3.2.4. Đầu tư thiết kế, xây dựng cảnh quan nhà trường để truyền bá thông
điệp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc và của địa phương 96
3.2.5. Chỉ đạo giáo viên giáo dục học sinh cách tiếp nhận và xử lý thông
tin mạng xã hội trong bối cảnh hội nhập 98
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 100
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106
1. Kết luận 106
2. Khuyến nghị 108
2.1. Sở giáo dục và đào tạo 108
2.2. Đối với cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú 109
2.3. Đối với giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ
sở tỉnh Bắc Kạn 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
vii
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý | |
CNH, HĐH | Công nghiệp hóa, hiện đại hóa |
CNTT TT | Công nghệ thông tin truyền thông |
CNXH | Chủ nghĩa xã hội |
DTTS | Dân tộc thiểu số |
GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
GDCD | Giáo dục công dân |
GV | Giáo viên |
HS | Học sinh |
PTDTNT THCS | Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở |
THCS | Trung học cơ sở |
THPT | Trung học phổ thông |
TPT | Tổng phụ trách |
TTVHDT | Truyền thống văn hóa dân tộc |
VHDT | Văn hóa dân tộc |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập - 1
- Nghiên Cứu Lý Luận Về Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Vhdt Cho Học Sinh Ở Trường Ptdtnt Thcs.
- Giáo Dục Truyền Thống Văn Hoá Dân Tộc Cho Học Sinh Trong Bối Cảnh Hội Nhập
- Hình Thức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hoá Dân Tộc Cho Học Sinh
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp các trường PTDT Nội trú THCS tỉnh Bắc
Kạn (năm học 2017 - 2018) 44
Bảng 2.2. Học sinh phân theo dân tộc của các trường PTDT Nội trú THCS
tỉnh Bắc Kạn (năm học 2017 - 2018) 45
Bảng 2.3. Khảo sát trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên 46
Bảng 2.4. Thống kê dân tộc của đội ngũ CBQL, GV, nhân viên các trườngPTDTNT THCS của tỉnh Bắc Kạn 47
Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về mục
tiêu, vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh 50
Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục truyền thống văn hóa
dân tộc trong các nhà trường (58 cán bộ, giáo viên) 52
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ phù hợp của chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh 54
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện việc tích hợp, lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào môn học và các hoạt động
khác của các nhà trường 55
Bảng 2.9. Các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học
sinh thông qua ngoài giờ lên lớp 57
Bảng 2.10. Thái độ của học sinh khi tham gia các hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc 59
Bảng 2.11. Thực trạng phối hợp các lực lượng trong nhà trường rà soát chương trình, cập nhật và tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc vào các môn học và hoạt động giáo dục 62
Bảng 2.12. Thực trạng phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống văn hoá
dân tộc gắn với đặc điểm địa phương 65
Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức đánh giá và hiệu chỉnh chương trình thường xuyên đáp ứng nhu cầu người học và sự thay đổi của bối cảnh 66
Bảng 2.14. Thực trạng định hình các giá trị văn hoá nhà phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc trong bối cảnh mới 67
Bảng 2.15. Thực trạng hiện thực hóa các giá trị trong nội quy, quy tắc ứng
xử và môi trường cảnh quan nhà trường 69
Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong tới việc tổ chức
giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh 72
Bảng 2. 17. Thực trạng vai trò của các lực lượng giáo dục truyền thống
văn hóa dân tộc cho học sinh 73
Bảng 2.18. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới việc tổ chức
giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh 75
vi
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất...102
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BP 103
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết đã chỉ ra mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay là ngoài việc “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh còn phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bảo tồn các giá trị văn hóa...”.[15, tr.3]
Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời gian tới là “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” [16, tr.2]
Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến lên xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với quốc tế. Chúng ta đang sống trong môt thế giới hiện đại biến chuyển nhanh chóng, quá trình toàn cầu hoá, sự hội nhập khu vực và thế giới với một
tốc độ rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu giữa các nền văn hoá. Tuy nhiên, việc hội nhập cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Nếu tiếp thu một cách không có chọn lọc, không có tính toán, chúng ta dễ tiếp thu cả những cái không tốt, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hoá đất nước. Mặt khác, chúng ta còn lo ngại bị mai một những giá trị truyền thống dân tộc, chạy theo những trào lưu không phù hợp từ các nước trên thế giới, bị “hoà tan” hoàn toàn bởi nền văn hoá của các nước khác.
Chính vì thế, việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập, tiếp thu những tinh hoa trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là điều hết sức cần thiết. Trong đó, bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững và góp phần không nhỏ trong việc hội nhập với thế giới. Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu với các nước, mặ khác giúp chúng ta “hoà nhập chứ không hoà tan”. Điều đó giúp chúng ta phân biệt rõ đặc trưng và sức mạnh tiềm tàng nằm trong văn hoá của mỗi quốc gia. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc làm tất yếu nhất là trong nền kinh tế mở hiện nay. Chúng ta có bản sắc dân tộc thì mới có thể hội nhập, giao lưu với thế giới. Nếu không giữ gìn được bản sắc dân tộc, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sẽ dễ dàng bị nền văn hoá khác chi phối, không còn những giá trị tạo nên sức mạnh của truyền thống như yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, đoàn kết, tương thân tương ái, hiếu học, tôn trọng các giá trị gia đình, không còn phát huy các giá trị văn hóa vùng miền như các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ, trang phục, kiến trúc và những nét văn hóa đặc sắc của địa phương… Nhờ có giáo dục truyền thống VHDT, học sinh của các nhà trường được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa. Giáo dục truyền thống VHDT còn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển VHDT.
1.2. Về mặt thực tiễn
Thực tế giảng dạy và quản lý tại trường PTDTNT huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cho thấy ở lứa tuổi học sinh THCS, việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở địa phương. Hiện nay, các cấp quản lý giáo dục chưa quan tâm đúng mức tới công tác này. Mặc dù các trường đã thực hiện giáo dục giá trị văn hoá truyền thống nhưng chưa tự chủ được nội dung chương trình, còn thiếu nhiều tài liệu tham khảo, chưa chú trọng cải tiến phương pháp giáo dục cho phù hợp với địa phương, chương trình giáo dục chưa cụ thể, hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa có nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp hướng tới nội dung này.
Thực tế cho thấy tình trạng học sinh ăn chơi đua đòi, không lo học hành, đòi bố mẹ đáp ứng những yêu cầu cá nhân mà không quan tâm đến hoàn cảnh gia đình... ngày càng nhiều. Nhiều học sinh có biểu hiện học đòi những thần tượng, sùng bái những ngôi sao điện ảnh hoặc ca nhạc hoặc người nào đó các em cho là thần tượng của mình một cách thái quá. Hay những video clip đầy bạo lực trên mạng như Khá Bảnh lại được các em thích thú học theo...Từ thực tế đó, công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường dân tộc nội trú cần phải được chỉ đạo với nội dung cụ thể hơn, phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cần mang đặc trưng của địa phương. Cần có sự vào cuộc của cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thì hoạt động này mới đem lại hiệu quả mong muốn.
Với những lý do trên, chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập” là điều rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.