Khái Quát Các Kết Quả Nghiên Cứu, Những Vấn Đề Luận Án Kế Thừa Và Tiếp Tục Giải Quyết


Các tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở để tác giả khẳng định định hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới PPDH LS và là tham khảo hữu hiệu trong việc triển khai nghiên cứu đề tài Luận án về tổ chức DH chủ đề môn LS.

Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử 2018, (Hội nghị tập huấn triển khai chương trình Giáo dục phổ thông (2019), Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đề cập toàn diện về quan điểm, mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt và các định hướng về PPDH và KTĐG. Đây là những gợi ý căn bản cho tác giả trong quá trình nghiên cứu, phân tích chương trình giáo dục phổ thông môn LS để xác định và mô tả yêu cầu cần đạt và đề xuất biện pháp tổ chức DH chủ đề.

Để chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội, một loại các Hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong thời kì mới đã được tổ chức.

Trong cuốn kỉ yếu Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử” (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, (2014) đã phác họa bức tranh tổ chức DHLS ở trường phổ thông. Các bài viết trong cuốn kỉ yếu Hội thảo đã “đề cập đến nhiều vấn đề về phương pháp dạy học LS hết sức phong phú, từ việc sử dụng di sản văn hóa đến các phương pháp dạy học theo dự án, dạy học hợp tác, dạy học thực hành bộ môn, tự học LS của học sinh ...”. Trong các bài viết của mình, hầu hết các tác giả đều khẳng định “sự cần thiết phải chuyển đổi từ phương pháp dạy học, từ dạy kiến thức sang dạy cách học cho học sinh”, “ theo phương châm giảng ít, học nhiều”, “chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Những nghiên cứu của các tác giả trong kỉ yếu Hội thảo là những gợi ý quan trọng trong việc nghiên cứu thực trạng DHLS ở trường phổ thông, trong việc đề xuất các biện pháp, hình thức tổ chức DH chủ đề LS.[120]

Tác giả Nguyễn Xuân Trường trong bài viết “Nhìn nhận lại chương trình, SGK LS hiện hành và một số vấn đề trao đổi, định hướng xây dựng chương trình, SGK sau năm 2015” tại Hội thảo khoa học quốc gia về DHLS ở trường phổ thông Việt Nam đã đề xuất ở cấp THPT, nội dung kiến thức LS không lặp lại tiến trình như THCS, mà được thiết kế thành các chủ đề. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính toàn diện giữa các chủ đề về chiến tranh với chủ đề về kinh tế, văn hóa. Như vậy, có thể thấy DH theo chủ đề là một trong những định hướng được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục đưa ra tại hội thảo và đây là một trong những hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực trạng dạy và học LS ở nước ta hiện nay góp phần xây dựng chương trình SGK mới sau năm 2015.

Trong hội nghị Bàn về vấn đề tổ chức dạy học môn Lịch sử ( Bộ Giáo dục và

Đào tạo, 2015), tác giả ngô Minh Oanh và nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu


Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề “Chương trình giáo dục lịch sử trong trong chương trình giáo dục phổ thông các nước trên thế giới... Các tác giả đã nghiên cứu chương trình giáo dục lịch sử ở một số quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Phần Lan, Hà Lan, Hy Lạp, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore với các nội dung như: vai trò vị trí của chương trình môn LS; cách thức bố trí nội dung, thời lượng, phương thức tổ chức chức thực hiện ở các cấp học; việc quản lý phát triển chương trình cấp quốc gia, chương trình cấp nhà trường và cách thức tổ chức DH, kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở đó, các tác giả khẳng định: CT môn LS các nước cũng được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt theo các chủ đề, các chủ đề này có thể là đơn môn, liên môn hoặc xuyên môn tùy theo mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học từ cổ đại đến trung – cận – hiện đại, và thiết kế chương trình theo hệ thống các chủ đề, bao gồm các chủ đề lớn và chủ đề nhỏ. Cách kết cấu chương trình, phân bố chương trình các cấp học, nội dung môn học được quy định phù hợp với đối tượng người học. Việc tổ chức DHLS được thực hiện theo hướng đề cao tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo của giáo viên và sự tham gia tích cực của HS [110]. Đây là nguồn tài liệu hữu ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tổ chức DH chủ đề LS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Trong Hội nghị tập huấn “Hướng tới giáo dục phổ thông chất lượng cao” (Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Vụ Giáo dục phổ thông Liên bang Wallonie Bruxelles (Vương quốc Bỉ), 2015) đã giới thiệu về chương trình giáo dục môn Lịch sử và việc tổ chức DH môn LS của bang Wallonie Bruxelles (Vương quốc Bỉ). Đây là nguồn tài liệu giúp tác giả luận án tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức DH môn LS.

Trong kỉ yếu Hội nghị “Tổng kết, đánh giá chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016), Phạm Hồng Tung và nhóm nghiên cứu đã “Báo cáo về chương trình môn Lịch sử trong CT GDPT hiện hành”, trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, nhóm tác giả đã đề xuất định hướng xây dựng chương trình môn LS trong thời kì mới.

Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 5

Trong cuốn kỉ yếu Hội thảo“Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hiện nay, Nxb Lý luận chính trị (2016) tác giả Nghiêm Đình Vỳ trong bài viết “Đổi mới việc biên soạn chương trình và SGK LS mới theo định hướng phát triển NL của HS trong quá trình hội nhập quốc tế” đề xuất dự kiến chương trình và SGK LS mới sẽ biên soạn theo hướng không lặp lại về nội dung ở cấp ba như hiện nay mà CT LS cấp THPT sẽ được thiết kế theo chủ đề và trong mỗi chủ đề lại có chủ đề nhỏ. Trong các chủ đề này có thể có một phần “đồng tâm” để khái quát lại những nét cơ bản nhất về LS thế giới, LS khu vực


và LSDT, mà trọng tâm là các vấn đề về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, quan hệ quốc tế... Như vậy, có thể thấy DH theo chủ đề là một trong những định hướng được các nhà nghiên cứu, các nhà sử học đưa ra tại hội thảo và đây sẽ là một trong những hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực tế việc dạy và học LS ở nước ta hiện nay.

Tác giả Nguyễn Thị Bích trong bài viết “Tổ chức hiệu quả việc DH chủ đề LS ở trường THPT” (Kỉ yếu hội thảo“Nghiên cứu và giảng dạy LS trong bối cảnh hiện nay”), Nxb Lý luận chính trị, 2016 đã làm rõ khái niệm DH theo chủ đề và đưa ra những gợi ý về các cách thức, con đường, biện pháp để tổ chức hiệu quả việc DH các chủ đề LS ở trường THPT.

Vấn đề tổ chức DH môn LS được các chuyên gia, các nhà giáo dục Lịch sử đề cập một cách toàn diện trong các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học giáo dục, tạp chí giáo dục và xã hội, tạp chí thiết bị giáo dục … Các bài viết trên các tạp chí khoa học đã đề đề cập đến các hoạt động tổ chức DH môn LS theo định hướng tiếp cận năng lực như: thiết kế hoạt động dạy - học môn LS; phát triển kĩ năng tự học với SGK cho học sinh THPT; phát triển hệ thống NL cần hình thành cho HS phổ thông; nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông qua DH phát hiện và nêu vấn đề

… Các bài viết này, tuy chưa đề cập trực tiếp đến tổ chức DH chủ đề môn LS nhưng đã đề cập đến các phương thức tổ chức DH và kiểm tra, đánh giá môn LS theo định hướng tiếp cận NL người học - mục tiêu hướng tới của việc tổ chức DH các chủ đề môn LS trong CT GDPT 2018.

Tác giả Nguyễn Thị Thế Bình và Lê Thị Thu với bài viết “DH theo chủ đề trong môn LS ở trường THPT” đăng trên Tạp chí giáo dục số 388, kì 2-8/2016 đã cho rằng “để tổ chức DH theo chủ đề trong môn LS, cần vận dụng linh hoạt, đa dạng các hình thức và PPDH” [21, tr.52]. Ngoài ra, các tác giả còn đề xuất cách tiến hành tổ chức DH theo chủ đề trong môn LS có các bước: “Bước 1. Nêu vấn đề, thu hút sự chú ý của HS vào nội dung trọng tâm của chủ đề; bước 2. Cung cấp nguồn sử liệu, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của chủ đề LS; bước 3. Tổ chức, hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng và cuối cùng là củng cố, kiểm tra hoạt động nhận thức, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS” [24, tr.52-53]. Tác giả cho rằng: DH theo chủ đề có ý nghĩa quan trọng đối với bộ môn LS ở nhà trường phổ thông. Việc tổ chức DH chủ đề LS không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng LS mà còn giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Chúng tôi nhận thấy quy trình và các biện pháp mà các tác giả đề xuất có vai trò định hướng hết sức quan trọng trong việc tổ chức DHLS theo chủ đề và khẳng định việc tổ chức DHLS theo chủ đề là hết sức cần thiết, phù hợp với cách học và cách dạy LS theo hướng đổi mới hiện nay.


Tóm lại, ở Việt Nam, những nghiên cứu về tổ chức DH chủ đề nói chung và tổ chức DH chủ đề LS nói riêng còn khá khiêm tốn về nội dung, phạm vi, mức độ. Các nghiên cứu chưa được thực hiện một cách hệ thống, toàn diện ở cả ba cấp học; chưa đề xuất được phương pháp, kĩ thuật DHLS theo chủ đề. Mặt khác, phần lớn, các nghiên cứu mới được khai thác ở khía cạnh các chủ đề tích hợp cấp tiểu học, THCS trên cơ sở nghiên cứu, cấu trúc chương trình hiện hành. Các nghiên cứu về việc tổ chức thực hiện CT GDPT 2018 chưa nhiều. Các nghiên cứu mới chỉ đưa ra định hướng phát triển CT một cách chung chung mang tính phác thảo sơ bộ mà chưa đi vào nghiên cứu cụ thể cho các CT môn học.

Đối với môn LS. các nghiên cứu về DH chủ đề LS còn khá mờ nhạt. trong lĩnh vực tổ chức DH chủ đề LS cấp THPT trong chương trình 2018 chưa có công trình nghiên cứu nào được đề cập một cách bài bản, cụ thể. Trong khi đó, một yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục và GV khi triển khai CT môn LS 2018 là phải phát triển chương trình nhà trường. Đây là một vấn đề mới và khó đối với GV, đòi hỏi GV không chỉ có chuyên môn sâu mà phải có kĩ năng, phương pháp nhất về xác định, lựa chọn chủ đề; xác định yêu cầu cần đạt và mô tả yêu cầu cần đạt về PC, NL của chủ đề và tổ chức DH chủ đề để đạt được yêu cầu về PC, NL. Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về tổ chức DH các chủ đề LS trong chương trình môn LS lớp 10 (theo chương trình 2018) là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

1.3. Khái quát các kết quả nghiên cứu, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết

Qua phân tích các tài liệu lí luận của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề

“tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề” trong dạy học, chúng tôi nhận thấy:

Các nhà giáo dục học, giáo dục LS trên thế giới và trong nước đều nhấn mạnh nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục và nguyên tắc giáo dục phải gắn với thực tiễn và khẳng định giải pháp chủ đạo trong quá trình tổ chức dạy học là sử dụng hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Từ đo, các tác giả thống nhất khẳng định vai trò của việc xác định mục tiêu (yêu cầu cần đạt), xác định nội dung DH trong việc thiết kế các hoạt động DH nhằm cụ thể hóa yêu cầu cần đạt và khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động DH gắn với các tình huống thực hành, thực tiễn trong DHLS. Từ đó, các nghiên cứu cùng cấp cho chúng tôi những gợi ý quan trọng về việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ đề môn LS.

Mặt khác, trong các công trình nghiên cứu, các tác giả khẳng định vai trò của việc tổ chức DH chủ đề và khẳng định tổ chức DH chủ đề là phương thức thực hiện dạy học tích hợp. Từ đó, các nghiên cứu cũng đưa cho chúng tôi nhiều gợi ý trong việc


lựa chọn nội dung DH phù hợp với yêu cầu cần đạt về PC và NL để tổ chức DH các chủ đề môn LS.

Các công trình nghiên cứu đã cung cấp các luận cứ khoa học quan trọng về các biện pháp, hình thức tổ chức DH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Trong đó, các nghiên cứu đặc biệt coi trọng việc rèn luyện, phát triển các kĩ năng tư duy, kĩ năng sưu tầm tư liệu lịch sử; kĩ năng tự học LS và kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập LS. Những kiến thức, kĩ năng này chính là phương tiện hình thành PC, NL cho người học. Do đó, mặc dù không trực tiếp đề cập tới tổ chức DH chủ đề LS nhưng với đóng góp kể trên là căn cứ quan trọng để chúng tôi tiếp tục vận dụng nghiên cứu để hiện thực hóa mục đích nghiên cứu của luận án.

Nhìn chung, các nhà khoa học đã đề cập khá toàn diện về các con đường, biện pháp tổ chức DH tích cực và tổ chức DH chủ đề trong giáo dục. Họ cho rằng đó là xu thế DH hiện đại trong thế kỉ XXI. Xu thế này góp phần thay đổi tư duy giáo dục, chuyển từ định hướng DH tiếp cận nội dung sang DH tiếp cận phát triển NL; từ chỗ đặt người dạy vào vị trí trung tâm sang lấy hoạt động học của người học làm trung tâm nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục.Vì vậy, đây là vấn đề cần được nghiên cứu, triển khai áp dụng vào thực tiễn dạy học để góp phần đổi mới giáo dục Việt Nam trong xu thế đổi mới giáo dục thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, tập trung và hệ thống về tổ chức DH chủ đề môn LS ở trường THPT theo CT GDPT 2018. Đây cũng chính là vấn đề, là mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài của chúng tôi hướng đến.

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi đã phân tích, tổng hợp và rút ra những điểm luận án kế thừa và những điểm luận án tiếp tục nghiên cứu để làm rõ như sau:

⃰Những vấn đề luận án kế thừa:

- Xác định, lựa chọn chủ đề và tổ chức DH chủ đề là một xu thể của DH hiện đại, là một hướng đi đúng, phù hợp với các đặc điểm nhận thức và phát triển trí tuệ, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS.

- Tổ chức DH chủ đề là phương thức để hình thành và phát triển PC, NL của người học. Trong tổ chức DH chủ đề, nội dung DH (kiến thức) và kỹ năng, thái độ được tích hợp thành một kết cấu hệ thống, kết nối với nhau theo mối quan hệ biện chứng và được đặt trong một bối cảnh (tình huống sư phạm) cụ thể. Do đó, HS có


nhiều cơ hôi để tự trải nghiệm, tự nghiên cứu kết nối các kiến thức, vận dụng kĩ năng một cách linh hoạt để giải quyết các tình huống học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua đó sẽ hình thành và phát triển PC, NL. Điều này cho thấy, việc tổ chức DH chủ đề nói chung, tổ chức DH chủ đề LS nói riêng phải được thực hiện trên nền tảng kiến thức, kĩ năng, thái độ. Ba yếu tố này phải được đặt trong một bối cảnh cụ thể với nhiệm vụ, hoạt động cụ thể của GV và HS. Nghĩa là, nội dung kiến thức LS được khai thác ở hai khía cạnh: vừa là thành tố của PC, NL vừa là một phương tiện để hình thành PC, NL.

- Việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức DH chủ đề được thực hiện trên cơ sở vận dụng kế thừa các phương pháp, hình thức tổ chức DH tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

⃰Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu:

Thứ nhất, trên cơ sở những nghiên cứu lí luận về tổ chức DH chủ đề, tổ chức DH chủ đề LS, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu làm rõ các quan niệm tổ chức; tổ chức DH chủ đề LS; chủ đề; chủ đề LS; cách phân loại chủ đề LS. Từ đó, chúng tôi xác định đặc trưng, bản chất, vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức DH chủ đề LS trong CT GDPT môn LS lớp 10 ở trường THPT.

Thứ hai, phân tích vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình tổng thể, chương trình môn LS lớp 10 ở THPT để đề xuất quy trình xác định chủ đề và vận dụng quy trình đó vào việc xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của chủ đề và các hình thức tổ chức DH các chủ đề trong chương trình môn LS lớp 10 ở trường THPT.

Thứ ba, tập trung nghiên cứu đưa ra các biện pháp tổ chức DHLS theo chủ đề ở

lớp 10 trường THPT. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của vấn đề nghiên cứu.

Thứ tư, tiến hành thử nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần các biện pháp mà luận án đề xuất để rút ra các kết luận khoa học của đề tài.

Cuối cùng, nghiên cứu, đề xuất những kiến nghị trong việc tổ chức DHLS theo chủ đề ở trường phổ thông nói chung và THPT nói riêng.


Tiểu kết chương 1

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng, là trung tâm của mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, muốn phát huy nhân tố con người, chúng ta phải đầu tư cho sự phát triển của giáo dục.

Với chủ trương chuyển từ “ dạy học định hướng nội dung” sang “ dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học” của ngành giáo dục không chỉ là sự cụ thể hóa mục tiêu “ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” của Ban chấp hành trung ương Đảng mà còn thể hiện sự vào cuộc tích cực của ngành giáo dục trong việc triển khai các giải pháp đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành giáo dục Việt Nam. Theo đó, CT GDPT năm 2018 và các chương trình môn học (được ban hành theo Thông tư số 32/TT/2018 ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có những thay đổi căn cốt nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, trí tuệ người học trên cơ sở phát triển các PC và NL được quy định trong chương trình. Sự đổi mới này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội. Trong đó, vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của GV được khẳng định và đề cao.

Tuy nhiên, sự thay đổi trên tạo ra không ít khó khăn đối với các cơ sở giáo dục và GV trong việc tổ chức thực hiện CT GDPT 2018, nhất là khi GV đã và đang quen thuộc với phong cách DH truyền thống thông qua các bài học Lịch sử đã được thiết kế chi tiết trong SGK. Với những lý do nêu trên, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu :“Tổ chức dạy học các chủ đề trong môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông (theo chương trình mới)”là rất cần thiết, góp phần tích cực trong việc triển khai CT GDPT 2018.

Qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận án, chúng tôi nhận thấy vấn đề xây dựng chủ đề, quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong một số lĩnh vực kiến thức, nhất là chủ đề tích hợp trên quy mô từ nhỏ tới lớn đã được các tác giả đề cập đến. Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều ở lĩnh vực KHTN cấp tiểu học, THCS và còn hạn chế ở cấp THPT. Riêng đối với lĩnh vực tổ chức DH các chủ đề môn LS ở trường THPT ( theo chương trình giáo dục phổ thông 2018) chưa có một công trình nào đề cập đến. Vì vậy hướng nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lí luận về DH chủ đề LS ở trường THPT theo định hướng PT PC, NL. Các vấn đề lí luận này không chỉ trang bị cơ sở lí luận cho GV bộ môn mà còn định hướng cho họ trong việc xác định, lựa chọn các biện pháp xây dựng và tổ chức DH chủ đề trong môn LS ở trường THPT.

Trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan ở chương 1, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ các một số vấn đề về lí luận: quan niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, bản chất của việc tổ chức DH chủ đề môn LS ở trường THPT. Từ đó, chúng tôi phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức DH các chủ đề môn LS trong chương trình giáo dục hiện hành. Những nhiệm vụ quan trọng này sẽ được chúng tôi giải quyết ở chương 2 của luận án.


CHƯƠNG 2.

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ MÔN LỊCH SỬ

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về DH chủ đề, tổ chức DH chủ đề LS trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài để làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức DH chủ đề LS, nhất là xác định đặc trưng, bản chất và vai trò, ý nghĩa của DH chủ đề LS trong nhà trường phổ thông và khắc họa bức tranh thực trạng tổ chức DH chủ đề môn LS trên thế giới và trong nước.

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài

2.1.1.1. Tổ chức:

Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (1994), NXB Giáo dục, “tổ chức” “làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định, làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất” [111, tr.973].

Theo Từ điển tiếng Việt (2008), NXB Khoa học xã hội, tổ chức là “xếp đặt công việc có ngăn nắp, cho ăn khớp với nhau”.

Theo Song Dương và Quang Thông thì “Tổ chức là sắp xếp các bộ phận cho ăn nhịp với nhau để toàn bộ là một cơ cấu nhất định, sửa soạn một việc để tiến hành được trong những điều kiện mang lại kết quả tốt” [ 45, tr.232].

Từ những khái niệm trên về tổ chức, chúng tôi cho rằng“tổ chức” là sự sắp xếp, hỗ trợ nhau của một nhóm người cùng nhau hoàn thành một nhiệm vụ hay một công việc để đạt hiệu quả tốt nhất.

2.1.1.2. Chủ đề, chủ đề lịch sử

* Chủ đề

- Theo Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng (2003), chủ đề là vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm văn học nghệ thuật (chủ đề tác phẩm), theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định (đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu của một đợt hoạt động nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức) [136, tr.174).

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, của NXB từ điển Bách khoa [61, tr.173], chủ đề là vấn đề chủ yếu được đặt ra trong tác phẩm, toát lên từ nội dung và theo một hướng tư tưởng nhất định.

- Trong tiếng Anh, chủ đề được viết là “theme” có nghĩa là vấn đề cơ bản, vấn đề chính được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học, một bài nói chuyện hay một cuộc thảo luận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023