Một Số Đặc Điểm Tâm Lý Của Con Người Trong Giao Tiếp

Qua đó ta thấy giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cá

nhân, của xã hội. Trong hoạt động không thể

không có sự

giao tiếp giữa

người với người, vì giao tiếp là điều kiện, phương tiện để quan hệ giữa người với người .

xây dựng mối

Trong quá trình giao tiếp có sự trao đổi thông tin giúp con người hiểu

biết lẫn nhau, nhưng sự hiểu biết lẫn nhau của con người chịu ảnh hưởng

của ấn tượng tri giác ban đầu, của định hình xã hội và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng ánh hào quang.

1.4.Các hình thức giao tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

­ Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có: Giao tiếp bằng vật chất; giao tiếp bằng ngôn ngữ; giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ.

­ Căn cứ vào tính chất và qui cách giao tiếp ta có: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức.

Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch Nghề Chế biến món ăn - CĐ Cơ Giới Ninh Bình - 12

­ Căn cứ vào số lượng và thành phần tham gia vào quá trình giao tiếp ta có: Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân ( Giao tiếp nhân cách ). Giao tiếp giữa cá

nhân với nhóm. Giao tiếp giữa nhóm với nhóm.

­ Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp ta có: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.

Tuỳ theo mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp mà ta có thể sử

dụng loại giao tiếp nào cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

1.5 Các vai trong giao tiếp

Trong quan hệ xã giao thông thường được phân theo ba nhóm vai chính như sau:

1.5.1 Nhóm vai thường xuyên

Nhóm vai thường xuyên là nhóm vai được đặc trưng bởi lứa tuổi, giới tính. Có nghĩa là, nếu xét theo góc độ lứa tuổi, giới tính thì mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia giao tiếp luôn trong trạng thái ổn định, không bị thay đổi trong tình huống và hoàn cảnh nào.

Chẳng hạn, hai người khác giới đang nói chuyện với nhau tại sảnh khách sạn hôm qua, ngày mai họ lại tiếp tục gặp nhau trong siêu thị thì vẫn là quan hệ giữa người nam giới và người nữ giới.

1.5.2 Nhóm vai không thường xuyên theo thể chế

Đây là nhóm vai không ổn định trong trạng thái tạm thời, do thể chế quy định. Sự thay đổi này tùy thuộc vào thời điểm, hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.

Nhóm vai này được đặc trưng bởi các mối quan hệ như: nghề nghiệp, địa vị xã hội, quan hệ tổ chức, quan hệ huyết thống, quan hệ về số lượng.

Chẳng hạn hai vợ chồng cùng làm trong một khách sạn, chồng là giám đốc, vợ là tổ trưởng lễ tân. Khi trong giờ làm việc họ là quan hệ cấp trên và cấp dưới, nhưng khi rời khách sạn họ là quan hệ vợ chồng.

1.5.3 Nhóm vai không thường xuyên theo tình huống

Nhóm vai này thực chất là nhóm vai không thường xuyên theo thể chế do tình huống nhất định tạo nên và phát sinh trong sự vận động hàng ngày của cuộc sống, như quan hệ chủ ­ khách, người mua ­ người bán hàng, người hại

­ người bị hại, nạn nhân ­ ân nhân...do tình huống bất ngờ nào đó làm cho mối quạn hệ giữa hai chủ thể lập tức thay đổi.

2. Một số đặc điểm tâm lý của con người trong giao tiếp

2.1 Thích được giao tiếp với người khác

Tâm lý con người nói chung là luôn mong muốn được tiếp xúc, giao lưu với mọi người. Đây là hiện tượng tâm lý bẩm sinh và ngày càng được duy trì, phát triển khi con người có ý thức về nó. Ngay từ khi còn nằm trong nôi con trẻ đã muốn được tiếp xúc với thế giới xung quanh. Càng khôn lớn lên con người nhận thức được về sự cần thiết của nó và càng hiểu được rằng mọi người không thể tồn tại và trưởng thành mà không có mối liên hệ và trợ giúp từ bên ngoài.

­ Một cháu bé mới hai tháng tuổi, nhưng rất thích thú, chăm chú, say sưa và thậm chí toét miệng cười khi chúng ta nói chuyện với bé. Và nó ngoái cổ nhìn theo một cách tiếc nuối, hoặc thậm chí òa lên khóc, nếu chúng ta rời xa nó.

­ Lứa tuổi thanh thiếu niên lại càng không thể chịu nổi nếu ít bạn bè, hạn chế giao lưu. Có cuộc hội hè, đình đám nào lại thiếu vắng tiếng cười và tham gia nhiệt thành, sôi động giới trẻ. Và đặc biệt trong các hoạt động bề nổi xã hội thì tuổi trẻ là lực lượng xung kích đông đảo và hăng hái nhât. Bởi chính các hoạt động sôi động đó là môi trường giao lưu rất phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi này.

­ Đâu chỉ có các cháu bé ngây thơ, các nam nữ thanh niên hiếu động, mà ngay cả các ông già, bà lão chân chậm mắt mờ thuộc lớp người thất thập cổ

lai hy, nhưng chẳng cụ nào muốn lủi thủi một mình, quạnh hiu trong căn

phòng vắng. Ngược lại, họ rất cần có tiếng trẻ thơ ríu rít vây quanh, rất thích thú muốn được tâm sự hàn huyên cả buổi với người bạn đồng trang lứa của mình.

Như

vậy giao tiếp với mọi người là nhu cầu bẩm sinh và không thể

thiếu

được của hết thảy mọi người. Hãy tạo cơ hội để giao thiệp với người khác

và làm tất cả

những gì có thể

để giao tiếp với người khác và làm tất cả

những gì có thể để người khác cũng sẽ giao tiếp với mình với mọi người, với cộng đồng xã hội.

Làm được điều đó, chính chúng ta đã có cơ hội lớn khôn, chính chúng ta đã góp phần đưa xã hội vận đông và phát triển. Bởi lẽ :

­ Nhờ có tăng cường giao lưu tiếp xúc con người mới có điều kiện làm giàu thêm kiến thức cho bản thân, cho nhân loại

­ Nhờ có giao lưu tiếp xúc con người mới có cơ hội hiểu biết nhau hơn và từ đó có sự đồng cảm, sẻ chia hợp tác bên nhau, tạo ra sức mạnh vật chất, tinh thần cực kỳ to lớn để vượt qua mọi thử thách và chiến thắng tất cả.

­ Nhờ có nhu cầu giao lưu tiếp xúc con người mới có điều kiện mở

rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức. Cũng chính nhờ nó mà nhu cầu tham quan du lịch ngày càng phát sinh, phát triển.

2.2 Thích được người khác khen và quan tâm đến mình

Lời khen ngợi là món quà vô giá mà người khen trao cho người được

khen. Một lời khen ngợi được phát ra không chỉ làm đẹp và hài lòng người

được đón nhận nó, mà người trao lời khen còn nhận được một tình cảm thân

thiện, hàm

ơn và nể

trọng từ

chính người được nhận lời khen và những

người xung quanh.

Nhiều người quan niệm rằng khen người khác cũng chính là tự


khen

mình. Nó rất đúng với câu danh ngôn: ‘Ai trao hoa cho người khác chính tay họ phảng phất hương thơm’’.Khen ngợi đã mang lại giá trị tinh thần to lớn cho mọi người ( kể cả người khen và người được khen). Lời khen tạo ra sự vui vẻ từ đó có bầu không khí tốt đẹp, thân thiện, tôn trọng lẫn nhau trong cộng đồng xã hội và trong môi trường kinh doanh.

Mỗi người đều có mặt mạnh và mặt hạn chế nhất định, hãy tạo mọi cơ hội, khai thác tối đa mặt mạnh, cái tốt của họ để khen thì có hiệu quả bất ngờ. Có điều là khen phải đúng lúc, đúng chỗ và đúng cái họ có, không nên khen công thức, khuôn mẫu xáo rỗng.

Có thể khen ngay sau khi nhận thấy ưu điểm của họ, ngay trước mặt họ và mọi người xung quanh, nếu ưu điểm của họ thực sự nổi trội và được nhiều người thừa nhận. Khen sau, khen riêng

­ Thích được giao tiếp với người khác ( với mục đích động viên, khích

lệ họ

cố gắng phấn đẩu để

vươn lên). Như

vậy biết chọn địa điểm, thời

điểm thích hợp để khen sẽ mang lại hiệu quả to lớn.

Không khen những gì mà chính họ và mọi người nhận thấy còn nhiều khiếm khuyết, hoặc họ thực sự không có cái đó, khen như vậy có thể gọi là xu nịnh, như vậy có thể bị coi là diễu cợt. Ai cũng muốn được khen, từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, từ những người lao động chân tay đến lao động trí

óc. Thậm chí những bậc tu hành, đã thoát ly trần tục vào cuộc đời cũng chẳng muốn từ chối khi người khác khen mình.

*Sự quan tâm

ẩn dật

Nhận được lời khen đã quý, nhận được sự quan tâm của người khác

còn quý hơn. Nhất là sự quan tâm đó đúng lúc, đúng mức và đung cái họ cần thì giá trị cực kỳ to lớn.

Thường thường con người không thỏa mãn với thực tại, họ luôn có

thiên hướng bù đắp với hy vọng lấp đầy những cái mà họ cảm thấy thiếu

hụt. Tuy nhiên không phải tất cả cái gì muốn là cũng họ cũng tự làm được.

Mặt khác xét về khía cạnh tâm lý học, có nhiều cái người khác quan

tâm giúp đỡ, sẻ chia không chỉ trong hoạn nạn, thiếu thốn, mà cả trong cuộc sống thường ngày. Sự quan tâm giúp đỡ luôn là món ăn tinh thần, liều thuốc bổ dưỡng tạo nên sinh lực cho mỗi con người.

Chúng ta luôn muốn người khác quan tâm giúp đỡ, chia sẻ không chỉ

trong hoạn nạn, thiếu thốn mà cả

trong cuộc sống hàng ngày. Sự

quan tâm

giúp đỡ luôn là món ăn tinh thần, liều thuốc bổ dưỡng tạo nên sinh lực cho mỗi con người.

Chúng ta muốn người khác thiện cảm và ủng hộ mình, chúng ta hãy thực sự quan tâm đến họ. Khi chúng ta cười với mọi người thì mọi người cũng sẽ

cười với chúng ta. Một gia đình cũng như một tổ chức, cộng đồng có sự đầm

ấm, hạnh phúc thực sự, đùm bọc và yêu thương quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.

2.3 Thích tò mò, thích điều mới lạ, thích những cái mà mình không có, có một lại muốn hai

Đây là một tính cách tưởng chừng rất oái ăm, nghịch lý và đầy mâu thuẫn trong mỗi con người, nhưng lại rất thực tế, rất đời thường. Đồng thời những cái đó là những động lực tạo ra sự vận động và phát triển xã hội nói chung và mỗi con người cụ thể nói riêng.

Nếu không ham thích gì thì con người không phát triển, dẫn đến xã hội đứng im. Xã hội đứng im là một xã hội chết, xã hội lụi tàn được ví như thời trung cổ.

*Thích tò mò

Trong thực tế cái gì lấp la lấp lửng, nửa kín nửa hở, thấp tha thấp

thoáng sẽ tạo ra lực hấp dẫn lôi cuốn người khác một cách ghê gớm. Càng bí ẩn bao nhiêu, càng tạo ra sự tò mò muốn khám phá bấy nhiêu. Đây là nét tâm lý đặc trưng, mà nhiều người đã tận dụng khai thác nó rất thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Muốn hấp dẫn, lôi cuốn người khác hào hứng lao vào khám phá tìm hiểu điều ta muốn, hãy gợi mở một cách nhẹ nhàng, lấp lửng, tạo sự bí ẩn ở phía sau. Xin đừng bao giờ thể hiện nó ngay một cách lộ liễu đến mức tuồn tuột, cho đến tận cùng. Vì làm như vậy sẽ chẳng còn gì

để cuốn hút người khác tìm tòi khám phá nữa. Cái gì đến dễ dàng cũng sẽ

chẳng mấy chốc nhạt phai, chẳng kịp để khiến người đời lưu luyến nữa.

lại điều gì đằm thắm, thiết tha

Ngay cả trong những câu chuyện, cuốn tiểu thuyết bộ phim…đến việc quảng cáo, tiếp thị, xây dựng các bài thuyết minh trong chương trình du lịch cần hết sức chú ý đặc điểm tâm lý này. Các cụ xưa có dạy: người khôn ăn nói nửa chừng để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.

* Thích những điều mới lạ

Bất cứ

thứ

gì, điều gì hấp dẫn đến mấy, thú vị

đến bao nhiêu, ngon

đến chừng nào, mà cứ kéo dài mãi, lặp đi lặp lại nhiều lần rồi cũng đến nhàm chán, tẻ nhạt và trở nên ngán ngẩm. Bởi vì, con người luôn luôn có xu hướng muốn đổi mới, không muốn dậm chân tại chỗ, không muốn lặp lại cái cũ.

Mốt đẹp đến mấy cũng phải thay đổi mốt mới, món ăn ngon đến bao nhiêu cũng phải đổi bữa, cuộc vui đến mấy cũng phải đến hồi kết thúc. Do vậy cần liên tục thay đổi thực đơn cho khách ở vài ngày trong khách sạn, xây dựng chương trình du lịch đường trở về không nên lặp lại đường đã đi ban đầu…

Các nhà sản xuất cần luôn cải tiến chủng loại, mẫu mã hàng hóa dịch vụ…Các thuyết trình viên, hướng dẫn viên du lịch…khi nói chuyện, thuyết trình không nên nói dài, nói đều đều, mà cần ngắn gọn, súc tích. Và đặc biệt tạo ra điểm nhấn để gây sự chú ý.

* Thích những cái không có, có một lại muốn hai

Lòng ham muốn của con người là không giới hạn, như thùng không đáy,

đổ mãi chẳng đầy. Những điều oái ăm là những gì đang có, đang đầy đủ

thường không được trọng dụng lắm, mà những cái hiếm hoi, cái đã mất đi

mới cảm thấy quý giá, khát khao. Khi ốm nằm trên giường bệnh mới coi

trọng sức khỏe, cận kề cái chết mới khát khao cuộc sống, ngồi trong tù mới thấm thía ý nghĩa của tự do. Do vậy khi muốn lôi cuốn người khác làm theo ý mình, muốn làm hài lòng khách hàng người làm du lịch cần phải biết được họ đang thiếu gì. Nếu đã đủ đầy mọi thứ cũng đừng nghĩ họ không cần gì thêm nữa, nhưng cái sau phải hơn, phải khác cái trước đó.

* Thích tự khẳng định mình, thích tranh đua

Dù làm việc ở lĩnh vực gì, tầm cỡ nào, mức độ giản đơn đến mấy con người luôn muốn tự khẳng định mình, thích được người khác đánh giá đúng

về mình, thậm chí là muốn người khác coi họ là người không quan trọng,

không giá trị, thậm chí là người thừa. Xét theo góc độ tâm lý, không ai muốn mình là cái bóng của người khác. Không ai muốn làm theo sự chỉ bảo dẫn dắt quá cụ thể tỉ mỉ của người khác như một con rối không hơn không kém, nhất là những điều họ đã biết. Con người luôn luôn muốn được tự thể hiện làm

những gì mà họ

cho là đúng là có thể. Họ

cảm thấy tự

ái, khó chịu hoặc

không hài lòng khi người khác không có lòng tin nơi họ, ngay cả những gì họ chưa biết, chưa tự làm được.

Từ những đặc điểm tâm lý này, trong quan hệ giao tiếp ứng xử, mỗi

người chúng ta nên tôn trọng tính tự chủ, khả năng, năng lực của mọi người. Đừng bao giờ tỏ ra coi thường hay phân biệt đối xử ( bên trọng, bên khinh)

với mọi người. Đừng để cho mọi người khác cảm nhận bên bạn, họ là người thừa.

* Thích tranh đua

Không thỏa mãn với hiện tại của chính mình, không thờ ơ trước những gì còn thua bạn, kém em là một biểu hiện tâm lý tích cực của con người. Nhờ có ý thức luôn mong muốn phấn đấu vươn lên hơn người khác, điều đó làm cho con người luôn có thiên hướng vận động và phát triển. Mỗi thành viên trong xã hội phát triển góp phần làm cho cả xã hội cùng phát triển.

Tâm lý thích tranh đua không chỉ

thường thấy

ở thế

hệ trẻ, lứa tuổi

sung sức nhất mà ngay cả các ông bà đã có tuổi cũng có tâm lý này. Hãy

khuyến khích và tạo cơ hội cho mọi người phấn đấu thể hiện tài năng hơn người của họ. Vì luôn muốn hơn người khác điều đó không có gì là xấu, nếu sự vươn lên đó do chính khả năng sức lực của họ.

* Ham thích cái đẹp

Trong cuộc hành trình của nhân loại đi tới sự hoàn thiện, con người

luôn hướng tới cái đẹp. Vì vậy làm đẹp cho bản thân, làm đẹp cho mọi người xung quanh, làm đẹp cho xã hội là mục tiêu phấn đấu, là niềm hạnh phúc của mỗi người. Cái đẹp là động lực là mục tiêu cho nhân loại tự động vươn lên để hoàn thiện hơn, thánh thiện hơn, đáng yêu hơn. Ai cũng muốn mình đẹp hơn trong mắt mọi người và cũng vì vậy luôn thích làm cho mọi người và những gì xung quanh trở nên đẹp hơn.

Mẹ đi chợ về mua cho bé bộ quần áo đẹp, bé mặc ngay và đi khoe bạn bè khắp xóm với niềm vui khôn tả. Các cụ già sắp về với tiên tổ cũng muốn con cháu mình sắm cho bộ quần áo thật tươm tất, cỗ quan tài thật đẹp, thật tốt có sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Còn tuổi trẻ, thường bị hút bởi mẫu mốt, thời trang bởi các cuộc thi hoa hậu khắp đó đây.

Như vậy, cái đẹp không chỉ quyến rũ riêng ai, mà nó làm say lòng hết thảy chúng ta. Do đó làm đẹp cho mình, cho mọi người, cho cả cộng đồng xã hội là nguyện vọng, ước mơ, trách nhiệm vì sự tiến bộ của cộng đồng và xã hội. Chỉ có như vậy hạnh phúc mới mỉm cười với tất cả chúng ta, cuộc sống của chúng ta mới trở nên có ý nghĩa và đáng yêu hơn.

Mỗi người chúng ta ai cũng có khả năng làm cho mình đẹp hơn lên

trong mắt mọi người, nếu chúng ta có kiến thức về nó và quan tâm đến nó.

* Yêu thích kỷ niệm, tôn thờ biểu tượng

Kỷ niệm và biểu tượng là giá trị tinh thần vô cùng cao quý, thiêng liêng của mỗi người, mỗi nhóm người. Giá trị tinh thần đó in đậm trong trái tim, khối óc và lắng đọng trong sâu thẳm đáy lòng mỗi người. Nhờ có giá trị tinh thần đó con người luôn có xu hướng xích lại gần nhau, cảm thông chia sẻ cho nhau, cùng nhau hợp lực tạo nên sức mạnh không gì ngăn cản nổi.

Trong cuộc sống đời thường luôn có cả những kỷ niệm vui bên cạnh

kỷ niệm buồn. Tất cả

đều có giá trị

và đều khó phai mờ

trong tâm trí mỗi

người chúng ta. Khắc ghi những kỷ niệm buồn để thấy ý nghĩa những lúc vui và tạo động lực vươn lên. Trong giao tiếp nên để lại cho nhau những kỷ niệm đẹp, nhờ đó con người có cái để nhớ, để mong và tìm mọi cách để gần gũi nhau mãi mãi.

Có lẽ vì thế mà người đời thường rất coi trọng việc tổ chức lễ tết, hội hè, cưới gả một cách linh đình, rôm rả. Chỉ vì không ai muốn cuộc sống cứ

lặng lẽ

trôi đi mà muốn tạo ra những dấu

ấn, những kỷ niệm. Từ

đó mọi

người có cái ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai. Chỉ có như vậy cuộc sống mới trở nên đậm đà, thú vị.

* Tôn thờ biểu tượng

Biểu tượng một cái gì đó được đề cao, ngưỡng mộ để rồi phụng sự, tôn thờ và sống chết vì nó. Vì vậy biểu tượng là giá trị tinh thần được mọi người dày công vun đắp theo thời gian và hằn sâu trong tiềm thức như một truyền thống đẹp đẽ, đáng trân trọng tự hào của một người, một nhóm người,

một cộng đồng. Chẳng hạn như truyền thống gia đình, dòng họ, lịch sử

truyền thống doanh nghiệp, của dân tộc.

Chỉ vì tôn thờ biểu tượng, đôi khi trong nội bộ dòng tộc, làng xón có những điều bất hòa tưởng chừng không giải tỏa được, nhưng nếu có sự xúc

phạm từ bên ngoài vào truyền thống của cộng đồng đó, tức thì mọi người

tạm gác lại mối bấy hòa để cùng nhau bảo vệ đến cùng danh dự của dòng họ.

Nội bộ

của một quốc gia, dân tộc sao tránh khỏi những bất

ổn tạm

thời, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình vận động đi lên. Trong một đất nước đôi khi có những cảnh chia bè, sẻ cánh, nhưng nếu một khi lợi ích quốc gia, truyền thống dân tộc bị xâm hại, lập tức mọi đảng phái chính trị,

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí