Thực Trạng Về Các Hình Thức Dạy Học Môn Lịch Sử Theo Hướng Trải Nghiệm Ở Các Trường Thcs Thị Xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

2.3.3. Thực trạng về các hình thức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

2.3.3.1. Đánh giá của CBQL và GV về các hình thức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm đã triển khai

Để tìm hiểu về thực trạng các hình thức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm đã triển khai, tác giả đã khảo sát đánh giá của CBQL và giáo viên về các hình thức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm đã triển khai trong nhà trường (Câu hỏi số 4 Phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện các hình thức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm


TT

Hình thức dạy học môn Lịch sử theo hướng

trải nghiệm

Thường

xuyên

Đôi khi

Không thực

hiện

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

1

Hoạt động câu lạc bộ

55

64.7

23

27.1

7

8.2

2

Tổ chức trò chơi

60

70.6

25

29.4

0

0

3

Tổ chức diễn đàn

38

44.7

27

31.8

20

23.5

4

Sân khấu tương tác

55

64.7

23

27.1

7

8.2

5

Tham quan, dã ngoại

60

70.6

25

29.4

0

0

6

Hội thi / cuộc thi

60

70.6

25

29.4

0

0

7

Tổ chức sự kiện

35

41.2

35

41.2

15

17.6

8

Hoạt động giao lưu

65

76.5

20

23.5

0

0

9

Hoạt động chiến dịch

50

58.8

27

31.8

8

9.4

10

Hoạt động nhân đạo

44

51.8

31

36.5

10

11.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - 8

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm bằng các hình thức: Tổ chức trò chơi, Hội thi/Cuộc thi, Hoạt động giao lưu, tham quan dã ngoại được 100% khách thể cho rằng GV đã thực hiện vì theo họ: Dạy học với các hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi đi tham quan trải nghiệm thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm các

bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV bộ môn, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em...; Dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm với hình thức tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp, cũng đuợc 100% thầy cô trả lời có hiệu quả, qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên bộ môn và CBQL đã cho biết thêm ở hình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục.

- Với hình thức (1,3,4,7,9,10) còn có từ 8.2 % đến 23.5% số người được hỏi cho rằng không thực hiện thường xuyên vì: Với những hình thức này thì những em có học lực yếu, trung bình và những em nhút nhát sẽ tự ti không có hứng thú tham gia do đó hiệu quả giáo dục thu được là không cao.

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy một số GVBM trong trường chưa nhạy bén với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay.

Từ quan điểm của CBGV về các hình thức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm chưa có sự thống nhất, chưa thường xuyên chỉ mang tính hình thức, đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giáo dục học sinh về lịch sử. Vì thế, trong thời gian tới CBGV các nhà trường cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn.

2.3.3.2. Nhu cầu của học sinh về các hình thức học tập môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm

Để tìm hiểu đánh giá của học sinh về nhu cầu tham gia các hình thức học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm, chúng tôi tiến hành đặt câu hỏi: Theo em hình thức học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm nào mà em thích tham gia. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Nhu cầu của học sinh về các hình thức học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm‌


TT

Các hình thức hoạt động học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm

Mức độ hứng thú

Rất hứng thú

Có hứng thú

Không hứng

thú

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hoạt động câu lạc bộ

65

65

22

22

13

13

2

Tổ chức trò chơi

90

90

10

10

0

0

3

Tổ chức diễn đàn

63

63

17

17

20

20

4

Sân khấu tương tác

49

49

33

33

18

18

5

Tham quan, dã ngoại

96

96

4

4

0

0

6

Hội thi / cuộc thi

60

60

20

20

20

20

7

Tổ chức sự kiện

70

70

20

20

10

10

8

Hoạt động giao lưu

68

68

22

22

10

10

9

Hoạt động chiến dịch

49

49

30

30

21

21

10

Hoạt động nhân đạo

63

63

17

17

20

20

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các em HS các trường THCS thị xã Đông Triều đều thích học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm, đặc biệt là hình thức tham quan dã ngoại (thích nhất) có tới 96% các em nói rằng thích hoạt động này vì đây là dịp để các em được đi giao lưu, trải nghiệm những kiến thức đã được học thông qua trải nghiệm thực tế,... Tuy nhiên, khi hỏi các em nắm được những kiến thức nào sau các buổi tham quan thì rất nhiều học sinh trả lời không biết nhiều đặc điểm của địa danh đó như: xuất xứ, quá trình hình thành, quy định, đặc điểm nổi bật,... Đây có thể một phần do công tác tổ chức của nhà trường, chưa triển khai tới các em về ý nghĩa của chuyến đi với mục đích là vừa tham quan vừa học tập, vì thế các em chưa chú ý tập trung ghi chép tìm hiểu mà còn mải nô chơi, do tâm lý lứa tuổi.

Với hình thức tổ chức học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm bằng cách tổ chức trò chơi: Có 90% các em cho rằng thích tham gia, 10 em cho là bình thường, không có em nói đánh giá là không có hứng thú tham gia.

Với hình thức tổ chức các cuộc thi như: Chiếc nón kỳ diệu, Rung chuông vàng, Thi tìm hiểu về quê hương đất nước qua các bài học Lịch sử thì có tới 60% các

em nói rằng rất thích, khi tìm hiểu chúng tôi nhận thấy những em thích hình thức này chủ yếu là những học sinh có học lực khá giỏi và rất thích các hoạt động ngoài trời.

Với hình thức tổ chức diễn đàn như: nói chuyện chuyên đề thì có tới 20% số được hỏi trả lời là không thích vì theo các em hình thức này mang tính thời sự nhiều và khi ngồi nghe thì phải trật tự nên các em không thích, điều này theo chúng tôi là đúng với tâm lý lứa tuổi của các em, lứa tuổi hiếu động, không thích ngồi một chỗ lâu.

Với hình thức câu lạc bộ thì có tới 13% số em được hỏi trả lời rằng không thích, khi trao đổi trực tiếp với CBGV và các em thì chúng tôi nhận thấy các em này là những học sinh nhút nhát, ít nói vì thế các em không thích những hoạt động ở chỗ đông người.

Như vậy qua khảo sát đã phản ánh thực chất nhu cầu tham gia học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của học sinh các nhà trường, tuy nhiên trong đó còn nhiều hình thức tổ chức chưa thu hút được học sinh tham gia, vì thế các nhà quản lý trong thời gian tới làm thế nào để có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tham gia học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

2.3.4. Thực trạng về các phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS Thị xã Đông Triêu, tỉnh Quảng Ninh

Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm‌


TT

Các phương pháp dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

thực hiện


1

Phương pháp khám phá, tìm tòi, điều tra

SL

%

SL

%

SL

%

50

58.8

35

47.2

0

0

2

Phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu

tổng quan

35

41.2

35

41.2

15

17.6

3

Phương pháp thảo luận nhóm

75

88.2

10

11.8

0

0

4

Phương pháp trải nghiệm thực tế

35

41.2

35

41.2

15

17.6

Kết quả khảo sát cho thấy: Với phương pháp khám phá, tìm tòi, điều tra trong quá trình dạy học môn Lịch sử có 58.8% ý kiến đánh giá GV các nhà trường thường xuyên thực hiện và không có ý kiến nào đánh giá rằng GV không sử dụng phương

pháp này; với phương pháp thảo luận nhóm, đây có thể coi là phương pháp dạy học truyền thống ít tốn kém nhất mà vẫn có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng chuyên môn đề ra có 88.2% ý kiến đánh giá GV các nhà trường đã thường xuyên thực hiện trong quá trình dạy học và cũng không có ý kiến nào đánh giá GV không thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy hai phương pháp này được GV thực hiện thường xuyên nhất, theo quan sát của chúng tôi thì hai phương pháp này không chỉ được thực hiện thường xuyên trong dạy học môn Lịch sử mà còn là ở các môn học khác ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Tuy nhiên với các phương pháp: Thực nghiệm và nghiên cứu tổng quan; Trải nghiệm thực tế, có cùng 41.2% ý kiến đánh giá các nhà trường thường xuyên thực hiện và cũng từng đó ý kiến đánh giá ở mức đôi khi thực hiện, còn tới 17.6% ý kiến cho rằng GV các nhà trường chưa bao giờ thực hiện các phương pháp này trong việc dạy học môn Lịch sử cho HS, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi trao đổi trực tiếp với cô giáo H.T.H giáo viên trường THCS Bình khê cho biết: "Mặc dù biết rằng hai phương pháp này rất có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử, tuy nhiên chúng tôi rất khó thực hiện trong quá trình dạy học vì: thời gian và kinh phí nhà trường không đủ để cho phép chúng tôi thực hiện". Đây là một thực trạng hiện nay không chỉ ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh mà là thực trạng chung của toàn ngành giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dạy các bộ môn thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan thực tế để khắc sâu kiến thức cho học sinh đã được học trên ghế nhà trường và đó cũng là lý do mà thời gian qua chất lượng dạy học môn Lịch sử trên toàn quốc không đạt yêu cầu đề ra (nếu không muốn nói là chất lượng rất thấp). Điều này một lần nữa khẳng định, trong thời gian tới ngành giáo dục nói chung và các nhà trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa việc dành kinh phí, thời gian cho các hoạt động trải nghiệm môn học nói chung và trải nghiệm môn Lịch sử nói riêng.

2.3.5. Thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh của giáo viên

Tìm hiểu về những phẩm chất và năng lực của giáo viên trong tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử (Câu hỏi số 6 Phụ lục 1), kết quả khảo sát thu được như sau.

Bảng 2.11: Thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử cho học sinh của giáo viên các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh‌


TT


Các kỹ năng

Mức độ đáp ứng

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thiết kế kế hoạch và kịch bản HĐTN

65

76,5

20

23,5

0

0

2

Chọn chủ đề và tên HĐTN hấp dẫn

65

76,5

20

23,5

0

0

3

Kỹ năng hướng dẫn học sinh tự tổ chức HĐTN

70

82,3

15

17,7

0

0

4

Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà

trường để tổ chức HĐTN

45

52,9

40

47,1

0

0

5

Xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra trong

quá trình thực hiện các HĐTN

55

64,7

30

33,3

0

0

6

Điều phối hoạt động hiệu quả, tạo sự hấp dẫn

đối với học sinh tham gia trải nghiệm

45

52,9

40

47,1

0

0

7

Đánh giá kết quả hoạt động HĐTN

45

52,9

40

47,1

0

0

Nhìn vào kết quả tự đánh giá của giáo viên về kỹ năng tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh của giáo viên chúng tôi nhận thấy, giáo viên còn hạn chế ở một số kỹ năng sau đây:

Với kỹ năng: Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động; Điều phối hoạt động hiệu quả, tạo sự hấp dẫn đối với học sinh tham gia; Đánh giá kết quả hoạt động còn 47.15% chưa đáp ứng được yêu cầu.

Với kỹ năng: Xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra, còn 33.3% chưa đáp ứng được yêu cầu

Với kỹ năng: Thiết kế kế hoạch và kịch bản hoạt động; Chọn chủ đề và tên hoạt động hấp dẫn, còn 23.5% chưa đáp ứng được yêu cầu.

Với kỹ năng: Kỹ năng hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động, còn 17.7% chưa đáp ứng được yêu cầu.

Như vậy, với hầu hết các kỹ năng được đề cập GV các nhà trường đều chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra thông qua khảo sát. Điều đó cho thấy, trong thời gian tới CBQL các nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là kỹ năng tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho CBGV các nhà trường.

2.3.6. Thực trạng về điều kiện tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá của CBGV về các điều kiện hiện có của nhà trường để tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm, có hiệu quả với 3 mức độ: đáp ứng tốt, đạt, chưa đạt (câu hỏi số 7 Phụ lục 1), kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.12: Đánh giá của CBGV về các điều kiện trong việc tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm


TT

Điều kiện trong việc tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng

trải nghiệm

Mức độ đáp ứng

Tốt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giáo viên giỏi về chuyên môn

55

64.7

25

29.4

5

5.9

2

Cơ sở vật chất tốt

45

53

25

29.4

15

17.6

3

Học sinh hứng thú với môn học

48

56.5

7

8.2

30

35.3

4

Giáo viên có kỹ năng

37

43.5

23

27.1

25

29.4

5

Giáo viên nhiệt tình

70

82.4

15

17.6

0

0

Kết quả khảo sát cho thấy về cơ bản các trường THCS thị xã Đông Triều đã đáp ứng yêu cầu về các điều kiện tổ chức DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh, tuy nhiên chỉ dừng ở mức tương đối, cụ thể: Với điều kiện "Giáo viên nhiệt tình" thì 100% ý kiến đánh giá là đáp ứng tốt và đạt yêu cầu để giảng dạy theo hướng trải nghiệm, trong đó có 82.4% đánh giá là tốt; Với điều kiện "Giáo viên giỏi về chuyên môn", có 64.7% ý kiến đánh giá tốt, 29.4% ý kiến đánh giá ở mức đạt yêu cầu, tuy nhiên còn 5.9% ý kiến đánh giá chưa đạt; với nội dung "Cơ sở vật chất tốt", có 53% ý kiến đánh là tốt, tuy nhiên còn tới 17.6% đánh giá cơ sở vật chất của các nhà trường chưa đáp ứng các yêu cầu để tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm; đặc biệt với điều kiện "Học sinh hứng thú với môn học" và "Giáo viên có kỹ năng tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm" thì còn tới 35.3% và 29.4% ý kiến đánh giá là chưa đạt.

Như vậy qua khảo sát cho thấy, trong thời gian tới CBQL các nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là kỹ năng tổ chức dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho CBGV nhà trường và tạo mọi điều kiện thuân lợi để giáo viên, học sinh có điều kiện, hứng thú

với các hoạt động trải nghiệm từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử của các nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý.

Xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm, phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện cụ thể của nhà trường đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch một cách khoa học và có chất lượng. Song trên thực tế việc xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho học sinh ở các trường THCS thị xã Đông Triều chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 85 CBGV của các trường (câu hỏi số 8 Phụ lục 1), kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL, GV về việc xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm của hiệu trưởng các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

TX

ĐK

KTH

SL

%

SL

%

SL

%

1

Đánh giá được thực trạng của nhà trường liên

quan đến HĐT

22

25.9

45

52.9

18

21.2

2

Xác định mục tiêu có tính khả thi khi thực

hiện DH môn LS theo hướng trải nghiệm.

6

7.1

45

52.9

34

40


3

Lựa chọn được những hoạt động TN cần tiến

hành theo từng chủ đề của môn Lịch sử trong tuần, tháng, kỳ, năm học


20


23.5


40


47.1


25


29.4


4

Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp

ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả


5


5.9


30


35.3


50


58.8


5

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm cho từng

đơn vị lớp.


18


21,2


37


43,5


30


35,3

Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch DH môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều chưa được quan tâm thường xuyên, mức độ thực hiện thường xuyên cao nhất mới chỉ đạt 25.9% ở nội dung: Đánh giá được thực trạng của nhà trường liên quan đến HĐT. Và ở tất cả các nội dung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022