Với Các Cấp Quản Lí Giáo Dục Mầm Non


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi giữ vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Hoạt động KPKH là phương tiện hiệu quả để PTVT cho trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH, GV cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe, trực tiếp cảm nhận, từ đó trẻ hiểu, bắt chước và sử dụng từ hợp lí.

1.2. KPKH là quá trình trẻ tích cực tham gia tìm tòi, phát hiện những cái chưa biết thông qua các thao tác: quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, suy luận, thảo luận… Hoạt động KPKH đối với PTVT có nhiều ưu thế, ưu thế lớn nhất là tạo môi trường đa dạng cho trẻ trực tiếp khám phá, quan sát, thực hành, trải nghiệm, từ đó phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cũng như PTVT. Tổ chức hoạt động KPKH giúp trẻ có thể nghe, hiểu, bắt chước và sử dụng từ. Thông qua đó, trẻ được làm giàu VT, nâng cao khả năng hiểu nghĩa và biết vận dụng từ ngữ cho phù hợp các tình huống giao tiếp khác nhau.

1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi chỉ ra rằng: hầu hết các GV hiểu được tầm quan trọng của PTVT cho trẻ nhưng mới chỉ chú trọng đến việc cung cấp số lượng từ, nhiều GV chưa nhận thức được đầy đủ các nội dung, ý nghĩa, cơ hội của việc tổ chức hoạt động KPKH để cung cấp VT cho trẻ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động KHPH nhằm PTVT cho trẻ MG 3- 4 tuổi, tuy nhiên năng lực sư phạm của GV là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. GV không chỉ nắm bắt được tâm sinh lý, hoàn cảnh của trẻ mà còn phải biết cách xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung, vận dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, VT tiếp nhận và VT biểu đạt của trẻ chưa cao, VT biểu đạt còn ở mức thấp; có sự chênh lệch giữa VT của bé trai và bé gái, giữa trẻ ở thành phố và nông thôn.

1.4. Từ nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tiễn tại một số trường mầm non ở tỉnh Thanh Hoá, luận án đưa ra các biện pháp cụ thể để tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ (1) Thiết kế hoạt động KPKH dựa trên mục tiêu PTVT và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ; (2) Xây dựng môi trường khám phá khoa học


đa dạng nhằm kích thích trẻ học từ; (3) Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá với đối tượng thực để trẻ tự tích luỹ VT; (4) Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng VT đã học được trong hoạt động KPKH vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; (5) Phối hợp với gia đình cho trẻ MG 3 - 4 tuổi KPKH để củng cố, tích cực hóa VT. Các biện pháp được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc: thực hiện mục tiêu giáo dục chung và mục tiêu PTVT cho trẻ MG 3 - 4 tuổi; phù hợp với đặc điểm trẻ trong độ tuổi này; phát huy được tính tích cực của trẻ trong hoạt động KPKH, tăng cường trải nghiệm để PTVT; có tính kế thừa và phát triển; phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

1.5. Căn cứ vào các biện pháp đề xuất, luận án tiến hành tổ chức thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy các biện pháp đưa ra có tác dụng tốt tới việc PTVT của trẻ MG 3-4 tuổi. VT của trẻ sau thực nghiệm đã tăng rõ rệt so với trước, trong đó VT biểu đạt tăng cao hơn. Sau thực nghiệm, VT của trẻ được rút ngắn khoảng cách giữa bé gái và bé trai, giữa trẻ khu vực thành phố và khu vực nông thôn. Kết quả TN đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mà luận án đề xuất.

2. Khuyến nghị

Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - 19

2.1. Với các cấp quản lí giáo dục mầm non

2.1.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu hướng dẫn giúp GV có đủ điều kiện để chủ động áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ đạt hiệu quả.

- Cần khuyến khích và hướng dẫn các địa phương tổ chức hoạt động giáo dục trẻ, đặc biệt là hoạt động khám phá khoa học theo hướng tăng cường trải nghiệm và lồng ghép hợp lý các mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung, vốn từ cho trẻ nói riêng..

2.1.2. Đối với các sở, phòng giáo dục và đào tạo

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ mầm non.

- Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các GV về việc tổ chức các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ nói riêng, ngôn ngữ nói chung.


2.1.3. Đối với Ban giám hiệu cơ sở giáo dục mầm non

Tạo điều kiện cho GVMN phát huy được tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non nói chung và tổ chức hoạt động KPKH nói riêng nhằm PTVT cho trẻ.

2.2. Với giáo viên mầm non

- Thường xuyên tự bồi dưỡng, trau dồi và rèn luyện để có khả năng thiết kế và áp dụng các biện pháp tổ chức các hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.

- Chủ động học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết, từ đó chủ động, sáng tạo trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, sử dụng phương và phối hợp các biện pháp giáo dục tổ chức hoạt động KPKH nhằm PTVT cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2017), “Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi ở một số trường mầm non, Thành phố Thanh Hóa” Tạp chí giáo dục, (Đặc biệt), tr.36-39.

2. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2018), “Phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá thế giới thực vật”, Tạp chí giáo dục, (438), tr.23-27.

3. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2019), “Phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi thông qua hoạt động khám phá các hiện tượng tự nhiên”, Tạp chí khoa học, Trường ĐH Sư phạm, HN (64), tr.122-130.

4. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2020), “Một số nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG”, Tạp chí giáo dục, (Số đặc biệt), tr.41 - 45.

5. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2021), “Thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi”, Tạp chí khoa học, Trường ĐH Sư phạm, HN (66), tr. 197 – 206.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Trịnh Thị Hà Bắc (2013), Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, NXB Đại Huế, Thừa Thiên Huế.

2. Chương trình Giáo dục mầm non (2021), NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Nguyễn Huy Cẩn (1983), Một số vấn đề của việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em và việc dạy nói cho trẻ (Tài liệu tổng thuật), Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 3/1983.

4. Nguyễn Huy Cẩn (1983), Sự tiếp thu tiếng mẹ đẻ ở trẻ em và việc dạy nói (Tài liệu tổng thuật), Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 6/1992.

5. Nguyễn Huy Cẩn (1988), Tiếng nói trẻ thơ, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

6. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Fedorenko (1984), Phương pháp phát triển lời nói của trẻ Mẫu giáo, NXB Giáo dục, Hà Nội

9. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết (1996), Dẫn luận ngôn ngôn học, NXB Giáo dục, tr22.

11. Trần Nguyễn Nguyên Hân (2017), Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Văn hóa - Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Tươi (2017), Đặc điểm vốn từ và biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở các trường mầm non thành phố Hải Phòng, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số tháng 3, tr 101 - 106.

13. Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Trò chơi thí nghiệm tìm hiểu môi trường thiên nhiên cho trẻ 5-6 tuổi, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Hòa (2017), Giáo trình Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.


15. Hồ Lam Hồng (2011), Trẻ mầm non khám phá khoa học, NXB Hà Nội.

16. Janet Humphyryes (2005), Khám phá khoa học với trẻ, phát triển chương trình giáo dục mầm non – Kinh nghiệm Singapore. Vụ giáo dục mầm non – Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.

17. Nguyễn Xuân Khoa (1999), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Bùi Thị Lâm (2016), Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi, Tạp chí Giáo dục, số 388 (kỳ 2-8/2016), tr 38 - 41.

19. Lưu Thị Lan (1994), Sự phát triển ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, Báo cáo tổng kết đề tài B26, Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học, Hà Nội.

20. Lưu Thị Lan (1996), Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1-6 tuổi, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

21. Lã Thị Bắc Lý (2017), Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 12/2017, tr 32-35.

22. Lã Thị Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu Nga (2018), Giáo trình Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành (in lần thứ mười lăm), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Nga (2019), Phát triển khả năng suy luận cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Việt Nam.

24. Nguyễn Thị Phương Nga (2006), Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Cao Thị Hồng Nhung (2020), Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, NXB Giáo dục Việt Nam.

26. Nguyễn Thị Oanh (2000), Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi), Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

27. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2008), Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh, NXB Giáo dục Hà Nội.


29. Hoàng Phê (chủ biên, 2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

30. Hoàng Thị Phương (2015), Hướng dẫn giáo viên mầm non tổ chức thí nghiệm khám phá tự nhiên vô sinh cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, số 118, tr 9 - 11.

31. Hoàng Thị Phương (2017), Vai trò của hoạt động khám phá môi trường xung quanh đối với việc giáo dục trẻ mầm non sáng tạo nghệ thuật, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 12/2017, tr 64 - 66; 63.

32. Hoàng Thị Phương (2017), Giáo trình Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

33. Hoàng Thị Phương (chủ biên) – Lã Thị Bắc Lý – Bùi Thị Lâm – Nguyễn Mạnh Tuấn – Nguyễn Thị Mỹ Dung – Vũ Thanh Vân (2018), Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Minh Phương (2017), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc làm quen với tác phẩm văn học, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kỳ 2 tháng 8/2017, tr 111 - 112; 110.

35. Lê Thị Thanh Sang (2018), Tổ chức trò chơi học tập khám phá khoa học cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi, Tạp chí Giáo dục, Số 443 (Kì 1 - 12/2018), tr 11-14; 46.

36. Đinh Hồng Thái (2017), Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

37. Thomas Armstrong (2011), Đa trí tuệ trong lớp học (Lê Quang Long dịch, Lê Thị Kim Dung hiệu đính), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

38. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2007), Khám phá và thử nghiệm dành cho trẻ nhỏ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

39. Tikheeva E. I. (1997), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi học, NXB Giáo dục.

40. Lê Hữu Tỉnh (2001), Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực từ ngữ cho học sinh tiểu học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

41. Trần Thị Ngọc Trâm (2007), Về cách tiếp cận dạy khoa học cho trẻ mầm non,

Tạp chí Giáo dục, số 162, tr 16-17.


42. Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga (2013), Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non (theo Chương trình giáo dục mầm non mới), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

43. Đinh Thanh Tuyến (2019), Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

44. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

45. Lê Thị Ánh Tuyết, Hồ Lam Hồng (2008), Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Hà Nội.

46. L.X Vygotsky (1997), Tuyển tập tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

47. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 2002), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh

48. Adger, C. T., Hoyle, S. M., & Dickinson, D. K. (2004), “Locating learning in in-service education for preschool teachers”, American Educational Research Journal, 41(4), 867-900.

49. Beck IL and McKeown MG (2007), “Increasing young low-income children’s oral vocabulary repertoires through rich and focused instruction”, Elementary School Journal, 107(3), 251-273.

50. Biemiller A and Boote C (2006), “An effective method for building meaning vocabulary in primary grades”, Journal of Educational Psychology, 98(1), 44-62.

51. Biemiller A and Slonim N (2001), “Estimating root word vocabulary growth in normative and advantaged populations: evidence for a common sequence of vocabulary acquisition”, Journal of Educational Psychology, 93(3), 498-520.

52. Bloom J.W. (2006), Creating a Classroom Community of Young Scientists, 2, ed, New York: Routledge.

53. Bruner, J. (1983), Child’s Talk: Learning to Use Langguage, New York: W. Norton & Company.

54. Catherine L. Taylor, Daniel Christensen, David Lawrence, Francis Mitrou, Stephen

R. Zubrick (2013), “Risk Factors for Children’s Receptive Vocabulary Development from Four to Eight Years in the Longitudinal Study of Australian Children”, PLoS ONE 8(9): e73046, doi:10.1371/journal.pone.0073046.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023