Tình Yêu Với Sự Gặp Gỡ, Nhớ Thương Và Khát Vọng Hạnh Phúc Kết Đôi

dân trong bản duy trì nề nếp, luật lệ, lối sống hay phong tục một cách tốt nhất. Khi cần thiết, khán thủ còn là người đại diện cho nhân dân trong thôn làm công tác đối ngoại với các cấp chính quyền trong hoặc ngoài địa phương. Ngoài khán thủ, những người như thầy cúng, thầy thuốc, ông mối cũng được bà con, nhân dân trong thôn tôn trọng, kính nể. Trong quan niệm của người Sán Chí, thầy cúng giúp mọi người diệt trừ tà ma, cầu điều thuận, sự an lành; khi mọi người bị đau ốm, sẽ cần đến thầy thuốc; còn ông mối được xem như “ông tơ bà nguyệt” kết tóc se duyên cho thanh niên nam nữ thành đôi lứa. Mỗi người kể trên đều có vai trò khác nhau trong đời sống của cộng đồng dân cư Sán Chí.

Khác với phong tục của người Kinh, cách tổ chức dòng họ của người Sán Chí không chặt chẽ: không có tộc trưởng mà chỉ có người đứng đầu chi họ. Với những người cùng dòng họ, người Sán Chí không phân biệt con bác hay con chú, ai sinh ra trước sẽ được làm anh hoặc chị. Song không vì thế mà quan hệ tình cảm giữa những người cùng dòng họ trở nên xa lạ, trái lại, họ rất yêu thương và gắn bó với nhau.

Trong quan hệ gia đình của người Sán Chí trước đây, người đàn ông được coi là trụ cột, giữ vai trò quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Còn người phụ nữ khi đã lấy chồng sẽ phụ thuộc vào gia đình nhà chồng. Họ không được phép đi chơi đêm, trừ những khi vào dịp hội hè, hay những khi làng tổ chức hát giao lưu với người nơi khác đến. Vợ chồng gia đình người Sán Chí rất ít khi bỏ nhau.

Con cái trong gia đình người Sán Chí trước khi lấy vợ lấy chồng, không được để vốn riêng. Khi bố mẹ qua đời, việc thừa kế tài sản thuộc về những người con trai. Nếu gia đình không có con trai thì người con rể nào hiếu thảo sẽ là người thừa kế tài sản đồng thời có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, làm ma chay cho gia đình bên vợ. Trường hợp không có con thì gia đình đó phải tìm con nuôi hoặc cháu trai nội để thừa tự, phụng dưỡng người già và lo ma chay, thờ cúng tổ tiên.

Ngày nay trước sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, nhu cầu đặt ra của cuộc sống, quan hệ, vai trò của mỗi thành viên trong gia đình người Sán Chí đã có sự thay đổi so với trước đây. Người phụ nữ được quyền bình đẳng, tham gia công tác xã hội như nam giới. Điều này không những giúp giải phóng người phụ nữ khỏi sự khắt khe của chế độ nam quyền cũ mà còn góp phần cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

1.1.2.2. Văn hóa sinh hoạt

Muốn duy trì cuộc sống, sự an cư lạc nghiệp, người Sán Chí cần dựng nhà để ở. Trước khi đặt móng làm nhà, chủ hộ phải xem xét kỹ về đất đai, tuổi tác, hướng nhà… Nhà của người Sán Chí xưa kia chủ yếu là nhà sàn lợp gianh và nhà đất lợp ngói với kiến trúc đơn giản. Ngày nay nhiều gia đình Sán Chí đã có điều kiện khá giả hơn xưa, họ đã dựng những ngôi nhà hai tầng, khang trang để ở. Điều này cho thấy đời sống của người Sán Chí đã khá dần lên song vì thế mà những ngôi nhà mang đặc trưng văn hóa của họ xưa kia đã không còn được gìn giữ cho đến tận ngày nay. Về cách bài trí nội thất trong căn nhà, người Sán Chí luôn thể hiện được phong tục thờ cúng (tín ngưỡng) của dân tộc mình.

Trước đây trong các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, người Sán Chí chủ yếu đi bộ, mang vác, gồng gánh, địu… Người ta dễ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ địu con lên rãy, lên nương làm ruộng, kiếm củi… mang vác những vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày. Ngày nay người Sán Chí đã có các phương tiện như xe thồ, máy gặt, máy kéo… Những vật dụng này giúp đời sống của bà con được cải thiện tốt hơn. Người Sán Chí xưa còn biết chế tạo các công cụ sản xuất như: rìu, cuốc, xẻng, hái, nong, nia… để tự phục vụ cho cuộc sống của mình.

Vào những dịp lễ tết, người Sán Chí thường hay uống rượu, uống chè và một số loại nước làm từ lá rừng, mang hương vị đặc trưng của miền núi cao.

Về trang phục, trước đây cả nam và nữ Sán Chí đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Trang phục của nữ giới thường nhiều hoa văn,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

phức tạp hơn trang phục của nam giới. Phụ nữ Sán Chí thường mặc trang phục có kích cỡ rộng, chủ yếu là váy xòe, thuận tiện cho việc đi lại, lên nương, lên rãy, kiếm củi. Các cô, các bà, các chị dân tộc Sán Chí còn đội khăn vấn lên đầu, đeo hoa tai, đeo vòng, đeo nhẫn… cho thêm phần duyên dáng, nữ tính.

Ngày nay, nơi đồng bào Sán Chí sinh sống, chỉ có những người già mặc trang phục truyền thống, còn lớp trẻ rất ít mặc.

Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 3

1.1.2.3. Văn hóa phong tục

Trong văn hóa tín ngưỡng của mình, người Sán Chí không thờ phật mà chỉ thờ thổ thần hay thần linh. Mỗi làng đều dựng miếu thờ. Mỗi gia đình đều có ban thờ đặt ở gian giữa, trên có ba bát hương: một bát thờ thánh, một bát thờ ông bà nội, một bát thờ ông bà ngoại. Ngoài ra, mỗi dòng họ, chi họ đều có thờ ma riêng hoặc kiêng kỵ các loài ma. Việc thờ cúng sẽ giúp cho người Sán Chí yên tâm hơn về sức khỏe, tinh thần cũng như trong lao động hàng ngày.

Trong phong tục hôn nhân của người Sán Chí, người được xem như “cha mẹ đẻ thứ hai”, hay “ông tơ bà nguyệt”, se duyên kết tóc cho đôi lứa là ông mối. Từ lễ dạm hỏi, lễ báo đặt trầu đến khi trai gái tìm hiểu nhau rồi định ngày cưới, ông mối đều có mặt và đại diện cho hai bên quyết định tác hợp cho trai gái thành vợ chồng. Vì vậy cô dâu và chú rể khi đã nên duyên vợ chồng, luôn phải coi ông mối như cha đẻ của mình. Sau hôm tổ chức lễ cưới, chú rể phải trở về nhà vợ để làm lễ lại mặt và ngủ lại đó một đêm.

Trong phong tục ma chay của người Sán Chí, khi gia đình có ai qua đời, người nhà phải đi mời thầy cúng về để khâm liệm cho người đã mất và xem xét ngày giờ tốt để đưa đi an táng. Người sống chỉ làm đám chay (bốc mộ) cho người đã mất khi bị thiên nhiên tác động hay bị linh hồn người mất báo ứng điều không hay. Con cháu trong gia đình có người qua đời phải để tang ba năm, không cúng tuần đầu, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, cúng giỗ hàng năm như người Kinh. Sau khi đoạn tang, tất cả quần áo của người mất mới được đem đi đốt. Ngoài ra, khi gia đình có tang con cháu trong nhà không được đi chơi hay tổ

chức ăn uống, hát hò. Làm như vậy vừa để tôn trọng, vừa để tưởng nhớ đến người thân thích đã mất của mình.

Cũng như người Kinh, đồng bào Sán Chí tổ chức ăn tết Nguyên Đán bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng giêng hàng năm nhưng thời gian ăn tết thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Trong một năm, người Sán Chí còn tổ chức ăn tết vào những ngày mùng 3/3; 5/5; 10/10… Ngoài ra, bà con còn làm lễ lên đồng, xuống đồng vào tháng tư, tháng sáu âm lịch khi bắt đầu hoặc xong vụ cày cấy.

1.1.2.4. Văn học nghệ thuật

Văn học nghệ thuật phản ánh đời sống vật chất, tinh thần, tư tưởng, tình cảm của con người. Vì thế, để ghi lại những gì diễn ra ngay trong chính cuộc sống của dân tộc mình, các dân tộc ít nhiều đều có vốn văn học mang đặc trưng vùng miền và thậm chí trở thành linh hồn của dân tộc. Nếu người Ê Đê nổi tiếng với những bộ sử thi anh hùng, người Mường nổi tiếng với sử thi thần thoại, người Thái tự hào về những tác phẩm truyện thơ đậm chất trữ tình… thì người Sán Chí lại được biết đến với những bài dân ca.

Dân ca của người Sán Chí lâu nay vẫn được lưu truyền bằng hình thức hát (gọi theo tiếng dân tộc thì đây là thể loại hát sịnh ca). Hát sịnh ca với sự đa dạng về nội dung và hình thức, là một nét đẹp văn hóa còn được duy trì cho đến ngày nay, thể hiện đời sống tinh thần, thế giới nội tâm phong phú, nhạy cảm của người Sán Chí. Qua câu hát sịnh ca, người dân Sán Chí có dịp giao lưu, sẻ chia, thổ lộ tình cảm và gắn bó với nhau hơn trong đời sống cộng đồng.

1.2. DIỄN XƯỚNG DÂN CA SÁN CHÍ

Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, diễn xướng là hình thức biểu hiện, trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ…; diễn xướng có sự biến đổi theo thời gian. Diễn xướng các loại hình dân ca ở mỗi vùng miền có sự khác biệt về hình thức thể hiện, đặc biệt là âm nhạc. Diễn xướng sịnh ca của người Sán Chí ở Kiên Lao (Lục Ngạn, Bắc Giang) nói riêng và các vùng khác nói chung từ xưa tới nay là hát đối đáp, không có nhạc cụ đi kèm.

Người Sán Chí xưa đã sáng tác, hát và lưu truyền những bài sịnh ca với phần lời mộc mạc, giản dị, với làn điệu khi bổng, khi trầm. Đến nay, những làn điệu dân ca vẫn là món ăn tinh thần của đông đảo người dân. Nhà nhà, người người đều biết hát dân ca. Người Sán Chí không những hát trong những dịp lễ tết, hội hè, những khi thời vụ nông nhàn, hay khi giao lưu với bạn bè gần xa mà còn hát mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh. Lời ca mỗi khi được cất lên, người hát như được giãi bày, thổ lộ nỗi niềm, tìm thấy niềm vui và xua tan sự mệt mỏi, lo toan trong cuộc sống thường ngày. Tiếng hát cũng đưa những người Sán Chí như xích lại gần nhau hơn. Tiếng hát trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm tư, tình cảm của đồng bào Sán Chí.

Qua thực tế tìm hiểu và theo các tác giả cuốn “Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn”, chúng tôi nhận thấy ở Kiên Lao hiện đang tồn tại những hình thức hát dân ca sau:

Hát ban ngày: tiếng Sán Chí gọi là “chục cộ” Hát ban đêm: tiếng Sán Chí gọi là “xắng cộ” * Hát đám cưới hay còn gọi là tửu ca “chắu cộ” Hát đổi danh: zoóng hồ cộ”

Ở mỗi hình thức hát đều có những điểm khác biệt trong nội dung cũng như luật lệ khi diễn xướng.

Thể hát ban ngày còn được gọi là hát giao duyên hay hát ghẹo. Đây là thể loại hát đối đáp giữa nam và nữ. Khi diễn xướng, người hát phải nhanh trí ứng tác sao cho đối lời, đối ý với người đặt lời hát trước. Nếu không đối lại được người hát trước thì người hát sau bị thua cuộc. Không gian hát ban ngày rất rộng: trên cánh đồng, khu rừng, vạt đồi; thậm chí trên đường đi làm, đi chợ, người ta vẫn chào hỏi, trò chuyện với nhau bằng câu hát. Nội dung lời ca vì thế rất đa dạng với nhiều chủ đề khác nhau. Các chàng trai, cô gái khi giao lưu


* Âm vị này không thể hiện được bằng chữ cái tiếng Việt, phát âm giữa tr và x. Các bậc trí thức người Sán Chí đề nghị ghi là cn (cnắng), chúng tôi thấy chưa chính xác nên tạm ghi là x (xắng).

thường hát thành cặp theo các bước: làm quen, chào hỏi, xin phép, kết bạn và hẹn hò. Về lề lối trong cuộc hát, nếu là bạn trai ở nơi khác đến thì các cô gái ở sở tại phải hát trước. Qua lối hát giao duyên, người Sán Chí có dịp để làm quen, kết bạn, và khi đã kết bạn rồi, câu hát làm cho họ gắn bó mật thiết với nhau hơn.

Ở thể hát ban đêm, không gian cuộc hát thu hẹp hơn so với hát ban ngày. Người ta thường chỉ hát trong nhà hoặc ngoài sân. Vì thời gian hát được tổ chức kéo dài tới năm đêm nên người Sán Chí thường hát xắng cộ vào trung tuần tháng hai âm lịch, đúng vào dịp lễ hội hàng năm ở Kiên Lao (16 tháng 2 âm lịch), đặc biệt lúc này bà con Sán Chí đã xong xuôi việc đồng áng. Đối tượng tham gia hát ban đêm không chỉ có người bản địa mà còn có những bạn hát nơi khác đến, song đông đảo và thường xuyên nhất là người Sán Chí ở Lạng Sơn xuống tham gia hát giao lưu, kết bạn. Ở lối hát này, người hát phải thực hiện các nguyên tắc: đêm hôm sau không được hát lại bài đêm trước đã hát. Theo các buổi hát, người tham gia phải hát các nội dung sau:

Hát chào gia đình, hát xin phép gia chủ (khách hát); Hát mừng ông chủ (khách hát);

Hát về thân thế, gia cảnh của mình (hát đối đáp giữa chủ và khách);

Hát về nhau (chàng, nàng): mượn cảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm lứa đôi;

Hát những lời tạm biệt, chia tay. Hát đám cưới:

Trong bản có đám cưới, các bạn của cô dâu, chú rể đến dự tiệc và hát mừng cho bạn mình. Đặc biệt, khi nhà trai đến rước dâu, các cô gái bên nhà gái hát trước, đôi nam (người giúp việc nhà trai, là bạn của chú rể) hát trả lời. Trong quá trình hát, nếu đôi hát của nhà gái thua thì nhà trai cứ việc vào nhà mà không phải đứng chờ ở cổng để đợi nhà gái cho phép. Nếu đôi nam thua, họ sẽ bị phạt rượu rồi mới được vào nhà gái. Nếu cả hai bên không ai chịu thua thì

chỉ khi nào nhà gái hát mời, nhà trai mới được vào nhà. Người Sán Chí có cách mời rượu trong đám cưới khá độc đáo. Khi mọi người đang ăn uống vui vẻ, nếu người đi mời hát định hát với người ở mâm nào, họ sẽ mang đến cạnh mâm đó một cái ghế đẩu, trên ghế để một cái sàng, trên sàng có vài cái chén và một chai rượu. Ngay sau khi đặt sàng, các cặp hát chuẩn bị tiến đến nơi mình mời và cuộc hát được bắt đầu. Trong quá trình hát, nếu bên nào bị thua, không đáp lại được thì sẽ bị đổ rượu qua sàng xuống đầu.

Hát đổi danh:

Ở thể loại này chỉ có nam giới mới được hát. Theo phong tục của người Sán Chí, khi con trai đến mười tám tuổi thì phải làm lễ đổi tên và từ đó người được đổi danh mới trở thành thành viên chính thức của cộng đồng. Thời gian tổ chức hát đổi danh từ mồng một đến mùng bốn tết âm lịch. Lễ đổi danh do bạn bè bàn bạc và thống nhất trước. Người hát vẫn hát theo cặp nhưng đôi nam sở tại sẽ được hát trước, sau đó đôi nam các làng bạn đáp lại. Khi nào đôi nam sở tại thua cuộc thì sẽ bị phạt rượu và bạn hát mới được vào nhà. Trong thể hát đổi danh, bạn hát chỉ được đứng ở ngoài sân hát vọng vào nhà.

Nhìn chung, với lối diễn xướng bằng lời hát không có nhạc đệm đi kèm , sịnh ca của người Sán Chí lâu nay vẫn có sức hấp dẫn riêng cho cả người hát và người nghe. Đó là sự thành công lớn trong tư duy sáng tạo, lưu truyền và sinh hoạt dân ca của đồng bào Sán Chí.

1.3. NỘI DUNG CỦA DÂN CA SÁN CHÍ

Dân ca Sán Chí mang nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận với những đề tài quen thuộc, gần gũi trong thơ ca dân gian nói chung. Nếu chỉ xét về nội dung, dân ca Sán Chí cũng mang đậm màu sắc dân tộc, có sức lôi cuốn riêng, đồng thời đem lại cho người đọc nhiều trải nghiệm sâu sắc, thú vị về đời sống tinh thần, thế giới nội tâm phong phú của con người nơi đây. Sịnh ca của người Sán Chí trước hết là những bài ca thể hiện tình yêu nam nữ.

1.3.1. Tình yêu nam nữ

Cũng như những sáng tác viết về chủ đề tình yêu, biểu hiện của tình yêu trong các khúc hát dân ca của người Sán Chí rất phong phú: tình yêu với sự gặp gỡ, hẹn hò, tỏ tình; tình yêu với những trạng thái tâm lý đối cực: nhớ nhung hay sầu muộn, hạnh húc hay khổ đau; giận hờn vu vơ hay oán trách…; tình yêu với những khao khát cháy bỏng mang đầy tính nhân văn…

Với các chàng trai cô gái Sán Chí, khái niệm tình yêu đôi khi thật mộc mạc, giản dị tựa như sự gặp gỡ, hòa hợp một cách tự nhiên giữa “cá với nước”, giữa “rồng với mây”, giữa “trăng với sao”… của “anh” và “em”; có lúc lại phức tạp, huyền bí, khó hiểu khiến cho những trái tim biết thổn thức yêu đương luôn khao khát đi tìm lời giải đáp. Song có thể khái quát các chặng đường tình yêu của các chàng trai, cô gái Sán Chí như sau:

1.3.1.1. Tình yêu với sự gặp gỡ, nhớ thương và khát vọng hạnh phúc kết đôi


Khó ai có thể định nghĩa và lý giải thật ngọn ngành và đầy đủ về hai chữ tình yêu cũng như tình yêu bắt đầu từ đâu? Chỉ biết rằng khi trái tim mỗi người bỗng thấy thổn thức, đợi chờ, nhớ mong, khao khát được sống hạnh phúc bên một ai đó là lúc tình yêu bắt đầu xâm chiếm và gõ cửa tâm hồn. Tình yêu dẫu có là điều bí ẩn chăng nữa thì nó vẫn sẽ vận hành theo quy luật của tình cảm từ ít đến nhiều, từ non nớt đến trưởng thành – tình yêu được “nuôi dưỡng” trong lòng mỗi người. Nói khác hơn, trên con đường tình yêu, muốn đến được bến bờ hạnh phúc dài lâu, mỗi cá nhân sẽ phải trải qua những “chặng đường yêu” của mình, dù dễ dàng, thuận lợi hay trắc trở, chông gai.

Chặng đường đầu của tình yêu có lẽ là những ngày gặp gỡ, hẹn hò của đôi lứa.

Trong ca dao trữ tình người Việt, có không ít bài nói đến tình yêu ở giai đoạn mở đầu hay những cách tỏ tình đầy ấn tượng của nam nữ thanh niên. Ví như bài ca dao thân thuộc sau:

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí