lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học các môn có chủ đề tự chọn
Qua khảo sát về thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học các môn có chủ đề tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (bảng 2.8) cho thấy kết quả như sau: 55,9% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ rất tốt; 26,5% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ tốt; 17,6% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức chưa tốt.
Thực tế cho thấy, trong chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cán bộ quản lý các trường THPT đã thực hiện các yêu cầu của công tác chỉ đạo như sau:
+ Chỉ đạo việc thực hiện nội dung bồi dưỡng: Theo đúng quy định về chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với GV THPT.
+ Chỉ đạo về thời gian, thời điểm bồi dưỡng: Thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong năm học, như thông qua hoạt động thăm lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm.
+ Chỉ đạo về lực lượng, đối tượng bồi dưỡng: Theo đúng quy định chung, theo kế hoạch đối với từng chuyên đề bồi dưỡng, đảm bảo không chồng chéo giữa các chuyên đề. Việc giám sát quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng chưa được lãnh đạo các trường sâu sát, dẫn đến thực trạng một số GV khi tham gia bồi dưỡng còn đến muộn, hoặc chưa tập trung cao trong quá trình bồi dưỡng.
+ Về kết quả bồi dưỡng: Lãnh đạo các trường luôn chỉ đạo việc bồi dưỡng phải đảm bảo kết quả khách quan, chính xác, thực chất. Các kết quả thu được ngay sau thời điểm bồi dưỡng đã phản ánh phần lớn những phẩm chất, năng lực thực tiễn của GV. Tuy kết quả đó chưa thật đầy đủ nhưng phần nào cũng giúp nhà quản lý có định hướng trong việc tổ chức thực hiện, đưa ra các biện pháp chỉ đạo qua những lần bồi dưỡng tiếp theo.
Với thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng như vậy, lãnh đạo các trường cần quyết liệt hơn, sâu sát hơn để hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ngày càng hiệu quả hơn.
- Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn
Qua khảo sát về thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn (bảng 2.8) cho thấy kết quả như sau: 45,6% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ rất tốt; 14,7% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ tốt; 39,7% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức chưa tốt.
Như vậy, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng được đánh giá ở mức độ khá, với 60,3% ý kiến đồng tình, cho rằng công tác này thực hiện tốt. Tuy nhiên, vẫn còn 39,7% ý kiến khẳng định công tác này chưa thực hiện tốt, cho thấy nhà quản lý cần có sự chỉ đạo đồng bộ hơn nữa, để tạo sự đồng thuận và lan tỏa kết quả kiểm tra trong các trường THPT ở địa phương.
Trên thực tế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn phải được tiến hành qua các thời điểm trong quá trình bồi dưỡng; ngay sau khi kết thúc đợt bồi dưỡng. Việc kiểm tra, đánh giá trong và ngay sau quá trình bồi dưỡng đã được cán bộ quản lý các trường quan tâm, nhưng chưa được thường xuyên, chưa chú trọng. Mặt khác việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn thông qua thu thập các kênh thông tin như kết quả giờ dạy, kết quả học tập của học sinh,… chưa được thực hiện.
Như vậy, cán bộ quản lý các trường cần có biện pháp trong chỉ đạo, lãnh đạo tổng thể các nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, giúp cho hiệu quả bồi dưỡng có giá trị, phản ánh đúng thực tế của công tác triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Để tìm hiểu việc ảnh hưởng của những yếu tố tới hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT trên địa bàn, chúng tôi đã tiến hành điều tra 68 CBQL và GV kết hợp với phỏng vấn và đánh giá khách quan của tác giả nghiên cứu, tổng hợp kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả quản lý công tác BD NLDH các môn tự chọn
Các yếu tố ảnh hưởng | MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG | Điểm trung bình | Xếp hạng | |||
1 ( %) | 2 (%) | 3 (%) | ||||
1 | Đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương | 30 (44,1) | 22 (32,3) | 16 (23,6) | 2,20 | 7 |
2 | Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về GD THPT | 41 (60,3) | 18 (26,5) | 9 (13,2) | 2,47 | 3 |
3 | Chuẩn nghề nghiệp GV THPT | 40 (58,8) | 16 (23,6) | 12 (17,6) | 2,41 | 5 |
4 | Nhận thức của CBQL, GV về chuẩn GV THPT và về hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn | 45 (66,2) | 14 (20,6) | 9 (13,2) | 2,53 | 2 |
5 | Năng lực của giáo viên THPT | 47 (69,1) | 17 (25) | 4 (5,9) | 2,63 | 1 |
6 | Vai trò của hiệu trưởng các trường THPT | 35 (51,5) | 23 (33,8) | 10 (14,7) | 2,36 | 6 |
7 | Cơ sở vật chất, các thiết bị, phương pháp, kỹ thuật dạy học | 39 (57,4) | 20 (29,4) | 9 (13,2) | 2,44 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Tổng Số Gv Dạy Học Các Môn Có Chủ Đề Tự Chọn Của Ba Trường Thpt Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Về Thực Trạng Thực Hiện Các Nội Dung Trong Hoạt Động Bd Nldh Các Môn Tự Chọn Ở Các Trường Thpt
- Các Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Các Môn Tự Chọn Cho Giáo Viên Các Trường Thpt Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
- Quản Lí Chỉ Đạo Việc Thực Hiện Nội Dung Và Hình Thức Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Các Môn Tự Chọn Cho Giáo Viên Các Trường Thpt Ở Huyện Hà
- Quản Lí Giám Sát Các Điều Kiện Phục Vụ Công Tác Bồi Dưỡng Nldh Các Tự Chọn Cho Giáo Viên
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
(Mức độ 1: Nhiều - 3 điểm; Mức độ 2: Bình thường - 2 điểm; Mức độ 3: Ít - 1 điểm)
Từ kết quả ở bảng 2.12, tác giả nhận thấy:
Bảy yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có khác nhau, cụ thể:
- Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhiều nhất là “Năng lực của GV THPT”. Chứng tỏ rằng, năng lực của đội ngũ GV có ảnh hưởng lớn đến công tác BD NLDH nói chung cũng như bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn nói riêng.
- Yếu tố ảnh hưởng thứ hai là “Nhận thức của CBQL, GV về chuẩn GV THPT và về hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn”. Tôi nhớ có câu nói “Tư tưởng có thông thì hành động mới đúng”, vì khi nhận thức được tầm quan trọng của việc BD năng lực DH của GV đáp ứng theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp thì chúng ta sẽ có động lực nhiều hơn trong quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV.
- Yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng thứ ba là “Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về GD THPT”. Huyện Hà Quảng là 1/5 huyện nghèo của tỉnh miền núi Cao Bằng, là một địa phương đã, đang được hưởng một số những chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành về GD THPT. Những chính sách đó không chỉ tác động đến việc học tập của học sinh mà còn khích lệ động viên GV bám trường, bám lớp, góp phần ổn định cuộc sống của GV ở vùng khó khăn.
- Yếu tố “Cơ sở vật chất, các thiết bị, phương pháp, kỹ thuật dạy học” được đánh giá ảnh hưởng ở mức độ thứ tư. Đây là một yếu tố có tác động không nhỏ đến năng lực DH của GV. Có cơ sở vật chất tốt, có các trang thiết bị dạy học phù hợp, hiện đại sẽ góp phần giúp cho GV tự tin hơn trong quá trình dạy học.
- Yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng thứ năm là “Chuẩn nghề nghiệp GV THPT”. Đây là một căn cứ pháp lý để xác định năng lực dạy học nói chung và NLDH các môn có chủ đề tự chọn nói riêng của người GV THPT.
- Hai yếu tố “Vai trò của hiệu trưởng các trường THPT”, “Đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương” được đánh giá có mức độ ảnh hưởng thấp nhất. Điều đó cho thấy, yếu tố khách quan cũng có những ảnh hưởng nhất định, do đó các nhà quản lý chú ý gắn hoạt động BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn cho GV với sự phát triển xã hội ở địa phương cũng như xu thế phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay.
Như vậy, từ sự phân tích các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mà tác giả đề xuất, tác giả nhân thấy, để nâng cao hiệu quả của việc BD NLDH các môn tự chọn cho GV các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo cần xem xét các mức độ ảnh hưởng để có những chỉ đạo, biện pháp kịp thời, hữu ích.
2.7. Đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Qua phân tích các nội dung của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng và công tác quản lý hoạt động này, trên cơ sở có xem xét các vấn đề, nội dung, các yếu tố có ảnh hưởng, tác động đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi rút ra một số kết luận, đánh giá khái quát cơ bản về thực trạng vấn đề này như sau:
2.7.1. Những ưu điểm
- Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của đội ngũ GV ở các trường.
- Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT được triển khai theo từng bước, cụ thể: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá theo chỉ đạo của ngành, các cấp lãnh đạo.
- Đội ngũ GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có lòng yêu nghề và tâm huyết với nghề, vững vàng trong chuyên môn và nhận thức được tầm quan trọng của dạy học nói chung và dạy học các môn tự chọn nói riêng.
2.7.2. Những hạn chế
- Nội dung, chương trình BD năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT chưa có nhiều đổi mới, chưa phát huy tối đa sự sáng tạo của GV trong dạy và học.
- Hình thức BD NLDH các môn tự chọn chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu là bổ sung, cập nhật kiến thức cơ bản thông qua tự BD, sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm.
- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV chưa phản ánh đầy đủ kết quả của quá trình bồi dưỡng.
- Cơ sở vật chất có dấu hiệu xuống cấp, nhất là trường THPT Nà Giàng, vì nhà trường có một khu lớp học được xây dựng từ năm 1998, nay đã xuống cấp. Thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ. Số thiết bị hiện đang sử dụng đã cũ, một số bị
hỏng, khó hoặc không sử dụng được. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý hoạt động BD NLDH các môn tự chọn cho GV ở các trường.
2.7.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Nhận thức về tầm quan trọng của việc BD nâng cao năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT ở một số GV chưa rõ ràng và đầy đủ.
- Chất lượng giảng dạy, độ tuổi của ĐNGV có sự chênh lệch.
- Xu thế đổi mới một cách căn bản, toàn diện ngành GD hiện nay có tác động không nhỏ đến hệ thống GD nói chung, trong đó có GDPT, nhất là về nội dung dạy học tự chọn, điều này có những tác động nhất định tới công tác BD năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Kết luận chương 2
Qua kết quả khảo sát và số liệu thống kê về thực trạng NLDH các môn tự chọn, thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho thấy: CBQL, GV có nhận thức khá rõ về vai trò của hoạt động bồi dưỡng BD năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV góp phần đáp ứng tốt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp; các nội dung như mục tiêu, lực lượng bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Tuy nhiên kết quả đạt được chưa đồng đều, còn nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt ở công tác xây dựng các nội dung bồi dưỡng, ở việc đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng. Việc lập kế hoạch theo giai đoạn, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng là chưa thực hiện tốt, chưa coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của giáo viên; việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa được quan tâm; việc động viên, hỗ trợ giáo viên có kết quả bồi dưỡng tốt cũng chưa được chú ý. Khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển nhưng sự vận dụng nó trong công tác bồi dưỡng chưa được phát huy. Việc quản lí hoạt động BDGV nói chung và quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV của các trường nói riêng chưa có tính kế hoạch cao, trong công tác tổ chức chưa phân định rõ trách nhiệm của từng thành viên; Khi thực hiện chưa tận dụng được thế mạnh của các nguồn lực. Trong việc tổ chức chỉ đạo chưa thật khoa học, đặc biệt khâu kiểm tra, đánh giá kết quả BD chưa được quan tâm đúng mức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân trực tiếp là do công tác quản lí chưa khoa học. Từ thực trạng đó, tác giả thấy cần có những nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này, từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng chất lượng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ CHỌN
Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học nói chung và BD NLDH các môn tự chọn cho giáo viên phải vừa có sự kế thừa kết quả đã đạt được cả về NLDH của GV và kinh nghiệm quản lý BD GV, đồng thời cần phát huy những tinh hoa, những yếu tố tích cực của cái cũ và nâng cao hơn một bước về chất lượng.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa có nghĩa là kế thừa những kết quả đã đạt được, vận dụng sáng tạo những nội dung thực hiện.
Trên cơ sở đó, cần chú ý những biện pháp tốt, những giải pháp hay, những nhân tố tích cực để tiếp tục được duy trì, tạo điều kiện để phát triển hơn lên và chú trọng loại bỏ những mặt còn tồn tại, những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn có chủ đề tự chọn cho GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và tình hình thực tiễn của giáo dục ở địa phương.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên phải căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương và thực tiễn nhà trường. Việc nghiên cứu, triển khai thực hiện các biện quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng phải bám sát với thực tiễn dạy học ở địa phương, phải phù với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, với năng lực nhận thức của học sinh. Có như vậy, các biện pháp đề xuất mới có thể ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn dạy học của các trường.
Những cơ sở thực tiễn cần chú ý là:
+ Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện bồi dưỡng phù hợp với các điều kiện thực tế ở địa phương.
+ Xu hướng đổi mới trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, nhất là theo chủ trương của Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục”.