Người Lagu ở Trung Quốc là cư dân sinh sống chủ yếu trong rừng rậm, đời sống hết sức khó khăn. LaGu cũng chính là tên gọi tự xưng của dân tộc này. Theo các tài liệu dân tộc của Trung Quốc, chữ ―la‖ có nghĩa là con hổ, còn chữ ―gu‖ thì có nhiều cách giải thích khác nhau. Có người cho rằng nó có ý nghĩa là ăn tập thể. Theo đó, trước đây người Lagu là cư dân săn bắn, khi săn được hổ thì tất cả mọi người cùng nhau ăn, ―lagu‖ có nghĩa là cùng nhau ăn thịt hổ. Dân tộc La Gu ở Trung Quốc có hai nhóm chính là ―La gu xi‖ và La gu na‖. ―Lagu xi‖ hay còn gọi là ―Lagu vàng‖ và ―La gu na‖ còn gọi là ―Lagu đen‖. Phương thức canh tác chính của người Lagu là đốt rừng làm nương để trồng trọt.
Cũng như dân tộc Hani và Yi, dân tộc Lagu ở Trung Quốc có nguồn gốc từ các nhóm người Khương cổ đại ở khu vực cao nguyên Thanh, Tạng, Cam. Một nhóm người Khương cổ đại trong quá trình thiên di không ngừng về phía Nam đã hình thành nên dân tộc Lagu. Ngay từ thời chiến quốc, nhóm Khương cổ đại này đã có mặt ở khu vực tỉnh Vân Nam ngày nay. Theo các tài liệu khảo cổ thì đến thời Chiến Quốc tổ tiên của người Lagu đã thoát ra khỏi xã hội nguyên thủy và tiến vào giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ. Từ thời Tam Quốc, Lưỡng Tấn đến thời Đường, tổ tiên người Lagu, người Yi, Hani được các sách Hán văn gọi chung là ―Ôman‖. Trong lịch sử của mình, người Lagu luôn bị phụ thuộc vào các bộ lạc chủ thể của người Yi, người Dai và thực hiện chế độ cống nạp hàng năm. Cũng chính bởi vậy mà người Lagu không ngừng thiên di đến khắp các khu vực thậm chí các quốc gia láng giềng nhằm thoát khỏi sự áp bức, bóc lột. Theo những ghi chép của sử sách thì giai đoạn cuối Tống, người Lagu có ít nhất 3 lần di cư với quy mô lớn (Luo Xian You 2009). Đến thời Thanh, dân tộc Lagu về cơ bản đã phân bố như trong giai đoạn hiện tại. Cũng chính do quá trình không ngừng thiên di mà dân tộc Lagu đã hình thành hai con đường phát triển khác nhau mà bờ sông Lan Thương vô tình đã trở thành ranh giới của nhóm phía Đông và nhóm phía Tây. Quá trình không ngừng thiên di cũng đưa người Lagu tới Việt Nam, và cũng giống như ở Trung Quốc, La Hủ được xác định là một thành phần tộc người độc lập của Việt Nam, có tộc danh chính thức là La Hủ.
Dân tộc La Hủ (Khù Xung, Co Sung, Khả Quy, Xá Tong Lương, Xá Lá Vàng, Xá Pươi, Xá Khao) ở Việt Nam chủ yếu từ các huyện Kim Bình, Lục Xuân tỉnh Vân Nam di cư xuống. Dân tộc La Hủ ở Việt Nam hiện nay có dân số 6.874 người (năm 1999), phân bố chủ yếu ở các xã Pa Vệ Sủ, Pa Ủ, Ca Lăng, Bum Tở và Nam Khao
thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Người La Hủ có nhiều tên gọi khác nhau: Xá Toong Lương, Xả pươi, Kha quy nhưng tên gọi Kù Sung hay Khù Sung là tên gọi phổ biến hơn cả. Dân tộc La hủ ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm: La Hủ Sủ (la hủ lá vàng), La Hủ Na (La hủ đen), La Hủ Phung (La Hủ trắng) trong đó La Hủ Sủ là nhóm chiếm đa số. Người La Hủ ở Việt Nam được miêu tả là cư dân du canh du cư điển hình. Người La Hủ có mặt ở Việt Nam khoảng 150 năm trước đây (Khổng Diễn 2000). Theo Khổng Diễn (2000) La Hủ là tên gọi mới xuất hiện từ thời nhà Thanh, kí theo âm Hán – Việt là La U và tác giả khẳng định sự biến đổi theo cách phiên âm Hán tự từ Lũ U sang La u, và điều này cho thấy tên tộc người không mấy biến đổi trong khoảng thời gian lịch sử gần 200 năm. Về ý nghĩa của tộc danh này cho đến này vẫn chưa có sự giải thích rõ ràng, phần lớn chỉ căn cứ tên gọi mà dịch nghĩa. Dù sao thì trong toàn vùng Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái lan, Mi-an-ma, La Hủ vẫn là tên tự gọi của tộc người này và trở thành tộc danh được gọi tương đối thống nhất.
Về quá trình thiên di vào Việt Nam, qua tư liệu điền dã, các nhà khoa học Việt Nam đều khẳng định nhóm La Hủ Na hiện đang sinh sống tại Bum Tở vốn mới chuyển cư từ những địa điểm khác nhau của xã Pa Ủ tới đây chưa lâu, nhưng họ vẫn khẳng định rằng tổ tiên của họ đã có mặt tại Mường Tè từ xa xưa. Nhóm này không chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Hán mà có quan hệ chặt chẽ về mặt xã hội với người Thái địa phương. Hiện tại họ hầu như không giữ mối quan hệ đồng tộc nào với bên kia biên giới.
Phần lớn những người La Hủ khác thuộc nhóm La Hủ Tsư cư trú tại các xã Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Ca Lăng lại cho rằng tổ tiên của họ mới sang Mường Tè được 5-6 đời. Khi đến Pa Ủ sinh sống họ còn thấy các thửa ruộng bậc thang của người Hà Nhì chyển cư đi nơi khác để lại. Điều này chắc chắn những người La Hủ thuộc bộ phận này còn giữ môi liên hệ chặt chẽ với đồng tộc của họ ở Huyện Lục Xuân, Trung Quốc về huyết tộc cũng như hôn nhân.
3.3.7. Dân tộc Hoa, dân tộc Ngái ở Việt Nam và dân tộc Han ở Trung Quốc
Trong phân định thành phần tộc người mà viện Dân tộc học đưa ra năm 1978, dân tộc Ngái được xếp vào một nhóm của cộng đồng Hoa phía Bắc nói chung cùng với các nhóm người Hắc Cá, người Hoa nói tiếng Bạc Và, người Sướng Phống, người Liêm Châu, Người Thống Nhằm, người Đản, người Sín.
Dân tộc Han là dân tộc chủ thể của Trung Quốc có dân số hơn 1,2 tỷ người, phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Trung Quốc. Hiện nay người Han đã tạo nên một mạng lưới phân bố rộng khắp trên toàn thế giới. Dân tộc Han ở Trung Quốc vốn là dân tộc Hoa Hạ ở khu vực sông Hoàng Hà trong khoảng thời gian 5000 năm trước công nguyên. về sau dân tộc này dần dần lớn mạnh và mở rộng địa bàn cư trú của mình ra khắp nơi. Tên gọi Han bắt đầu xuất hiện và phổ biến từ triều đại nhà Hán. Trong văn hóa truyền thống của người Hán phổ biến tư tưởng nho giáo, đạo giáo và đạo phật. Dân tộc Han cũng là dân tộc có trình độ kinh tế, chính trị và văn hóa phát triển nhất trong các dân tôc của Trung Quốc. Người Han có một truyền thống văn hóa đặc sắc, lịch sử lâu dài và đó chính là động lực cho dân tộc này phát triển đến những đỉnh cao hơn (Luo Xian You 2009:434).
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần Tộc Người Vùng Biên Và Những Khác Biệt Trong Phân Loại Tộc Người Giữa Việt Nam Và Trung Quốc
- Các Nhóm Tộc Người Xuyên Biên Giới Việt – Trung Nhìn Từ Viễn Cảnh So Sánh Việt Nam Và Trung Quốc
- Dân Tộc Khơ Mú Ở Việt Nam Và Người Ke Mu Ở Trung Quốc
- Dân Tộc Bố Y, Giáy Ở Việt Nam Và Dân Tộc Buyi Ở Trung Quốc
- Dân Tộc Dao, Pà Thẻn, Sán Dìu Ở Việt Nam Và Dân Tộc Yao Ở Trung Quốc
- Vùng Biên Giới Việt - Trung Trong Chiến Lược Phát Triển Đất Nước Thời Hội Nhập
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Các nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào các nhóm người Hoa ở phía bắc này được phân dựa theo khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán, thời gian và địa điểm di cư (Viện Dân tộc học 1978: 388). Thành phần cư dân của người Hoa không chỉ là những người có nguồn gốc Hán tộc mà còn có đại biểu của các dân tộc thiểu số khác đã bị Hán hóa về mặt ngôn ngữ và một phần của lối sống như người Ngái, Sán Dìu, Tu Di (Trần Khánh 1993: 28). Tộc danh Hoa có lẽ chưa được chính xác vì bản thân thuật ngữ này không có tính xác định thành phần tộc người mà thường dùng để chỉ người Trung Quốc nói chung. Hơn nữa, nhóm Hakka cư trú ở Hồng Kong, Đài Loan đều không tự nhận mình là người Hán mà là một tộc người độc lập. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tên gọi Hoa đã được sử dụng như một tộc danh và đã trở thành quen thuộc, khó thay đổi.
Trong cơ cấu cộng đồng có nguồn gốc Hoa tại Việt Nam còn có nhóm người lai Hoa – Việt mà lịch sử gọi là người Minh Hương. Triều Nguyễn từ những năm 20 của thế kỉ XIX đã hợp pháp hóa quyền công dân Việt Nam cho những người này và họ không được phép trở về Trung Quốc sinh sống hay tham gia vào các bang hội hay cộng đồng khác của Hoa Kiều. Trong tác phẩm Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, Châu Hải dẫn ý kiến của Victor Puxen cho rằng người Hoa đã có mặt ở Việt Nam từ thế kỉ thứ 3 trước công nguyên (Châu Hải 2003)
Một trong những đặc điểm nổi bật của người Hoa là họ thường tập hợp nhau lại định cư thành từng nhóm theo quê quán, có chung thổ ngữ, lập nên bang hội đồng hương. Khác với các nước Đông Nam Á khác, người Hoa ở Việt Nam phần lớn là
người có gốc Quảng Đông. Theo thống kê, đến giữa năm 50, số người Hoa nói tiếng Quảng Đông chiếm 45% tổng số dân Hoa kiều ở Miền Nam Việt Nam và đến những năm 70, con số này lên tới 60% (Trần Khánh 2001)
Người Ngái ở Việt Nam được hình thành từ các nhóm người nhỏ lẻ khác nhau gồm người Khách gia, người Đản, người Lê, người Thượng Phương (nhóm Hán ở Vân Nam, Trung Quốc)….
Nhóm có tên tự gọi là Hakka (Khách Gia) được xếp vào dân tộc Han ở Trung Quốc nhưng nhóm này cư trú chủ yếu ở khu vực rừng núi và trong ngôn ngữ còn bảo lưu rất nhiều đặc điểm của tiếng Hán cổ. Do khi nói chuyện âm ―ai‖ không bật ra thành âm riêng mà nói luôn với các âm khác nên những cư dân xung quanh đã gọi họ là người Ngái. Thực chất chữ ―Ngái‖ theo sự giải thích của những người dân thì có nghĩa là ―người đầu tiên‖. Tên tự gọi của họ là ―Khách gia‖ hoặc ―Khách gia nhân‖. Người Ngái trước đây sống ở khu vực Trung Nguyên Trung Quốc, về sau để tránh chiến tranh họ thiên di về phía Nam đi qua các tỉnh Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và đến các quốc gia khác. Theo như tư liệu của các nhà dân tộc học Trung Quốc có thể một bộ phận người Ngái đã thiên di và cư trú ở Việt Nam từ khoảng 300 năm trước. Trước đây thì nhóm Ngái ―Khách gia‖ ở Việt Nam cư trú tương đối tập trung ở khu vực tỉnh Quảng Ninh nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau đã di chuyển ra hải ngoại.
Người Đản hoặc ―Đản dân‖ là cư dân cư trú trên thuyền, lấy việc bắt cá, chèo thuyền làm nghề mưu sinh. Nhóm người Đản ở Trung Quốc cũng được xếp vào dân tộc Hán. Trước đây nhóm này chủ yếu sống vên các con sông lớn nhỏ ở khu vực Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, dọc theo triền sông, bờ biển mà sinh sống, dần dần thiên di vào Việt Nam.
Các nhóm dân tộc nhỏ lẻ này, trong quá trình thiên di, cư trú đan xen với nhau từ đó mang những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa. Thông qua khảo sát và phân định của các nhà dân tộc học Việt Nam, năm 1979 họ được xếp riêng thành dân tộc Ngái. Cho đến năm 1999, theo tổng điều tra dân số, người Ngái ở Việt Nam có 4.841 người.
3.3.8. Dân tộc Tày, Nùng, Pu péo, La Chí, nhóm Cao Lan ở Việt Nam và dân tộc Zhuang ở Trung Quốc
Dân tộc Zhuang là nhóm thiểu số có dân số đông ở Trung Quốc với 16.178.811 người (số liệu điều tra năm 2000). Họ chủ yếu cư trú tại khu vực tự trị Quảng Tây và huyện tự trị dân tộc Choang, dân tộc Mèo Văn Sơn của tỉnh Vân Nam. Dân tộc Choang có nhiều tên tự gọi khác nhau. Người Zhuang ở Quảng Tây có tới 20 tên tự gọi khác nhau bao gồm: buzhuang, buliao, buyanong, bunong. Tên gọi cũ của
dân tộc Zhuang là ―Tong‖ (僮). Tên gọi này bắt đầu xuất hiện vào thời Nam
Tống. Lý Nhân Tông trong ―Tấu Nghĩa‖ đã có nhắc đến vùng Nghị Sơn có
―Tong ding‖ (僮丁). Tống Nhân Chu trong ―Khê man tùng tiếu‖ đã chỉ rõ hơn
nhóm ―Dong minh‖ (洞明) gồm 5 loại: Bai Miao (Bạch Miêu), Bai yao (Bạch
Dao), Kou Liao (Khẩu Liêu), BaiTong (Bạch Đồng), bai kelao (Bạch Cờ Lao). Từ đó về sau chữ ―Tong‘ hoặc ‗zhang‖ (僮 hoặc 獐) trở nên phổ biến. Đến thời Minh thì tên gọi ―Zhang‖ (獐) được dùng phổ biến nhưng lại luôn dùng song hành với ―yao‖ (瑶)。 Đến thời nhà Thanh tên gọi ―Tong‘ hoặc ‗zhang‖ (僮
hoặc 獐 ) dùng để chỉ các cư dân ở khu vực Quảng Tây. Sau năm 1949, thông qua công tác phân định thành phần tộc người đã thống nhất gọi các nhóm người
―Buzhuang‖ (bố Choang), ―butu‖ (Bố Thổ), ―bù nong‖ (Bố Nùng), bu tai (Bố Thái), Bu ruo ―Bố nhược), ―bu yue‖ (Bố Việt) ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng
Đông, Vân Nam thành một tên chung thống nhất là dân tộc ―Tóng‖ (僮) nhưng
do nghĩa của chữ 僮 không rõ lại không dễ đọc và viết nên năm 1965, theo chủ
trương của Chu Ân Lai đã đổi tên thành dân tộc Zhuang (壮) (Huang Xian Fan, 1987). Người Zhuang ở Trung Quốc có rất nhiều chi hệ, theo tên gọi tự xưng thì có hơn 30 nhóm, trong đó có các nhóm như Bu Tai, Bu Nong, Laji, Pupeo, Gaolan là các nhóm được Việt Nam xác định là các dân tộc Tày, Nùng, La Chí, Pu péo, và nhóm Cao Lan thuộc Dân tộc Sán Chay (Fan Hong Gui, 1999).
Dân tộc Tày ở Việt Nam cũng là dân tộc có số dân đông, chủ yếu phân bố ở các huyện dọc biên giới Việt – Trung như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.Trước 1959, chính quyền và dân gian đều gọi họ là người Thổ hoặc dân tộc Thổ. Thế kỉ thứ 10, trong các tài liệu thư tịch cũng gọi những nhóm người này gọi là người Thổ. Ở khu vực lưu vực sông Hựu Giang và Thạch Giang, Nam Ninh của
Quảng Tây phần lớn cư dân ở đây tự gọi là ―kan tho‖ có nghĩa là người Thổ hoặc người bản địa. Năm 1956, sau khi thành lập khu tự trị Việt Bắc nhóm người này vẫn gọi là người Thổ. Trong người Thổ có một nhóm người tự xưng là ―Tày‖. Năm 1959 lấy tên gọi ―Tày‖ thay thế cho tên gọi ―Thổ‖, nhưng vẫn có thể gọi là người Thổ, tức một dân tộc có hai tên gọi. Năm 1974, xác định khu vực Nghệ An cũng có người Thổ, tự gọi là người Tày, không gọi là người Thổ nữa. Dân tộc Zhuang ở Trung Quốc, nhóm người tự xưng là người Tày chỉ có hơn 1 vạn người ở trấn Kim Long, huyện Long Châu, tại châu Văn Sơn tỉnh Vân Nam cũng có một bộ phận người có tên gọi tự xưng là ―Tày‖.
Khi giới thiệu về lịch sử của các dân tộc này Tày - Nùng ở Việt Nam, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng người Tày Nùng là những cư dân có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng thuộc khối Bách Việt xưa và có tổ tiên chung là người Zhuang ở Trung Quốc (Viện Dân tộc học, 1992), có những đặc điểm sinh hoạt văn hóa, ngôn ngữ gần gũi nhau. Sau khi đường biên giới Việt – Trung được hình thành vào thế kỉ XI, các cư dân ở hai nước được hình thành và phát triển trong những điều kiện riêng.
Tày là tên gọi từ lâu đời, có thể xuất hiện vào cuối thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên. Đó là tên gọi chung của nhiều dân tộc cùng ngôn ngữ ở Đông Nam Á và vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay. Còn Nùng (Nồng) vốn là tên gọi của một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ỏ Quảng Tây, trở thành tên gọi tộc người vào khoảng thế kỉ XV (Fan Hong Gui 1999:245). Tên gọi dòng họ Nùng cũng có ở Việt Nam từ lâu đời. Ở nhiều nơi thuộc Việt Bắc những người Tày mang họ Nông được coi là những người khai phá đất đai, xây dựng đồng ruộng, tạo lập bản mường. Những người Nùng sinh sống ở Việt Nam trước kia đã hòa vào với người Tày, còn những người Nùng hiện nay chủ yếu mới di cư đến nước ta trong khoảng 200 năm nay (Viện Dân tộc học 1992) Một số nhà nghiên cứu Việt Nam nhấn mạnh rằng không phải tất cả cư dân Tày Thái ở Việt Nam đều di cư từ Trung Quốc sang. Một số nhóm Tày Thái chắc chắn có nguồn gốc bản địa và họ đã định cư ở khu vực trung du miền núi Bắc Việt Nam từ trước khi có các làn sóng di cư ồ ạt từ Trung Quốc tới. Mặc dù vậy, Đặng Nghiêm Vạn (2003:275); Ngô Đức Thịnh (1975: 287-305); Hoàng Nam (1975: 247-255) đều cho rằng các nhóm cư dân Tày - Nùng ở Việt Nam có tổ tiên là người Zhuang cổ đại mà hậu duệ của họ ngày nay là dân tộc Zhuang ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây bên Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu này cũng cho rằng quá trình chung sống
và hội nhập với các cư dân phương Nam đã làm cho các cư dân này mang đậm yếu tố văn hóa phương nam trong khi vẫn lưu giữ một số yếu tố ảnh hưởng Hán tộc như tên gọi hay ngôn ngữ.
Mặc dù chung một nguồn gốc là người Zhuang nhưng dựa theo thời gian di cư đến Việt Nam của các nhóm này, các nhà dân tộc học Việt Nam đã phân thành hai dân tộc Tày và Nùng. Mặc dù người Nùng di cư đến Việt Nam đã từ ba hay bốn thế kỷ trước nhưng các đợt di cư ồ ạt của họ về phía nam chỉ mới xảy ra vào khoảng thế kỷ 19 (Đặng Nghiêm Vạn 2003:279); Hoàng Nam 1992). Trước khi di cư vào Việt Nam, văn hóa và ngôn ngữ của nhóm này đã chịu ảnh hưởng văn hóa Hán nhiều hơn so với nhóm Tày chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt. Đặng Nghiêm Vạn (2003) giả thiết rằng sự xuất hiện tên gọi Nùng có liên hệ đến một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng xuyên biên giới là Nùng Chí Cao. Theo ông, mỗi khi người Tày – Nùng Việt Nam đi chợ hay thăm họ hàng ở khu tự trị dân tộc Zhuang Quảng Đông, người ta thường nói ―pay Nồng‖, nghĩa là đi sang đất của ông Nùng (Chí Cao) trong khi người Tày bên phía Việt Nam sử dụng thuật ngữ cần Nồng‖ để chỉ người (của ông) Nùng. Dựa vào sự kiện lịch sử Nùng Chí Cao, Hoàng Nam (1975:247-255) cho rằng sự chia tách giữa người Tày và Nùng có thể đã xảy ra từ khoảng thế kỷ 11 trở đi. Các đợt di cư của họ đến Việt Nam đã diễn ra theo nhiều đợt khác nhau, và tên gọi các nhóm Nùng cho biết họ xuất xứ từ vùng nào ở Trung Quốc. Người Tày cổ là tổ tiên của người Tày và Nùng hiện nay là một nhóm của Bách Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt. Cho đến thế kỉ XI, XII bộ phận Tày Nùng vẫn chưa tách ra. Bộ phận người Nùng tách ra vào giai đoạn đó phần lớn đã nhập với người Tày. Bộ phận người Nùng di cư đến đây chừng 3-4 trăm năm nhiều nhất là vào thời Thái Bình Thiên Quốc.
Về mối quan hệ giữa người Tày, Nùng và Zhuang Trung Quốc, Tác giả Fan Hong Gui trong nghiên cứu của mình về các tộc người sống vắt qua biên giới đã đưa ra nhiều những cứ liệu chứng minh mối liên hệ nguồn gốc của các cư dân, chủ yếu thông qua những điểm giống nhau về văn hóa và các truyền thuyết chung. ―Vĩ‖ là họ lớn của người Zhuang, người Nùng, người Tày. Họ đều có một truyền thuyết chung: Tổ tiên của những người mang họ Vĩ vào thời Tây Hán là danh tướng có tên là Hàn Tín, do mưu phản mà bị chết. Tiêu Hà liền đem con trai của Hàn Tín gửi Nam Triệu Vương Triệu Đà nuôi dưỡng. Để tránh bị giết hại, Hầu cận của Hàn Tín đã bỏ bên phải của chữ Hàn và biến thành chữ ―Vĩ‖. truyền thuyết này có nhiều dị bản. Trong nhữn
năm tháng bị áp bức dân tộc rất nhiều các dân tộc thiểu số để che dấu thành phần dân tộc của mình mà đã giả rằng tổ tiên của mìnhlà người Hán, thậm chí là danh môn vọng tộc của dân tộc Hán. Điều này hoàn toàn có thể lí giải được. Cả 3 dân tộc đều có chung một quan niệm truyền thuyết. Zhuang, Tày, Nùng cả ba dân tộc đều có hình thức hôn nhân ―bất lạc phụ gia‖, cũng như nhiều tương đồng trong trang phục, lễ hội, ngôn ngữ. Ở Trung Quốc, các nhóm Cao Lan và Sán Chỉ thuộc về các dân tộc khác nhau.
Cao Lan là một nhánh của dân tộc Zhuang, còn Sán Chỉ là một bộ phận của dân tộc Yao trong khi ở Việt Nam hai nhóm này được gộp chung vào dân tộc Sán Chay hay còn gọi bằng một tộc danh kép là Cao Lan – Sán Chỉ. Nhóm người Cao Lan là một nhóm địa phương thuộc dân tộc Zhuang ở Trung Quốc, cư trú chủ yếu ở khu vực biên giới Việt Trung thuộc thành phố cảng Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây như Trấn Đông Hưng, Na Lương, thôn Bản Bát, thôn Đồng Trung, với dân số khoảng 1 vạn người. Theo tài liệu khảo sát cuả Fan Hong Gui ở Thôn Bản Công , tỉnh Quảng Tây vào năm 1977, khu vực này chỉ cách biên giới 1km, trước 1949 có 120 hộ gia đình người Cao Lan, đến 1977 đã có hơn 50 hộ gia đình di chuyển vào Việt Nam định cư, chỉ còn 70 hộ còn ở lại nguyên quán. Ngôn ngữ của họ và của người Zhuang là tương đồng và cũng thống nhất với ngôn ngữ của người Cao Lan ở Việt Nam. Cư dân của nhóm này vẫn còn giữ quan hệ thân tộc với người Cao Lan ở Việt Nam (Fan Hong Gui 2005:56). Thực tế này đặt ra câu hỏi về việc các nhà dân tộc học Việt Nam ghép nhóm Cao Lan vào cùng với người Sán Chỉ thành dân tộc Sán Chay, bất chấp sự thực là chỉ có nhóm Cao Lan nói tiếng Tày Thái, còn người Sán Chỉ nói phương ngữ Hán. Thực ra, ngay từ năm 1904, nhà nghiên cứu người Pháp Lajonquiere đã đặt ra câu hỏi rằng liệu người Cao Lan có phải là một bộ phận của dân tộc Sán Chay hay chỉ đơn giản là một nhóm của dân tộc Dao. Trả lời câu hỏi này, Bonifacy (1904, 1924), một học giả có uy tín trong giới nghiên cứu về người Dao cho rằng không thể coi hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ thuộc về một tộc người, bởi Cao Lan là một bộ phận của dân tộc Dao. Nhà ngôn ngữ - dân tộc học nổi tiếng Haudricourt (1973:5) đã nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của nhóm Cao Lan và các phát hiện của ông có thiên hướng nghiêng về giả thuyết của Bonifacy. Tuy nhiên, các nhà dân tộc học Việt Nam lại dựa trên những đặc điểm chung trong sinh hoạt văn hóa để xếp chúng vào chung một nhóm dân tộc gọi chung là Sán Chay. Về nguồn gốc của hai nhóm người này, tài liệu được các nhà khoa học sử dụng chủ yếu là những ghi chép văn bản chữ Hán trong một số tác phẩm lịch sử phong