Về lễ hội, Hà Nội là quê hương của hội làng, hội vùng, hội cả nước, là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử. Hà Nội có nhiều lễ hội đặc trưng riêng như lễ hội An Dương Vương Cổ Loa; Hội Gióng; Hội đền Hai Bà Trưng... Cho tới nay trong số các di tích được xếp hạng ở Hà Nội thì có đến hơn 90% là đền, đình, chùa, đó chính là địa điểm để tổ chức lễ hội truyền thống. Du lịch văn hoá lễ hội dân gian là một loại hình du lịch đang được quan tâm nhằm lưu giữ, tôn vinh và giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc. Trong dự án VIE89/003 đã đánh giá tiềm năng văn hoá của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nhìn từ góc độ phát triển du lịch, trong đó đã nhấn mạnh đến các lễ hội và lễ nghi trong văn hoá Việt Nam.
Về ca múa nhạc dân tộc, Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước, và cũng là nơi phát sinh và phát triển các dòng ca múa nhạc bao gồm ca múa nhạc cung đình và ca múa nhạc dân gian. Các loại ca nhạc phổ biến ở đồng bằng sông Hồng như ngâm thơ, hát ru, hát ví, cò lả, trống quân, hát đúm đều phổ biến tại Hà Nội, nhưng đặc sắc nhất đối với Hà Nội là các loại hát ả đào, hát trầu văn, hát ca trù, tuồng, chèo, cải lương. Trong các loại trình diễn dân gian, đặc sắc nhất phải kể đến múa rối nước có nguồn gốc rất lâu đời. Hiện nay múa rối nước được đông đảo khách quốc tế quan tâm.
Về ẩm thực, ẩm thực Hà Nội cũng có những nét đặc trưng riêng, và tạo sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch. Ẩm thực Hà Thành là sự hòa hợp phong phú giữa các món ăn truyền thống Âu - Á, giữa phong cách sang trọng và phong cách bình dân, bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản. Các món ăn của Hà Nội được khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao như phở, chả cá, bánh cuốn Thanh Trì, giò chả và cốm Vòng... Các tuyến phố ẩm thực mang đến cho khách du lịch và người dân Hà Nội những trải nghiệm khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực Hà Thành kết hợp tham quan, trải nghiệm phố cổ Hà Nội.
Đặc biệt, Hà Nội còn được biết đến là nơi tập trung của rất nhiều làng nghề truyền thống. Tính đến năm 2014, toàn thành phố hiện có 1.350 làng nghề, trong số đó
có khoảng 200 làng nghề truyền thống và có đến ¼ trong số các làng nghề truyền thống có lịch sử trên 100 năm được kết tinh từ biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến [37]. Hầu hết những làng nghề này đều mang những nét đặc sắc riêng, tạo nên một quần thể văn hóa đặc trưng riêng cho địa phương. Làng nghề truyền thống được xem như một loại tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sản phẩm của các làng nghề truyền thống luôn bao hàm cả giá trị vật thể và phi vật thể, và du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, với số lượng lớn các làng nghề truyền thống lâu đời, đây sẽ là tiềm năng lớn cho Hà Nội phát triển du lịch.
Với bề dày lịch sử và hội tụ nhiều tiềm năng nhân văn mang đậm bản sắc văn hoá, lịch sử, Hà Nội có nhiều điều kiện để phát triển du lịch.
2.1.2. Tình hình phát triển du lịch ở Hà Nội
2.1.2.1. Chủ trương chính sách phát triển
Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Hà Nội gắn liền với chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Những chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước đã khẳng định, phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, Hà Nội giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, đóng vai trò là Trung tâm du lịch của Vùng du lịch Bắc bộ, là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam.
Du lịch Thủ đô được chính quyền các cấp thành phố Hà Nội quan tâm sâu sắc với chủ trương khuyến khích các cá nhân, cơ quan, đoàn thể huy động các nguồn lực hình thành những cơ sở kinh doanh lưu trú, du lịch, tăng cường phát triển cơ sở vật chất cho du lịch, nhằm từng bước xây dựng thương hiệu “Du lịch Hà Nội” trong nước,
quốc tế và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng, từng bước tiếp cận với ngành công nghiệp dịch vụ thế giới văn minh, hiện đại.
Hà Nội cũng nhận định kinh doanh lữ hành là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động du lịch, bao gồm nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình trực tiếp hay gián tiếp qua các đại lý hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Đây là cầu nối giữa khách du lịch và nhà cung ứng dịch vụ, là tác nhân quan trọng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua các yêu cầu trực tiếp từ khách du lịch. Do vậy, du lịch Hà Nội cũng tập trung phát triển kinh doanh lữ hành, đặc biệt lữ hành quốc tế; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường sức cạnh tranh, tiếp cận thị trường du lịch trong nước và thế giới.
Thành phố Hà Nội xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và quan tâm khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Bên cạnh những văn bản chỉ đạo, định hướng phát triển du lịch, Thành phố đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đồng thời, đặt định mức đầu tư cho công tác xúc tiến du lịch của thành phố là 3.000 đồng/người dân và ở cấp huyện là 2.000 đồng/người dân, qua đó đã tạo nguồn lực quan trọng để phát triển ngành du lịch thành phố [32].
Đồng thời, để khai thác, phát huy được thế mạnh và hoạt động xúc tiến du lịch đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn, Thành phố Hà Nội đã đề xuất Chính phủ cho thành lập Sở Du lịch trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp Hà Nội nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến theo chiều sâu góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của Thủ đô.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng và nhân lực
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của Hà Nội ngày càng được đầu tư, nâng cấp và mở rộng hơn, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy du lịch thành phố phát triển.
Về giao thông, trong những năm gần đây, Thủ đô Hà Nội đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải. Hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông đô thị của Hà Nội theo hướng tiện nghi, hiện đại và đồng bộ hơn và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt, hiện nay thành phố đang xây dựng tám tuyến tàu điện trên cao kết hợp với hạ ngầm cùng với mở rộng mạng lưới xe buýt để tăng cường kết nối giao thông công cộng, từng bước giảm tải phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Năm 2015, Hà Nội tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại các huyện ngoại thành, phấn đấu 100% xã, cụm xã có đường ô tô đến trung tâm và vận tải hành khách công cộng, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao thông vận tải ngày càng lớn, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch của Hà Nội cũng được nâng cấp và không ngừng mở rộng. Về cơ sở lưu trú, năm 2008, thành phố có 776 cơ sở lưu trú với 16.851 phòng, chiếm 8% số lượng cơ sở lưu trú và 9% số phòng của toàn quốc. Đến năm 2014, tổng số cơ sở lưu trú của thành phố tăng lên 3.081 cơ sở, gấp gần 4 lần so với năm 2008, chiếm 20,4% so với cả nước. Chất lượng dịch vụ lưu trú cũng được nâng cao, với nhiều khách sạn 4-5 sao đi vào hoạt động [14]. Tính đến nay, Hà Nội có khoảng 360 khách sạn với gần 8.000 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có gần 158 khách sạn được gắn sao, 14 khách sạn 5 sao với 4.420 phòng; 13 khách sạn 4 sao với 1.940 phòng; 30 khách sạn 3 sao với 2.563 phòng [14]. Hệ thống khách sạn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng du lịch Thủ đô, tạo tiền đề thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nội, đưa dịch vụ lưu trú của Hà Nội dần tiệm cận với chất lượng quốc tế.
Du lịch Hà Nội có 1.100 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 430 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; trên 3.000 xe du lịch các loại; 12 văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài, trên 4,3 nghìn hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, trong đó có trên 3.000 hướng dẫn viên quốc tế [35]. Hàng năm đều có từ 2-3 doanh nghiệp lữ hành quốc tế được vinh danh trong tốp 10 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam.
Môi trường du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực. Hà Nội còn được gọi là “thành phố xanh” với các hàng cây thuộc nhiều loài khác nhau, trải khắp phố phường, hệ thống hồ chiếm tới 10ha, vườn hoa, công viên, cảnh quan thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn của thủ đô. Đặc biệt, sự ra đời của Trung tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch vào tháng 8/2013 cùng với hệ thống quản lý tại các địa bàn hoạt động hiệu quả góp phần không nhỏ trong việc hạn chế các hiện tượng tăng giá, chèn ép, chèo kéo khách du lịch… Năm trật tự và văn minh đô thị 2014 cũng đã góp phần cải thiện môi trường du lịch, đem lại hình ảnh “xanh, sạch, đẹp” cho Thủ đô.
2.1.2.3. Tình hình kinh doanh du lịch
Hà Nội có hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng. Bên cạnh những loại hình du lịch đã có từ lâu như du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, trong những năm gần đây, Hà Nội phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới và hấp dẫn khách du lịch như du lịch mua sắm, du lịch thể thao, du lịch MICE...
Trong những năm qua, ngành du lịch Thủ đô luôn duy trì mức tăng trưởng khả quan. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 1990-2000 từ 20-30%/năm, chiếm trên 30% thị phần khách quốc tế đến Việt Nam. Giai đoạn 2000-2010, lượng khách quốc tế cũng tăng đều đặn, xấp xỉ 12%/năm. Thị trường khách quốc tế của Hà Nội không ngừng được mở rộng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; đặc biệt những thị trường tiềm năng như Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ... Lượng khách du lịch đến với Hà Nội chiếm trung bình 42 - 45% tổng lượng khách đến với toàn vùng
Đồng bằng sông Hồng. Lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 2,58 triệu lượt năm 2013 và 3 triệu lượt năm 2014.
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Hà Nội từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015
Khách quốc tế | Khách nội địa | |||
Số lượng (Triệu lượt) | Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%) | Số lượng (Triệu lượt) | Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%) | |
2010 | 1,70 | 18,0 | 10,60 | 11,6 |
2011 | 1,88 | 10,6 | 11,66 | 10,0 |
2012 | 2,10 | 11,3 | 12,30 | 5,5 |
2013 | 2,58 | 22,9 | 13,90 | 13,0 |
2014 | 3,00 | 16,0 | 15,40 | 10,8 |
2015 (6 tháng đầu năm) | 1,53 | 5,0 | 8,45 | 3,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Và Giá Trị Của Sản Phẩm Lưu Niệm Trong Phát Triển Du Lịch
- Nội Dung Của Phát Triển Sản Phẩm Lưu Niệm Phục Vụ Du Lịch
- Tài Nguyên Và Tính Chất Đặc Thù Của Điểm Đến Du Lịch
- Sản Phẩm Lưu Niệm Thuộc Nhóm Mây, Tre, Giang, Cỏ Tế
- Tổ Chức Kinh Doanh, Tiêu Thụ Sản Phẩm Lưu Niệm Của Hà Nội
- Thống Kê Ý Kiến Của Khách Du Lịch Nội Địa Về Loại Sản Phẩm Lưu Niệm Và Hình Tượng Văn Hoá Yêu Thích Nhất
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội, năm 2015)
Bảng 2.2 cho thấy lượng khách đến Hà Nội không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2014 được đánh giá là năm có nhiều khó khăn đối với kinh tế cả nước nói chung và ngành du lịch nói riêng, từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dịch bệnh Ebola cùng những xung đột chính trị khác trong khu vực và trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường du lịch. Đặc biệt, tình hình căng thẳng trên biển Đông khiến cho lượng khách Trung Quốc và cộng đồng Hoa ngữ (từ Singapore, Malaysia, Đài Loan…) đến Hà Nội sụt giảm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với định hướng rõ ràng, cụ thể và nỗ lực của ngành, trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014 giảm 4,4% thì ngành du lịch Thủ đô vẫn duy trì tăng trưởng. Năm 2014, tổng lượng khách đến Hà Nội đạt 18,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3 triệu lượt (tăng 16% so với 2013) và khách nội địa đạt 15,4 triệu lượt (tăng 10.8%). Tổng thu từ du lịch của Thủ đô năm 2014 ước đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2013 [4]. Tính đến sáu tháng đầu năm 2015, Hà Nội đón 1.531.191 lượt khách quốc tế, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; phục vụ khoảng 8.450.000 lượt khách nội địa, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.324 tỷ đồng, tăng 2,8% so
với cùng kỳ năm trước [15]. Đặc biệt, thị trường khách Hàn Quốc, Nhật Bản được ưu tiên hàng đầu do có mức tăng trưởng tốt và khách Nhật Bản, Hàn Quốc có mức chi tiêu cao và thời gian lưu trú bình quân dài ngày.
Với những thành tựu đó, Hà Nội ngày càng khẳng định vị thế là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, là điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn và thân thiện. Hà Nội đã được tạp chí du lịch Smat Travel bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2013. Đến năm 2014, Hà Nội tiếp tục được được tạp chí TripAdvisor bình chọn đứng thứ 2/25 điểm đến hàng đầu châu Á, là điểm đến du lịch có mức giá tốt nhất thế giới năm 2014, xếp thứ 8/25 điểm du lịch hàng đầu thế giới năm 2014 [36]. Đặc biệt, năm 2015, Hà Nội được tạp chí Trip Advisior xếp hạng điểm đến hấp dẫn thứ 4 của thế giới [35].
2.2. Hệ thống sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
2.2.1. Đặc điểm chung
Nhìn chung, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chủ yếu là các sản phẩm thủ công, được làm theo phương thức truyền thống, và gắn liền với các làng nghề, phố nghề của Hà Nội. Khác với những sản phẩm được sản xuất công nghiệp, sản phẩm lưu niệm thủ công của Hà Nội được làm từ đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của nghệ nhân. Có thể sản xuất thủ công truyền thống không đạt hiệu quả kinh tế như phương thức hiện đại, nhưng mỗi sản phẩm đều chứa đựng tinh hoa văn hóa, mang tính khác biệt và sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Ví dụ như cùng là sản phẩm gốm nhưng nhờ vào sự sáng tạo của mỗi nghệ nhân mà sản phẩm của các làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Hương Canh (Vĩnh Phúc)… khác nhau trong cách thiết kế các hoa văn, màu men, hoạ tiết trên sản phẩm. Và chính đặc điểm này tạo nên giá trị của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cũng như tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.
Hiện nay, mặc dù sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa thực sự nổi bật, chưa có nét đặc trưng riêng tuy nhiên đã phần nào thể hiện những nét văn hoá của địa phương.
51
Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời còn tồn tại đến ngày nay, ví dụ như: làng Gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành đã hơn 6 thế kỷ, Làng Dệt lụa Vạn Phúc thì đã có hơn 1700 năm... Vì thế các sản phẩm lưu niệm thủ công cũng hội tụ những giá trị lịch sử lâu đời của mỗi làng nghề. Sản phẩm lưu niệm không chỉ là hàng hoá mà còn là những sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của lịch sử, văn hoá truyền thống. Do đó, khách quốc tế thích mua sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Hà Nội, mặc dù có thể những sản phẩm đó ở nước họ được sản xuất thậm chí còn hiện đại và tốt hơn, tuy nhiên lại không mang được cái hồn của người Việt. Có thể thấy, hàm lượng văn hoá trong các sản phẩm lưu niệm được đánh giá rất cao, và có sức hút đối với khách du lịch quốc tế.
Sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cũng dễ vận chuyển, có thể được bán ở nhiều địa điểm. Hà Nội có rất nhiều sản phẩm lưu niệm nhỏ, gọn, dễ dàng vận chuyển như đồ trang sức, quần áo lụa, áo dài, túi, ví, khăn thêu, huy hiệu, móc chìa khoá, hay các đồ trang trí nhỏ… Hiện nay, khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế đến Hà Nội, thường mua các sản phẩm lưu niệm tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm, cửa hàng bán lẻ tại điểm du lịch, và tại các chợ lớn. Trong các siêu thị, sân bay, bến tàu cũng bày bán sản phẩm lưu niệm tuy nhiên chưa đa dạng về chủng loại và mẫu mã.
Mặc dù so với hệ thống sản phẩm lưu niệm ở địa phương khác hay quốc gia khác, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội chưa thực sự đa dạng, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Tuy nhiên, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội cũng mang đặc điểm của sản phẩm lưu niệm nói chung đó là tính đa dạng. Tính đa dạng của sản phẩm lưu niệm được thể hiện ở chất liệu, mẫu mã của sản phẩm. Chất liệu của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội khá phong phú, có thể từ mây, tre, gỗ, kim loại, lụa, gốm sứ, thủy tinh, giấy, cho đến đá quý, ngọc, vàng, bạc, kim cương… tạo nên những sản phẩm lưu niệm mang sắc thái khác nhau, có giá thành khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách khác nhau và tạo cho người sử dụng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Bên cạnh việc sử dụng nguyên liệu đa dạng thì hình thức, mẫu mã của sản phẩm
52