huy, khả năng sẵn sàng chiến đấu và xử lý các tình huống của LLVT; phát huy và ngày càng hoàn thiện hiệu lực, hiệu quả vận hành cơ chế lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoạt động của KVPT. Qua khảo sát có 70,41% ý kiến đánh giá qua các cuộc diễn tập việc quán triệt và vận hành cơ chế lãnh đạo ở mức tốt [PL14].
Sáu là, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã phát huy tốt vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong lãnh đạo xây dựng KVPT
Nhận thức đúng vị trí, vai trò quan trọng của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong những năm qua, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền”. Phát huy tốt vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương nói chung, nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT nói riêng. Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - XH có nhiều đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, nhất là trong tổ chức các phong trào hành động cách mạng và công tác vận động nhân dân; qua đó đã xây dựng niềm tin, sự thống nhất về ý chí và hành động, động viên, khuyến khích, phát huy sức mạnh đoàn kết của mọi tổ chức, mọi lực lượng và các tầng lớp nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc, thực hiện tốt nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT. Qua khảo sát có 93,51% đánh giá tốt vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - XH trong thực hiện nhiệm vụ QP, quân sự và xây dựng KVPT [PL4]
Bảy là, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT
Công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng KVPT được các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành nghiêm túc, nền nếp và toàn diện trên các mặt, từ việc quán triệt nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên đến việc xây dựng nghị quyết, chương trình hành động và quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tiến hành kiểm tra, giám sát cả trong xây dựng các tiềm lực, lực lượng và thế trận của KVPT. Lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với công tác thanh tra, kiểm toán nhà nước nhất là đối với các vấn đề như: Chấp hành các quy định về QP, AN trong quy hoạch, xây dựng các dự án, chương trình phát triển KT
– XH trên các địa bàn quan trọng, biên giới, biển, đảo; việc quản lý, sử dụng đất QP và các công trình trong KVPT… Qua công tác kiểm tra, giám sát, các tỉnh ủy đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót đồng thời xử lý nghiêm những sai phạm của tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP, AN, xây dựng KVPT. Giai đoạn 2008-2018, tỉnh ủy Ninh Bình đã tiến hành 52 cuộc kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng trực thuộc trong công tác QP, QS địa phương, chỉ đạo tiến hành 61 cuộc thanh tra, kiểm toán trong cải tạo, nâng cấp các công trình QP và 27 đợt kiểm tra việc chấp hành quy định về quy mô xây dựng, độ cao các công trình trong địa bàn tỉnh, chấn chỉnh, xử lý 12 trường hợp vi phạm [135, tr.9]
Công tác sơ kết, tổng kết trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và hoạt động KVPT được các tỉnh ủy ở ĐBSH tiến hành thường xuyên và có chất lượng, trong đó đã chú trọng chỉ đạo tiến hành sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn, từng nhiệm vụ, từng mặt công tác, nhất là đối với các nhiệm vụ khó khăn phức tạp như: diễn tập KVPT, phòng chống thiên tai, thảm họa và việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đó trên thực tiễn. Ví dụ trong cuộc diễn tập
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tỉnh Uỷ Ở Đồng Bằng Sông Hồng Lãnh Đạo Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ - Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Kinh Nghiệm
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 12
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 13
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 15
- Dự Báo Những Yếu Tố Tác Động Và Phương Hướng Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Các Tỉnh Ủy Ở Đồng Bằng Sông Hồng Trong Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ
- Phương Hướng Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Các Tỉnh Ủy Ở Đồng Bằng Sông Hồng Trong Xây Dựng Khu Vực Phòng Thủ Đến Năm 2030
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
KVPT cấp tỉnh TB-14, tháng 9 năm 2014 của tỉnh Thái Bình đã tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm trong diễn tập thử, trong từng giai đoạn chuẩn bị và thực hành tác chiến [140, tr.10]; hay qua thực hiện nhiệm vụ chống dịch covid-19 năm 2020, tỉnh ủy Quảng Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí Bí thư tỉnh ủy làm trưởng ban đã tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo và tổ chức chống dịch hàng ngày. Qua công tác sơ kết, tổng kết đã đánh giá toàn diện, chỉ ra những ưu điểm và những khuyết điểm yếu kém, bất cập trong lãnh đạo xây dựng và hoạt động KVPT, nhất là trong vận hành cơ chế lãnh đạo, trong bố trí, sử dụng lực lượng và trong xử lý các tình huống QP, AN… Từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu và những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng KVPT trong tình hình mới.
3.2.1.2. Hạn chế, khuyết điểm
* Về nội dung lãnh đạo
Một là, việc quán triệt, cụ thể hóa chủ trương xây dựng KVPT ở một số tỉnh còn bị động, chưa thật sát với tình hình thực tế tại địa phương
Trong tổ chức quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng KVPT ở một số tỉnh ủy còn chậm; chủ trương, biện pháp lãnh đạo còn chung chung, tuy không sai về quan điểm, đường lối nhưng thiếu cụ thể, chưa thật sát, đúng với tình hình thực tiễn của địa phương; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chưa kiên quyết, đồng bộ, kịp thời, chất lượng chưa cao. Nội dung, cách thức ra nghị quyết, chương trình hành động về xây dựng KVPT của một số tỉnh ủy thiếu thống nhất, chậm đổi mới, có nơi có tiến hành rườm ra, máy móc, qua nhiều khâu, nhiều bước, có nơi lại quá đơn giản, sơ lược, làm tắt, hoặc chủ yếu dựa vào sự tham mưu của đảng ủy quân sự tỉnh mà chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm, trí tuệ tập thể của cấp ủy địa phương. “Việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức,
nội dung chưa toàn diện, còn biểu hiện nặng về kinh tế, nhẹ về quốc phòng, an ninh, coi việc xây dựng khu vực phòng thủ là trách nhiệm riêng của lực lượng vũ trang” [106].
Hai là, trong lãnh đạo xây dựng các tiềm lực chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ có mặt chưa bền vững
Trong lãnh đạo xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần
Công tác tuyên truyền, giáo dục có lúc, có nơi chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT trong tình hình mới, chưa sát với điều kiện thực tiễn của địa phương, đặc điểm của các đối tượng tuyên truyền và âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch trên địa bàn. Công tác quản lý tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, nhân dân địa phương chưa thường xuyên, sâu sát, thiếu tính dự báo; trước những tình huống phức tạp về chính trị, tư tưởng xuất phát từ các vấn đề dân tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền, bảo vệ biển, đảo và những vướng mắc phát sinh trong quá trình dự thảo, ban hành, thực hiện các chính sách mới của Đảng, Nhà nước chưa được định hướng kịp thời, lúng túng trong xử lý. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền giáo dục với công tác tổ chức và công tác chính sách trong giải quyết các vấn đề về tư tưởng; còn để các vụ việc nảy sinh như: Vụ việc tập trung đông người tại Công ty Sao Vàng, chi nhánh Thành phố Uông Bí, Trạm BOT Biên cương, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên năm 2012…
Công tác giáo dục QP, AN chậm được đổi mới, nội dung còn chắp vá, chưa có chiều sâu, có nơi còn chạy theo thành tích “thanh toán chương trình”, phương pháp còn đơn điệu, còn mang tính áp đặt, chưa thực sự gắn với thực tiễn và đời sống XH. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị của một số cấp ủy còn thiếu quyết liệt, lúng túng trong cách làm, chưa tập trung vào cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo và các địa bàn quan trọng trong KVPT, chưa tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm,
gây bức xúc như: Quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, cải cách thủ tục hành chính… Công tác xây dựng Đảng ở một số địa phương chưa được coi trọng đúng mức; năng lực quán triệt, vận dụng, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chỉ thị của Đảng, Nhà nước vào điều kiện thực tiễn ở địa phương còn hạn chế; thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng thiếu nghiêm túc, công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên chưa chặt chẽ, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được khắc phục.
Công tác lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân” có mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của KVPT. Việc quán triệt các quan điểm của Đảng về công tác dân tộc, tôn giáo và các chương trình xây dựng cơ sở, xóa đói, giảm nghèo có lúc chưa đầy đủ, triển khai thực hiện chậm; công tác nắm bắt địa bàn có lúc chưa sâu, còn để các đạo lạ, tà đạo như Đạo Đức Chúa trời Mẹ, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Pháp Luân Công… xâm nhập gây mất an ninh chính trị trên địa bàn; công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đồng bào các dân tộc, theo đạo, các chức sắc tôn giáo vẫn là khâu yếu; tình hình ANCT, TTATXH ở một số địa phương chưa thật vững chắc.
Trong lãnh đạo xây dựng tiềm lực KT - XH, khoa học công nghệ
Thời gian qua, trong lãnh đạo phát triển KT - XH của các tỉnh ủy ở ĐBSH có mặt còn hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của tình hình; thiếu các giải pháp quyết liệt, đồng bộ để phát huy triệt để mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Do đó, tăng trưởng KT có yếu tố chưa bền vững, thiếu ổn định, chưa tương xứng với yêu cầu và kỳ vọng, một số tỉnh còn dựa nhiều vào khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam…; việc kết nối, liên kết chuỗi sản xuất giữa khu vực KT trong nước và khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm, tận dụng và học tập về phương pháp quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Báo cáo
chính trị của tỉnh ủy Bắc Ninh tại Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đánh giá: “Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh có xu hướng chậm lại và thiếu ổn định do quy mô kinh tế ngày càng lớn, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỉ trọng cao là đầu tàu trong tăng trưởng chịu sự ảnh hưởng lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; kinh tế khu vực trong nước (doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tư nhân, làng nghề) phát triển chưa tương xứng, một bộ phận năng lực quản trị thấp và chưa liên kết có hiệu quả với khu vực kinh tế nước ngoài…”[44, tr.27]. Việc phê duyệt, thẩm tra các dự án phát triển KT -XH có nơi chưa chặt chẽ, còn xảy ra hiện tượng dự án, quy hoạch “treo” dẫn đến hoang hóa, lãng phí đất nông nghiệp dẫn đến những bức xúc, khiếu kiện liên quan đến giải phóng mặt bằng, giao quyền sử dụng đất… làm xuất hiện các “điểm nóng” để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
Chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho phát triển KT - XH và QP, AN. Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ và thu hút cán bộ khoa học và công nghệ ở một số địa phương còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu; thị trường khoa học và công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý.
Việc gắn phát triển KT - XH với củng cố QP, AN theo phương châm “mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là bước tích lũy, đầu tư cho quốc phòng, an ninh khu vực phòng thủ” cơ bản mới chỉ thống nhất về nhận thức, còn trong lãnh đạo, chỉ đạo trên thực tiễn chưa đạt yêu cầu đề ra, nhất là trong xây dựng, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và thực hiện các đề án cụ thể. Hiện tượng tuyệt đối hóa, đề cao vai trò của các lợi ích KT, coi nhẹ các yếu tố QP, QS có lúc, có nơi còn hiện hữu; việc quan tâm đầu tư ngân sách địa phương để xây dựng các công trình chiến đấu, các căn cứ trong KVPT ở một số địa phương còn hạn chế.
Ba là, trong lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang và thế trận quân sự có mặt chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng KVPT trong tình hình mới
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số tỉnh ủy trong xây dựng LLVT có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả xây dựng và hoạt động của LLVT, nhất là việc xây dựng và tạo điều kiện về chính sách đối với quân đội, hậu phương quân đội, chính sách ưu tiên, đãi ngộ về học tập, đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lực lượng DQTV, DBĐV… Vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng LLVT chưa thể hiện rõ nét, cá biệt có nơi còn có biểu hiện khoán trắng, ỉ lại, chủ yếu dựa vào sự lãnh đạo, chỉ đạo theo ngành dọc của đảng ủy, Bộ Tư lệnh các quân khu, đảng ủy công an Trung ương, Bộ Công an, Bộ đội biên phòng và đảng ủy, cơ quan quân sự, công an, biên phòng tỉnh.
Việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong KVPT còn nhiều bất cập, chưa thực sự rõ nét, hiệu quả chưa cao, nhất là trong quy hoạch phân vùng KT, bố trí dân cư chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phân vùng về QP, AN theo nguyên tắc xây dựng đi đôi với bảo vệ. Công tác tổ chức diễn tập KVPT, diễn tập cụm tác chiến biên phòng, cụm tác chiến trị an ở một số địa phương hiệu quả còn hạn chế; ý định, nội dung vấn đề huấn luyện trong diễn tập chưa sát với tình hình địa phương, còn có hiện tượng sao chép, trùng lặp; hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác chuẩn bị và xử lý các tình huống diễn tập chưa thực chất, tình trạng dựa dẫm, ỉ lại, bao biện làm thay còn khá phổ biến. Cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành, chỉ huy có nơi còn lúng túng, chưa phát huy được tính tự chủ, sáng tạo, khả năng tự xử lý của từng cấp và các lực lượng khi có tình huống xảy ra.
Bốn là, trình độ, năng lực và vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng KVPT có lúc, có nơi còn hạn chế
Thời gian qua, việc quán triệt các quan điểm của Đảng về lãnh đạo, quản lý, chỉ huy trong xây dựng và hoạt động KVPT theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị (khóa X) ở một số địa phương chưa đầy đủ, nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức, lực lượng chưa thực sự sâu sắc, hiệu quả. Vai trò quản lý, điều hành của chính quyền có lúc, có nơi chưa rõ nét, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoạt động KVPT. Kiến thức, kinh nghiệm và năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện của một số ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đối với công tác QP, AN còn hạn chế, đồng thời thiếu các quy chế, quy định, hướng dẫn, kiểm tra dẫn đến hiện tượng chồng chéo về phạm vi, trách nhiệm, nhất là trong lập kế hoạch, kiểm tra, thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển KT - XH ở địa phương, gây khó khăn, bức xúc cho doanh nghiệp, nhân dân. Vai trò nòng cốt trong tham mưu và tổ chức thực hiện xây dựng, hoạt động KVPT của đảng ủy, cơ quan quân sự, công an, bộ đội biên phòng chưa được phát huy mạnh mẽ; hoạt động phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, các lực lượng có lúc, có nơi chưa nhịp nhàng, ăn khớp, nhất là trong xử lý, giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến ANCT, TTATXH trên địa bàn.
* Về phương thức lãnh đạo
Một là, việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ QS, QP địa phương và xây dựng KVPT ở một số địa phương còn chậm, chất lượng có mặt còn hạn chế
Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, sơ kết, tổng kết của các tỉnh ủy ở ĐBSH từ năm 2008 đến nay cho thấy, một số tỉnh ủy sự chưa thực sự chủ động trong việc thể hiện vai trò lãnh đạo của mình qua ban hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị thực hiện nhiệm vụ QP, AN và xây dựng KVPT. Trong các văn kiện, nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ, dung lượng đánh giá,