Tổng Hợp Ý Kiến Của Hs Lớp Thực Nghiệm Và Đối Chứng

Tiểu kết chương 2


Dạy học Luyện từ và câu cho HS lớp 5, bên cạnh việc cung cấp cho HS một số kiến thức về từ và câu, cần quan tâm và dành thời lượng thích đáng cho việc dạy thực hành, vận dụng kiến thức về từ và câu vào hoạt động sử dụng ngôn ngữ. Trong chương này, từ việc xác định một số nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập, chúng tôi tiến hành mô tả hệ thống bài tập Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5. Theo đó, các bài tập luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực được chia làm 2 nhóm: Nhóm bài tập luyện từ: gồm các bài tập về các lớp từ, bài tập về cấu tạo từ; bài tập về từ loại; Nhóm bài tập luyện câu: gồm các bài tập về các kiểu câu, bài tập về cấu tạo câu, bài tập về dấu câu, bài tập về biện pháp liên kết câu. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thiết kế một số bài học Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức từ và câu vào nói và viết thông qua các bài tập tình huống. Chúng tôi mong muốn đây sẽ là một gợi ý hữu ích cho GV khi tổ chức dạy học Luyện từ và câu ở lớp 5.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Khái quát về thực nghiệm

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm xác định tính khả thi và tính hiệu quả của bài tập luyện từ và câu và giáo án theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 đã thiết kế, góp phần chứng minh cho giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn là đúng.

3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Đối tượng HS tham gia thực nghiệm là HS lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và trường Tiểu học Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai lớp 5 của trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và hai lớp 5 của trường Tiểu học Trưng Vương. Các lớp này không thuộc diện lớp chọn, điều kiện và trình độ HS tương đối đồng đều, sĩ số HS, tỉ lệ nam - nữ tương đương nhau.

GV dạy thực nghiệm là những người có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy.

3.1.3. Thời gian thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm tiến hành từ ngày 10/4 đến ngày 10/5/2019

3.1.4. Nội dung thực nghiệm

Tổ chức một số tiết dạy theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp 5 đã thiết kế ở chương 2, đó là các bài học sau:

- Từ trái nghĩa (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 38)

- Mở rộng vốn từ Hạnh phúc (SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 146)

- Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 39)

3.1.5. Cách thức tiến hành

Bước 1: Tác giả luận văn gặp gỡ và trao đổi với các GV về nội dung thực nghiệm và cách thức thực nghiệm.

Bước 2: Tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng. Lớp thực nghiệm: dạy theo thiết kế bài học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực. Lớp đối chứng: GV dạy theo các thiết kế của chính GV đã soạn từ trước.

Bước 3: Đánh giá kết quả dạy học thực nghiệm.

3.1.6. Cách thức đánh giá

Sau một thời gian tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi lấy ý kiến đánh giá của GV và HS về tiết dạy Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực HS trong môn Tiếng Việt lớp 5.

3.2. Tổ chức thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại 4 lớp:

Lớp thực nghiệm: Lớp 5E với 42 HS - trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và lớp 5A với 45 HS - trường Tiểu học Trưng Vương. Tổng số HS tham gia thực nghiệm là 87 HS.

Lớp đối chứng: Lớp 5A với 43 HS - trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và lớp 5C với 46 HS - trường Tiểu học Trưng Vương. Tổng số HS tham gia thực nghiệm là 89 HS.

3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành gửi các thiết bài dạy phân môn Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực đã thiết kế ở trên cho GV dạy lớp thực nghiệm: Lớp 5E trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và lớp 5A trường Tiểu học Trưng Vương để GV lên lớp dạy thí điểm. Tiết dạy có sự tham gia dự giờ của GV tổ khối. Sau tiết dạy, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến của GV dự giờ bằng hình thức phiếu dự giờ, ý kiến của HS bằng phiếu khảo sát. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Xếp loại tiết dạy của GV lớp thực nghiệm


Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

Lớp thực nghiệm

9

81.8

2

18.2

0

0

Lớp đối chứng

5

45.5

6

54.5

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 - 13

Qua kết quả khảo sát có thể thấy các tiết dạy của GV lớp thực nghiệm được đánh giá khá tốt (81.8% so với 45.5% ở lớp đối chứng). Các GV đều cho rằng việc tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực có tính khả thi cao và đem lại hiệu quả nếu được áp dụng trong thực tế. Cô B.T.H cho biết: “Việc sử dụng các hoạt động được thiết kế trong giáo án phát triển năng lực giúp cho GV có thể đánh giá năng lực HS. HS có thể chủ động tiếp thu kiến thức, phát huy các khả năng, thế mạnh của bản thân mình

Đối với HS, qua tiết dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: 77% HS tại lớp thực nghiệm hứng thú với tiết học, hiểu bài, tự tin dùng từ và đặt câu trong quá trình giao tiếp. Trong khi đó con số này ở các lớp đối chứng chỉ là 50.6% . Số HS không hứng thú với tiết dạy, dùng từ và đặt câu chưa đạt ở các lớp thực nghiệm (6.9%), thấp hơn so với lớp đối chứng (15.7%). Các tiết học Từ trái nghĩa, Mở rộng vốn từ Hạnh phúc Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ở lớp thực nghiệm tạo ra không khí sôi nổi, hứng khởi giúp các em chủ động trong việc học tập. Số em sử dụng từ, câu chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. Số em sử dụng từ, câu khá, tốt được nâng lên rõ rệt. Trong văn nói các em mạnh dạn hơn, diễn đạt lưu loát đầy đủ ý. Trong khi viết các em tiến bộ rõ rệt, đồng thời biết lựa chọn từ ngữ phù hợp để đặt câu, làm cho câu văn, đoạn văn thêm sinh động.

Chẳng hạn khi GV đưa ra yêu cầu viết 1-2 câu nói về cuộc sống ở thành phố và làng quê trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa, HS rất hào hứng và đưa ra được nhiều câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa:

Ở nông thôn rất yên tĩnh và thoải mái còn ở thành phố thì lại náo nhiệt và ồn ào. Ở nông thôn còn có nhiều cây cối hơn ở thành phố nữa. Em rất yêu nông thôn.

(Thùy Dương lớp 5A)

Con thích ở làng quê hơn thành phố vì không khí trong lành và nhiều cây xanh, còn thành phố thì nhiều khói bụi và ít cây xanh gây ô nhiễm môi trường.

(Phương Linh lớp 5A)

Em thích cuộc sống ở làng quê nhiều hơn vì khí hậu ở đó rất trong lành và đường phố vắng vẻ. Còn ở thành phố thì nhiều khói bụi và ít cây xanh gây ô nhiễm môi trường. (Hoàng Bách lớp 5E)

Hay khi dạy bài Mở rộng vốn từ Hạnh phúc, cô giáo đưa ra yêu cầu viết cảm nhận của em về hạnh phúc, các em cũng rất hào hứng chia sẻ ý kiến của bản thân mình.

Đối với em, hạnh phúc là khi mọi người ở bên nhau. Vì khi đó ai cũng vui vẻ cưới nói, cùng nhau chơi trò chơi, cùng ăn các món ăn ngon.

(Bảo Châu lớp 5A) Hạnh phúc của con là được là khi gia đình được đoàn tụ bên nhau.

(Ngô Châu lớp 5E)

Hạnh phúc của em là khi em được làm chị, khi người em trai của em sắp ra đời. Em rất vui và hạnh phúc khi nhìn thấy em trai cười tươi và vui vẻ. Khi em đi học về em ấy luôn mỉm cười với em. Đó là hạnh phúc của em.

(Dương Minh Châu lớp 5E)

HS học tập trong không khí tự nhiên thoải mái. Các em tích cực và hào hứng nhất là ở hoạt động vận dụng. Các em sử dụng được từ trong khi nói, viết một cách tự nhiên. Qua các tiết học này, các em cũng đã rèn được rất nhiều kĩ năng: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, giải quyết vấn đề ...

Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến của HS lớp thực nghiệm và đối chứng



Lớp


Tổng

Hứng thú với tiết dạy; tự tin dùng từ, đặt câu

Chưa tự tin khi dùng từ và đặt câu

HS chưa hứng thú với tiết dạy, dùng từ và đặt

câu chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

Lớp TN

87

67

77.0

14

16.1

6

6.9

Lớp ĐC

89

45

50.6

30

33.7

14

15.7

Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của hệ thống bài tập, giáo án Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 mà chúng tôi đã thiết kế. Đồng thời, thực nghiệm cũng cho thấy các bài tập và giáo án đã đề xuất hoàn toàn có thể ứng dụng được trong thực tiễn.

Tiểu kết chương 3


Nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của hệ thống bài tập Luyện từ và câu, cũng như của các hoạt động trong được thiết kế trong giáo án theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là các HS lớp 5 tại hai trường tiểu học: trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và trường Tiểu học Trưng Vương trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy giáo án dạy theo định hướng phát triển năng lực được các GV đánh giá ở mức tốt. Các GV đều cho rằng việc tổ chức các giờ dạy học Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực HS có thể ứng dụng được trong thực tế và đem lại hiệu quả tích cực.

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực đã tạo ra cơ hội lớn cho HS thể hiện bản thân, phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực giao tiếp và hợp tác. Khi tham gia vào một số tiết học đó, HS được hình thành, rèn luyện các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc viết) để học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, cùng nhau trao đổi, thảo luận để tự tìm ra kiến thức mới và áp dụng những kiến thức đó trong cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT


1. Kết luận

1.1. Nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học là giúp HS mở rộng vốn từ và cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo từ, từ loại, câu, dấu câu…; rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu; bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Việc đổi mới dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực có ý nghĩa rất quan trọng.

1.2. Trong chương 1, trên cơ sở tìm hiểu và hệ thống hóa lại một số vấn đề lí luận, chúng tôi đã làm rõ khái niệm năng lực, năng lực chung cần hình thành cho HS, đồng thời đưa ra năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt như năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi còn làm rõ quan điểm dạy học Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực và quan điểm về hệ thống bài tập luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực, quan điểm về thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực.

1.3. Để làm rõ thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực, chúng tôi khảo sát chương trình và SGK Tiếng Việt 5, điều tra thực trạng dạy học phát triển năng lực của GV và HS ở một số trường tiểu học trên địa bàn TP Thái Nguyên. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng hầu hết GV đều nhận thấy tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực và tầm quan trọng của hệ thống bài tập phát triển năng lực trong dạy học.

1.4. Ở chương 2, chúng tôi phân tích các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực, đồng thời tiến hành mô tả hệ thống bài tập luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5. Theo đó, các bài tập luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực được chia làm 2 nhóm: Nhóm bài tập luyện từ và nhóm bài tập luyện câu. Với mỗi nhóm bài tập, chúng tôi đã thiết kế những bài tập vận dụng ở mức 3 hoặc 4 nhằm giúp các em vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.

Chúng tôi tiến hành thiết kế 3 bài học minh hoạ theo định hướng phát triển năng lực HS, đó là các bài Từ trái nghĩa, Mở rộng vốn từ Hạnh phúc và Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.

1.5. Nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập Luyện từ và câu, cũng như tính hiệu quả của các hoạt động trong được thiết kế trong giáo án theo định hướng phát triển năng lực, góp phần chứng minh cho giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn là đúng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng là các HS lớp 5 tại trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và trường Tiểu học Trưng Vương trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy giáo án thiết kế các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực mang lại hiệu quả tích cực. HS không chỉ nắm được kiến thức sâu hơn, bền vững hơn mà còn có thể vận dụng chúng một cách linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

2. Một số đề xuất

Để dạy học có hiệu quả Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt 5 theo hướng phát triển năng lực, nhất là sử dụng hiệu quả hệ thống bài tập luyện từ và câu cho HS lớp 5, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

1. Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học: Cần tạo điều kiện, khuyến khích GV đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

2. Đối với các GV lớp 5: Cần điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn; đầu tư nhiều hơn nữa về bài giảng; lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học tích cực cho mỗi giờ học, nhằm phát huy tính tích cực của HS, giúp HS học tập chủ động, có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023