Mặc khác, các biện pháp được khảo sát ở mức độ rất cần thiết trung bình là 42.9%, cần thiết là 31.0% và ĐTB = 3.13, điều này chứng tỏ các biện pháp là rất cần thiết khi đạt ở mức khá cao.
3.4.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Khảo sát tính khả thi thu được kết quả sau:
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Biện pháp | Mức độ đánh giá thực hiện | ĐTB | ĐG | |||||
RKT | KT | IKT | KKT | |||||
1 | Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng dạy-học phát triển năng lực học sinh | SL | 6 | 6 | 1 | 1 | 3.21 | KT |
% | 42.9 | 42.9 | 7.1 | 7.1 | ||||
2 | Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về dạy-học theo định hướng phát triển năng lực học sinh | SL | 6 | 7 | 1 | 0 | 3.36 | RKT |
% | 42.9 | 50.0 | 7.1 | 0.0 | ||||
3 | Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh | SL | 5 | 7 | 1 | 1 | 3.14 | KT |
% | 35.7 | 50.0 | 7.1 | 7.1 | ||||
4 | Sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh | SL | 3 | 4 | 6 | 1 | 2.64 | KT |
% | 21.4 | 28.6 | 42.9 | 7.1 | ||||
5 | Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực | SL | 4 | 5 | 5 | 0 | 2.93 | KT |
% | 28.6 | 35.7 | 35.7 | 0.0 | ||||
6 | Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh | SL | 4 | 4 | 5 | 1 | 2.79 | KT |
% | 28.6 | 28.6 | 35.7 | 7.1 | ||||
TBC (%) | 33.3 | 39.3 | 22.6 | 4.8 | 3.01 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Quản Hoạt Động Dạy Học Môn Hóa Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Trường Thpt Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội
- Tổ Chức Xây Dựng Bộ Tiêu Chí Đánh Giá Kế Hoạch Dạy Học Môn Hóa Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Xây Dựng Cơ Chế, Tạo Động Lực Để Giáo Viên Và Học Sinh Phát Huy Tốt Vai Trò Của Mình Trong Dạy Học Môn Hóa Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng
- Trường: ……………………......................................
- Quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 17
- Quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 18
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Qua bảng khảo sát trên ta nhận thấy:
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội do tác giả đề xuất được đa số CBQL, GV đánh giá là có tính khả thi cao.
Trong đó biện pháp 2 (Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về dạy- học theo định hướng phát triển năng lực học sinh) được cho rằng rất khả thi khi thực hiện và xếp thứ bậc 1. Bên cạnh đó, biện pháp 1 (Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng dạy-học phát triển năng lực học sinh) xếp thứ 2 và biện pháp 3 (Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh) xếp thứ 3. Cho thấy, khi áp dụng 3 biện pháp này vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả nhất định và được sự đồng tình của đa số CBQL và GV.
Mức độ trung bình rất cần thiết của các biện pháp là 33.3% và ĐTB = 3.01, điều đó chứng tỏ khi áp dụng vào thực tế các biện pháp trên có tính ứng dụng cao và được đa số CBQL, GV đồng tình, ủng hộ.
Tiểu kết chương 3
Dựa vào cơ sở lý luận, lý thuyết và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Bao gồm 6 biện pháp:
Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng dạy-học phát triển năng lực học sinh
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về dạy-học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Biện pháp 4: Sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh
Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực
Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Sau khi khảo sát thu được kết quả là các biện pháp đề xuất đều được đánh giá đạt mức độ cần thiết và khả thi. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, và ở mỗi biện pháp cũng đã đề cập được cơ sở đề ra biện pháp, mục tiêu của biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sự nghiệp giáo dục được xác định là "Quốc sách hàng đầu" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chăm lo sự nghiệp giáo dục, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng và đặt cao vai trò của người cán bộ quản lý. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, nhận thấy quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó tác giả đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vấn đề này, cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng dạy-học phát triển năng lực học sinh
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về dạy-học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Biện pháp 4: Sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh
Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực
Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Sau khi đề xuất các biện pháp, người nghiên cứu đã khảo sát thăm dò CBQL, GV, đa số các đối tượng được hỏi đều ủng hộ, tán thành các biện pháp tác giả đề xuất. Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu đã đạt được. Đề tài có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rõ rệt.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
- Tăng cường nghiên cứu, phổ biến qua tài liệu hoặc tập huấn theo chuyên đề việc vận dụng khoa học quản lý vào quản lý các mặt công tác của trường THPT đặc biệt là quản lý dạy học tới đội ngũ CBQL các trường THPT
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của ngành đối với các trường, các cơ sở quản lý GD. Quan tâm tới công tác nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu khoa học, với phương châm góp phần vào việc phục vụ cho nền GD Việt Nam phù hợp với xu thế và thời đại.
- Đảm bảo tính ổn định lâu dài của nội dung sách giáo khoa nói chung, môn hóa học nói riêng, tránh thay đổi nhiều gây khó khăn cho người dạy và người học.
- Cần ban hành nhiều tài liệu về đổi mới nội dung phương pháp dạy học, kỹ năng quản lý giáo dục học sinh để giáo viên có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm.
2.2. Đối với UBND thành phố Hà Nội
(1) Tăng cường đầu tư kinh phí cho ngành GD&ĐT mua sắm, xây dựng CSVC, TBDH. Đồng thời, chỉ đạo đầu tư CSVC cho trường học để đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Cần tham mưu có kế hoạch đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh và khắc phục những tồn tại ở trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội nhất là quan tâm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất
- Có chiến lược hợp lý hơn trong việc thuyên chuyển công tác với đội ngũ cán bộ QL nhằm kích thích sự phát triển tiến bộ trong công tác QL trường học.
- Có kế hoạch, chương trình cụ thể bồi dưỡng năng lực QL, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ QL, GV. Có sự bố trí hợp lý nhiệm vụ công tác đối với những GV sau khi được đào tạo ở trình độ cao hơn.
- Thường xuyên tổ chức các kỳ thi GV dạy giỏi, thi đồ dùng dạy học môn hóa học, thi khảo sát HS giỏi nhằm phát hiện ra những nhân tố, động viên khích lệ kịp thời đồng thời khích lệ được sự cố gắng trong tập thể GV, HS.
- Cần quan tâm xây dựng chế độ khen thưởng thỏa đáng với những GV có thành tích xuất sắc trong công tác GD, đặc biệt là những GV có nhiều đóng góp và đạt thành tích cao trong bồi dưỡng HS giỏi, HS yếu kém.
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho ngành GD&ĐT mua sắm, xây dựng CSVC, TBDH. Đồng thời, chỉ đạo huyện, quận quan tâm đầu tư CSVC cho trường học để đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
2.3. Đối với Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội
- Cần tăng cường các tài liệu, tập san chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học cho các trường THPT nói chung và trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội nói riêng
- Cần ra văn bản hướng dẫn kịp thời đối với các vấn đề mới trong thực hiện chương trình, nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá để thuận lợi cho các trường thực hiện. Thường xuyên mời chuyên gia về báo cáo các chuyên đề đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, quản lý giáo dục học sinh.
(3) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra- đánh giá hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, kịp thời phát hiện uốn nắn những sai sót. Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ QL cho đội ngũ HT, tổ chức tham quan, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm QL giữa các HT các huyện khác về năng lực QL, tổ chức, tổ chức chỉ đạo hoạt động dạy học.
2.4. Đối với nhà trường
(1) Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ đảng, chính quyền, Phòng GD&ĐT, với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh trong việc xây dựng CSVC, đầu tư TBDH. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường- xã hội trong công tác giáo dục học sinh.
(2) HT các trường cần tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ QL, nắm bắt các thông tin giáo dục, các phương pháp giáo dục mới, các vấn đề chính sách xã hội có liên quan đến giáo dục, QL nhà trường, QL hoạt động day học theo chương trình mới.
(3) HT Cần đặc biệt quan tâm, tăng cường công tác xã hội hóa GD, công tác tham mưu cho các cấp chính quyền về đầu tư cơ sở vật chất cho GD, huy động tối đa sự đầu CSVC từ các cấp lãnh đạo, từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn, phát huy nội lực nhà trường, trong nhân dân.
(4) GV cần tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vào công tác dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (2008), iao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Đề cương bài giảng cao học QLGD, Hà Nội.
3. Bộ GD&ĐT (2014), Hỏi đáp về một số nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện
D&ĐT, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình DPT tổng thể, Hà Nội.
5. B.P.Exipop (chủ biên) (1977), Những cơ sở của lí luận dạy học, tập 1,2, 3, Nxb Giáo dục Hà Nội.
6. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Quản lý các cơ sở
D&ĐT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
8. David C. Korten (1996), Bước vào thế kỷ XXI: hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Dũng (2011), Biện pháp quản lí dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ trường Đại học sư phạm Huế.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị BCHTW lần thứ 8 khóa XI, Văn phòng TW Đảng, Hà Nội.
11. Nguyễn Hồng Đào (2018), Quản lý dạy học môn Toán ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
13. Trần Khánh Đức, Trịnh Văn Minh (2006), "Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục", Đề tài Trọng điểm ĐHQ HN.
14. Nguyễn Thu Hà (2014), “Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực giáo dục: Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí khoa học ĐHQ Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, (2), tập 30.
15. Nguyễn Thu Hà (2014), “Nghiên cứu giáo dục”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (2), tập 30.
16. Triệu Văn Hải (2016), Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường Trung học phổ thông huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
17. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1989), Tâm lý học, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2014), Tiếp cận năng lực trong đánh giá giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
19. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học, tập 2, Nxb Giáo dục.
20. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2003),
Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập III, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Tuyết Hồng (2018), Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học phổ thông Hòn Gai, Hạ Long, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh.
22. Trần Kiểm (2003), Giáo trình Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội.
23. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
24. Phạm Quốc Khánh (2012), Quản lí hoạt động dạy học theo hướng phân hoá ở trường THCS Chu Văn An thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ trường Đại học sư phạm Huế.
25. Lý Văn Khương (2010), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Đông Xá huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ trường Đại học sư phạm Huế.
26. Nguyễn Thị Phương Lan (2016), Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng anh theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường Trung học phổ thông Yên Hưng, Quảng Yên, Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ trường Đại học giáo dục.
27. Trịnh Văn Minh (chủ biên), Đặng Bá Lãm (2020), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.