HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU THỦY
PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Thực Trạng Và Xu Hướng Biến Đổi Của Gia Đình Việt Nam Hiện Nay
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Gia Đình Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU THỦY
PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐỖ THỊ THẠCH
2. TS. NGHIÊM SĨ LIÊM
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Thủy
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
1.2. Giá trị của các công trình đã được tổng quan và vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu trong luận án 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 26
2.1. Cơ sở lý luận 26
2.2. Nội dung, phương thức, chủ thể và sự cần thiết phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng
sông Hồng hiện nay 37
2.3. Những yếu tố tác động đến phát huy giá trị gia đình truyền thống trong
xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 51
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 72
3.1. Thực trạng phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình
văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 72
3.2. Những vấn đề đặt ra từ việc phát huy giá trị gia đình truyền thống trong
xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 101
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 114
4.1. Những quan điểm cơ bản phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây
dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 114
4.2. Những giải pháp chủ yếu phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây
dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 122
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
GĐTT : Gia đình truyền thống
GĐVH : Gia đình văn hóa
HTCT : Hệ thống chính trị
KTTT : Kinh tế thị trường
TCH : Toàn cầu hóa
UBND : Ủy ban nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hoá, quan hệ tổ chức… Gia đình chính là cơ sở để kiến tạo nên một xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và trình độ phát triển của mỗi gia đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “… Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình” [78, tr.111].
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng, Nhà nước yêu cầu các cấp, ngành, cộng đồng và nhân dân phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó chú trọng xây dựng “Gia đình văn hóa” là nhiệm vụ hết sức cơ bản. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách… con người và nền văn hóa Việt Nam” [32, tr.77].
Quán triệt quan điểm của Đảng, ngày 4 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Ngày 29 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 629/QĐ-TTg “phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, trong đó nêu rõ: “… Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong các mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011
- 2020, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [127, tr.1]. Đồng thời, Chiến lược cũng đã chỉ ra việc xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) ở Việt Nam hiện nay không thể không kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đã được hình thành, chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bời vì, văn hoá của một dân tộc nói chung, văn hoá gia đình nói riêng là một dòng chảy lịch sử, xuyên suốt từ truyền thống đến hiện đại.
Đồng bằng sông Hồng là một trong những cái nôi văn hóa của Việt Nam, là quê hương giàu truyền thống cách mạng, nơi cư trú và sinh sống của nhiều gia đình truyền thống (GĐTT). Trong giai đoạn hiện nay, đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có tiềm năng to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa… tạo ra lợi thế phát triển cao hơn so với nhiều vùng khác trong cả nước. Theo đó, việc phát huy những giá trị của GĐTT trong xây dựng GĐVH cũng có những thuận lợi đáng kể: tăng trưởng kinh tế cao, trình độ dân trí tốt, nhận thức xã hội của người dân khá cao, vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu văn hóa…
Tuy nhiên, trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cũng có nhiều vấn đề đang đặt ra cần phải được nghiên cứu làm sáng tỏ. Nổi bật như: chưa có sự thống nhất, tường minh trong nhận thức về giá trị GĐTT; chưa được cụ thể hóa đầy đủ các giá trị của GĐTT thành các tiêu chuẩn, tiêu chí của danh hiệu GĐVH; hoạt động của các chủ thể phát huy, nhất là của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa đủ mạnh; nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị GĐTT chưa đầy đủ, sâu sắc… Những hạn chế này dẫn đến tình trạng một bộ phận gia đình, người dân trong vùng chưa phân biệt rõ những giá trị nào của GĐTT cần phát huy, những nội dung nào không còn giá trị, không phù hợp với yêu cầu mới hiện nay, phát huy những giá trị GĐTT bằng cách nào, v.v...
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và những bất cập nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm luận án tiến sĩ với mong muốn góp phần tìm ra những giải pháp khả thi để phát huy các giá trị tốt đẹp của GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH trong bối cảnh mới hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phân tích làm rõ thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến luận án.
- Khái quát cơ sở lý luận phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH.
- Làm rõ thực trạng phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH và vấn đề đặt ra hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu giá trị GĐTT và phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát huy giá trị GĐTT Việt Nam, trong đó chủ yếu là giá trị văn hoá truyền thống của gia đình trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, bao gồm giá trị đạo đức, giá trị giáo dục, giá trị tâm lý, tình cảm và giá trị ý thức cộng đồng của GĐTT.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH thông qua nghiên cứu thực trạng ở một số tỉnh có tính chất đại diện cho vùng như: Hà Nội - trung tâm vùng, thủ đô của cả nước; Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên - phía Bắc vùng ĐBSH; Thái Bình, Nam Định - phía Nam vùng ĐBSH.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu việc phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII (1998) về xây dựng văn hoá, GĐVH đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
- Luận án thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề gia đình và xây dựng GĐVH ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án cũng kế thừa tài liệu, công trình của các nhà nghiên cứu, các hoạt động thực tiễn ở Việt Nam và thế giới liên quan đến vấn đề gia đình và xây dựng GĐVH.
- Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp cụ thể để giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.