MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD – 10) 3
ICD – 10 (International Classification of Diseases, 10th Revision) là bảng phân loại quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần thứ 10 ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối vào 2019 [5] 3
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế gồm 22 chương bệnh, mỗi chương gồm một hay nhiều bệnh và đặc biệt đã được hệ thống mã hóa kết hợp giữa ký tự chữ cái với ký tự số và được sắp xếp từ A00.0 đến Z99.9 [6] 3
1.2. Một số hình thái bệnh lý phụ khoa thường gặp 4
1.2.1. Các bệnh lý phụ khoa dạng u 4
Bao gồm các bệnh thuộc chương II – U tân sinh theo bảng phân loại ICD
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 1
- Các Tổn Thương Lành Tính Khác Của Đường Sinh Dục Dưới
- Mô Tả Đặc Điểm Chung Của Các Bệnh Nhân Mắc Bệnh Phụ Khoa Được Điều Trị Nội Trú Tại Bệnh Viện Sản – Nhi Hà Nam Từ Năm 2017 Đến Tháng 6/2019
- Kết Quả Điều Trị Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 6
- Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6-2019 - 7
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
– 10.............................................................................................................. 4
1.2.1.1. U xơ tử cung 4
1.2.1.2. Khối u buồng trứng 5
1.2.1.3. Khối u lành tính ở đường sinh dục dưới 6
1.2.1.4. Các tổn thương lành tính khác của đường sinh dục dưới 7
1.2.2. Các loại viêm nhiễm đường sinh dục dưới 8
1.2.2.1. Nguyên nhân 8
1.2.2.2. Lâm sàng viêm nhiễm đường sinh dục dưới 8
1.2.2.3. Các đường lây truyền 9
1.2.2.4. Các tác nhân gây bệnh đường sinh dục dưới 9
1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh phụ khoa 11
1.3.1. Yếu tố dân số, xã hội 11
1.3.2. Các yếu tố môi trường và tình dục 11
1.4. Một số kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh phụ khoa 12
1.4.1. Thế giới 12
1.4.2. Việt Nam 12
1.5. Vài nét về Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam 13
Chương II 14
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu 14
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 14
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 14
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu 14
2.2.4. Các biến số nghiên cứu 14
2.4. Xử lý số liệu 16
2.5. Đạo đức nghiên cứu 16
Chương III 18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1. Mô tả đặc điểm chung của các bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019 18
3.2. Đánh giá thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019 21
3.2.1. Mô hình bệnh tật theo chương bệnh 21
3.2.2. Các bệnh trong từng chương bệnh 23
3.2.3. Mười bệnh phụ khoa phổ biến nhất 24
3.2.4. Thời gian và kết quả điều trị 25
Chương 4 27
BÀN LUẬN 27
4.1. Mô tả đặc điểm chung của các bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019 28
4.2. Đánh giá thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019 31
KẾT LUẬN 35
KIẾN NGHỊ 36
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các vấn đề phụ khoa trên toàn cầu là những nguyên nhân góp phần đáng kể vào tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của phụ nữ. Đây là gánh nặng bệnh tật cao nhất đối với phụ nữ ở các nước có nguồn tài nguyên thấp. Bệnh phụ khoa chiếm khoảng 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu nói chung, vượt quá gánh nặng bệnh tật toàn cầu khác chẳng hạn như bệnh sốt rét, bệnh lao, bệnh thiếu máu cơ tim, và các tình trạng của bà mẹ [1]. Bệnh phụ khoa có thể là những bệnh lý có tổn thương dạng khối u hoặc là những bệnh lý thuộc về tổn thương do viêm nhiễm. Tiến triển của bệnh lý phụ khoa có thể là cấp tính ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người phụ nữ, nhưng cũng có thể âm thầm, không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng nên nhiều người thường bỏ qua.
Việc phát hiện và điều trị các bệnh phụ khoa rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ở nước ta hiện nay, mặc dù người dân đã chủ động hơn trong việc đi khám để kiểm soát bệnh phụ khoa, tuy nhiên ở nhiều nơi vùng nông thôn, do điều kiện kinh tế cũng như trình độ hiểu biết về bệnh phụ khoa còn rất hạn chế nên họ không quan tâm nhiều và có tâm lý e ngại khi đi bệnh viện. Họ chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã trở nặng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Việc tiến hành điều tra để xác định được mô hình bệnh tật của 1 vùng là rất quan trọng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, qua đó nắm bắt được tình hình chung về các bệnh phụ khoa, từ đó đưa ra các giải pháp giúp người dân có được chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về bệnh phụ khoa [2, 3, 4], nhưng đó là những bệnh phụ khoa riêng lẻ, không phản ánh được đầy đủ, tình hình thực tế của mô hình bệnh tật các bệnh phụ khoa.
Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Hà Nam là Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II, được thành lập năm 2017 trên cơ sở sát nhập Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh với Khoa Phụ sản, Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Bệnh viện đang trong thời gian kiện toàn, đặc biệt là vấn đề chuyên môn. Do vậy các nghiên cứu nói chung cũng như nghiên cứu nhằm
tìm hiểu mô hình bệnh lý phụ khoa được điều trị tại bệnh viện, từ đó giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại đây là rất thiết thực, ý nghĩa.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm chung của các bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019.
2. Đánh giá thực trạng một số bệnh phụ khoa được điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2019.
Chương I TỔNG QUAN
1.1. Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD – 10)
ICD – 10 (International Classification of Diseases, 10th Revision) là bảng phân loại quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần thứ 10 ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối vào 2019 [5].
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế gồm 22 chương bệnh, mỗi chương gồm một hay nhiều bệnh và đặc biệt đã được hệ thống mã hóa kết hợp giữa ký tự chữ cái với ký tự số và được sắp xếp từ A00.0 đến Z99.9 [6].
Chương bệnh của bảng phân loại ICD - 10 bao gồm: Chương I: Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật Chương II: U tân sinh
Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một số rối loạn liên quan cơ chế miễn dịch
Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi
Chương VI: Bệnh hệ thần kinh Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn Chương X: Bệnh hệ hô hấp
Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa
Chương XII: Bệnh da và tổ chức dưới da
Chương XIII: Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục
Chương XV: Mang thai, sinh đẻ và hậu sản
Chương XVI: Một số bệnh khởi phát trong thời kỳ chu sinh Chương XVII: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể
Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không phân loại ở nơi khác
Chương XIX: Vết thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài
Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
Chương XXI: Yếu tố ảnh hưởng tình trạng sức khỏe và tiếp cận với cơ quan y tế
Chương XXII: Mã dành cho những mục đích đặc biệt
1.2. Một số hình thái bệnh lý phụ khoa thường gặp
Sinh lý phụ khoa nghiên cứu tất cả những vấn đề có liên quan đến những thay đổi về tính chất sinh dục và hoạt động sinh dục của người phụ nữ, chủ yếu là những hoạt động của bộ phận sinh dục nữ [7]. Bệnh phụ khoa là tên chung để chỉ các loại tổn thương bệnh lý bộ phận sinh dục của nữ.
Các bệnh phụ khoa thông thường bao gồm các bệnh có tổn thương dạng u hoặc tổn thương dạng viêm nhiễm. Theo thống kê của Nguyễn Hữu Cốc [8] có 64,6% mắc bệnh phụ khoa, trong đó các tổn thương thực thể thường gặp nhất trong số phụ nữ bị bệnh là viêm CTC chiếm 50%, tiếp đó là lộ tuyến CTC chiếm 8,6%, viêm âm hộ 7,1 % và viêm âm đạo là 5,4%.
1.2.1. Các bệnh lý phụ khoa dạng u
Bao gồm các bệnh thuộc chương II – U tân sinh theo bảng phân loại ICD – 10.
1.2.1.1. U xơ tử cung
Hình 1.1. Các vị trí của u xơ tử cung [9]
U xơ tử cung là khối u lành tính ở tử cung thường hặp ở phụ nữ ở độ tuổi hoạt động sinh dục, UXTC còn được gọi là u xơ cơ tử cung hay u cơ TC vì cấu tạo từ tổ chức liên kết và cơ trơn của tử cung [7]. Người ta ước lượng có khoảng 20% phụ nữ ở tuổi 35 trở lên bị UXTC và thường gặp ở lứa tuổi 30-45. Sau khi mãn kinh hiếm gặp hơn [10, 11].
Hình 1.2. Hình ảnh đại thể của u xơ tử cung
UXTC làm tử cung to lên và gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ [10, 11]. Đây chính là lý do chính làm phụ nữ phải đến bệnh viện khám chữa bệnh.
1.2.1.2. Khối u buồng trứng
Đó là những khối u lành tính hay ác tính xuất phát từ các tổ chức của buồng trứng, 90% là u nang bên trong chứa dịch [10, 11].
Các u nang buồng trứng lành tính thường gặp: u nang bì, nang thanh dịch, nang nhày, nang lạc nội mạc. Các u buồng trứng ác tính hầu hết thuộc nhóm biểu mô (từ 80 – 90%) các ung thư buồng trứng.