Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



CBQL:

Cán bộ quản lý

CB, NV:

Cán bộ, nhân viên

BLĐTB & XH:

Bộ Lao động Thương binh & Xã hội

CBQL:

Cán bộ quản lý

BTXH & CTXH:

Bảo trợ xã hội và công tác xã hội

GD:

Giáo dục

GV:

Giáo viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và Công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Khảo sát số trẻ em được chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm Bảo

trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 37

Bảng 2.2. Đánh giá của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động

chăm sóc, giáo dục trẻ 40

Bảng 2.3. Khảo sát của khách thể điều tra về mức độ thực hiện các nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ

xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 42

Bảng 2.4. Đánh giá của khách thể điều tra về kết quả thực hiện các nội dung của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ

xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 44

Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể điều tra về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 47

Bảng 2.6. Đánh giá của khách thể điều tra về hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh

Bắc Kạn 49

Bảng 2.8. Đánh giá của khách thể điều tra về tổ chức thực hiện hoạt động

chăm sóc, giáo dục trẻ 53

Bảng 2.9. Đánh giá của khách thể điều tra về các biện pháp chỉ đạo triển khai hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 55

Bảng 2.10. Đánh giá của khách thể điều tra về kiểm tra, đánh giá hoạt động

chăm sóc, giáo dục trẻ 57

Bảng 2.11. Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ

xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 60

Bảng 3.1. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo

trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 85

Bảng 3.2. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo

trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn 87

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một trong những nước phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1990. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật như: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1991 và sửa đổi tháng 4/2004, Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 để thể hiện sự cam kết với cộng đồng quốc tế, thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện chăm sóc trẻ em tại cộng đồng, tại các Trung tâm bảo trợ xã hội trên cả nước đã tích cực hướng dẫn và vận động người thân của trẻ nhận chăm sóc thay thế dưới hình thức cá nhân nhận nuôi dưỡng nhận đỡ đầu, nuôi con nuôi, hoặc gia đình nhận nuôi. Mặt khác, những trẻ mồ côi được các Trung tâm bảo trợ được tiếp tục chăm sóc, giáo dục đến khi học xong chuyên nghiệp; nếu không học chuyên nghiệp trẻ được định hướng sang học nghề, do vậy, hết tuổi nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, trẻ trở về cộng đồng được họ hàng và cộng đồng giúp đỡ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có khoảng 2.624 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 1.896 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa; 728 trẻ em bị khuyết tật, bị ảnh hưởng của chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS, bị xâm hại tình dục, nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật [31]... Những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Bắc Kạn thuộc các gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa. Những trẻ em này ít được tiếp cận các thành tựu phát triển khoa học và xã hội cùng với các điều kiện chăm sóc của cộng đồng. Các chế độ chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tỉnh Bắc Kạn quan tâm và thực hiện trợ cấp cho khoảng 150 đối tượng là trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học tại cộng đồng. Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, hiện nay chăm sóc 30 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi tại; hàng năm chăm sóc 25 đến 30 trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Vào các ngày lễ tết, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, tết trung thu, ngày người khuyết tật, khai giảng năm học mới,… trung tâm đều tổ chức và thăm hỏi, động viên kịp thời tới trẻ.

Tuy nhiên, tình trạng quá tải tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn đang diễn ra do nhu cầu được vào chăm sóc tại Trung tâm của trẻ rất lớn mà khả năng đáp ứng tại Trung tâm lại rất hạn chế. Chi phí cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi trẻ kể cả quản lý hành chính, xây dựng và duy trì bảo dưỡng Trung tâm khoảng từ 5 - 6 triệu/ năm, tốn kém hơn chăm sóc ở cộng đồng. Một thách thức đặt ra về quản lý chăm sóc trẻ ở Trung tâm đó là, làm thế nào để trẻ tái hòa nhập cộng đồng và khi trưởng thành, trẻ có thể tự lập trong cuộc sống, trong khi nguồn lực thì hạn hẹp, chưa tự cân đối được ngân sách. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội đối với trẻ em còn yếu về kỹ năng, thiếu về số lượng, chưa được đào tạo, tập huấn đầy đủ về phương pháp, hình thức chăm sóc trợ giúp trẻ em, chưa có tính chuyên nghiệp trong chăm sóc đối với trẻ em tại Trung tâm bảo trợ xã hội.

Xuất phát từ những điều nêu trên, việc góp phần nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về vấn đề “Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn” là cần thiết đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn còn có những hạn chế nhất định như: nội dung, phương pháp giáo dục trẻ chưa phù hợp; cách thức tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ chưa đạt hiệu quả tốt… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân cơ bản thuộc về công tác quản lý. Do đó, nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ một số biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi đi học sinh ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nhóm phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận có liên quan đến vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh để xây dựng khung lý thuyết cho luận văn.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn để thu thập thông tin thực tiễn cho luận văn.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề giáo dục, chăm sóc trẻ và quản lý hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn. Đối tượng khảo sát gồm giáo viên, cán bộ quản lí và trẻ được chăm sóc, giáo dục tại Trung tâm và gia đình trẻ. Mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ, phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành công, hạn chế của thực trạng này. Đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài.

- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên, trẻ được chăm sóc, giáo dục tại TT nhằm bổ sung thông tin cho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu của luận văn.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, Khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội cấp tỉnh.

- Chương 2: Thực trạng quản lý quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp và công tác xã hội tỉnh Bắc Kạn.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỔNG HỢP VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CẤP TỈNH‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Vào năm 1907, tiến sĩ Maria Montessori đã tiến hành lập trường mẫu giáo tại Roma, trong trường mẫu giáo này bà đặc biệt chú trọng đến chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ. Bà đưa ra phương pháp Montessori, một phương pháp có ảnh hưởng lớn đến giáo dục ngày nay, phương pháp này quan tâm giáo dục cho trẻ về hứng thú, nhu cầu, đặt nền tảng tự do của trẻ lên hàng đầu. Phương pháp này cũng chú trọng đến tâm lý, thể chất và trí tuệ của trẻ. Khi các nhu cầu của trẻ được đáp ứng, trẻ phát triển cân đối về thể chất, trí tuệ, tâm lý. Đặc biệt, trẻ được tạo động lực để có hứng thú trong việc học và cư xử hoà nhã lịch sự với mọi người. Phương pháp Montessori sau đó được phát triển và mở rộng ở các nước châu Âu và Mỹ cho đến tận ngày nay (dẫn theo [2]).

Ở Canada, để đảm bảo nhu cầu học tập, chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo dục Canada đảm bảo các điều kiện về tài chính cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng và gia đình trẻ. Đó là dịch vụ ECEC (Early Childhood Education and Care - Chăm sóc và giáo dục mầm non) chính là nhà trẻ và chăm sóc trẻ em. Chăm sóc, giáo dục trẻ do tư nhân điều hành trên một cơ sở phi lợi nhuận của các nhóm phụ huynh, ban giám đốc tự nguyện, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận khác hoặc trên cơ sở lợi nhuận của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Moss và Pence (1999) trong “Xác định giá trị chất lượng trong dịch vụ trẻ em: Phương pháp tiếp cận mới để xác định chất lượng”, các ông đã đưa ra các tiêu chí về chăm sóc, giáo dục trẻ em và các phương pháp tiếp cận mới về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ (dẫn theo [3]).

Tác giả Sower Michelle Denise trong công trình nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của một chương trình nuôi dạy chất lượng áp dụng trên một số trẻ em ở các gia đình bình thường” đã khảo sát thực trạng và xây dựng các tiêu chí đánh

giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các gia đình bình thường ở Mỹ (dẫn theo [2]).

Tác giả: Callahan Darragh (Trường Walden University- Mỹ) trong công trình: “Chất lượng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ: vấn đề chất lượng chính là chìa khóa để đánh giá và quyết định lựa chọn trên thực tiễn” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc, giáo dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ (dẫn theo [3]).

Tuyển tập công trình với tiêu đề “Bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em - giữ gìn tương lai của chúng ta” được xuất bản dưới sự bảo trợ của Quĩ “Quyền trẻ em” Chủ biên S.Pronina, 2012. Trong công trình này, tác giả công bố rất nhiều nghiên cứu liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các quyền trẻ em, các nhóm quyền trẻ em thường bị vi phạm và các giải pháp phòng ngừa (dẫn theo [27]).

Liên quan đến các nghiên cứu về trẻ em và quyền trẻ em, Quĩ Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Liên Bang Nga vào năm 2012, xuất bản nghiên cứu về “Trẻ em trong các hoàn cảnh khó khăn: loại trừ những sự khác biệt xã hội đối với trẻ em mồ côi”, ở công trình nghiên cứu này, đánh giá thực trạng trẻ em bị bỏ rơi, bị phân biệt theo số liệu ở các khu vực, bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ra những đánh giá của các nghiên cứu khác về tình trạng trẻ em này của các nhà nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của Nga, từ đó đưa ra những lập luận về tính khả thi của các biện pháp bảo vệ quyền của nhóm trẻ em mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi nhưng bị phân biệt đối xử (dẫn theo [27]).

Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những khía cạnh cơ bản của hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung như: trẻ em, các quyền của trẻ em; vấn đề đánh giá hiệu quả của hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Trong báo cáo Khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam có đề cập đến “Khảo sát trẻ em mồ côi trên địa bàn Hà Nội” và “Mô hình chăm sóc trẻ em mồ côi ở Hà Nội” của nguyên Giám đốc làng trẻ em

Ngày đăng: 03/07/2023