Trong Quá Trình Tổ Chức Hoạt Động Khám Phá Khoa Học, Anh/chị Đã Sử Dụng Những Biện Pháp Nào Dưới Đây Để Phát Triển Vốn Từ Cho Trẻ 3 - 4 Tuổi? Cho


6. Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học, Anh/Chị đã sử dụng những biện pháp nào dưới đây để phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi? Cho biết mức độ sử dụng các biện pháp đó?

STT

Sử dụng các biện pháp, phương pháp

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ

1.

Tăng cường cho trẻ quan sát đối tượng kết

hợp với sử dụng câu hỏi mở




2.

Sử dụng đa dạng, phong phú đồ dùng trực

quan PTVT




3.

Sử dụng trò chơi PTVT




4.

Sử dụng tình huống có vấn đề gắn với ngữ cảnh cụ thể tạo cơ hội cho trẻ được giao

tiếp




5.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với

từng chủ đề khám phá




6.

Sử dụng thí nghiệm khoa học đơn giản




7.

Sử dụng dự án khám phá khoa học




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.


7. Anh/chị đã tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua những hình thức nào?


STT


Các hình thức

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1

Hoạt động học




2

Hoạt động chơi




3

Các hoạt động khác (tham quan, lao động, ngoài trời…)





8. Anh/chị gặp những khó khăn nào khi tổ chức khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi?


STT


Nội dung

Khó khăn

Vừa phải

Không khó

khăn

1.

Chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt

động KPKH nhằm PTVT cho trẻ




2.

Thiếu cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động KPKH




3.

Áp lực công việc của GV mầm non trong một ngày;

thiếu thời gian chuẩn bị tổ chức các hoạt động KPKH




4.

Chưa được bồi dưỡng tập huấn về việc tổ chức

hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ




5.

GV chưa linh hoạt khi sử dụng các biện pháp tổ

chức hoạt động KPKH




6.

Số lượng trẻ trong lớp quá đông




7.

Ban Giám hiệu chưa quan tâm đúng mức đến việc

tạo các điều kiện tổ chức hoạt động KPKH nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi




8.

GV chưa nhận thức rõ về bản chất và ý nghĩa, nhiệm

vụ PTVT cho trẻ




9. Anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3

- 4 tuổi?



STT


Yếu tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Vừa phải

Không

ảnh hưởng

1.

Phương pháp, biện pháp tổ chức hướng dẫn của GV





2.

Cơ sở vật chất trang thiết bị, tài liệu, môi trường

giáo dục ở trường mầm non




3.

Nội dung hoạt động giáo dục




4.

Sự phối hợp của nhà trường với gia đình





10. Anh/chị nhận được sự hỗ trợ chuyên môn nào từ các nhà quản lí/chuyên môn trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi?



STT


Nội dung hỗ trợ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1.

Cung cấp tài liệu cho GV về tổ chức hoạt động

KPKH hoặc PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi




2.

Tạo cơ hội cho GV tham gia tập huấn các chuyên đề về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ

3 - 4 tuổi




3.

Tạo điều kiện cho GV dự giờ liên lớp, liên trường, giữa các lớp cùng độ tuổi về tổ chức hoạt động

KPKH hoặc PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi




4.

Tổ chức các hội thi về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi giúp GV có cơ hội

được trao đổi về chuyên môn




5.

Tổ chức cho GV đi tham quan học tập mô hình tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ ở các

trường khác trong hoặc ngoài huyện, tỉnh…




6.

Chỉ đạo các tổ sinh hoạt chuyên môn thường xuyên về tổ chức hoạt động KPKH hoặc PTVT

cho trẻ 3 - 4 tuổi




7.

Mời chuyên gia đến trường tập huấn cho GV về tổ

chức hoạt động KPKH hoặc PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi




11. Đề xuất, kiến nghị về hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!


Phụ lục 3

CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN


1. Theo Anh/Chị, trong hoạt động KPKH, yếu tố nào quyết định đến hiệu quả PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non? Hãy giải thích.

2. Tại sao hoạt động KPKH lại có khá nhiều cơ hội trong PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi? Những cơ hội đó là gì?

3. Khi soạn giáo án tổ chức hoạt động KPKH, Anh/ Chị có quan tâm đến mục tiêu PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi không? Mục tiêu đó có thể hiện trong giáo án không?

4. Tại sao cô lại thường xuyên lồng ghép mục tiêu PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi vào các nội dung bộ phận của cơ thể con người, động vật và thực vật, mà không phải là các nội dung khác?

5. Trong hoạt động KPKH, Anh/Chị thường sử dụng những biện pháp nào để PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi? Biện pháp đó có ưu điểm/thuận lợi gì mà Anh/Chị sử dụng? Có khó khăn gì khi sử dụng không? Hãy liệt kê những khó khăn đó. Những biện pháp nào ít sử dụng? Tại sao?

6. Dạng tài liệu về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi mà Anh/chị nhận được từ cán bộ quản lí nhà trường là gì?

7. Anh/chị đã được dự giờ về tổ chức hoạt động KPKH của đồng nghiệp chưa? Ở tại trường mình hay trường khác? Giờ học đó có hướng tới PTVT cho trẻ 3

- 4 tuổi?

8. Các buổi tập huấn ở Phòng Giáo dục, Anh/chị được hỗ trợ những nội dung gì?

9. Anh/chị có thường xuyên nhận được chỉ đạo từ lãnh đạo nhà trường về yêu cầu sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi không? Anh/chị có được tổ trưởng chuyên môn cho thảo luận về tiết dạy này không?

10. Anh/chị hãy cho biết, những nội dung mà chuyên gia đến tập huấn tại trường cho Anh/chị về tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi là gì?


DANH SÁCH GIÁO VIÊN ĐƯỢC PHỎNG VẤN



STT

Họ tên GV được phỏng

vấn


Tên trường

1

T.T.Ư

Trường Mầm non Lương Sơn, xã Lương Sơn, huyện Thường

Xuân

2

L.T.B

Trường Mầm non Thanh Phong, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân

3

Đ.T.H

Trường Mầm non Thanh Tân, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh

4

L.T.T

Trường Mầm non Thị trấn Quan Hóa, huyện Quan Hóa

5

P. T. H

Trường Mầm non Thị Trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh

6

H. T. P

Trường Mầm non Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân

7

L.T.V

Trường Mầm non Vạn Thiện, xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống

8

N. T. L

Trường Mầm non thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành

9

L. T. L

Trường Mầm non Hợp Thắng, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn

10

N.T.H

Trường Mầm non Thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia

11

M. T. H

Trường Mầm non 27/2, phường Đông vệ, TP. Thanh Hóa

12

N. L. L

Trường Mầm non Lam Sơn, phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa

13

T. T. H

Trường Mầm non Thực Hành, phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa

14

Đ. T. H

Trường Mầm non Quảng Tâm, phường Quảng Thành, TP.

Thanh Hóa

15

L. T. B

Trường Mầm non Hoa Mai, phường Ba Đình, TP. Thanh Hóa


Phụ lục 4

CHỌN MẪU ĐIỀU TRA


Chọn mẫu giáo viên

Điều tra sác xuất mẫu n được xác định theo công thức: n= t2/4e2 Trong đó:

t là hệ số tương quan phụ thuộc vào độ tin cậy, e là sai số chọn mẫu,

Lựa chọn độ tin cậy 0,95%, e = 0,05 ta thấy cần điều tra trên mẫu n = 210 đơn vị sẽ phản ánh được đặc điểm của tổng thể chung với độ chính xác là 95%. Như vậy khảo sát trên 210 GV là đảm bảo yêu cầu của xác xuất thống kê.

Chọn mẫu trẻ

Đánh giá về chất lượng của trẻ dựa vào công thức: n = (t2 x s2)/e2 . Trong đó:

t là hệ số tương quan phụ thuộc vào độ tin cậy y, e là sai số chọn mẫu,

s là phương sai.

Chúng tôi lựa chọn độ tin cậy là 95%. Do đó t =1.96, e = 0.05. Thay số vào công thức, ta có n = 89,6 là đạt độ tin cậy ở mức 95%. Như vậy đã tiến hành đo trên 120 trẻ (60 trẻ khu vực thành phố và 60 trẻ khu vực nông thôn) là đã đáp ứng được yêu cầu của xác xuất thống kê.


Phụ lục 5

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ VỐN TỪ CỦA TRẺ


I. GIỚI THIỆU VỀ BỘ CÔNG CỤ

Bộ công cụ đánh giá vốn từ của trẻ được chúng tôi sử dụng nguyên bản là bộ công cụ của nhóm tác giả Pham, G., & Tipton, T. Năm 2018, nhóm tác giả này đã nghiên cứu và sử dụng bộ công cụ để đánh giá VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ em. Công cụ được nhóm tác giả xây dựng là các bài tập gọi tên tranh, nhận diện, phân biệt tranh dưới dạng trắc nghiệm (test). Bộ công cụ này được sử dụng ở nhiều nước để nghiên cứu nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Năm 2019, nhóm tác giả Pham,

G. et al. đã sử dụng bộ công cụ này nghiên cứu khả năng ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam. Bài nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lời nói – Ngôn ngữ - Thính giác của Hiệp hội Lời nói – Ngôn ngữ - Thính giác Hoa Kì. Bộ công cụ gồm 2 bài đánh giá: nhận biết hình ảnh (đánh giá VT tiếp nhận) và gọi tên hình ảnh (đánh giá VT biểu đạt), được cung cấp miễn phí trên trang web của Trường Đại học San Diego State (Mỹ) tại địa chỉ: VietSLP.Sdsu.edu.

Đối với VT tiếp nhận: Trẻ hoàn thành bài tập nhận diện hình ảnh để đánh giá VT tiếp nhận gồm 40 tờ tương ứng kiểm tra 40 từ. Mỗi 1 tờ tranh gồm 4 hình ảnh: 1 hình ảnh biểu thị từ đích, một hình ảnh biểu thị một từ có liên quan về mặt ngữ âm; 1 hình ảnh biểu thị một từ có liên quan về mặt ngữ nghĩa và một từ không có liên quan. Các hình ảnh được sắp xếp 2x2 (2 tranh ở trên và 2 tranh ở dưới), trẻ nghe từ đích và chỉ vào bức tranh tương ứng. 40 từ này được lựa chọn theo tiêu chí có từ xuất hiện nhiều, từ xuất hiện vừa và từ ít xuất hiện. Các từ được đưa ra ngẫu nhiên và trẻ phải hoàn thành 40 bài tập này. Hệ số alpha Cronbach là 0,71 cho thấy độ tin cậy nội bộ (internal consistency) của bài tập này là có thể chấp nhận được.

Đối với VT biểu đạt: Trẻ hoàn thành bài tập gọi tên hình ảnh để đánh giá VT biểu đạt. Trẻ được xem các bức tranh và được yêu cầu gọi tên cho 80 tranh (40 đồ vật và 40 hành động). 80 từ được lựa chọn theo tiêu chí có từ xuất hiện nhiều, từ xuất hiện vừa và từ ít xuất hiện. Các từ được đưa ra ngẫu nhiên và trẻ phải hoàn thành 80 bài tập này. Hệ số alpha Cronbach là 0,85 cho thấy độ tin cậy nội bộ (internal consistency) của bài tập đánh giá này là tốt.


II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ VỐN TỪ CỦA TRẺ 3 - 4 TUỔI

1) Chuẩn bị:

- Bộ tranh tương ứng với bảng từ.

- Phiếu đánh giá vốn từ tiếp nhận và biểu đạt, bút.

2) Cách tiến hành:

- Ghi thông tin: Họ tên trẻ, mã số, ngày đánh giá, người đánh giá

- Đánh giá vốn từ tiếp nhận:

+ Bước 1. GV hướng dẫn và làm thử:

GV nói: Hôm nay, cô và con cùng tham gia một hoạt động rất vui. Con sẽ được xem một số bức tranh, và cô sẽ nói tên tranh nào thì con chỉ tay vào tranh đó. Con hiểu chưa nhỉ. Con nghe và thật chú ý vì cô chỉ nói có một lần thôi nhé. Con đã sẵn sang chưa? Nào bây giờ chúng ta làm thử.

GV cho trẻ xem tranh hình dưới và đọc “Bóng bay”. Trong vòng 5 giây, nếu trẻ chỉ đúng thì GV tích vào “1”, nếu sai thì tích vào “0” ở Phiếu đánh giá 1.


Chú ý Cô dùng ngôn ngữ kí hiệu ok hoặc ừ để xác nhận câu trả 1

Chú ý: Cô dùng ngôn ngữ kí hiệu “ok” hoặc “ừ” để xác nhận câu trả lời, không nói “đúng” hoặc “sai”. Nếu trẻ chỉ nói “bóng bay” mà không chỉ vào tranh có thể trẻ chưa hiểu nhiệm vụ, cần giải thích để chắc chắn trẻ hiểu yêu cầu. GV không gợi ý cho trẻ.

GV có thể lặp lại thêm một lần nữa với bức tranh khác để trẻ hiểu được nhiệm vụ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023