- Ngoài thái độ nghề nghiệp, tính cách - phẩm chất của người GV trong quan hệ với HS cũng có tác động đến quá trình thực hiện và kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Bảng kết quả thu thập được cho thấy sự tương đồng về nhận thức của CBQL cũng như của GV về các yêu cầu trong đối xử thầy - trò.
- Trao đổi về vấn đề quan hệ Thầy trò, các CBQL trường BC cho rằng với đối tượng HS yếu chữ "Tâm" của người Thầy rất cần thiết, chữ "tâm" đó không chỉ thể hiện bằng nỗ lực trong chuyên môn mà quan trọng hơn là sự thông cảm, lòng thương yêu, sự tận tình giúp đỡ HS vươn lên trong học tập.
2.3.2. Tiêu chuẩn Đgiá hiện hành.
2.3.2.1. Về tiêu chuẩn Đgiá giờ dạy.
Tiêu chuẩn Đgiá xếp loại giờ dạy theo hướng dẫn 10227/THPT được triển khai thực hiện từ đầu năm học 2001 - 2002. Dưới đây là kết quả khảo sát:
HT& Ph | T | TT& GV | ||||
A | B | c | A | B | c | |
Phương pháp Đgiá giờ dạy theo qui dinh khi áp dụng trong trường BC | 9.52 | 61.90 | 28.57 | 26.39 | 41.67 | 31.94 |
Cách Đgiá tiết dạy theo hướng tất cả các GV dự giờ cho Đgiá rồi tổng hợp kết quả | 4.76 | 66.67 | 28.57 | 43.06 | 43.06 | 13.89 |
Thái độ của GV khi thực hiện Đgiá giờ dạy của một GV khác | 0.00 | 100.0 | 0.00 | 47.14 | 52.86 | 0.00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Việc Đánh Giá Giáo Viên Tại Các Trường Thpt Bc Tp.hcm
- Xây Dưng Phiếu Hỏi Ý Kiến Htrưởng. Phổ Htrưởng. Gv.
- Về Các Yếu Tố Liên Quan Đến Việc Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Gv.
- Một Số Căn Cứ Trong Việc Đề Xuất Giải Pháp Hoàn Thiện.
- Giải Pháp Về Tiêu Chuẩn Đgiá Việc Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Gv.
- Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tp. Hồ Chí Minh.
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Vui lòng xem nội dung thể hiện của A,B,C trong phiếu điều tra)
Kết quả trên cho phép nêu các nhận xét như sau:
- Về nội dung và cách thức của tiêu chuẩn Đgiá giờ dạy : khoảng 30% số được hỏi ý kiến thấy cần điều chỉnh; chỉ 9,52% CBQL cho rằng nó rất tốt.
- Về biện pháp thực hiện đang được các trường áp dụng (tổng hợp chung các phiếu dự giờ để lấy kết quả): 28,57% CBQL cũng nhận thấy cần phải điều chỉnh, sự chênh lệch của tỉ lệ này so với tỉ lệ ý kiến của GV 13,98% cũng dễ lý giải vì nó có lợi cho kết quả xếp loại.
- Về thái độ trong Đgiá xếp loại giờ dạy: 100% CBQL và trên 50% GV nhận thấy còn tư tưởng nể nang, góp ý chỉ ra các thiếu sót và xây dựng để hoàn thiện tương đối đạt nhưng khi xếp loại thì thiếu sự mạnh dạn cần thiết.
Những con số vừa nêu có lẽ đặt ra rất rõ những vấn đề cần được giải quyết nếu
chúng ta mong đợi một sự chính xác.
Để nhìn nhận đúng đắn riêng về mặt nội dung và cách thức, có thể nghiên cứu thêm bảng chi tiết sau:
HT & PHT | TT& GV | |||||
A | B | c | A | B | c | |
Việc phần bố đều cho 10 yêu cầu - mỗi yêu cầu tối đa 2 điểm (HD 10227/rHPT) | 5.56 | 61.11 | 33.33 | 35.00 | 53.75 | 11.25 |
Theo cách xếp loại, nếu yêu cẩu 1 (chính xác) & 4 (phương pháp) không đạt điểm 2 thì không xếp loại trung bình trở lên | 35.00 | 50.00 | 15.00 | 31.25 | 43.75 | 25.00 |
Theo cách xếp loại, nếu giờ dạy không sử dụng & kết hợp tốt phương tiện - thiết bị thì không thể xếp loại giỏi. | 20.00 | 35.00 | 45.00 | 26.92 | 23.08 | 50.00 |
Sự hợp lý khi tổng điểm phần phương pháp (yêu cầu 4 & 5) bằng phần phương tiện (yêu cầu 6 & 7) | 11.76 | 47.06 | 41.18 | 14.47 | 63.16 | 22.37 |
Phản ánh về tỉ lệ số giờ dạy tại trường mà GV có sử dụng phương tiện - thiết bị | 20.00 | 65.00 | 15.00 | 20.51 | 53.85 | 25.64 |
Cách xếp loại (giỏi - khá - TB - yếu...) | 11.76 | 35.29 | 52.94 | 17.72 | 41.77 | 40.51 |
Về ý kiến " Yêu cẩu 10 - kết quả không tất yếu là sản phẩm của 9 yêu cầu còn lại, có thể thực hiện tiết "biểu diễn" loại giỏi mà yêu cầu 10 không đạt cao" | 0.00 | 80.00 | 20.00 | 2.53 | 74.68 | 22.78 |
Về ý kiến:"Có những tiết dạy, bài dạy rất khó sử dụng đổ dùng dạy học - hoặc không dùng nhưng các mặt khác và kết quả đểu tót. Cách Đgiá mới không cho xếp loại giỏi là bất hợp lý". | 15.00 | 60.00 | 25.00 | 32.50 | 41.25 | 26.25 |
Về ý kiến "Cách Đgiá mới được xây dựng từ những giờ mẫu, giờ thao giảng đã được chuẩn bị chu đáo, do đó chưa phù hợp với thực tế của giờ dạy thông thường". | 16.67 | 55.56 | 27.78 | 39.24 | 43.04 | 17,72 |
Những nội dung cần nghiên cứu rút ra từ kết quả gồm:
- Việc phân bổ đều điểm số trong hướng dẫn có 33,3% CBQL và 11,2% GV cho rằng cần phải điều chỉnh; rõ ràng việc phân bổ đều giúp việc Đgiá thuận tiện, dễ nhớ song nó không thể hiện được tương quan của các nội dung trong tiêu chuẩn, chẳng hạn việc đánh đồng yếu tố "phương pháp" và "phương tiện" ý kiến của CBQL có đến trên 40% cho rằng chưa hợp lý là ví dụ. Việc hướng dẫn có đặt ngưỡng cho vài nội dung quan trọng chỉ giải quyết được một phần nên vẫn có thể xảy ra tình trạng vi phạm nguyên lý hệ thống.
- 45% CBQL và 50% GV không tán thành qui định không xếp loại giỏi cho các tiết dạy không sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị; theo chúng tôi đó là ý kiến khá hợp lý vì "lực bất tòng tâm": cấp trên thì muốn vậy nhưng nhìn vào cấu trúc bài dạy trong sách giáo khoa, thực tế tình trạng thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà trường có thể thông cảm được điều này. Tất nhiên, chúng ta rất mơ ước việc hiện đại hóa trường học và chuẩn mực của sách giáo khoa sẽ tạo điều kiện để qui định này không là một khó khăn.
- Cách xếp loại giờ dạy trong hướng dẫn 10227/THPT cũng nhận được đề nghị cần
điều chỉnh với một tỉ lệ cao, có thể giải thích bằng các lý do:
* Đặt quá cao yêu cầu sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học trong điều kiện thực
thi chưa đáp ứng đầy đủ.
* Quá cầu toàn yêu cầu về sử dụng phương pháp (phải đạt điểm tối đa mới xếp loại trung bình trở lên) trong khi việc Đgiá tính tối ưu của phương pháp được lựa chọn không dễ đạt sự thống nhất. Chúng tôi cho rằng nên đề cập đến nghệ thuật sử dụng phương pháp hơn là việc lựa chọn phương pháp.
* Chưa tương thích với thực tế của giờ dạy thông thường trong thời điểm hiện tại (khi không có sự chuẩn bị từ trước của GV).
Tham khảo ý kiến chung về HD 10227/THPT, chúng tôi được kết quả:
HT & PHT | TT& GV | |||||
A | B | c | A | B | c | |
Về độ chính xác và tính thuyết phục | 66.67 | 33.33 | 0.00 | 50.00 | 48.68 | 1.32 |
Vé việc thực hiện Đgiá | 25.00 | 70.00 | 5.00 | 35.06 | 50.65 | 14.29 |
Về kết quả giờ dạy xếp loại khá - giỏi | 10.00 | 75.00 | 15,00 | 7.69 | 50.00 | 42.31 |
Vé thái đô của GV | 5.00 | 90.00 | 5.00 | 11.39 | 79.75 | 8.86 |
(Vui lòng xem nội dung thể hiện của A,B,C trong phiếu điều tra)
Có thể rút ra câu trả lời về cách Đgiá giờ dạy mới là: "Có độ chính xác và tính thuyết phục hơn; việc Đgiá khó thực hiện hơn; kết quả Đgiá loại khá - giỏi có ít hơn và thái độ tiếp nhận của GV ở trạng thái bình thường.
2.3.2.2. Về tiêu chuẩn Đgiá GV.
Bộ Giáo Dục đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức hướng dẫn việc Đgiá và xếp loại GV bậc trung học, văn bản 294/GD-ĐT-TĐKT thực chất là hướng dẫn Đgiá thi đua cho GV bậc trung học tại TP.HCM căn cứ vào nghị định 56/1998/NĐ-CP của chính phủ và hướng dẫn 432/TĐKT của Viện thi đua khen thưởng Nhà nước liên quan đến danh hiệu thi đua và khen thưởng. Văn bản này được các trường sử dụng cùng cho mục đích Đgiá GV hàng năm từ năm 1999 (bên cạnh việc thực hiện Đgiá công chức), có lẽ đây cũng là một trong những bất cập về quản lý từ cấp vĩ mô cần phải sớm khắc phục.
Vận dụng tiêu chuẩn được qui định từ S.GD - ĐT từng trường căn cứ vào tình hình thực tế đều có những qui định riêng được thông qua tập thể để thống nhất và đưa vào thực hiện. Các điểm chính được cụ thể hóa bao gồm:
* Qui định rõ số điểm trừ cho các vi phạm liên quan đến hoạt động chuyên môn như: nghỉ không phép, ra vào lớp, hồ sơ chuyên môn, thực hiện chương trình, hội họp... trường hợp nghiêm trọng còn qui định thêm việc hạ bậc Đgiá sau khi thực hiện xếp loại.
* Chi tiết cách tính điểm hiệu quả, đặc biệt là phần tính kết quả giảng dạy. Các trường đều chọn phương án so sánh tỉ lệ HS đạt yêu cầu, khá giỏi trong nội bộ nhà trường chứ không theo nguyên tắc so sánh trong khu vực, cách thức qui điểm cho tỉ lệ này rất đa dạng: có nơi dùng tỉ lệ điểm thi học kỳ; có nơi dùng tỉ lệ trung bình học kỳ và ứng với tỉ
lệ đó có nơi tính điểm trên cơ sở toàn bộ HS; có nơi tính trên cơ sở điểm các lớp của GV dạy...
* Một số trường còn qui định thêm điểm cộng cho các hoạt động chuyên môn hoặc phong trào mà GV đã tham gia và đạt kết quả tốt như: viết sáng kiến kinh nghiệm, thao giảng cấp cụm (tổ chức gồm một số trường cùng khu vực), dự thi các hoạt động cấp thành phố... để khuyên khích tinh thần.
Thu nhận ý kiến về việc Đgiá GV, chúng tôi đưa ra vài nội dung và nhận được phản hồi trong bảng 5. Kết quả cho thấy:
HT & PH | T | TT & GV | ||||
A | B | c | A | B | c | |
Thái độ của TTCM trong việc Đgiá GV | 15.00 | 85.00 | 0.00 | 55.88 | 42.65 | 1.47 |
Thái độ chung của tập thể GV trước kết quả Đgiá thi đua hàng năm | 52.38 | 47.62 | 0.00 | 72.22 | 27.78 | 0.00 |
Chất lượng HS BC yếu, ý kiến về tiêu chí khi Đgiá đòi hỏi phải có HS đạt yêu cầu, khá, giỏi cao hơn so với khu vực | 15.00 | 85.00 | 0.00 | 25.71 | 65.71 | 8.57 |
Ý kiến về phương thức Đgiá GV đang áp dụng (theo CV 294/GD-ĐT-TĐKT) | 19.05 | 61.90 | 19.05 | 37.50 | 47.22 | 15.28 |
(Vui lòng xem nội dung thể hiện của A,B,C trong phiếu điều tra)
- GV có quan tâm khá tốt đến kết quả Đgiá thi đua nghĩa là nó còn tác dụng tốt đến quá trình điều chỉnh sự nỗ lực của người GV trong việc thực hiện nhiệm vụ. Do vậy nhà quản lý phải quan tâm thực hiện tốt hoạt động Đgiá, xem nó là đòn bẩy cho việc phát huy năng lực của người GV.
- Cũng như thái độ trong Đgiá xếp loại giờ dạy, đáng tiếc tình trạng nể nang của các TTCM - là tham mưu - là cánh tay nối dài của HTrưởng vẫn chưa thoát khỏi tâm lý còn nể nang khi Đgiá. Khu vực trường BC tình hình còn khó khăn gấp bội về mặt "tình cảm đồng nghiệp" vì khi phải Đgiá GV ở mức yếu, thậm chí trung bình thì cũng là một bước đặt GV vào vị thế có thể không còn được tuyển dụng trong tương lai (!).
2.3.2.3. Về việc thanh tra toàn diện GV.
Trong chỉ đạo hiện hành, bên cạnh việc thực hiện Đgiá toàn bộ GV của nhà trường còn có việc tổ chức TTra toàn diện GV, theo qui định, hàng năm ban kiểm tra chuyên môn của trường phải tổ chức TTra 1/3 số GV và TTra Sở tổ chức TTra 1/5 số GV khác theo đề nghị của HTrưởng; như vậy hơn 50% trong năm học có hai kết quả Đgiá. Tiêu chuẩn Đgiá và xếp loại GV trong TTra toàn diện không thuộc phạm vi của đề tài nên chúng tôi xin được phép không nhận định gì thêm. Điều đáng quan tâm là do hai tiêu chuẩn Đgiá chưa hoàn toàn tương thích, phương thức thực hiện không tương đồng và độ thời gian thực hiện rất khác biệt nên cũng có trường hợp kết quả bị chênh lệch tạo khó khăn cho HTrưởng trong việc sử dụng.
2.3.3. Các giai đoạn của tiến trình Đgiá hiện hành.
2.3.3.1. Lập kế hoạch Đgiá.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành và trên cơ sở thực tế nhiệm vụ kế hoạch của nhà trường trong năm học, tiêu chuẩn Đgiá được dự thảo và thông qua tập thể trong hội nghị Cán bộ - công chức mỗi đầu năm (chủ yếu là nêu thêm các điều chỉnh, bổ sung). Việc làm này giúp cho mọi người quán triệt yêu cầu của việc Đgiá và đề ra kế hoạch phấn đấu phù hợp.
2.3.3.2. Thu thập thông tin phục vụ cho việc Đgiá.
Thu thập thông tin phục vụ cho việc Đgiá là việc rất cần thiết nếu muốn đảm bảo tính công bằng, tính hợp lệ và sự tin cậy của kết quả Đgiá. Nói chung, tại các trường tất cả các yếu tố định lượng trong chuẩn thi đua đều được tổ chức việc theo dõi thực hiện và công bố công khai theo một hạn định nào đó để một mặt giúp GV theo dõi sự chuẩn xác, mặt khác giúp họ kịp thời điều chỉnh mặt hạn chế nếu có. Việc ghi nhận thông tin cho các yếu tố định tính thì phức tạp hơn bởi nó phải thực hiện thông qua quá trình Đgiá, đối chiếu hành vi và hoạt động cụ thể so với mẫu và độ chính xác của nó phụ thuộc nhiều vào năng lực cảm nhận của nhà quản lý.
Việc tổ chức thu nhận thông tin Đgiá được thực hiện thông qua các bộ phận chủ yếu gồm : ban giám hiệu, thư ký hội đồng và các TTCM, bộ phận giáo vụ, giám thị một cách khá hữu hiệu.
Thăm dò các biện pháp thu thập thông tin Đgiá , chúng tôi có kết quả:
HT& PHT | TT & GV | ||||
ĐBQ | Độ lệch chuẩn | ĐBQ | Độ lệch chuẩn | ||
1 | Thường xuyên kiểm tra lịch báo giảng | 3.60 | 0.49 | 3.57 | 0.78 |
2 | Theo dõi thực hiện kế hoạch đúng hạn | 3.85 | 0.91 | 3.62 | 0.85 |
3 | Dự giờ giảng | 3.75 | 0.54 | 3.82 | 0.84 |
4 | Kiểm tra của TTCM | 3.84 | 0.59 | 3.71 | 0.82 |
5 | Phối hợp TTra tại Trường và Sở | 3.81 | 0.66 | 3.63 | 0.84 |
6 | Tìm hiểu dư luận HS | 3.60 | 0.86 | 3.53 | 0.91 |
7 | Tình hình chất lượng bài kiểm tra của HS | 4.10 | 0.54 | 3.71 | 0.79 |
8 | Tìm hiểu dư luận từ GV | 3.50 | 0.67 | 3.39 | 0.91 |
- Các biện pháp chính được nêu trong bảng 6 đều được các trường tổ chức thực hiện khá nghiêm túc và đạt độ tin cậy khá tốt. Trong đó việc tìm hiểu thông tin từ dư luận là biện pháp khó dẫn ra kết luận khi dư luận bị phân tán nhiều hướng, nó đòi hỏi CBQL phải thận trọng, sáng suốt trong nhận định.
- Về việc nắm tình hình chất lượng bài kiểm tra của HS, hầu hết CBQL thường chỉ quan tâm khảo sát kết quả những bài kiểm tra chung được tổ chức đồng loạt theo đề chung nhằm đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của số liệu khi đem so sánh tương quan. Do đối tượng HS BC ít phân hoa về mặt chất lượng nên cũng có tình trạng kết quả tập trung trong khu vực hẹp tạo khó khăn khi so sánh tương quan giữa các GV một cách thuyết phục.
2.3.3.3. Thực hiện Đgiá trên cơ sở phân tích dữ liệu thông tin.
Việc thực hiện Đgiá hiện được áp dụng theo trình tự: Trên cơ sở thông tin phục vụ Đgiá (chủ yếu là thông tin định lượng) đã thu thập được công bố, GV thực hiện việc tự
Đgiá theo chuẩn điểm của từng nội dung và thực hiện tự xếp loại; kết quả tự Đgiá được công khai và nhận sự góp ý ban đầu của Tổ CM; căn cứ kết quả tự Đgiá và góp ý của Tổ CM, TTCM thực hiện việc phê duyệt và báo cáo kết quả trong hội đồng thi đua nhà trường để nhận sự góp ý; HTrưởng cho kết luận về kết quả Đgiá. Các vấn đề đang tồn tại trong quá trình thực hiện nêu trên cần nghiên cứu tìm biện pháp khắc phục bao gồm:
* Tự Đgiá của GV thường đạt điểm tối đa đối với các nội dung định tính.
* Việc góp ý cuả tập thể tổ cho GV về việc thực hiện nhiệm vụ có thể xem là đạt yêu cầu nhưng phần xếp loại thường giống như tự Đgiá.
* Trừ những trường hợp tương đối rõ ràng về mức độ yếu trong tư tưởng, phẩm chất, đạo đức khi thực hiện nhiệm vụ, tổ trưởng - hội đổng thi đua -HTrưởng thường cũng chỉ chú ý nhiều đến các yếu tố đinh lượng.
Bảng kết quả điều ưa trên phản ánh khá rõ nét thực trạng việc tổ chức Đgiá hiện hành: kết quả Đgiá của của Tổ CM trên cơ sở Đgiá của GV được coi là trọng yếu; nếu kết quả đó được hình thành trên cơ sở sự làm việc nghiêm túc của cá nhân GV và tập thể tổ thì thật tuyệt, song thực tế tình trạng dễ dãi, qua loa đang tồn tại tương đối phổ biến đã tạo ảnh hưởng không nhỏ. Trong trường hợp này, trừ khi HTrưởng mạnh dạn phủ quyết những Đgiá không thực chất, cấp quản lý kế cận thường ít khi có ý kiến (có ý kiến thì khác nào việc cá nhân xem nhẹ trí tuệ tập thể tổ ?) trong khi chính họ đáng lý phải là người cung cấp ý kiến Đgiá quan trọng nhất để HTrưởng quyết định. Hậu quả của vấn đề là chúng ta luôn có một đa SỐGV diện khá - giỏi (trên dưới 90%) nhưng nhận định "lực lượng GV chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ", "đội ngũ GV còn yếu"... vẫn tồn tại trên khá nhiều văn bản tổng kết từ cấp dưới đến cấp trên (!).
HT & PHT | TT & GV | ||||
ĐBQ | Độ lệch chuẩn | ĐBQ | Độ lệch chuẩn | ||
1 | Tự Đgiá của GV | 4.05 | 0.80 | 4.29 | 0.68 |
2 | Góp ý Đgiá của tập thể tổ | 4.10 | 0.54 | 4.22 | 0.61 |
3 | Đgiá của tổ trưởng | 3.90 | 0.54 | 3.74 | 0.73 |
4 | Đgiá của phó htrưởng chuyên môn | 3.95 | 0.59 | 3.94 | 0.76 |
5 | Đgiá của HTrưởng | 4.15 | 0.48 | 4.14 | 0.69 |
6 | Góp ý Đgiá của hội đồng thi đua | 3.71 | 0.55 | 4.15 | 0.74 |