Kết Quả Và Hiệu Quả Của Các Hình Thức Tổ Chức Lãnh Thổ Sản Xuất Chè Vùng Đông Bắc Bắc Bộ


Ngoài các hộ kể trên ở trong vùng còn hình thành một số công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) theo Luật Doanh nghiệp. Bình quân các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH sản xuất khoảng 400 tấn chè khô mỗi năm. Phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp khá đa dạng, tuỳ thuộc vào điều kiện và năng lực kinh doanh, mối quan hệ và vốn tự có của các chủ doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu: kỹ thuật và công nghệ chế biến chè chiếm vị trí quan trọng, quyết định chất lượng, phẩm cấp, hiệu quả sản xuất chè. Một số công ty tư nhân, công ty liên doanh với nước ngoài và công ty 100% vốn nước ngoài có điều kiện kỹ thuật và tài chính đã tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 và HACCP để kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, phòng ngừa các mối nguy không đảm bảo chất lượng và VSATTP. Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến, sản phẩm của các doanh nghiệp này có chất lượng tốt, giá bán cao hơn, điển hình là sản phẩm của Công ty chè Phú Đa, Công ty chè Phú Bền. Tuy nhiên, trong vùng vẫn tồn tại các loại hình doanh nghiệp khác như DNNN, các cơ sở sản xuất chè thủ công, tại đây vấn đề về thiết bị công nghệ, quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đổi mới.

Về thiết bị công nghệ chế biến chè: có tới 80% thiết bị của các cơ sở chế biến được nhập ngoại nhưng việc đầu tư của nhiều doanh nghiệp không đồng bộ, chắp vá. Đối với các cơ sở chế biến nhỏ hầu hết các thiết bị cũ, lạc hậu, không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của quá trình chế biến.

Về quy trình công nghệ: các thông số kỹ thuật của quá trình chế biến phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thực tế chất lượng nguyên liệu, điều kiện thời tiết, độ ẩm của từng thời điểm sản xuất. Do vậy, rất cần các quy trình vận hành cụ thể cho từng nhà máy, từng lô hàng, từng đợt sản xuất. Vấn đề này nhiều nhà máy chưa làm được dẫn đến sản xuất chè của vùng hiện nay đang ở


tình trạng nhiều cơ sở chế biến không đủ điều kiện về kỹ thuật, công nghệ và nguồn nhân lực phục vụ cho chế biến chè chất lượng tốt, ổn định.

Về chất lượng sản phẩm: bên cạnh một số các doanh nghiệp quan tâm đến chất lượng sản phẩm, còn nhiều doanh nghiệp coi nhẹ chất lượng nên sản phẩm còn nhiều khuyết tật, chất lượng trung bình và kém. Trong sản xuất quy trình công nghệ ở các khâu bị cắt xén, công nhân vận hành trình độ tay nghề thấp, ý thức đảm bảo chất lượng và VSATTP chưa cao.

Theo báo cáo của Cục Chế biến Thương mại Nông Lâm Thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNN, có đánh giá về điều kiện sản xuất, đầu tư trang bị nhà xưởng, thiết bị, con người cho thấy: các cơ sở chế biến có quy mô lớn đa số được đầu tư đồng bộ điều kiện sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Đối với các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ hầu hết thiết bị công nghệ chắp vá, không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và VSATTP.

Qua đợt lấy mẫu và kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP năm 2009 đối với các nhà máy chè các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc bộ cho thấy: Kiểm tra điều kiện sản xuất đảm bảo VSATTP tại 14 cơ sở chế biến của các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên: chỉ có 4 cơ sở đủ điều kiện đảm bảo VSATTP, chiếm 28,5%; 7 cơ sở cần phải đầu tư hoàn thiện các điều kiện về thiết bị, phòng kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp và các công trình phụ, chiếm 50%; còn lại 3 cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo VSATTP, chiếm 21,5%, thuộc các tỉnh: Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn.

Theo khảo sát thực tế này cho thấy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu chè của vùng phát triển thực sự chưa bền vững. Số lượng doanh nghiệp sản xuất chè đảm bảo chất lượng, đảm bảo VSATTP chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số các doanh nghiệp trong vùng, còn lại tới gần 70% số doanh nghiệp vẫn cần phải đầu tư hoàn thiện các điều kiện về thiết bị, vệ sinh công nghiệp để đảm bảo đủ điều kiện về VSATTP.


* Các tác nhân tham gia cung cấp các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ sản xuất

Chè là cây trồng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Theo kết quả điều tra (360 hộ sản xuất chè), cho thấy các khoản vay của hộ trồng chè chủ yếu là vay ngắn hạn, khối lượng vay không nhiều chỉ khoảng 15% trong tổng vốn đầu tư cho sản xuất, còn lại các hộ tự chủ động vốn. Đây là tỷ lệ vay khá nhỏ, nguyên nhân là do tâm lý sợ rủi ro trong khi vay để đầu tư vào sản xuất và các thủ tục vay còn gặp khó khăn như, thời hạn vay quá ngắn, số lượng vay ít, thủ tục vay còn nhiều phức tạp. Trong khi đó, để đầu tư cho cây chè đòi hỏi người nông dân cần một số vốn khá lớn, đặc biệt trong thời gian kiến thiết cơ bản, nên khi vay đòi hỏi thời gian hoàn trả vốn lâu hơn ít nhất là sau 3 năm vay. Chính vì vậy, các hộ trồng chè phải tự chủ động về vốn, nên họ không có điều kiện đầu tư theo chiều sâu cho cây chè, như trồng thay thế chè giống mới, chuyển đổi diện tích trồng chè thường sang chè hữu cơ, chè an toàn. Ngoài ra họ vẫn sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV theo kinh nghiệm hoặc không đúng kỹ thuật đã làm cho đất bị chai cứng, thoái hóa. Trước thực tế này, các tổ chức tín dụng cần có các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hộ nông dân được vay vốn nhanh hơn, số lượng vay nhiều hơn và thời gian vay dài hơn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh chè.

Về công tác cung ứng giống và vật tư nông nghiệp, hầu hết các hộ nông dân sản xuất chè đều mua vật tư, công cụ đầu vào cho sản xuất từ các đại lý bán lẻ. Những hộ có quy mô sản xuất chè lớn có khả năng liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp, các HTX cung ứng vật tư để được hưởng những ưu đãi về giá và cước vận chuyển. Bên cạnh đó, mua vật tư từ các doanh nghiệp, hộ trồng chè được trả chậm, được vận chuyển đến tận nơi sản xuất, chất lượng các loại vật tư được đảm bảo. Các HTX mua trực tiếp các loại vật tư từ các doanh nghiệp sau đó phân phối lại cho các hộ xã viên, nên giá các loại vật tư thường rẻ hơn hoặc bằng với giá thị trường, chính điều này đã tạo niềm tin cho các thành viên trong HTX.


Tuy vậy, mức độ liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp, HTX vẫn còn thấp. Điều này được thể hiện qua việc phần lớn lượng vật tư, công cụ sản xuất được mua chủ yếu tại các đại lý bán lẻ. Nguyên nhân là do các HTX mới chỉ nhận và cung cấp vật tư cho các hộ tham gia vào HTX còn các doanh nghiệp mạng lưới cung ứng không thể mở rộng đến từng hộ mà vẫn phải thông qua các đại lý bán lẻ hoặc các tổ chức đoàn thể của địa phương. Mặt khác, giá vật tư của các doanh nghiệp tuy có thấp hơn nhưng họ chỉ cho trả chậm và vận chuyển vật tư đến cho những khách hàng mua với số lượng lớn. Do đó, chỉ có hộ có quy mô sản xuất lớn, cần số lượng vật tư nhiều như các HTX, các trang trại sản xuất chè mới được hưởng lợi về giá và cước vận chuyển. Điều này cho thấy, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ hiện nay của các hộ nông dân trong vùng là một trong những yếu tố làm giảm giá trị tăng của chuỗi giá trị chè.

3.1.3. Kết quả và hiệu quả của các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè vùng Đông Bắc Bắc bộ

3.1.3.1. Kết quả, hiệu quả các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè theo chiều ngang

* Kết quả sản xuất

Từ năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 43/1999/QĐ-TTg về kế hoạch sản xuất chè năm 1999 - 2000 và định hướng phát triển sản xuất chè đến 2005-2010 [44]. Đây là văn bản có tính định hướng quan trọng đối với ngành chè trong việc chỉ đạo phát triển quy mô sản xuất, công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè.

Theo quyết định số 43/1999/QĐ-TTg kế hoạch đến năm 2010 tổng diện tích chè vùng Đông Bắc Bắc bộ ổn định trong khoảng 52.000 ha. Thực tế đến năm 2009 diện tích chè của Vùng đã là 76.574ha, tăng 47,26% so với kế hoạch. Năng suất chè thực tế năm 2009 (6,6 tấn/ha) cao hơn so với bình quân chung cả nước (6,5 tấn/ha) và cao hơn so với năng suất chè dự kiến tại Quyết định số 43 tới năm 2010 (6,3 tấn/ha); Các tỉnh có năng suất cao là: Thái Nguyên


9,6 tấn/ha; Tuyên Quang 7,2 tấn/ha; Phú Thọ 8 tấn/ha. Tính từ năm 1999 (khi có Quyết định số 43) đến năm 2009, tốc độ tăng năng suất chè của Vùng đạt 5,5%/năm. Các tỉnh có tốc độ tăng năng suất nhanh là: Tuyên Quang 5%/năm; Thái Nguyên 5,7%/năm; Phú Thọ 8,7%/năm. Có được kết quả này là do quá trình thâm canh và đưa giống chè mới vào sản xuất.

Sản lượng chè búp tươi vùng Đông Bắc Bắc bộ đạt 453.438 tấn, là vùng có sản lượng chè lớn nhất toàn quốc (chiếm 56,76%). Các tỉnh có sản lượng chè tăng nhanh là Thái Nguyên, Phú Thọ. Tuy sản lượng chè búp tươi có tăng vượt so với kế hoạch đặt ra năm 2010 khoảng 145.000 tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 73,81% so với kế hoạch, nguyên nhân do giá xuất khẩu thấp chỉ đạt trung bình là 1.192 USD/tấn.

Bảng 3.3: So sánh một số chỉ tiêu theo

Quyết định số 43/1999/QĐ-TTg và hiện trạng của vùng



Chỉ tiêu


ĐVT

Năm 1999

KH

Năm 2010

theo QĐ 43


Thực hiện năm 2009

So sánh (%)


Theo QĐ 43


Thực hiện

TH 2009/ TH 1999

TH 2009/ KH

theo

Tổng diện tích chè

toàn vùng

Ha

46.280

46.018

52.000

76.574

166,40

147,26

Diện tích chè KD

Ha

42.100

37.200

45788

69.407

186,58

151,58

Năng suất bình quân

Tấn/ha

3,8

3,8

6,3

6,6

173,68

104,76

S.lượng búp tươi

Tấn

182.300

166.661

308.339

453.438

272,07

147,06

Sản lượng XK

Tấn

27.000

26.400

73.600

69.600

263,64

94,57

Kim ngạch XK

Tr $

36

33

126

93

281,82

73,81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông Bắc Bắc bộ theo hướng phát triển bền vững - 14

Nguồn: [28], [44]


Bảng so sánh một số chỉ tiêu của ngành chè của Vùng năm 2009 so với mục tiêu theo Quyết định 43/1999/QĐ-TTg đến năm 2010, cho phép rút ra một số nhận xét như sau:


Các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng đều vượt so với kế hoạch đề ra. Lý do là từ năm 2000 đến nay mức tiêu thụ chè trên Thế giới luôn tăng, sản phẩm chè của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường Thế giới, người làm chè đã có thu nhập từ cây chè; Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các chính sách đòn bẩy về kinh tế đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo có vốn đầu tư phát triển sản xuất, trong đó có phát triển cây chè.

Thực tế cho thấy việc quy hoạch các vùng chuyên canh chè hiện nay của vùng ĐBBB chưa gắn kết được các mối quan hệ giữa người sản xuất với nhà máy chế biến và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Các vùng sản xuất chè chưa gắn kết với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và chưa xác định được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mỗi địa phương. Mặc dù năng suất, sản lượng chè có tăng, nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam không tăng nhiều, luôn thấp hơn giá chè chung của Thế giới, nguyên nhân:

+ Phát triển diện tích chè nhưng không chú trọng đến phát triển và quản lý mạng lưới cơ sở chế biến, nhiều cơ sở chế biến không có vùng nguyên liệu. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều cấp đã dẫn đến người sản xuất nguyên liệu bị ép giá, thời gian bảo quản nguyên liệu kéo dài làm giảm chất lượng sản phẩm, hậu quả là chất lượng thành phẩm thấp, giá cả và sức cạnh tranh trên thị trường Thế giới giảm sút.

+ Ngành chè có cơ chế khuyến khích mọi tổ chức mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu chè nhưng không có quy định chung cho các tổ chức xuất khẩu dẫn đến tình trạng tranh giành mua sản phẩm, tranh giành xuất khẩu. Đây cũng là nguyên nhân để chè chất lượng kém có điều kiện tồn tại, tạo điều kiện cho bên mua (nước ngoài) ép giá.

Vấn đề quan trọng của ngành chè vùng ĐBBB hiện nay là phải nhanh chóng cải thiện về năng suất và chất lượng chè nguyên liệu, chứ không phải là


83

BẢN ĐỒ 3.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ SẢN XUẤT CHÈ VÙNG ĐÔNG BẮC BẮC BỘ


NCS: Tạ Thị Thanh Huyền


nỗ lực tăng nhanh sản lượng chè búp tươi với chất lượng thấp, vệ sinh thực phẩm không đảm bảo đã dẫn đến giá tiêu thụ thấp, khó bán và ứ đọng sản phẩm như những năm vừa qua. Vì vậy mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm chè phải được đưa lên hàng đầu, từ đó xây dựng các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè phù hợp nhằm ổn định về diện tích, năng suất và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.

* Hiệu quả sản xuất

Để thấy được hiệu quả sản xuất chè của các tỉnh trong vùng. Sau khi tổng hợp số liệu tại các Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh trong vùng, tác giả có được số liệu đánh giá hiệu quả sản xuất chè búp tươi của các tỉnh vùng Đông Bắc Bắc bộ được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Hiệu quả sản xuất chè của các tỉnh vùng Đông Bắc Bắc bộ



STT


Các tỉnh trong vùng

Diện tích chè KD

(ha)

Sản lượng búp chè tươi (tấn)

Giá bán BQ (triệu

đ/tấn)

Tổng giá trị SX (triệu đ)

Hiệu quả SX

(triệu

đ/ha/năm)

1

Thái Nguyên

16.141

154.954

4.7

728.283,8

45,12

2

Hà Giang

15.882

42.881

5.3

227.269,3

14,31

3

Phú Thọ

13.066

104.528

3.0

313.584,0

24,00

4

Yên Bái

11.035

76.142

2.2

167.512,4

15,18

5

Tuyên Quang

6.841

49.255

3.9

192.094,5

28,08

6

Lào Cai

2.564

10.769

3.5

37.691,5

14,70

7

Bắc Cạn

1.792

7.168

3.4

24.371,2

13,60

8

Lạng Sơn

1.018

2.749

5.2

14.294,8

14,04

9

Bắc Giang

588

2.352

2.8

6.585,6

11,20

10

Cao Bằng

480

2.640

3.2

8.448,0

17,60


Tổng cộng

69.407

453.438

3,7

1.720.135

24,78

Nguồn: [28]

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí