bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý vận hành hệ thống thủy lợi nên Nam Định cần phải có giải pháp để hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.
* Nội dung và biện pháp thực hiện giải pháp
- Đối với Chi cục Thủy lợi và Công ty TNHH MTV KTCTTL:
Chi cục Thủy lợi Nam Định cần nghiên cứu xây dựng các trạm quan trắc hiện đại để theo dòi độ mặn, mực nước, gió… giúp cho quá trình vận hành hệ thống công trình được chủ động. Chi cục Thủy lợi Nam Định cần triển khai thực hiện xây dựng các cống gắn thiết bị cảm ứng đo độ mặn tại các vùng ven biển tại huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
Chi cục Thủy lợi Nam Định cần xây dựng quy trình vận hành các cống và đập điều tiết phục vụ vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo hướng quy mô, hiện đại, với mỗi một hệ thống cần xây dựng quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi trong điều kiện mới do UBND tỉnh phê duyệt.
Nhằm đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sự biến đổi khí hậu như hiện nay, Chi cục Thủy lợi Nam Định cần phải nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, biện pháp khắc phục úng ngập cục bộ.
Chi cục Thủy lợi Nam Định cần phát triển và sản xuất các giống cây trồng tiêu thụ ít nước, chống chịu tốt với hạn hán, xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu để giảm áp lực cho hệ thống thủy lợi.
Nguồn kinh phí thực hiện xin hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước của UBND tỉnh, dự án chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp.
4.3.4.8. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành hệ thống thủy lợi
* Mục đích của giải pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Định Hướng Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
- Ma Trận Giải Pháp Trong Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định
- Tăng Cường Kiên Cố Hóa Kênh Mương Và Cơ Sở Hạ Tầng
- Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 22
- Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 23
- Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ Gia Đình
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của người dân đều có ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình vận hành, tuổi thọ công trình, khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất và sức khỏe của người trực tiếp quản lý vận hành hệ thống thủy lợi do vậy cần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành hệ thống thủy lợi và hạn chế phát thải các chất ô nhiễm vào hệ thống kênh mương.
* Nội dung và biện pháp thực hiện giải pháp
- Đối với UBND Tỉnh và các huyện:
UBND Tỉnh cần xây dựng và quy hoạch những bãi đổ bùn, chất thải đúng quy định và cần phải đề ra quy trình nạo vét để giảm tác động đến môi trường xung quanh và sức khỏe người lao động trong quá trình nạo vét các kênh mương tưới tiêu trên địa bàn vì khối lượng bùn đáy chứa rất nhiều mầm mống gây bệnh như các vi khuẩn, các khí độc hại.
Đối với sản xuất nông nghiệp, UBND Tỉnh cần làm tốt công tác khuyến nông để người nông dân sử dụng hợp lý các loại thuốc trừ sâu, giảm ô nhiễm đất và nguồn nước. UBND Tỉnh cần bố trí xây dựng hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải hợp lý trước khi đổ vào hệ thống kênh mương thủy lợi, sông để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Đối với trạm bơm, tại các khu vực lấy nước vào, bể hút cần có kế hoạch bảo vệ và chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Ngành thủy lợi Nam Định cần rào chắn và cảnh báo người dân không xâm phạm phạm vị của trạm bơm, không vứt rác thải vào bể hút và bể xả.
Đối với nước thải dân sinh, đô thị, khu cụm công nghiệp nằm ven các hệ thống kênh mương, sông UBND Tỉnh cần bắt buộc doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008 cho tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường, tiêu chuẩn (A2) của QCVN 08:2008 cho tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến thủy sản bắt buộc phải có các hệ thống xử lý nước thải riêng và hệ thống xử lý chung của cả khu công nghiệp. UBND Tỉnh cần di dời các cơ sở sản xuất nhỏ nằm trong khu dân cư dọc các kênh, rạch ra các khu công nghiệp tập trung để thuận lợi cho việc thu gom xử lý nước thải và thu phí sử dụng hệ thống thoát nước. Ngoài ra UBND Tỉnh cần khuyến khích các cơ sở, xí nghiệp sản xuất theo hướng hạn chế chất thải, sử dụng công nghệ dây chuyền tiết kiệm nước, ngăn ngừa ô nhiễm, thân thiện với môi trường... Với các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Hoà Xá, An Xá, Mỹ Trung cần có các trạm quan trắc tự động chất lượng nước thải đầu ra, thực hiện đầy đủ các họat động của kế hoạch quản lý môi trường cho các khu công nghiệp.
Đối với sản xuất nông nghiệp, UBND Tỉnh cần cần quản lý tưới tiêu có kỹ thuật, cách sử dụng hợp lý các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để tránh làm suy giảm chất lượng nước và đất. Trong các khu vực nuôi trồng thủy sản ở các huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, UBND Tỉnh cần cần đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải bảo đảm nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép, xử lý bùn thải nạo vét từ các đầm ao nuôi sau mỗi vụ thu hoạch.
TÓM TẮT PHẦN 4
Trong những năm qua, kết quả sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Nam Định có những thành tựu đáng kể, khi sản lượng và năng suất các cây trồng có giá trị kinh tế cao đều tăng dần, trong khi đó diện tích và sản lượng cây lương thực chính có xu hướng giảm.
Phát triển hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện tự nhiên, vấn đề quy hoạch – đầu tư xây dựng, chính sách hỗ trợ, kinh phí, nguồn nhân lực, ý thức của người dân. Trong đó muốn phát triển một cách bền vững, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành hệ thống hạ tầng thủy lợi sẵn có thì cần dựa trên đánh giá từ phía người hưởng lợi, chính là những người dân có sử dụng dịch vụ tưới tiêu.
Qua khảo sát 402 hộ dân có sử dụng dịch vụ tưới tiêu, nghiên cứu đã nhận dạng được các yếu tố tác động tới mức độ đánh giá của người sử dụng tới dịch vụ tưới tiêu, qua đó có căn cứ, cơ sở đưa ra giải pháp để phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trên cơ sở thực trạng, định hướng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện cơ chế chính sách, đây được coi là giải pháp quan trọng trong việc phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Bên cạnh đó các giải pháp về phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên, hoàn thiện giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, đây là cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thủy lợi và đảm bảo hoạt động của các công ty TNHH MTV KTCTTL. Giải pháp về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi sẽ là nền tảng cho phương thức sản xuất và vận hành hệ thống thủy lợi theo hướng hiện đại, tiết kiệm nước, chống tác động của xâm nhập mặn. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng người hưởng lợi vào quản lý vận hành hệ thống thủy lợi nội đồng rất cần thiết trong việc duy trì, bảo dưỡng và vận hành các công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng, đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu của người sử dụng.
Các giải pháp này là nguồn thông tin tham khảo cho UBND tỉnh, Chi cục Thủy lợi Nam Định và các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Trên cơ sở tiếp cận và phân tích các lý thuyết về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu đã thấy rằng việc phát triển hệ thống thủy lợi là quy luật khách quan và sự phát triển này cần được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau: kết cấu cơ sở hạ tầng, phân cấp quản lý vận hành khai thác công trình, công tác quản lý vận hành khai thác, hoạt động quy hoạch đầu tư xây dựng công trình, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý vận hành, vấn đề kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí.
2) Hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định hoạt động với công suất trung bình bằng 89,6% so với năng lực thiết kế. Theo kết quả khảo sát từ 402 hộ dân sử dụng nước tưới trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Nam Định, phần lớn các hộ sử dụng nước đều đánh giá cao vai trò của hệ thống thủy lợi tới nhu cầu sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của gia đình. Trong đó, hộ gia đình có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp rất đánh giá cao vai trò tưới tiêu của hệ thống thủy lợi tới hoạt động của hộ (đạt 83,6%).
3) Hiện nay, phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố như điều kiện tự nhiên, chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi, nguồn kinh phí, nguồn nhân lực vận hành hệ thống thủy lợi, ý thức của người dân. Các yếu tố này đang tác động đến phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở trên cả hai khía cạnh thuận lợi và khó khăn.
4) Trên cơ sở thực trạng, định hướng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về công trình, phi công trình, kỹ thuật, quản lý. Đặc biệt dựa trên đánh giá và sự hài lòng của người trực tiếp sử dụng dịch vụ tưới tiêu để đưa ra các giải pháp như nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên, xây dựng quy trình vận hành hệ thống thủy lợi nội đồng, thành lập ban quản lý thủy lợi liên xã, tăng mức thu phí thủy lợi nội đồng.
5) Luận án đề xuất 08 giải pháp chính để hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Các giải pháp trên được đề ra trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng và các yêu cầu về phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới nên nó mang tính khả thi.
5.2. KIẾN NGHỊ
Để phát triển hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, Nhà nước và các cơ quan quản lý cấp Trung ương cần nâng cao vai trò định hướng, hoàn thiện thể chế chính sách, xây dựng quy trình quản lý vận hành, sự tham gia của các bên liên quan và ứng dụng công nghệ cao trong việc phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như sau:
1) Đối với Chính phủ
Ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích và tạo cơ chế để các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng, khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung; nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, giá trị kinh tế cao, phương thức sản xuất hiện đại, tiết kiệm nước và đảm bảo môi trường.
Chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tăng cường quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động của các hệ thống thủy lợi sẵn có và xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp sửa chữa các công trình trọng điểm tại các địa phương có giá trị sản xuất nông nghiệp cao như tỉnh Nam Định.
2) Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT
Xây dựng và hoàn thiện khung vị trí việc làm cho các công ty TNHH MTV KTCTTL để có căn cứ thực hiện tính toán chi phí tiền lương cán bộ công nhân viên phù hợp với năng lực, nội dung công việc. Thực hiện rà soát quy hoạch hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu. Cấp kinh phí cho tỉnh Nam Định để đầu tư xây dựng hệ thống tiêu thoát nước đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Nghiên cứu thực hiện các dự án khoa học trong quản lý xâm nhập mặn, sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
3) Đối với Tổng cục Thủy lợi
Đề xuất xây dựng dự án khuyến nông kết hợp, lồng ghép việc tuyên truyền, giới thiệu về kiến thức sản xuất nông nghiệp với kiến thức về quản lý vận hành, khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng, bảo vệ an toàn công trình.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các cán bộ nhân viên ngành thủy lợi. Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về quản lý vận hành hệ thống thủy lợi, chính sách của Nhà nước về thủy lợi cho công nhân phụ trách cụm thủy nông, trạm trưởng, chủ nhiệm các hợp tác xã nông nghiệp có sử dụng dịch vụ tưới, đại diện tổ chức thủy lợi cơ sở định kỳ.
Thực hiện rà soát, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thủy lợi để có căn cứ xác định các chi phí cần thiết phục vụ quá trình hoạt động của hệ thống thủy lợi. Đưa thêm một số loại công tác phát sinh trong điều kiện hiện nay vào bộ định mức kinh tế - kỹ thuật như công tác vớt bèo, công tác bơm tiêu cho cây ăn quả.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Anh Tú (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi. Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên Trường Đại học Thủy lợi năm 2019. 373-375. ISBN: 978-604-82-2981-8.
2. Pham Hung & Bui Anh Tu (2019). Method of determining prices of irrigation product - services based on willingness to pay. Proceedings of International Conference on Science and Technology for Water Security, disaster reduction and climate change adaptation November 5th 2019, HaNoi, Vietnam. 31-41. ISBN: 978-604-67-1413-2.
3. Bùi Anh Tú, Lê Ngọc Hướng & Phạm Hùng (2020). Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 6: 98-106. ISSN: 1859- 4581.
4. Bùi Anh Tú, Lê Ngọc Hướng & Phạm Hùng (2020). Phát triển hệ thống thủy lợi Mỹ Thành (huyện Mỹ Lộc, Nam Định) phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam số 2 năm 2020. 147-156. ISSN: 1859-0004.
5. Bùi Anh Tú (2020). Mức sẵn lòng chi trả cho giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi – Nghiên cứu điển hình ở Nam Định. Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên Trường Đại học Thủy lợi. 382-384. ISBN: 978-604-82-3869-8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013a). Quyết định số 2212/QĐ-BNN-TCTL ngày 30/9/2013 về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác công trình thủy lợi.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013b). Hướng dẫn thu thập, xử lý số liệu tính toán Bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác công trình thủy lợi. Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014). Quyết định về việc Ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có. Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016a). Quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng: Cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định. Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016b). Quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Nam Định.
6. C.Mác & Ph.Ăngghen (2004). Toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. 552.
7. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định (2017). Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng thủy lợi 2017. Nam Định.
8. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định (2018). Tổng hợp báo cáo Kết quả phục vụ sản xuất kinh doanh của các công ty TNHH MTV KTCTTL trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2015 – 2018.
9. Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Bình (2016). Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng thủy lợi 2016. Thái Bình.
10. Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên (2017). Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng thủy lợi 2017. Thái Nguyên.
11. Chính phủ (2013). Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão. Hà Nội.
12. Công ty TNHH MTV KTCTTL (2019). Báo cáo kết quả phục vụ sản xuất các năm từ 2015 đến 2018. Nam Định.
13. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2019). Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2018. NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Đặng Đức Duyến (2019). Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý hành lang bờ biển Bắc bộ, thí điểm tại tỉnh Nam Định. Đề tài cấp Nhà nước, mã số VT-UD.11/18-20. Đại học Thủy lợi.
15. Đặng Kim Vui (chủ biên) và Lê Sỹ Trung, Nguyễn Văn Mạn & Đặng Thị Thu Hà (2007). Phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển lâm nghiệp xã hội. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 42 – 45.
16. Đặng Ngọc Hạnh (2014). Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp cho hoạt động quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi vùng ĐBSCL. Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy lợi. 24: 1-8.