Thiết Kế Bài Học Luyện Từ Và Câu Trong Môn Tiếng Việt Lớp 5 Theo Hướng Phát Triển Năng Lực

BT3: Viết đoạn văn nói về cô giáo em, trong đó dấu phẩy được dùng với các tác dụng khác nhau. M4

BT4: Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng dấu hai chấm ở vị trí phù hợp. Nói rõ tác dụng của dấu hai chấm trong câu em vừa đặt. M4

a) Bố khen em khi em làm được một việc tốt.

b) Kể ra những trò chơi mà em thích.

c) Nói về tác dụng của việc đọc sách.

BT5: Truyện dưới đây có một số câu dùng dấu gạch ngang chưa phù hợp.

Em hãy tìm và viết lại các câu đó cho đúng. M3

Hồi ở Pác Pó - một hôm được tin Bác đi công tác xa, có một em bé trong số các em thường ngày quấn quýt bên Bác, vòi Bác mua cho một chiếc vòng bạc.

Hơn hai năm sau Bác quay trở về - mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh - trao tận tay em bé - bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:

- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được - đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.

BT6: Viết 2-3 câu có dùng dấu gạch ngang nói về: M4

a) Lợi ích của việc tập thể dục.

b) Hậu quả của việc mất trật tự trong giờ học.

d. Bài tập về biện pháp liên kết câu (từ nối, thế, lặp từ)

Bài tập về các biện pháp liên kết câu nhằm rèn luyện cho HS cách sử dụng các biện pháp để liên kết câu như sử dụng phép nối, phép lặp, phép thay thế từ ngữ để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần gây sự nhàm chán. Từ đó, các em có thể vận dụng những biện pháp này vào các trường hợp giao tiếp để đạt được hiệu quả giao tiếp.

Các bài tập về liên kết câu gồm hai dạng:

- Các bài tập nhận diện các từ nối, từ lặp, từ thay thế. GV cần chủ động gợi ý cho các em nhận ra phương tiện liên kết câu: tìm ra từ lặp ở câu trước, thay thế từ lặp bằng một từ khác mà nghĩa không thay đổi, sử dụng các quan hệ từ và các từ ngữ có tác dụng kết nối liên kết các bộ phận trong câu,...

- Các bài tập vận dụng, thực hành các phép nối, lặp, thay thế. Sau khi hiểu được tác dụng của các phương tiện liên kết câu, HS có thể vận dụng những hiểu biết ban đầu của mình vào các tình huống nói năng mới.

* Một số bài tập minh họa

BT1: Tìm những từ ngữ thích hợp thay thế cho những từ in trong đoạn trích sau đây: M3

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới, sông Hương bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày bằng dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng, sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế.

BT2: Các câu trong mỗi đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng những cách nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó? M3

a) Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cắm biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt.

b) Nét-len khoảng gần bốn mươi tuổi, người gốc Ca-na-đa. Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê-bếch, thuộc dòng dõi những thuỷ thủ can trường, vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải.

BT3: Tìm các từ ngữ (ít nhất 2 từ ngữ) thay thế cho tên riêng “Võ Thị Sáu” trong mỗi ô trống dưới đây: M3

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh

thực dân Pháp tàn sát đồng bào,……………. đã không ngần ngại tham gia cách mạng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp Đội Công an xung phong Đất Đỏ thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch. Khi bị bắt, địch tra tấn chị hết sức dã man nhưng không moi được nửa lời. Cuối cùng, …………………. đã bị xử bắn. Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của ………… trở thành huyền thoại.

BT4: Em hãy đặt câu: M4


a) Tả cây bàng, trong đó các vế câu được nối trực tiếp.

b Tả ngoại hình của cô cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trong đó các vế 1

b) Tả ngoại hình của cô cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, trong đó các vế câu được nối bằng các từ ngữ có tác dụng nối.


c Viết đoạn văn miêu tả chiếc đuôi của con công mà em có dịp quan sát hoặc 2

c) Viết đoạn văn miêu tả chiếc đuôi của con công mà em có dịp quan sát hoặc nhìn thấy qua tranh hoặc ảnh, có sử dụng các từ ngữ thay thế


2 2 Thiết kế bài học Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 theo hướng 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

2.2. Thiết kế bài học Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực

Trong phần này, luận văn thiết kế một số bài dạy có cấu trúc bài học theo hướng phát triển năng lực, định hướng tổ chức một số hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực. Trong các bài học này có kết hợp sử dụng các bài tập luyện từ và câu thuộc mức độ vận dụng cao đã thiết kế ở trên.

2.2.1. Thiết kế bài học “Từ trái nghĩa” (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 38)

TỪ TRÁI NGHĨA

I. Mục tiêu

- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa;

- Tìm được từ trái nghĩa trong câu.

- Đặt được câu phân biệt cặp từ trái nghĩa; nói được câu có chứa từ trái nghĩa.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề, …

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bài giảng powerpoint; bảng phụ, SGK, bút dạ, tranh ảnh, …

- HS: SGK, vở

III. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, trò chơi

- Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc nhóm, làm việc cá nhân.

IV. Các hoạt động dạy - học


Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5 phút

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu:

+ Tạo hứng thú trước khi vào bài mới cho HS.

+ Củng cố về những từ có nghĩa trái ngược nhau (học ở lớp 2).

- Hình thức, phương pháp: Trò chơi học tập

- GV chuẩn bị sẵn các thẻ ghi tên các từ, HS lên bốc thẻ, sau đó diễn tả lại bằng hành động ngược lại, dưới lớp đoán xem từ được ghi trên thẻ là từ nào.

VD: Thẻ ghi từ “cười”, HS làm hành động “khóc”

=> GV dẫn dắt vào bài: Các con vừa tìm được từ trái ngược với từ ghi trên thẻ và diễn tả lại bằng hành động. Các từ như: khóc -cười; buồn - vui; to lớn - bé nhỏ, … có mối quan hệ như thế nào với nhau.

Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

- HS bốc thẻ và tham gia trò chơi;

- HS dưới lớp đoán từ.

10-12

phút

Hoạt động 2: Khám phá

- Mục tiêu: Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa;

- Hình thức, phương pháp: Thảo luận nhóm, hoạt động cả lớp

* Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung đoạn trích.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn trích trong bài nào?

+ Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì?

+ Hãy tìm các từ in đậm trong đoạn văn?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (2p):

+ Tra nghĩa của từ in đậm.

+ So sánh nghĩa của các từ đó.

- Gọi HS báo cáo

- Nhận xét, kết luận: phi nghĩa, chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Những từ có nghĩa trái ngược nhau gọi là từ trái nghĩa.

+ Em hiểu từ trái nghĩa là như thế nào?


- HS đọc

- HS trả lời


- HS thảo luận


- Đại diện nhóm báo cáo


- HS nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa.

* Bài 2, bài 3/38:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS nêu trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ.

- GV hỏi:

+ Tại sao em cho rằng đó là những cặp từ trái nghĩa?

+ Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên (đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau) có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?

- GV kết luận: Câu tục ngữ trong bài tập 2 là 1 ví dụ chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo ra sự tương phản trong câu. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái, … đối lập nhau.

- GV hỏi:

+ Thế nào là từ trái nghĩa?

+ Nêu tác dụng của từ trái nghĩa?

VD: cao - thấp; phải - trái, ngày - đêm, …

- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

- HS đọc đề bài, sau đó tìm từ trái nghĩa trong câu tục ngữ.


- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, … đối lặp nhau


- Ghi nhớ: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

15

phút

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Tìm được từ trái nghĩa trong câu; tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước;

- Hình thức, phương pháp: Thực hành; trò chơi;

Bài 1.



- Yêu cầu HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS làm bài: Đọc kỹ từng ý trong bài, dùng bút chì gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong SGK.

- GV đặt câu hỏi: Con đã làm thế nào để tìm được các từ này?

(dựa vào nghĩa, xem từ nào trong câu có nghĩa trái ngược nhau).

- Gọi HS khác nhận xét.

- Nhận xét, đánh giá.

- HS nêu ý nghĩa của mỗi câu thành ngữ, tục ngữ.

Bài 2.

- HS đọc yêu cầu, HS làm bài

- HS nêu miệng; HS nhận xét

- HS nêu ý nghĩa của mỗi câu thành ngữ, tục ngữ.


Bài 3. Tổ chức trò chơi:

- Chia lớp thành 2 đội, đội 1 nêu ra 1 từ, đội 2 nêu từ trái nghĩa sau đó đổi lại. Đội 2 nêu từ, đội 1 tìm từ trái nghĩa.

- Thời gian: 2 phút, đội nào tìm được nhiều từ, đúng sẽ thắng.


Bài 4. HS đặt câu với từ tìm được ở phần trò chơi và viết vào vở.

- 2 HS viết câu ở trên bảng

- HS đọc câu, nhận xét.

- HS nêu cặp trừ trái nghĩa trong câu của mình.

- HS đọc

- HS làm bài

- Các cặp từ trái nghĩa: đục/ trong; rách/ lành;

đen/sáng; dở/hay.


- Các cặp từ trái nghĩa:

a) Hẹp - rộng

b) Xấu - đẹp

c) Trên - dưới

Đáp án:

a) hoà bình: chiến tranh, xung đột, đại chiến…

b) thương yêu: ghét, thù ghét…

c) đoàn kết: chia rẽ…..

d) giữ gìn: phá hoại, phá phách…

5 phút

Hoạt động 4: Vận dụng


(sử dụng bài tập đã thiết kế thêm)

- Mục tiêu: HS sử dụng được từ trái nghĩa trong tình huống cụ thể.

- Hình thức, phương pháp: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm

- GV chiếu tranh, nêu yêu cầu: Em thích cuộc sống ở làng quê hay thành phố? Vì sao? Hãy viết 2-3 câu về chủ đề trên, trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa.

- HS suy nghĩ, tự viết ra giấy màu mà GV phát (2p)

- HS chia sẻ câu của mình với các bạn: VD: Em rất thích cuộc sống ở làng quê. Làng nhiều cây cối, không khí trong lành còn thành phố thì có ít cây. Không khí ở thành phố ô nhiễm chứ không trong lành như ở làng quê.

- HS tranh luận với nhau về cuộc sống ở thành thị và nông thôn. Em thích cuộc sống ở đâu? Vì sao?

- GV hỏi thêm: Trong đoạn văn mà em

vừa nêu có những cặp từ trái nghĩa nào?



2 phút Hoạt động 5 Củng cố mở rộng củng cố dặn dò GV nhận xét dặn dò HS 4


2 phút Hoạt động 5 Củng cố mở rộng củng cố dặn dò GV nhận xét dặn dò HS 5

2 phút

Hoạt động 5. Củng cố, mở rộng (củng cố, dặn dò):

- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà ôn lại bài;

- Về nhà: Quan sát các sự vật trong cuộc sống quanh em, nói về nó bằng các cặp từ trái nghĩa hoặc tìm một số tình huống sử dụng từ trái nghĩa trong cuộc sống.




V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023