Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 - 9

BT3: Mai Anh đang cùng mẹ mua đồ ở siêu thị thì gặp người quen. Đó là cô Hương, bạn từ thời Đại học của mẹ bạn ấy. Lâu ngày không gặp nên hai người trò chuyện rất vui vẻ. Trong lúc trò chuyện, cô có khen mẹ Mai Anh: “Trông bạn càng ngày càng xuân, nhìn mà ngưỡng mộ.” Mai Anh không hiểu cô Hương muốn nói gì. Em hãy giải thích cho bạn hiểu. M4

b. Bài tập về cấu tạo từ

Bài tập về cấu tạo từ lớp 5 nhằm mục đích giúp cho HS ôn tập lại cách nhận diện được từ đơn, từ ghép, từ láy đã được học từ lớp 4 theo yêu cầu của các bài tập trong SGK. Đồng thời, bước đầu biết giải thích lý do lựa chọn từ trong văn bản.

Từ đơn là từ có 1 tiếng có nghĩa, từ phức là từ 2 tiếng có nghĩa trở lên tạo thành .

Về các kiểu từ phức, SGK Tiếng Việt 4 nhấn mạnh cách thức cấu tạo từ chứ không thiên về miêu tả phân loại:

Có hai cách chính để tạo từ phức là:

1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. M: tình thương, thương mến,..

2. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.

M: săn sóc, khéo léo, luôn luôn,...

Các bài tập về từ đơn, từ ghép, từ láy ở lớp 5 chủ yếu là ôn lại cách nhận diện các loại từ. GV lưu ý HS cách thức nhận diện: Các tiếng trong từ ghép hầu hết đều có nghĩa và mối quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép là quan hệ về nghĩa, cơ chế để tạo từ ghép là cơ chế ghép các từ có nghĩa lại với nhau. Còn đối với từ láy, quan hệ giữa các tiếng là quan hệ về âm, cơ chế để tạo từ láy là sự phối hợp về âm (phối hợp âm đầu hay vần hoặc cả âm đầu và vần). Đối với trường hợp những từ trong đó các tiếng vừa có quan hệ về âm, vừa có quan hệ về nghĩa với nhau, GV cần cân nhắc xem những từ nào quan hệ giữa các tiếng bị chi phối mạnh bởi cơ chế nghĩa thì là từ ghép. Còn những từ nào quan hệ giữa các tiếng bị chi phối mạnh bởi cơ chế láy thì là từ láy.

* Một số bài tập minh họa

BT1: Kể lại câu chuyện theo bức tranh dưới đây và sử dụng các từ ghép, từ láy đã học. M4

BT2 Xếp các từ ghép dưới đây vào bảng thích hợp M3 a hoa quả hoa hồng hoa lá 1


BT2: Xếp các từ ghép dưới đây vào bảng thích hợp: M3

a) hoa quả, hoa hồng, hoa lá

b) ruộng vườn, vườn rau, vườn cây

c) mưa gió, mưa rào, mưa bão

d) lúa gạo, lúa nếp, lúa nương


Từ ghép có nghĩa tổng hợp

Từ ghép có nghĩa phân loại



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

BT3: Hãy tìm và ghi lại 3 từ đơn, 3 từ ghép nói về thời tiết trong các bức tranh dưới đây. Đặt câu với các từ vừa tìm được. M4

M: nóng (từ đơn) - nóng bức (từ phức)


BT4 Trong các từ phức được in đậm trong đoạn văn dưới đây từ nào là từ 2BT4 Trong các từ phức được in đậm trong đoạn văn dưới đây từ nào là từ 3BT4 Trong các từ phức được in đậm trong đoạn văn dưới đây từ nào là từ 4

BT4: Trong các từ phức (được in đậm) trong đoạn văn dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? Em hãy đặt câu với những từ ghép vừa tìm được. M3

Lên Trường Sơn, bạn sẽ nghe thấy rất nhiều tiếng động vang vọng khắp núi rừng: gà gáy, đa đa kêu, khướu hót, mang gào,… Nổi bật lên là tiếng hú lanh lảnh của bầy vượn. Để chào đón bình minh, chúng ngồi trên những ngọn cây chót vót, nhìn về phía nắng lên, con đầu đàn cầm nhịp kêu từng đợt ba tiếng “tủa… tủa… tủa…” và sau đó cá bầy liền hú theo rộn rã.

(Theo Đất nước ngàn năm - Tập một)

BT5: a) Ghép tiếng thích hợp với tiếng đã cho để tạo thành từ ghép hoặc từ láy (theo mẫu): M3

Tiếng

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

nhỏ

M: nhỏ bé

M: nhỏ nhắn

đẹp



trong




b Viết đoạn văn từ 3 5 câu miêu tả hình ảnh cô giáo của em trong đó có sử 5

b) Viết đoạn văn từ 3-5 câu miêu tả hình ảnh cô giáo của em, trong đó có sử dụng một số từ ghép và từ láy em vừa tìm được. M4


BT6 Viết đoạn văn 3 5 câu miêu tả cảnh vật trong bức tranh sau Đoạn văn có 6

BT6: Viết đoạn văn 3-5 câu miêu tả cảnh vật trong bức tranh sau. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ ghép, một từ láy. M4


c. Bài tập về từ loại

Các bài tập về từ loại nhằm ôn tập và rèn luyện cho HS cách sử dụng các từ loại đã được học trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 như danh từ, động từ, tính từ đồng thời giới thiệu thêm các từ loại mới trong chương trình Tiếng Việt 5 như quan hệ từ, đại từ xưng hô. Từ đó giúp HS hiểu được đặc điểm của các từ loại, đồng thời nắm được các qui tắc dùng từ, kết hợp từ để tạo cụm từ và câu.

Bài tập về từ loại chủ yếu gồm 2 dạng: phân loại, nhận diện được từ theo từ loại và sử dụng từ đúng với từ loại của chúng.

+ Đối với dạng bài tập phân loại và nhận diện trước hết GV cần chú trọng cả nội dung, ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của từng từ loại. GV cần hướng dẫn HS sử dụng một số phép thử để xác định từ loại. Cuối cùng, cần xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng để rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng từ trong hoạt động giao tiếp.

+ Đối với các loại bài tập thực hành về từ loại, ở trình độ lớp 5, GV lưu ý xây dựng hệ thống bài tập về từ loại bao gồm các dạng sau:

- Điền từ loại vào chỗ trống:

Đối với dạng bài tập này, GV yêu cầu HS đọc các câu văn có chỗ trống để HS sơ bộ nắm nội dung của mỗi câu hay đoạn, làm cơ sở cho việc lựa chọn từ cần điền. GV cần giảng giải nghĩa của từ cho trước (hoặc trong tập hợp từ tìm được đối với kiểu bài tập tự tìm từ cần điền). Đồng thời GV hướng dẫn HS lần lượt thử điền từng từ một vào mỗi chỗ trống. Nếu từ nào có sự phù hợp về

nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh của câu văn, đoạn văn thì lựa chọn phương án điền từ đó.

- Thay thế danh từ bằng đại từ:

Thay thế danh từ bằng đại từ, giúp HS nhận thấy tác dụng của đại từ thay thế khiến cho câu văn không bị lặp, tránh nặng nề trong diễn đạt. GV hướng dẫn HS xác định danh từ bị thay thế thuộc ngôi thứ mấy để tìm đúng đại từ chỉ ngôi thay vào.

* Một số bài tập minh họa

BT1: Em hãy tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong mỗi câu dưới đây: M3

a) Lan là một bạn gái xinh xắn …. đáng yêu.

b) Hùng tranh thủ làm bài tập về nhà ngay tại lớp ……buổi tối đi tập luyện thể thao.

c) Em gái …. Minh rất ngoan ngoãn và yêu quý anh trai của mình.

BT2: Đặt 2-3 câu sử dụng đại từ theo yêu cầu sau: M4

a) Nói về một việc làm tốt của em trong ngày (tuần vừa qua).

b) Nói về đồ dùng học tập mà em yêu thích.

BT3: Hãy tưởng tượng lớp em có một người bạn mới. Em hãy viết 1-2 câu làm quen với bạn trong các trường hợp dưới đây, sau đó gạch chân dưới các đại từ xưng hô có trong câu. M4

a) Nói với thái độ thân thiện, tôn trọng.

.....................................................................................................................

b) Nói với thái độ coi thường.

.....................................................................................................................

Theo em, chúng ta nên sử dụng cách nói nào trong tình huống trên?

BT4: Quan sát tranh và đặt câu có sử dụng quan hệ từ cho phù hợp: M4

a … … … b … … … c … BT5 Viết tiếp vào mỗi câu dưới đây cho phù hợp M3 7

a) ……………………………..….….


………………………………..…......


…………………………………........


…………………………………........




b … … … c … BT5 Viết tiếp vào mỗi câu dưới đây cho phù hợp M3 a Nó chẳng 8

b)…………………………………..…

……..…………..…………………..…

…...…………………………………...

……...…………………………….......

..............................................................


c … BT5 Viết tiếp vào mỗi câu dưới đây cho phù hợp M3 a Nó chẳng những 9

c)…………………………………...…

……..…………………………………

………….………..……………...……

……………..…………………………

………….………..……………...……

……………..…………………………


BT5: Viết tiếp vào mỗi câu dưới đây cho phù hợp: M3

a) Nó chẳng những không học bài ……………………………

b) ………………………………thì em đã được bạn bè quý mến.

BT6: Em hãy đặt câu với mỗi từ dưới đây: M3

a) vui chơi (chủ ngữ)

b) vui chơi (vị ngữ)

BT7: Em đã từng được quan sát người thân làm việc. Hãy nhớ và 3-5 câu tả lại cảnh đó. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn ấy. M4

BT8 Viết 2 3 câu nói về cảnh người nông dân làm việc trên cánh đồng lúa ở 10

BT8. Viết 2-3 câu nói về cảnh người nông dân làm việc trên cánh đồng lúa ở bức tranh sau. Xác định từ loại được học của các từ có trong câu đó. M4


* Nhóm bài tập luyện câu

Các bài tập luyện câu nhằm rèn luyện các kỹ năng cơ bản về ngữ pháp cho HS như kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kỹ năng sử dụng các dấu câu, kỹ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp mục đích nói, tình huống lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp cao, kỹ năng liên kết các câu để tạo thành đoạn văn, văn bản.

Nhóm bài tập luyện câu bao gồm các dạng bài tập về các kiểu câu; bài tập về cấu tạo câu; bài tập về dấu câu; bài tập về biện pháp liên kết câu.


Nhóm 2

Bài tập về luyện câu

BT về kiểu câu

BT cấu tạo

câu

BT về

dấu câu

BT về biện pháp liên

kết câu

a. Bài tập về các kiểu câu

Các bài tập về các kiểu câu nhằm mục đích ôn tập lại cách sử dụng các kiểu câu phân theo mục đích nói đã được học trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4 như câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến. Từ đó HS có thể sử dụng linh hoạt các kiểu câu trong các ngữ cảnh khác nhau.

Bài tập thực hành về câu phân loại theo mục đích nói bao gồm hai loại: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.

- Bài tập nhận diện có mục đích giúp HS củng cố các kiến thức lí thuyết HS đã được học.

- Bài tập vận dụng có mục đích giúp HS ứng dụng những kiến thức về câu đã được học vào hoạt động giao tiếp hàng ngày. Bài tập vận dụng về các kiểu câu chia theo mục đích nói có hai dạng: bài tập xây dựng cấu trúc câu và bài tập tình huống lời nói.

Bài tập xây dựng cấu trúc câu với mục đích của loại bài tập này vừa là củng cố kiến thức về cấu tạo câu cho HS vừa rèn luyện kỹ năng xây dựng câu hỏi, kể, khiến, cảm.

Bài tập tình huống lời nói yêu cầu HS sản sinh ra các câu hỏi, kể, cầu khiến, cảm thán phù hợp với các tình huống giao tiếp cụ thể.

* Một số bài tập minh họa

BT1. Đặt câu theo yêu cầu sau: M4

a) Hỏi mượn bạn một quyển truyện.

b) Thán phục tài vẽ tranh của bạn.

c) Nhắc nhở bạn không vứt rác bừa bãi ra sân trường.

BT2. Cho câu: “Trời mưa.”

Em hãy cho biết câu trên thuộc kiểu câu gì? Hãy chuyển câu đó thành các kiểu câu còn lại (được phép thêm không quá 3 từ). M3

BT3: Hãy viết tiếp để tạo thành câu kể Ai là gì ? M4 a) Thiếu nhi ……………………………..

b) Tre …………………………………… c) Đại bàng ……………………………….

d) Vịnh Hạ Long ……………………………

BT4: Viết đoạn văn từ 3-5 câu theo yêu cầu sau: M4

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 13/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí