a. Tả hình ảnh người cậu của em vốn là chú bộ đội làm nhiệm vụ trên đảo Trường Sa, trở về thăm nhà nhân dịp nghỉ phép. Đoạn văn có sử dụng các câu kể, câu cảm.
b. Em đã có dịp cùng gia đình đi nghỉ mát ở một vùng biển, hãy tả cảnh bãi biển đó có sử dụng các kiểu câu đã được học.
b. Bài tập về cấu tạo câu
Bài tập về cấu tạo câu nhằm ôn tập lại cách dùng câu đơn; hướng dẫn HS nhận biết được câu ghép, xác định được các vế trong câu ghép, thêm một
vế để tạo thành câu ghép và vận dụng cách dùng câu ghép trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
Bài tập về cấu tạo câu chủ yếu gồm 2 nhóm:
* Bài tập có tính chất củng cố, nhận diện
- Tìm câu ghép và xác định vế câu ghép
- Phân tích cấu tạo của câu ghép
Để làm bài tập dạng này, GV cần hướng dẫn HS xác định số lượng vế câu (số lượng cụm chủ ngữ, vị ngữ) trong đoạn (bài). Khi giải các bài tập này, HS có thể sẽ gặp một số ngữ liệu đặc biệt, GV có thể gợi ý cho HS sử dụng thao tác thử khôi phục đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ của các vế câu. Sau khi khôi phục, câu nào cả hai vế cùng một chủ ngữ, chứng tỏ câu đó có chủ ngữ bị tỉnh lược, đó là câu ghép.
- Cách nối câu ghép.
Đối với các dạng bài tập sử dụng cách nối bằng các cặp quan hệ từ, GV cần hướng dẫn cho HS phân biệt các quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả, quan hệ từ chỉ điều kiện (giả thiết) - kết quả, quan hệ từ chỉ sự tương phản, tăng tiến. Từ đó có thể chỉ ra sự khác biệt trong cách nối, đồng thời tìm thêm các cặp biểu thị các loại quan hệ đó.
Đối với bài tập sử dụng cách nối bằng các cặp từ hô ứng, GV cần lưu ý HS khi dùng các từ hô ứng để nối các vế câu ghép thì phải dùng cả hai từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy. GV phải giúp HS thấy nếu lược bỏ các từ vừa...đã, ...đâu...đấy thì quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước, câu văn sẽ trở nên không hoàn chỉnh.
Đây là đặc điểm riêng của các câu ghép được nối bằng từ hô ứng.
Với việc nhận diện vế câu ghép, GV cần hướng dẫn HS căn cứ vào quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ, vì mỗi loại ý nghĩa có thể biểu hiện qua một số quan hệ từ hoặc cặp quan hệ nhất định. Những câu không dùng từ để nối
hoặc từ để nối bị tỉnh lược thì cần đọc kỹ để xác định được lôgic ý nghĩa giữa các vế.
* Bài tập có tính chất vận dụng
Bài tập này gồm các dạng như sau:
- Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép. GV cần lưu ý HS chú ý đến lôgic ý nghĩa giữa các vế câu trong từng trường hợp cụ thể.
- Viết một đoạn văn có sử dụng câu ghép: Với dạng bài tập này GV nên cho HS viết tự do theo đề tài mà đề bài cho. Sau đó, yêu cầu các em chỉ ra được câu ghép mà mình đã sử dụng. Không nên quá gò bó HS vào yêu cầu sử dụng câu ghép khiến đoạn văn HS viết thiếu tự nhiên.
- Khôi phục lại các quan hệ từ bị lược trong các câu ghép, giải thích nguyên nhân lược các từ đó.
- Điền quan hệ từ vào chỗ trống trong câu ghép
- Tạo câu ghép mới từ một câu cho trước
Với các bài tập dạng này, yêu cầu đặt ra là HS sử dụng được các phương tiện như quan hệ từ (cặp quan hệ từ), cặp từ hô ứng để liên kết vế câu theo các cách khác nhau, với trật tự khác nhau. Dù hướng dẫn HS điền phương tiện, khôi phục phương tiện, phân tích giá trị hay biến đổi trật tự vế câu GV cũng nên nắm vững yêu cầu để thực hiện trúng đích của bài tập.
* Một số bài tập minh họa
BT1: Đặt câu ghép theo yêu cầu sau: M4
| b) Nói về hoạt động của các bạn HS trong giờ ra chơi. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Bài Tập Mở Rộng Vốn Từ (Làm Giàu Vốn Từ)
- Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 - 8
- Tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5 - 9
- Thiết Kế Bài Học Luyện Từ Và Câu Trong Môn Tiếng Việt Lớp 5 Theo Hướng Phát Triển Năng Lực
- Thiết Kế Bài Học: Mở Rộng Vốn Từ Hạnh Phúc (Sgk Tiếng Việt Lớp 5, Tập 1, Trang 146)
- Tổng Hợp Ý Kiến Của Hs Lớp Thực Nghiệm Và Đối Chứng
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
BT2: Em hãy chuyển các câu sau thành một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ: M4
a) Hương chăm chỉ, thông minh. Bạn ấy có thể giải bài toán rất nhanh và chính xác.
b) Lan là một cô bé xinh xắn. Bạn ấy biết chơi đàn piano.
c) Hùng mất tập trung trong giờ Toán. Bạn không hiểu bài.
BT3: Quan sát tranh dưới đây, em hãy: M4
| b) Đặt câu chứa cặp quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả. |
BT4: Viết 2 câu nói về một tấm gương vượt khó học tập mà em biết (đó có thể là tấm gương vượt khó trong lớp em, trường em, nơi em ở hay em đọc trong sách báo, xem trên tivi, …). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép chỉ quan hệ tương phản. M4
BT5: Điền tiếp vào chỗ trống một vế câu (có cặp từ hô ứng phù hợp) để hoàn chỉnh câu ghép sau: M3
a) Chưa làm xong bài tập …………………………………… b) Mẹ càng mắng ………………………………….
c) Mới ngày nào những trái cam còn bé tí ………………………
BT6: Em hãy dựa vào mỗi cặp hình ảnh sau để đặt hai câu ghép có cặp từ hô ứng liên quan đến hình ảnh đó, theo mẫu: M4
M: Trời càng nắng, hoa phượng càng nở rực rỡ.
| |
|
|
BT7: Các em có một buổi picnic vào cuối tuần này. Nhưng các em không biết trời mưa hay nắng. Vậy các em hãy viết ra những dự tính của mình. Nếu trời mưa thì sao? Nếu trời nắng thì sao?
c. Bài tập về dấu câu
Các bài tập về dấu câu nhằm ôn tập lại cho HS cách sử dụng các dấu câu như: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than; dấu phẩy; dấu hai chấm; dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
Các bài tập được xây dựng bao gồm các kiểu cơ bản sau: điền dấu câu, chữa lỗi về dấu câu, phân tích tác dụng của dấu câu, lập bảng tổng kết công dụng của dấu câu, viết câu có sử dụng dấu câu cho trước.
+ Bài tập điền dấu câu: ở lớp 5, kiểu bài tập này chỉ khác các lớp dưới về độ khó. Yêu cầu của các bài tập này phức tạp hơn, ngữ liệu thường là một đoạn văn hoặc một mẩu chuyện có độ dài lớn hơn ở lớp 2 - 3. GV hướng dẫn HS căn cứ vào kiểu câu, mục đích nói, thành phần câu để lựa chọn dấu câu thích hợp với từng chỗ trống.
+ Bài tập chữa lỗi về dấu câu: cũng là loại bài tập đã xuất hiện ở lớp 2 - 3. Ngữ liệu của các bài tập dạng này có rất nhiều truyện vui, thông qua các truyện vui về việc sử dụng dấu câu sai HS tự rút kinh nghiệm và tìm ra cách sử dụng đúng. GV cho HS nhớ lại công dụng của dấu câu mà bài tập yêu cầu sửa lỗi. Sau đó, đọc ngữ liệu để phát hiện lỗi sai và sửa chữa.
+ Bài tập phân tích tác dụng của dấu câu: Bài tập yêu cầu phân tích tác dụng của nhiều dấu câu xuất hiện trong một đoạn (bài). GV hướng dẫn HS dựa vào ngữ liệu để tìm ra tác dụng, giá trị của từng dấu câu và diễn đạt lại tác dụng đó bằng cách nói hoặc viết.
+ Bài tập lập bảng tổng kết tác dụng của dấu câu: là loại bài tập đặc trưng của kiểu bài Ôn tập về dấu câu. Các bài tập này giúp HS hệ thống hoá được kiến thức về dấu câu đã học thông qua các ngữ liệu sinh động. Thực chất bài tập dạng này là cách nhận diện và phân loại dấu câu. GV hướng dẫn HS đọc các tác dụng của dấu câu trong bảng. Sau đó, đọc lại ngữ liệu và lần lượt điền vào trong bảng.
+ Bài tập viết câu có sử dụng dấu câu đã cho: Bài tập dạng này giúp các em có thể vận dụng dấu câu trong các tình huống giao tiếp cụ thể. GV hướng dẫn HS viết đoạn văn trong đó có sử dụng dấu câu theo yêu cầu của đề bài.
* Một số bài tập minh họa
BT1: Em và một người bạn đang đi chơi thì gặp một em nhỏ đang khóc một mình. Viết lại cuộc hội thoại giữa các em và em nhỏ, trong đoạn văn sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. M4
BT2: Đặt câu theo yêu cầu sau: M4
| |
b) Nói về việc em thường đọc sách khi có thời gian rảnh, trong đó dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. |
|
c) Nói về món phở - món ăn yêu thích của nhiều người Việt Nam, trong đó dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu trong câu ghép. |
|