Thiết Kế Bài Học: Mở Rộng Vốn Từ Hạnh Phúc (Sgk Tiếng Việt Lớp 5, Tập 1, Trang 146)

2.2.2. Thiết kế bài học: Mở rộng vốn từ Hạnh phúc (SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 146)

MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC

I. Mục tiêu

- Hiểu ý nghĩa của từ “hạnh phúc”.

- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc”.

- Tìm được từ có chứa tiếng “phúc”.

- Nhận thức đúng về hạnh phúc; nói, viết được về chủ đề “hạnh phúc”.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bài giảng powerpoint; bảng phụ, SGK, bút dạ, tranh ảnh, …

- HS: SGK, vở, tranh vẽ về chủ đề “hạnh phúc” mà GV giao từ tiết trước.

III. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, trò chơi, kĩ thuật phòng tranh

- Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, làm việc cá nhân.

IV. Các hoạt động dạy - học:


Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5 phút

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu:

+ Tạo hứng thú cho HS.

+ HS hiểu được nghĩa của từ “hạnh phúc” (Bài 1)

- Hình thức, phương pháp: Quan sát và trả lời câu hỏi

- GV cho HS xem video nội dung như sau: Một gia đình đang ăn cơm, mọi người đang cười nói vui vẻ; gia đình cùng nhau đi chơi; một lớp học với các bạn HS trò chuyện vui vẻ, một vận động viên đạt giải thưởng trong

cuộc thi; …

- HS xem video

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 - 12

- HS nêu cảm nhận sau khi xem xong video.

- HS nêu ý hiểu của mình về hạnh phúc.

- GV chiếu bài 1, HS lựa chọn phương án.

- HS nhắc lại: Hạnh phúc là gì?


- Yêu cầu HS đặt câu với từ “hạnh phúc”

- HS nêu cảm nhận


- HS nêu


- HS lựa chọn đáp án


- Hạnh phúc là trạng thái

sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

15-17

phút

Hoạt động 2: Thực hành

- Mục tiêu:

Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “hạnh phúc”; tìm được từ có chứa tiếng “phúc”.

- Hình thức, phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi

Bài 2.

- GV chia lớp thành các đội, gồm 2 vòng thi:

+ Vòng 1: Thi tìm từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”

+ Vòng 2: Thi tìm từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”

- HS viết thảo luận, viết từ ra giấy A3.

- HS báo cáo

- GV cùng HS kiểm tra, nhận xét

=> GV chốt lại những từ động nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc, HS đọc


- Giải nghĩa một số từ (nếu cần)

- Tổng kết, tìm ra đội thắng.


- HS thảo luận (2p)

- Những từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”: sung sướng, vui vẻ, vui tươi, …

- Trái nghĩa với “hạnh phúc”: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, …


Bài 3.

- GV chia lớp thành thành 4 đội, các đội thi tiếp sức viết viết các từ có chưa tiếng “phúc” có nghĩa là “điều may mắn, tốt lành”.

- Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều từ đúng hơn sẽ thắng.


- GV thưởng thêm điểm cho đội nào giải được nghĩa của từ và đặt được câu với từ tìm được.

- GV tổng kết trò chơi


- HS chơi trò chơi

- Một số từ chứa tiếng “phúc” có nghĩa là “điều may mắn, tốt lành”: phúc đức, phúc hậu, phúc phận, phúc lợi, …

10 phút

Hoạt động 3: Vận dụng

(sử dụng bài tập thiết kế thêm)

- Mục tiêu:

+ HS trao đổi, nhận thức đúng về “hạnh phúc”

+ Nói, viết được về chủ đề “hạnh phúc”.

- Hình thức, phương pháp: Triển lãm tranh, trả lời câu hỏi

- GV nêu yêu cầu giao cho HS từ giờ trước: “Hạnh phúc xuất phát từ những gì bình dị, từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Đối với con hạnh phúc là gì? Hãy vẽ tranh hoặc viết 3-5 câu về chủ đề này.”

- GV cùng HS gắn tranh và những tấm thẻ của HS xung quanh lớp.

- Tổ chức cho HS đi triển lãm, nhiệm vụ là quan sát tranh, đọc những dòng viết của các bạn và tổng kết về “hạnh phúc” là gì?

- HS lên thuyết trình về tranh của mình.

- GV hỏi: Hạnh phúc đối với các bạn lớp mình là gì?

- HS đặt tranh lên mặt bàn


- HS cùng gắn tranh với GV

- HS tham gia triển lãm



- GV tổng kết lại: Hạnh phúc bắt đầu từ những gì nhỏ bé, bình dị nhất. Hạnh phúc đơn giản là khi chúng ta được trở về nhà và gặp lại những người thân của mình sau một ngày học tập, làm việc; là khi gia đình được đoàn tụ bên nhau, cùng đi chơi, cùng nấu ăn, …

- Con có thể làm gì để gia đình mình hạnh phúc hơn?

- HS thuyết trình, giới thiệu về bức tranh của mình.


- HS trả lời theo ý của mình


Hoạt động 4. Củng cố, mở rộng (củng cố, dặn dò):

1-2 phút

- GV tổng kết giờ học

- Về nhà: Chia sẻ niềm hạnh phúc của mình với gia đình; thực hiện những việc làm để gia đình mình hạnh phúc hơn.




V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

2.2.3. Thiết kế bài học Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 39)

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. Mục tiêu

- Biết quan hệ từ, cặp quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết

- kết quả.

- Tìm được quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống, thêm được vế câu thích hợp vào chỗ trống.

- Đặt thêm được câu có cặp từ thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả.


tải)

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,…

* Lưu ý: Không dạy phần nhận xét, không dạy phần ghi nhớ và bài 1 (giảm


II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Bài giảng powerpoint, tranh ảnh, giấy A3

2. HS: SGK, bảng con, vở

III. Các hoạt động dạy - học:


Thời

gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5 phút

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu:

+ Tạo hứng thú cho HS.

+ HS bước đầu thêm được vế câu phù hợp để hoàn chỉnh câu văn có cặp quan hệ từ.

- Hình thức, phương pháp: Trò chơi học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Nếu tôi là vua thì …”

- GV nêu cách chơi:

+ Cô có sẵn vế câu Nếu tôi là vua thì …, các con viết ra bảng con vế câu mình điền. Khi cô bật nhạc, các con di chuyển tự do. Khi cô tắt nhạc, cô sẽ mời 1 bạn đọc câu của mình và các bạn khác phải làm theo câu mà bạn đọc.

VD: “Nếu tôi là vua thì các bạn phải lắc mông.”

- Tổ chức cho HS chơi theo các bước

(khoảng 3-4 lượt đọc)


- HS lắng nghe


- HS chơi trò chơi

GV bật nhạc - HS di chuyển

GV tắt nhạc - HS đọc câu - Cả lớp làm theo - GV bật nhạc - HS di chuyển, …


18-20

phút

Hoạt động 2: Thực hành

- Mục tiêu:

+ Biết quan hệ từ, cặp quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết-kết quả.

+ Tìm được quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống, thêm được vế câu thích hợp vào chỗ trống.

- Hình thức, phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi

Bài 2.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.

- Gợi ý: Các câu ghép đã cho tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả thì các em cần phải điền các quan hệ từ.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (2 phút).


- GV nhận xét, đánh giá.


- HS đọc yêu cầu.


- HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm báo cáo. a)Nếu (nếu mà, nếu như)…thì…(Giả thiết - kết quả)

b) Hễ…thì…(Giả thiết - kết quả)

c) Nếu (giá)…thì…(Giả thiết - kết quả)

- HS nhận xét.


- GV: Giả thiết là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra. Còn điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra.

* Nêu các cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ điều kiện- kết quả, giả thiết - kết quả.

- Yêu cầu HS đặt thêm câu có sử dụng quan hệ từ trên.

Bài 3.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Yêu cầu HS báo cáo.

- GV nhận xét, đánh giá.


- HS nêu.


- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- HS nối tiếp đọc câu.

a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà đều mừng vui.

b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.

c) Giá mà Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

- HS nhận xét.

10

phút

Hoạt động 3: Vận dụng

(sử dụng bài tập thiết kế thêm)

- Mục tiêu: HS viết được câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện-kết quả; giả thiết-kết quả trong tình huống thực tế.

- Hình thức, phương pháp: Thảo luận nhóm

- GV nêu yêu cầu: Các em có một buổi picnic vào cuối tuần này. Nhưng các em không biết trời mưa hay nắng. Vậy các em hãy viết ra những dự tính của mình. Nếu trời mưa thì sao? Nếu trời nắng thì

sao?


HS thảo luận nhóm 4 3p và viết dự tính kế hoạch của nhóm mình ra giấy A3 1


- HS thảo luận nhóm 4 (3p) và viết dự tính, kế hoạch của nhóm mình ra giấy A3.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày

- GV cùng HS nhận xét

- GV hỏi: Trong tình huống này, các sự việc đã xảy ra chưa?

- GV nêu: Vì đó là điều chưa xảy ra nên chỉ là giả thiết. Giả thiết là điều mà người ta đặt ra, chưa biết nó có xảy ra hay không.

- GV nêu yêu cầu:

Hãy lấy các giả thiết mà chúng ta hay gặp trong cuộc sống.


- VD: Nếu bạn trêu tớ thì tớ mách cô.

Nếu bạn chạy nhanh thì

bạn sẽ bị ngã.


Hoạt động 4. Củng cố, mở rộng (củng cố, dặn dò):

2 phút

- GV tổng kết giờ học

- Về nhà: Lấy thêm các ví dụ, đặt thêm những câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ giả thiết - kết quả trong cuộc

sống.




IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí