cây nhãn. Giới thiệu qui trình xử lý ra hoa hiện đại đang áp dụng ngoài thực tế có hiệu quả cao, các biện pháp quản lý dịch bệnh hạn chế được thiệt hại cho cây trồng nhất là bệnh chổi rồng hiện nay từ đó đảm bảo được phẩm chất và năng suất của trái nhãn.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được đặc tính hình thái, nông học, và kỹ thuật trồng chăm sóc cây nhãn.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện và hướng dẫn thực hiện qui trình trồng và quản lý dịch hại trên cây nhãn.

+ Nhận dạng được đặc điểm hình thái của các giống nhãn

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Thực hiện quy trình trồng và chăm sóc nhãn.

+ Trung thực, có ý thức kỷ luật cao, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

+ Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

1. Giá trị và nguồn gốc phân bố

1.1. Giá trị dinh dưỡng

Trong 100g phần ăn được có chứa 72,4 g nước, 1 g protein, 0,5 g chất béo, 25,2 g carbohydrat, 0,4 g chất sợi, 0,5 g chất tro, 2mg canxi, 6mg lân, 0,3 mg sắt, 28 UIvitamin A, 0,04 mg vitamin B1, 0,07 mg vitamin B2, 8mg vitamin C và năng lượng trung bình 450kJ/1000g.

Ngoài việc ăn tươi nhãn còn dung đóng hộp. Mùi vị củ nhãn đống hộp được cho là tốt hơn vải và chôm chôm. Nhãn còn được sấy khô cả trái hoặc loại bỏ hột. Lá nhãn có chứa chất quercetin và quercitrin được dung trong y học.

1.2. Nguồn gốc phân bổ

Cây nhãn được xem có nguồn gốc từ các vùng đất thấp thuộc Sri-Lanca, nam Ấn Độ, Miến Điện và Trung Quốc. Nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Hải Nam ở miền nam Trung Quốc, tại đây có nhiều cây trên 100 năm, ở huyện Phổ Giang có 03 cây sống trên 380 năm vẫn cho quả, có năm đạt 1000-1500 kg/cây (Trần Thế tục, 2002).

Nhưng hiện nay nhãn được phân bố từ những vùng có độ cao trung bình cho đến cao độ 1000 m. Ngoài ra các nước khác như Hồng Kông, Lào, Việt Nam và vùng Florida cũng trồng nhãn. Miền nam Trung Quốc được xem là trung tâm chọn lọc và mô tả các dòng nhãn sớm nhất trên thế giới. Các giống nhãn tốt nhất của Thái Lan có tên rất khác so với các giống của Trung Quốc mặc dù chúng có rất nhiều đặc tính tương đồng. Thái Lan chỉ bắt đầu trồng nhãn từ những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ XIX với các giống có nguồn gốc được mang từ Trung Quốc. Ở Việt Nam, nhãn cũng như vải đều là cây ăn quả đặc sản của vùng đồng bằng bắc bộ, nhãn có tính thích nghi rộng, dễ trồng có thể trồng được cả vùng đồi, tuổi thọ dài, sản lượng cao. Cây nhãn Phố Hiến (Hưng Yên) có tuổi thọ đến 300 năm. Tại Miền Bắc, phong trào trồng nhãn cũng phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Vĩnh Phú, Nam Hà, Thái Bình… theo ước tính diện tích trồng nhãn tại đồng bằng Bắc bộ khoảng 31250 ha (Trần Thế Tục, 2002).

Tại ĐBSCL, nhãn xuất hiện lâu đời ở những tụ điểm dân cư lớn ở các khu vực đất giồng (địa hình cao) thuộc các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay nhãn được trồng rộng rãi và thích nghi trên rất nhiều vùng sinh thái khác nhau từ vùng đất giồng, đất nhiễm mặn và phát triển rất tốt trên các vùng đất phù sa bồi.

2. Đặc tính thực vật

2.1. Thân

Cây nhãn có một số đặc điểm hình thái giống như cây vải và chôm chôm, đặc biệt là vải vì cùng họ Sapindaceae. Cây nhãn cao trung bình 5–10 m (có thể cao đến 20 m), tán tròn đều và mọc thẳng hơn khi trồng bằng hột, vỏ thân sần sùi, một vài giống có thân láng như cây vải, gỗ thì giòn hơn. Mầm ngọn hay mầm nách của nhãn đều có thể phát triển thành cành. Việc hình thành thân cành của nhãn có những điểm khác với cây ăn quả khác là khi cây đã ngừng

sinh trưởng mầm ngọn ở đỉnh được các lá kép rất non bọc lấy, gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mầm ở đỉnh này kéo dài thêm. Cành càng thành thục thì lớp vỏ càng cứng và thô, màu nâu sậm và trên vỏ cành có những đường vân nứt (Trần Thế Tục, 2002).

2.2. Lá

Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim, lá đơn mọc đối xứng hay so le. Đại bộ phận các giống nhãn có từ 3 đến 5 đôi lá, có giống từ 1-2 đôi, thường gặp là 4 đôi lá, 7 đôi trở lên là rất hiếm thấy. Lá nhãn hình mác, mặt lá xanh đậm, lưng lá xanh nhạt, cuống lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ. Lá non màu đỏ, tím hay đỏ nâu tùy giống và thay đổi theo thời tiết. Mặt lá bằng, có giống biên lá hơi quăn. Có thể dựa vào cấu tạo hình thái màu sắc của lá để phân biệt các giống nhãn (Trần Thế Tục, 2002).

2.3. Hoa

Phát hoa mọc ở đầu ngọn cành dài 8-40 cm, rộng đến 30 cm không mang lá, thẳng và có những nhánh nhỏ mang hoa phân chia với góc độ rộng. Hoa nhỏ màu nâu vàng lợt có 5 cánh hoa, chỉ nhụy đực có lông tơ, bao phấ n thì không có lông tơ, bầu noãn được chia thành hai, đôi khi ba phần. Trên một phát hoa có rất nhiều hoa tùy thuộc vào độ lớn của cây và mùa vụ trong năm. Có thể từ vài trăm hoa đến 2-3 nghìn hoa. Hoa nhãn có ba loại, hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính, có sự phát triển gối nhau của các loại hoa trên một cây vì không phải các gié hoa phát triển cùng một lúc. Đầu tiên hoa đực nở trước rồi đến hoa lưỡng tính cuối cùng chỉ có hoa cái nở. Sự phân hóa mầm hoa của nhãn bị chi phối bởi nhiều yếu tố như sự phát triển của cành mẹ, số lượng lá, diện tích lá trên cành mẹ và khả năng tích lũy các hợp chất hữu cơ, hàm lượng đường và đạm ở đỉnh sinh trưởng, thời tiết khí hậu (Trần Thế Tục, 2002).

Các giống nhãn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường thứ tự nở hoa như sau: hoa cái, hoa lưỡng tính và cuối cùng là hoa đực. Tuy nhiên, do hoa nhãn nở tương đối tập trung nên có sự trùng lên nhau giữa các loại hoa từ 4-6 tuần tùy theo từng giống. Thời gian nở của một hoa mất từ 3 -4 ngày, thời gian ra hoa kéo dài một tuần. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng (kiến, ruồi, ong và gió) hiệu quả nhất là trong thời gian 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều (Verheij và coronel, 1992). Nhìn chung thời gian nở hoa của nhãn chịu sự chi phối của nhiệt độ tại chỗ. Sự đậu trái thường thấy ở những hoa nở cùng với thời kỳ nở của hoa đực. Do đó, những hoa nở trước hay sau thời kỳ này thường có tỷ lệ đậu trái thấp. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi chín tùy theo điều kiện khí hậu và theo từng giống (nhãn long cần 3,5-4 tháng, nhãn

Xuồng Cơm Vàng cần 5-5,5 tháng, nhã Edor cần 7-7,5 tháng). Quan sát giống nhãn Long và tiêu da bò ở ĐBSCL cho thấy hoa nhãn thường nở làm ba đợt: đợt 1 và đợt 2 trái phát triển mạnh, trong khi trái đậu đợt 3 thì thường phát triển chậm hơn từ 15-20 ngày. Phát hoa nhãn có rất nhiều bông nhưng tỷ lệ đậu trái thấp và thường rụng ở giữa đoạn hai tuần sau khi đậu trái (trái non có đường kính khoảng 1 cm) và khi trái bắt đầu vô cơm (1,5 tháng trước khi thu hoạch hoặc 1,5-2 tháng sau khi đậu trái) (Trần Văn Hâu, 1998).



Trịnh Xuân Việt 2010 Hình 3 1 Hoa của nhãn Edor 2 4 Trái Trái thuộc loại phì 2

Trịnh Xuân Việt, 2010

Hình 3.1: Hoa của nhãn Edor


2.4. Trái

Trái thuộc loại phì quả, có đường kính 1-3 cm, màu xanh mờ khi còn non, khi chín có màu vàng sáng, nâu trắng hay xanh tùy giống. Chùm trái có thể mang đến 80 trái, trọng lượng trái thay đổi từ 5-20 g/trái (trọng lượng tốt nhất để bán tươi là trên 12–18 g/trái), vỏ trái mỏng, láng và dai.

Trái có hình cầu, tròn dẹp, cân đối hay hơi lệch, đỉnh trái tròn, cuống trái hơi lõm. Vỏ trái nhãn thường trơn nhẵn, cũng có giống vỏ hơi xù xì màu vàng xám hay nâu nhạt. Ở Đài Loan, có giống vỏ đỏ và vỏ xanh. Giữa vỏ và hạt có lớp cùi (thịt trái, cơm trái hay tử y) dày, màu trắng trong hoặc trắng sữa, thơm và ngọt. Cùi của quả nhãn là do cuống noãn phát triển mà thành. Giữa vỏ và cùi của các giống nhãn ở miền Bắc thường dễ bóc, các giống miền Nam thì khó bóc

vỏ hơn (Trần Thế Tục, 2002). Cơm trái (tử y) ít dính vào hột, có thể chiếm đến 75% trọng lượng trái. Vì cơm trái phát triển từ tế bào của tể hột do đó chỉ làm giảm kích thước hột chứ không làm tiêu hột. Hàm lượng đường tổng số của cơm trái thay đổi từ 15-20% khi chín (Kningt và ctv., 1968).


Trịnh Xuân Việt 2010 Hình 3 2 Trái nhãn Xuồng Cơm Vàng 2 5 Hột Hột nhãn có 3

Trịnh Xuân Việt, 2010

Hình 3.2: Trái nhãn Xuồng Cơm Vàng


2.5. Hột

Hột nhãn có hình tròn, tròn dẹp, màu đen hay nâu đen, bóng, phản ngang. Lá mầm trong hột màu trắng, có nhiều tinh bột, phôi màu vàng. Độ lớn hột cũng rất khác nhau giữa các giống, thường từ 1,6-2,6 g, chiếm 17,3- 42,9% trọng lượng quả. Cũng có giống nhãn hột rất bé, hầu như không có hột. (Trần Thế Tục, 2002).

3. Nhu cầu sinh thái

3.1. Nhiệt độ

Có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển ra hoa đậu quả và vùng phân bố của nhãn. Những vùng có nhiệt độ bình quân năm 200C trở lên là thích hợp với cây nhãn và là vùng có hiệu quả kinh tế. Nhiệt độ thấp không được dưới (-10C), nhãn không thể chịu được sương giá như cây vải. Mùa đông tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau cần có một thời gian nhiệt độ thấp khoảng 8-140C thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa của nhãn. Lúc nhãn ra nụ, gặp năm có nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát triển sẽ ảnh hưởng đến nụ và hoa do đó mất mùa quả. Hoa nhãn nở yêu cầu nhiệt độ

cao 20-270C, nếu gặp nhiệt độ thấp việc thụ tinh sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp. Mùa thu hoạch quả có nhiệt độ cao, phẩm chất quả sẽ tốt.

3.2. Nước

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển nhãn rất cần nước. Lượng mưa hàng năm cần thiết 1300-1600 mm. Lúc cây ra hoa gặp thời tiết nắng ấm, tạnh ráo có lợi cho thụ phấn thụ tinh, đậu quả tốt và năng suất sẽ cao. Nhãn là cây ưa nước, nhưng đồng thời là cây chịu hạn nhờ có rễ nấm, nên trồng ở vùng đồi chăm sóc tốt vẫn đạt được năng suất cao. Nhãn còn là cây chịu úng. Nếu gặp úng trong 3-5 ngày vẫn chịu được, nhưng nếu bị ngập lâu bộ rễ sẽ bị thối, cây yếu dần và chết. Khô hạn hay ngập ứng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa nhãn. Ẩm độ đất cao sẽ sản xuất ra bông lá và mang ít trái (Ussahatanont, 1996).

3.3. Đất đai

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn. Tuy nhiên, nhãn thích nhất là đất cát, cát pha, đất cồn và phù sa ven sông v.v. Đất gò đồi ở trung du và miền núi vẫn trồng được nhãn tốt nhưng phải chú ý giữ ẩm cho cây trong mùa khô. Độ pH: 4,5-6,0.

3.4. Ánh sáng

Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây nhãn thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây p hát triển. Ánh sáng còn giúp đậu trái, vỏ bóng, đẹp và mùi vị ngọt, ngon hơn.

4. Giống

4.1. Nhãn Xuồng Cơm Vàng

Giống nhãn xuồng cơm vàng là một trong những giống có chất lượng ngon của nhóm nhãn giồng, được phát hiện và chọn lọc trong điều kiện sản xuất của nông dân, có nguồn gốc tại Bà Rịa, Vũng Tàu. Cây có đặc tính sinh trưởng khá, lá dạng hình trứng, phiến lá hơi vặn, thời gian cho thu hoạch tập trung từ tháng 6 đến tháng 8, thời gian từ khi cây ra hoa đến thu hoạch là 5-5,5 tháng, trái nhãn khá to, trọng lượng trái trung bình 16-25 g, dạng hình xuồng, vỏ trái dầy, màu vàng da bò. Chất lượng trái rất ngon, rất ngọt, ráo, giòn, độ brix 20-24%, tỷ lệ cơm ở trái đạt 60-70%, mùi vị khá thơm, màu hanh vàng (Hình 3.3).

Trịnh Xuân Việt 2010 Hình 3 3 Nhãn Xuồng Cơm Vàng 4 2 Nhãn Tiêu Da Bò Theo kết 4

Trịnh Xuân Việt, 2010

Hình 3.3: Nhãn Xuồng Cơm Vàng


4.2. Nhãn Tiêu Da Bò

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu Cây ăn Quả Miền Nam, nhãn tiêu da bò là giống được trồng tại các tỉnh Nam bộ trên 20 năm, qua khảo sát cho thấy giống này có đặc điểm tương tự như các giống được trồng tại Huế trên 50 năm, nên rất có thể đây là giống có nguồn gốc tại Huế và du nhập vào các tỉnh Nam bộ, vì vậy ở các tỉnh Nam bộ giống này còn có tên là "Tiêu Huế". Giống tiêu da bò có một số đặc tính nông học tốt như là cây phát triển nhanh có 5-6 cặp lá chét, lá dạng thon nhỏ. Trái sai, số trái trên chùm có thể lên đến 50 trái, khi chín vỏ trái có màu vàng như da bò, thịt trái hơi dai, lượng nước trong vừa phải, tỷ lệ thịt quả cao, năng suất ổn định, cây 8-10 năm tuổi có năng suất trung bình 120-180kg/cây/năm. Trọng lượng trái trung bình 8-12g. Thịt trái màu trắng đục, dầy thịt 5-6 mm, tỷ lệ % thịt/quả 60-65%, độ Brix 20-23%. Cấu trúc thịt: khá ráo, dai. Mùi vị ngọt trung bình và ít thơm hơn giống nhãn long. Ở một số nơi nhãn tiêu da bò còn cho năng suất gấp đôi năng suất nhãn long. Đa số giống nhãn này được trồng bằng nhánh chiết. Trong thời gian gần đây diện tích nhãn tiêu da bò tăng lên rất nhanh. Đây là giống có nhiều triển vọng, nhược điểm của giống nhãn này là khi cây ra hoa đòi hỏi phải xử lý bằng cách khoanh vỏ, nhưng có thể lợi dụng nhược điểm này để chủ động xử lý cây ra hoa theo ý muốn (Hình 3.4).

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí