Thực Nghiệm Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Tài Nguyên Nước Tỷ Lệ 1:100.000 Phục Vụ Đảm Bảo An Ninh Nguồn Nước Trên Dòng Chính Sông Đà‌‌


- Bản đồ địa hình dạng số (tỷ lệ 1:100.000);

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 dạng số;

- Các nguồn dữ liệu khác: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2020, bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới…; tài liệu, số liệu tài nguyên nước (cấp tỉnh, huyện, xã); các bản đồ chuyên đề có liên quan đến tài nguyên nước. Việc bảo vệ tài nguyên nước trong tương lai phục vụ chiến lược đảm bảo an ninh nguồn nước Quốc Gia; sản phẩm của một số dự án về CSDL tài nguyên nước.

Thứ tự ưu tiên nguồn dữ liệu đầu vào như sau:


CƠ SỞ DỮ

LIỆU ĐỊA CHÍNH

CHUYỂN ĐỔI BIÊN TẬP DỮ

LIỆU

CSDL TÀI

NGUYÊN NƯỚC

DỮ LIỆU HIỆN TRẠNG

DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH DẠNG SỐ


Hình 2.2.Mô hình chuyển đổi CSDL tài nguyên nước

Đối với các tư liệu dạng số thì việc chuẩn hóa sẽ sử dụng các phần mềm đồ họa thông dụng; phần mềm chuyển đổi dữ liệu phải đảm bảo chuyển đổi nguyên dạng (không làm thay đổi về vị trí, hình dạng và thông tin thuộc tính), dữ liệu được chuyển đổi tự động vào CSDL.

Bộ phần mềm chuẩn hóa dữ liệu bản đồ số bao gồm phần mềm nền đồ họa Microstation, bộ phần mềm kiểm tra, phát hiện và chỉnh sửa tự động các


lỗi đối tượng không gian, MrfClean, MrfFlag; tham số khai báo kiểm tra lỗi đối tượng trong bản đồ địa chính sử dụng phần mềm MrfClean là 0.01:

Hình 2 3 Tham số khai báo kiểm tra lỗi Bộ phần mềm FAMIS dùng để chuẩn hóa 1

Hình 2.3.Tham số khai báo kiểm tra lỗi

+ Bộ phần mềm FAMIS: dùng để chuẩn hóa bản đồ địa chính, chuyển đổi dữ liệu địa chính sang định dạng trung gian trước khi chuyển vào CSDL;

+ Bộ phần mềm ArcGIS 10.2.2: Là bộ phần mềm chính sử dụng để xây dựng các lớp thông tin trong cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa đối tượng sau khi chuyển vào cơ sở dữ liệu, trình bày dữ liệu…

Sau khi đã thu thập các dữ liệu cơ sở đã trình bày, ta tiến hành rà soát đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu, sau đó chuẩn hóa nhờ các công cụ để hoàn thiện dữ liệu không gian, tiếp theo là chuyển đổi và hoàn thiện dữ liệu thuộc tính và tiến hành kiểm tra tạo liên kết hình thành CSDL tài nguyên nước.

2.3.3. Khả năng ứng dụng của phần mềm ArcGIS

* Ứng dụng của phần mềm ArcGIS

ArcGIS Desktop (với phiên bản mới nhất là ArcGIS10) bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh, cho phép:

- Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc tính) cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau, các


dữ liệu có thể lấy từ Internet;

- Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau;

- Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính;

- Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên nghiệp;

* Ưu điểm của ArcGIS

ArcGIS là một hệ thống phần mềm cung cấp một giải pháp tổng thể về hệ thống thông tin địa lý, bao gồm nhiều modul khác nhau, đáp ứng nhu cầu cho mọi tổ chức, từ những người sử dụng đơn lẻ cho đến hệ thống có tính toàn cầu. Có những ưu điểm sau:

- Có khả năng mô hình hóa các thông tin cần quản lý theo mô hình hướng đối tượng (Object Oriented Model).

- Lưu trữ và quản lý tích hợp các dạng dữ liệu khác nhau trong một cơ sở dữ liệu duy nhất: bản đồ, hồ sơ, ảnh, mô hình số độ cao, bản vẽ thiết kế...

- Mô hình hóa cấu trúc topology trong CSDL không gian và cung cấp các chức năng nhằm bảo toàn quan hệ topology.

- Tối ưu hóa cho lưu trữ và tra cứu thông tin không gian, địa lý.

- Chuẩn hóa về quản trị dữ liệu như: sao lưu, phục hồi, sao chép dữ liệu.

- Mềm dẻo linh hoạt với dung lượng dữ liệu gần như không có hạn chế về kích thước.

- Duy trì chế độ bảo trì, nâng cấp theo thời gian.

+ ArcMap là ứng dụng thực hiện tất cả các nhiệm vụ về bản đồ bao gồm trình bày, hiển thị bản đồ, phân tích bản đồ và sửa chữa dữ liệu.

+ ArcCatalog là ứng dụng cho phép người sử dụng tổ chức và quản lý tất cả


các dạng dữ liệu địa lý trong CSDL (CSDL không gian hoặc dạng file shape coverage). ArcCatalog cung cấp các công cụ để hiển thị, tra cứu, tìm kiếm thông tin, ghi nhận và hiển thị thông tin metadata, định nghĩa lược đồ cấu trúc của các lớp thông tin địa lý.

+ ArcToolBox là ứng dụng cung cấp các công cụ Gis dùng cho phân tích và xử lý dữ liệu bản đồ như: chuyển hệ tọa độ; chồng xếp, thực hiện các phép toán đại số về bản đồ; chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu.


CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC TỶ LỆ 1:100.000 PHỤC VỤ ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG ĐÀ‌‌

3.1. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU SỬ DỤNG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sông Đà là chi lưu lớn nhất của sông Hồng, được bắt nguồn từ vùng núi Ngưu Sơn tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy vào nước ta tại huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu và hợp thành với sông Hồng tại Trung Hà cách thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ khoảng 12km về phía thượng lưu. Sông Đà có diện tích lưu vực 52.900km2, phần thuộc địa phận Việt Nam là 26.800km2, chiếm đến 50,7% diện tích toàn lưu vực. Nằm trong vùng núi Tây Bắc, diện tích phân bố chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu (96%), Sơn La (63%), Điện Biên (61%), Hòa Bình (35%) và khoảng 46% diện tích ở các tỉnh Yên Bái (huyện Mù Cang Chải), Thanh Thủy Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) và Hà Nội (Ba Vì) với tổng số dân sinh sống khoảng trên 2,2 triệu người 15.

Sông Đà chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, lưu vực sông Đà kéo dài từ 20040đến 25000Bắc và từ 100022đến 105024Đông, với tổng chiều dài dòng chảy chính của sông Đà đến Trung Hà là 1.010 km. Trong đó, 440 km trên lãnh thổ Trung Quốc và 570 km trên lãnh thổ nước ta (chiếm 56%). Độ cao nơi thượng ngồn của sông Đà là 1.500 m và tại hạ lưu (vị trí hợp lưu với sông Hồng) là 13m, độ dốc trung bình khoảng 0,15%. Chiều rộng trung bình lưu vực phần trong nước là 50km, chiều rộng lớn nhất là 165km thuộc Lai Châu, phần hẹp nhất 25km thuộc Hòa Bình. Độ dốc bình quân lòng sông trung bình 0,41‰ trong đó độ dốc lòng sông thuộc Trung Quốc là 2,54‰ 15.

Sông Đà cung cấp đến 31% lượng nước cho sông Hồng và là nguồn tài


nguyên thủy điện to lớn cho ngành công nghiệp điện nước ta, sông Đà trở thành phụ lưu lớn nhất của sông Hồng và cùng với sông Lô, sông Thao tạo nên hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam.

Nhìn chung sông suối trong lưu vực sông Đà thuộc loại sông trẻ, thung lũng sông hẹp, nhiều loại có dạng hẽm vực sâu chứng tỏ địa hình mới được nâng lên mạnh, phần lớn lòng sông cao hơn mặt biển từ 100 ÷ 500m.

3.1.1.2. Đặc điểm thủy văn

Các trạm quy về theo cao độ chuẩn quốc gia, có thời gian quan trắc dài, chất lượng đảm bảo và tin cậy. Đặc trưng các trạm đo thủy văn như sau:

Bảng 3.1. Đặc trưng các trạm thủy văn trên dòng chính sông Đà



TT


Tên Trạm


Sông

Vị trí

Diện tích lvực

(km2)

Năm thành lập

Yếu tố đo

Kinh Độ


Vĩ độ


H


Q


X


R

1

Lai Châu

Đà

1030 09'

220 04'

33800

1956

x

x

x

x

2

Tạ Bú

Đà

1040 03'

210 26'

45900

1927

x

x

x

x

3

Hòa Bình

Đà

1050 19'

200 49'

51800

1955

x

x

x

x

4

Nà Hừ

Nậm Bum

1020 52'

220 24'

155

1967

x

x

x


5

Nậm Giàng

Nậm Na

1030 15'

220 15'

6740

1964

x

x


x

6

Bản Củng

Nậm Mu

1030 08'

210 78'

2620

1961

x


x


7

Nậm Mức

Nậm Mức

1030 17'

210 52'

2680

1959

x

x

x

x

8

Pa Há

Đà

1030 40'

220 22'

424

1956

x

x



9

Bãi Sang

Đà

1050 05

200 75'

97,5

1963

x

x

x


10

Thác Vai

Đà

1040 03'

210 43'

1360

1971

x

x



11

Thác Mộc

Đà

1040 55'

200 87'

405

1968

x

x

x


12

Nậm Pô

Đà

1020 58'

220 10'

475

1968

x

x

x


13

Phiêng Hiềng

Đà

1040 48'

210 20'

269

1961

x

x

x


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Nguồn: hhtp://cmh.com.vn/article/199-Danh-sach-cac-tram-thuy-van.html 16


Ghi chú: H là mực nước sông. Q là lưu lượng nước. R độ ẩm không khí. X là mưa.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

LVS Đà mang tính chất đặc trưng vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rò rệt: mùa đông lạnh trùng với gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, đặc điểm thời tiết hanh khô và ít mưa. Mùa hè nóng trùng với gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9, đặc điểm điển hình là mưa nhiều và có gió Tây khô nóng; thời điểm chuyển mùa vào tháng 4 và tháng 10 thường có khí hậu ẩm, ôn hòa.

Chế độ nhiệt: dao động từ 22o - 23oC, thời điểm nóng nhất vào tháng 6 đến tháng 8 và lạnh nhất là tháng 1 và tháng 12; nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông là tháng 1 (nhiệt độ trung bình tháng 17oC), mùa hè nhiệt độ đều >26oC (tập trung vào tháng 6 đến tháng 8).

Bốc hơi: lượng bốc hơi Piche bình quân từ 650 - 1.100 mm/năm; lượng bốc hơi lớn nhất đạt 80 -110 mm/tháng vào giữa mùa khô tới đầu mùa mưa từ tháng II đến tháng IV;

Chế độ mưa: Lưu vực sông Đà có lượng mưa phân bố không đều, giá trị trung bình năm trong khoảng 1.300 - 3.200 mm. Khu vực có lượng mưa nhiều nhất lên tới 2.000 mm là Hoàng Liên - Sa Pa và nơi có lượng mưa ít như Sơn La dao động trong khoảng 1.200 - 1.600 mm.

3.1.2. Tài nguyên nước trong khu vực nghiên cứu

3.1.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà

a. Mạng lưới sông ngòi trên dòng chính sông Đà

Trên dòng chính sông Đà có rất nhiều các phụ lưu lớn, nhỏ; chỉ trong


tỉnh Lai Châu đã có tới 25 phụ lưu với chiều dài dòng chảy từ 10 km trở lên và diện tích lưu vực từ 30 km2 đến vài nghìn km2. Bao gồm cả bờ tả và bờ hữu bao gồm các suối như Nậm Pô, Nậm Mu…

Hình 3 1 Bản đồ hiện trạng tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà b Hiện 2

Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà

b. Hiện trạng khai thác trên dòng chính sông Đà

* Khai thác sử dụng nước cho tưới tiêu

Dân cư sinh sống trên dòng chính sông Đà chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp nên nước tưới là một nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế. Với điều kiện địa hình bị chia cắt, đất nông nghiệp tương đối ít và không tập trung do đó nước tưới phục vụ cho nông nghiệp chủ yếu là từ các công trình thủy lợi nhỏ, nằm rải rác trên các sông suối tại các vùng thượng, trung lưu và các lưu vực sông nhánh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022