Đảng, nhà nước đối với người phạm tội và tình hình xã hội nói chung…[55].
2.2.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được
Các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật TTHS về người tạm giữ, tạm giam, đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết về cải cách tư pháp và nhất là Nghị quyết 37 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về tội phạm trong công tác tạm giữ, tạm giam hình sự. Vai trò của VKSND hai cấp thành phố Hà Nội trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam luôn được quan tâm, chú trọng, chất lượng công tác kiểm sát ngày càng được nâng lên. Việc đánh giá, phân loại người bị tạm giữ, tạm giam trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn được quan tâm và kiểm sát chặt chẽ, đảm bảo việc phân loại người bị tạm giữ, tạm giam được chính xác, kịp thời và hiệu quả cao. VKSND hai cấp thành phố Hà Nội đã thường xuyên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp trong việc thực hiện công tác kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam. Cơ sở vật chất nhiều nhà tạm giữ, trại tạm giam đã được xây dựng nâng cấp, xây mới tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dòi, đảm bảo chế độ sinh hoạt cho người bị tạm giữ, tạm giam.
2.2.2. Những bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguyên nhân
2.2.2.1. Nhữ ng bấ t cậ p, hạ n chế trong việ c bả o đ ả m quyề n con ngư ờ i trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm giữ, tạm giam trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thứ nhất, hạn chế việc bảo đảm quyền không bị bắt giam tùy tiện.
* Đối với việc tạm giữ
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải cứ bị bắt trong các trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã đều tạm giữ. Tuy nhiên,
trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền vẫn lạm dụng việc tạm giữ người trong một số trường hợp như: người phạm tội thực hiện tội phạm bị bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang nhưng họ không có dấu hiệu bỏ trốn, không cản trở hoạt động điều tra, có nơi cư trú rò ràng, tình tiết phạm tội đơn giản, hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, căn cứ xác định tội phạm đã đầy đủ. Có thể nêu ra đây một ví dụ:
Ngày 22/10/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an quận Long Biên chuyển hồ sơ đề nghị VKSND quận Long Biên xin gia hạn tạm giữ lần thứ nhất đối với đối tượng Nguyễn Huy Tân - Sinh năm 1991; hộ khẩu thường trú: Phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, có dấu hiệu phạm tội Đánh bạc quy định tại khoản 1 Điều 248 BLHS. Qua nghiên cứu hồ sơ, VKS nhận thấy: Đối tượng Nguyễn Huy Tân bị bắt quả tang khi đang có hành vi tham gia đánh bạc số tiền 100.000đ với 06 đối tượng khác, thu giữ tại chiếu bạc 3.600.000đ. Bản thân Tân không có tiền án, tiền sự, có nơi cư trú rò ràng, phạm tội lần đầu, hành vi đánh bạc ít nghiêm trọng nên VKS đã không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất đối với Nguyễn Huy Tân. Trường hợp này, việc ra quyết định tạm giữ của CQĐT - Công an quận Long Biên đối với Nguyễn Huy Tân là không cần thiết, ảnh hưởng đến QCN của người bị tạm giữ [55].
Các trường hợp vi phạm về thủ tục tạm giữ khá phổ biến, đặc biệt là ở CQĐT cấp quận, huyện. Theo quy định tại Điều 133, 134 BLTTHS 2003, người được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập hợp lệ đến làm chứng mà vắng mặt không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho công tác điều tra, truy tố thì có thể bị dẫn giải. Khi công dân được triệu tập tới CQĐT rồi bị tạm giữ thì việc tạm giữ đó là trái pháp luật. Bởi đương nhiên trong trường hợp này, người bị tạm giữ không phải là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc quả tang nên không có căn cứ để tạm giữ họ. Trừ trường hợp người đó phạm tội quả tang tại trụ sở CQĐT rồi bị bắt thì mới
được tạm giữ họ. Với người được triệu tập tới CQĐT để lấy lời khai, sau đó có đủ căn cứ khẳng định người đó thực hiện tội phạm thì không được ra quyết định tạm giữ họ, cần ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn thích hợp với tính chất và hành vi phạm tội của họ.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều năm qua vi phạm về thời hạn tạm giữ cũng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị cấp huyện.
Bảng 3.4: Số quá hạn tạm giữ từ năm 2010 đến năm 2014
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Số quá hạn tạm giữ | 5 | 0 | 5 | 6 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Bảo Đảm Quyền Không Bị Tra Tấn, Đối Xử Hoặc Trừng Phạt Tàn Bạo, Vô Nhân Đạo Hoặc Hạ Nhục
- Thực Tiễn Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Những Kết Quả Đạt Được Trong Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam Trên Địa Bàn Thành
- Số Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam Chết Từ Năm 2010 Đến Năm 2014
- Hoàn Thiện Một Số Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2003 Về Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm Giam
- Người Bị Buộc Tội Được Coi Là Không Có Tội Cho Đến Khi Được Chứng Minh Theo Trình Tự, Thủ Tục Do Bộ Luật Này Quy Định Và Có Bản Án Kết Tội Của
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Thống kê - VKSND thành phố Hà Nội.
Tình trạng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hình sự sau phải trả tự do cho người bị tạm giữ vẫn xảy ra khá phổ biến. Trên cơ sở thống kê về tình hình người bị tạm giữ sau phải trả tự do của các cơ quan tố tụng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm năm trở lại đây (Bảng 3.2) cho thấy:
- Tình trạng người bị tạm giữ có quyết định tạm giữ sau phải trả tự do: năm 2010 có 106 trường hợp, năm 2011 có 130 trường hợp, năm 2012 có 184 trường hợp, năm 2013 có 264 trường hợp, năm 2014 có 244 trường hợp.
- Tình trạng người bị tạm giữ được trả tự do vì không đủ căn cứ khởi tố hình sự và không bị xử lý hành chính: năm 2010 có 11 trường hợp, năm 2011 có 15 trường hợp, năm 2012 có 22 trường hợp, năm 2013 có 26 trường hợp, năm 2014 có 10 trường hợp.
- Tình trạng người bị tạm giữ được trả tự do, chuyển xử lý hành chính: năm 2010 có 23 trường hợp, năm 2011 có 24 trường hợp, năm 2012 có 46 trường hợp, năm 2013 có 66 trường hợp, năm 2014 có 64 trường hợp.
Bên cạnh những trường hợp trả tự do có căn cứ theo quy định của pháp luật, trong bảng thống kê (Bảng 3.2) còn thể hiện số người bị tạm giữ sau trả tự do để chờ xử lý sau. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, đối với trường hợp trả tự do này, thường không có căn cứ điều luật quy định cụ thể.
Nhưng trên cơ sở những nguyên tắc TTHS, những quy định mang tính chất nhân đạo và nhất là trong từng trường hợp đối với từng người bị tạm giữ cụ thể, cơ quan ra quyết định tạm giữ đã hủy bỏ quyết định tạm giữ, trả tự do cho người bị tạm giữ mà không áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác và chờ khi có điều kiện thì sẽ xử lý. Những người bị tạm giữ trong trường hợp nêu trên có thể: Là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt theo quyết định truy nã hoặc người đầu thú, tự thú nhưng bị bệnh hiểm nghèo, đang phải chữa bệnh hoặc phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi…
Sau đây là trường hợp:
+ Người bị tạm giữ được CQĐT hủy quyết định tạm giữ và không xử lý hành chính: Ngày 13/6/2010, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Đông Anh bắt quả tang 08 đối tượng trong đó có anh Nguyễn Văn Kiên (Sinh năm: 1977; hộ khẩu thường trú: Thôn Tiền, Dúc Tú, Đông Anh, Hà Nội) đang tham gia đánh bạc tại nhà của Nguyễn Văn Nhớ- Sinh năm 1979; hộ khẩu thường trú: Thôn Tiền, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội. Sau khi lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, CQĐT, Công an huyện Động Anh đã ra quyết định tạm giữ đối với 08 đối tượng để điều tra làm rò. Quá trình điều tra, Công an huyện Đông Anh xác định được Nguyễn Văn Kiên không trực tiếp tham gia đánh bạc cùng các đối tượng bị tạm giữ trên, mà tại thời điểm các đối tượng đang đánh bạc bị bắt quả tang, Kiên chỉ đến nhà Nguyễn Văn Nhớ để trả tiền vay nợ từ trước cho Nhớ, sau đó thì bị cơ quan công an bắt giữ. Ngày 16/6/2010, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Đông Anh, căn cứ khoản 3 Điều 87 BLTTHS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, trả tự do cho Nguyễn Văn Kiên và không xử lý hành chính. Trong trường hợp này, do không thực hiện hành vi phạm tội nhưng Nguyễn Văn Kiên lại bị tạm giữ hình sự, do đó theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 02 ngày 02/11/2012 của Viện KSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc
phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi dưỡng của nhà nước trong hoạt động TTHS, Nguyễn Văn Kiên thuộc trường hợp được cơ quan nhà nước bồi thường thiệt hại.
Thông qua công tác kiểm sát, cho thấy nhiều quyết định tạm giữ của CQĐT không ghi lý do tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 86 BLTTHS mà lại ghi theo tội danh. Một số lệnh bắt khẩn cấp không ghi bắt theo điểm nào của khoản 1, Điều 81 BLTTHS… Điển hình là những vi phạm trong việc ra quyết định tạm giữ không đúng thời hạn quy định tại Điều 87 BLTTHS 2003 như: Hồ sơ Trần Mạnh Cường có dấu hiệu thực hiện hành vi trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS: Biên bản bắt quả tang hồi 22h10p ngày 20/05/2013, quyết định tạm giữ từ 01 giờ 00 phút ngày 21/05/2013 [55]. Những vi phạm về thời điểm bắt đầu ra quyết định tạm giữ là khá phổ biến, thời gian vi phạm không lớn nhưng đã vi phạm trực tiếp đến những quy định cụ thể của pháp luật TTHS đối với người bị tạm giữ, vi phạm QCN, quyền không bị bắt giam giữ tùy tiện đối với người bị tạm giữ, tạm giam.
Mặc dù thời gian tạm giữ không dài nhưng người bị tạm giữ bị cách li khỏi xã hội một thời gian theo luật định, bị hạn chế các quyền cơ bản và thiết yếu của công dân. Chính vì vậy, tất cả các vấn đề như về đối tượng, căn cứ, điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền ra lệnh, quyền và nghĩa vụ cũng như chế độ đối với người bị tạm giữ được pháp luật TTHS quy định khá chặt chẽ. Nhưng trên thực tế việc thực thi các quy định pháp luật về người bị tạm giữ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, không những làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự mà qua đó cũng ít nhiều xâm phạm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích chính đáng của người bị tạm giữ.
* Đối với việc tạm giam
Qua thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS 2003 cho thấy vẫn còn không ít các trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không có hoặc không đủ căn cứ theo quy định của BLTTHS 2003, xâm phạm đến
quyền tự do của công dân. Trong các lệnh tạm giam của CQĐT, quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam của VKS chỉ nêu chung chung là căn cứ vào hành vi phạm tội, căn cứ vào điều luật của BLTTHS và xét thấy cần thiết tạm giam là tạm giam [57].
Việc quá hạn tạm giam vẫn còn chưa được khắc phục. Trong các vụ án, hồ sơ bị can, bị cáo bị tạm giam phải kéo dài thời hạn tạm giam do phải xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan tiến hành tố tụng các cấp. Việc quá hạn tạm giam đã xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của người bị tạm giam cụ thể: Năm 2010 có 49 trường hợp; năm 2011 có 84 trường hợp; năm 2012 có 192 trường hợp; năm 2013 có 270 trường hợp và năm 2014 là 613 trường hợp quá hạn tạm giam (Bảng 3.3).
Trong những năm qua, tình trạng tạm giam bằng hoặc quá thời gian phạt tù mà tòa án tuyên còn xảy ra cụ thể: năm 2010 có 146 trường hợp; năm 2011 có 134 trường hợp; năm 2012 có 187 trường hợp; năm 2013 có 139 trường hợp; năm 2014 có 151 trường hợp (Bảng 3.3). Tuy nhiên pháp luật lại chưa quy định vấn đề giải quyết bồi thường đối với người bị tạm giam trong trường hợp tạm giam quá thời gian phạt tù mà tòa án tuyên.
Thứ hai, hạn chế việc bảo đảm quyền không phân biệt đối xử và đối xử bình đẳng.
Việc áp dụng các quy định về chế độ tạm giữ, tạm giam đối với người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ, Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1998/NĐ-CP về tạm giữ, tạm giam trong thực tế còn nhiều tồn tại. Tồn tại phổ biến là trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam phải ở một diện tích quá chật hẹp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bị tạm giữ, tạm giam. Theo Điều
26, Quy chế tạm giữ, tạm giam thì bình quân tối thiểu nơi giam giữ với người bị tạm giữ là 2m2/1 người. Nhưng ở hầu hết các nhà tạm giữ, trại tạm giam đều
trong tình trạng quá tải, nhất là trong những đợt cao điểm phòng, chống trấn áp tội phạm, số người bị tạm giữ, tạm giam là rất lớn. Vấn đề quá tải trại tạm giam khiến cho việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định không được bảo đảm đầy đủ, làm giảm ý nghĩa của chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta, cũng như giảm tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục, cải tạo ở các trại tạm giam.
- Nhà tạm giữ chưa có hệ thống loa truyền thanh để tổ chức cho người bị tạm giam, tạm giữ nghe một số chương trình của đài Tiếng nói Việt Nam- theo Điều 29 Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ (VKSND thị xã Sơn Tây, Thanh trì, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh năm 2014). Chế độ, tiêu chuẩn ăn trong những ngày lễ, tết cho người bị tạm giữ, tạm giam chưa đảm bảo. Ngoài ra, chế độ thăm gặp, nhận quà, lưu ký, gửi thư, khám chữa bệnh ở nhiều quận huyện còn vi phạm [55].
Thứ ba, hạn chế trong việc bảo đảm quyền được bào chữa.
- Những hạn chế trong việc bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa: Điều 58 BLTTHS 2003 quy định quyền và nghĩa vụ của người bào chữa (có mặt khi lấy lời khai, được hỏi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thu thập chứng cứ từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo). Tuy nhiên, trên thực tế các quy định này không hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó có rào cản của các quy phạm pháp luật. Ví dụ như tại điểm g, Khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003, quy định một trong các quyền của người bào chữa là "đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật" [42, Điều 58, Khoản 2, Điểm g]. Quy định này, đã hạn chế quyền bào chữa - một QCN được pháp luật của các nước trên thế giới ghi nhận. Do đó, trên thực tế quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam gần như không được thực hiện.
Trong giai đoạn điều tra, người bào chữa tiếp cận tài liệu hồ sơ vụ án
và gặp người bị tạm giữ, bị can là rất khó khăn. Đây hoàn toàn là vấn đề nhận thức. Việc luật sư tham gia vào giai đoạn điều tra còn nhiều hạn chế, một phần là do không phải ai cũng biết mình có quyền nhờ luật sư, mà điều tra viên nhiều khi "quên" giải thích, một phần cũng vì yêu cầu bí mật và kịp thời hoạt động điều tra. Không thể đổ lỗi tất cả những vi phạm này là do CQĐT hay các Điều tra viên mà trong nhiều trường hợp do không ít những luật sư lợi dụng việc được tham gia vào vụ án ngay từ ban đầu để kéo dài, tung dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Do đó, vì mục đích giải quyết nhanh chóng vụ án và do sự thiếu tin tưởng các luật sư, nên Điều tra viên đã dùng mọi cách để người bị tạm giữ, bị can từ chối luật sư bào chữa, hoặc đối với người chưa thành niên bị tạm giữ, bị tạm giam thì người giám hộ của họ tự bào chữa cho họ. Tuy nhiên, dù vì mục đích gì thì vấn đề sự trung thực, tôn trọng pháp luật các cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần phải được quan tâm hơn nữa, nhằm đảm bảo cho quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện.
- Những hạn chế trong việc bảo đảm quyền tự bào chữa:
+ Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam đã được BLTTHS 2003 ghi nhận rất rò ràng, Bộ luật cũng quy định các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ giải thích cho người bị tạm giữ, tạm giam biết quyền và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, trên thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn vi phạm quyền này của người bị tạm giữ, tạm giam. Nhiều trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không biết mình có quyền tự bào chữa, nhất là đối với các bị can phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng bị cách ly, không được gặp người thân, không được tiếp xúc với các văn bản pháp luật thì việc biết và thực hiện quyền này càng trở nên khó khăn.
+ Hạn chế quyền khiếu nại về tạm giữ, tạm giam, quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của người bị tạm giữ, tạm giam. Mặc dù, pháp luật quy định rất cụ thể và rất rò về quyền khiếu nại của người bị tạm giữ, tạm giam có thể tố cáo bằng miệng hoặc bằng văn