Xuất Phát Điểm Của Việc Tổ Chức Dạy Học Lịch Sử Theo Chủ Đề Ở Trường Thpt


- Lớp 11: Chủ đềLịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam nhằm giúp học sinh tăng cường hoạt động thực hành lịch sử, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống.

- Lớp 12: Chủ đề Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam nhằm giúp học sinh tăng cường hoạt động thực hành lịch sử, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống.

- Căn cứ vào phạm vi kiến thức của chủ đề, có thể phân chia thành chủ đề tích hợp nội môn, chủ đề tích hợp liên môn.

+ Chủ đề tích hợp trong nội bộ môn học: Tích hợp những nội dung của các phân môn, các lĩnh vực nội dung thuộc cùng một môn học theo những chủ đề cụ thể nhất định.

Ví dụ: Tích hợp nội dung của địa lý, văn học, nghệ thuật trong nội dung của các đề về lịch sử văn minh thế giới. Chẳng hạn như khi tìm hiểu về cơ sở hình thành của các nền văn minh, thành tựu của các nền văn minh.

+Tích hợp đa môn: Tích hợp vào môn học những vấn đề mang tính toàn cầu, vấn

đề phát triển bền vững theo góc độ mà mỗi môn học đó cho phép.

Ví dụ: Có thể tích hợp các nội dung về địa lý, văn học, nghệ thuật, xã hội học, giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống, giáo dục môi trường, kĩ năng sống, tiết kiệm năng lượng, biến đổi khí hậu... vào môn Lịch sử khi tổ chức dạy học các chủ đề liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia, dân tộc, của các nền văn minh, các cộng đồng người; các vấn đề về chính sách kinh tế, xã hội ..

- Tích hợp liên môn: Tích hợp nội dung của nhiều môn học khác nhau trong cùng một chủ đề trong khi các môn học vẫn học độc lập với nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Ví dụ: Trong mỗi chủ đề Công đồng các dân tộc Việt Nam (Lịch sử lớp 10) có thể lồng ghép nội dung có liên quan của các môn Ngữ văn, Địa lí, Sinh học, ,...để tìm hiểu các vấn đề về ngữ hệ, sự phân chia các cộng đồng người, địa bàn sinh sống, những đặc điểm về dân cư của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Như vậy, tùy theo cách tiếp cận chúng ta có thể phân chia thành các loại chủ đề khác nhau, trong đó, căn cứ vào vào mục tiêu môn học và mục đích, yêu cầu cụ thể của từng mạch nội dung (căn cứ vào phạm vi kiến thức) để chúng ta phân loại và xác định, lựa chọn nội dung, dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức DH chủ đề.

Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 7

2.1.4. Xuất phát điểm của việc tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề ở trường THPT

2.1.4.1. Căn cứ pháp lý

- Xuất phát từ chủ trương “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” tại Nghị quyết số 29-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI với chủ trương “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người


học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”.[18]

- Căn cứ Nghị quyết Quốc hội số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới CT, SGK giáo dục phổ thông và Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiếp tục đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển NL người học: Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 về “hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng”; Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm 2017-2018” và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học từ năm 2014- 2015 đến năm học 2018-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.1.4.2. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực người học

* Về chương trình môn LS:

Theo CT GDPT 2018 và tài liệu tìm hiểu chương trình môn LS của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn LS là một môn học có vai trò quan trọng, là môn học “giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống LS và văn hoá dân tộc, lòng khoan dung, nhân ái và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại”.[4 ]

Theo đó, mục tiêu của việc tổ chức DHLS ở trường phổ thông là giúp cho HS hình thành và phát triển PC, NL (bao gồm NL chung, NL chuyên biệt) được quy định trong CT thông qua các chủ đề và chuyên đề học tập về LS thế giới, LS khu vực Đông Nam Á, LS dân tộc Việt Nam; giúp HS phát triển được những PC, “giá trị cốt lõi của của công dân Việt Nam trong thời đại công dân toàn cầu” thông qua việc “giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại; Giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học LS cũng như sự kết nối giữa Sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp trong nhà trường phổ thông”.[5]


Về nội dung: “Trục phát triển chính của CT môn LS là hệ thống các chủ đề và chuyên đề về những vấn đề cơ bản của LS thế giới, LS khu vực Đông Nam Á và LS Việt Nam”, nhằm mục tiêu nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà HS đã được học ở cấp THCS. Các chủ đề và chuyên đề được xây dựng “đảm bảo tính hệ thống, cơ bản và toàn diện, xuất phát từ yêu cầu phát triển NL và giáo dục LS đối với từng lớp học và được biểu hiện qua mối liên hệ logic giữa các hợp phần kiến thức (trong mối liên hệ lịch đại và đồng đại, sự tương tác giữa LS Việt Nam với LS khu vực và LS thế giới, mối quan hệ nhân – quả trong LS, sự tiếp nối và thay đổi của tiến trình LS, giữa các lĩnh vực của sử học và giữa sử học với cuộc sống) trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng” [5]; giúp HS phát triển NL tự học LS suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về LS, văn hoá, xã hội thế giới, khu vực và Việt Nam. Bên cạnh đó, CT xây dựng một số chủ đề định hướng nghề nghiệp, thực hành LS nhằm giúp HS tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học LS cũng như sự kết nối giữa Sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để HS lựa chọn định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

* Về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử:

Để đạt được mục tiêu hình thành và phát triển PC, NL người học, các phương pháp và hình thức tổ chức DHLS cần phải đổi mới theo phương châm “giảng ít, học nhiều”, “chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”[140]. Điều này có nghĩa là, trong quá trình tổ chức DHLS theo chủ đề trong CT mới, GV không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức LS cho HS mà chú trọng việc hướng dẫn HS cách học, cách để tự chiếm lĩnh kiến thức bằng cách tổ chức cho HS nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu, tư liệu để tìm hiểu các vấn đề LS như về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình LS. Thông qua các hoạt động đó giúp HS rèn luyện các kĩ năng cơ bản, thiết yếu trong học tập LS hướng tới hình thành và phát triển PC, NL ở người học, nhất là các NL chuyên biệt của của môn LS.

Để tổ chức DH các chủ đề môn LS theo định hướng phát triển PC, NL, GV nên chú trọng sử dụng linh hoạt các PPDH tích cực, “coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan như: hiện vật LS, tranh ảnh LS, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mô hình, phim tài liệu LS; coi trong việc trang bị và rèn luyện PP tự học cho HS như: biết cách khai thác các nguồn sử liệu, biết cách phân tích sự kiện, quá trình LS để rút ra những nhận xét, đánh giá hướng tới phát triển NL tự học LS và khả năng vận dụng những hiểu biết về LS, văn hoá, xã hội Việt Nam và thế giới vào thực tiễn cuộc sống” [5, tr 22]. Đồng thời, mở rộng không gian DH, không chỉ trong lớp học mà còn trên thực địa (di tích LS và văn hoá), bảo tàng, khu triển lãm,...; tổ chức cho HS đi tham quan, dã ngoại, kết hợp các hoạt động DH trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế.


* Về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Lịch sử

Cùng với việc đổi mới phương pháp DHLS theo hướng phát triển PC và NL, việc đánh giá kết quả học tập của HS nên chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức LS trong những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức làm trung tâm của việc đánh giá. Chú trọng đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung và phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

2.1.4.3. Đặc điểm nhận thức LS của HS trường THPT

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi (tương ứng với cấp THPT) đa số HS đã bước đầu đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Ở lứa tuổi này, cảm giác và tri giác của HS đã đạt tới mức hoàn thiện do các cơ quan phân tích đã phát triển đầy đủ. Ghi nhớ có chủ định và tái hiện có chủ định của HS tăng tiến rõ rệt nhờ sự phát triển có chủ định, của tư duy trừu tượng và hứng thú nhận thức. Tư duy trừu tượng, đặc biệt là tư duy logic, tư duy lý luận phát triển cùng với vốn ngôn ngữ phong phú và khả năng sáng tạo tăng lên. Hứng thú nhận thức đã có tính bền vững và phân hóa theo xu hướng của từng em. Tình cảm của các em trở nên sâu sắc, bền vững và gắn với lý trí nhiều hơn. Ở lứa tuổi THPT, HS ngày càng phát triển tính độc lập, khát khao tự khẳng định bản thân và tâm hồn luôn tràn đầy những ước mơ, khát vọng, hoài bão. Ở độ tuổi này các em cũng luôn sẵn sàng tiếp cận, đón nhận và thích ứng với những điều mới mẻ từ cuộc sống. Trong thực tế DH, trình độ nhận thức của HS thường không đồng đều, giữa các HS luôn có những sự khác biệt về hoàn cảnh sống, thể chất, phẩm chất tâm lý, những ước mơ hoài bão, trình độ xuất phát, trí thông minh, động cơ và phong cách học tập. Xuất phát từ những đặc điểm trên, trong quá trình tổ chức DHLS, GV cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo những biện pháp DH tích cực để khơi dậy được hứng thú học tập của HS như giúp các em tự tin, say mê nghiên cứu, học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức một cách tự giác và khoa học.

Mặt khác, nhận thức lịch sử cũng tuân thủ theo quy luật chung của quá trình nhận thức, là“từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Nghĩa là, quá trình nhận thức bắt đầu từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Tuy nhiên, trong tổ chức DHLS. Nhận thức LS mang những đặc trưng riêng của kiến thức lịch sử. Cụ thể:

- Tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể của kiến thức LS khiến cho quá trình nhận thức của HS chủ yếu là quá trình nhận thức gián tiếp. Trong quá trình học tập, HS không được trực tiếp quan sát đối tượng nhận thức, không thể tiến hành các thí nghiệm để dựng lại hiện thực LS.


- Tính hệ thống của kiến thức LS thể hiện ở sự đa dạng, phong phú ở các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nội dung kiến thức thể hiện mối quan hệ phức tạp của các vấn đề LS với nhau. Do đó, khi nhìn nhận một sự kiện, một vấn đề LS cần cần lưu ý tới tính hệ thống của kiến thức LS.

- Tính thống nhất giữa “sử” “luận” thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá LS dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác và những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật LS để nghiên cứu nhìn nhận các vấn đề LS, đảm bảo tính đúng đắn, khách quan của LS.

Như vậy, khác với các môn học khác, kiến thức LS trong nhà trường phổ thông có những đặc trưng riêng biệt và những đặc trưng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tổ chức dạy học của GV và HS, chi phối hoạt động nhận thức của HS. Do vậy, trong quá trình tổ chức DHLS, GV cần thiết kế các hoạt động học tập giúp HS khôi phục lại bức tranh quá khứ, tạo biểu tượng sinh động, chân thực của các sự kiện, hiện tượng LS.

2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của tổ chức dạy học chủ đề lịch sử

Trong CT môn LS 2018, nội dung chương trình được thiết kế thành các các chủ đề, chuyên đề theo các mạch nội dung cốt lõi về định hướng nghề nghiệp, thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương với các yêu cầu cần đạt được mô tả cho từng chủ đề. Việc thiết kế CT như trên thể hiện sự hội nhập quốc tế về giáo dục bởi tổ chức DH chủ đề là một xu thế dạy học hiện đại trên thế giới và Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó.

Việc nghiên cứu xác định chủ đề và tổ chức DH chủ đề LS theo định hướng phát triển PC, NL người học không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức, kĩ năng mà còn biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. trên cơ sở đó sẽ có hình thành, phát triển thái độ tích cực trong học tập và trong cuộc sống.

Đối với người dạy, việc tổ chức DH chủ đề LS sẽ GV thay đổi tư duy và phong cách tổ chức DH từ nặng về cung cấp kiến thức sang chú trọng vận dụng kiến thức để rèn luyện kĩ năng hướng tới phát triển PC, NL người học. Đồng thời, việc xây dựng các chủ đề, đặc biệt là những chủ đề tích hợp liên môn sẽ góp phần khắc phục được sự trùng lặp về kiến thức, nhờ đó sẽ góp phần giảm tải kiến thức và tăng thời gian thực hành, luyện tập củng cố, vận dụng kiến thức cho HS.

Việc tổ chức DH chủ đề với các hoạt động, nhiệm vụ học tập yêu cầu HS phải gia công trí tuệ để kết nối kiến thức trong phạm vi rộng sẽ phát huy tính tích cực, tự chủ góp phần làm thay đổi cách học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức máy móc trong học tập LS của HS hiện nay, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để HS được hình thành và phát triển PC, NL thông qua việc tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong quá trình học tập.


- Tổ chức DH chủ đề LS sẽ làm cho quá trình học tập LS là quá trình tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS thông qua việc tổ chức các hoạt động trao đổi, chia sẻ, thảo luận, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập; giữa HS với nội dung kiến thức với bản chất là một đề tài khám phá, kiến tạo.

Năng lực được cấu trúc bởi kiến thức, kĩ năng, thái độ. DH chủ đề là tạo ra ma trận kết nối giữa nội dung với nội dung, giữa nội dung với PPDH, giữa nội dung DH với PC và NL. Cấu trúc tích hợp đó là sản phẩm học giải quyết vấn đề của HS trong các tình huống nhất định. Như vậy, DH chủ đề giúp HS có kiến thức sâu, rộng, rèn luyện được kĩ năng và thái độ. Cụ thể:

* Về kiến thức

Tổ chức DH chủ đề LS sẽ giúp HS hình thành kiến thức mang tính tổng quát, có hệ thống theo từng mạch nội dung gắn với thực tiễn. Kiến thức HS lĩnh hội được sau khi học xong chủ đề không giới hạn trong phạm vi môn học mà thường là các kiến thức tích hợp liên môn. Nguồn kiến thức này có được là nhờ quá trình tìm kiếm và xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu đa dạng của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Ví dụ: Khi tổ chức DH chủ đề “Các nền văn minh phương Đông thời cổ trung đại”, (chương trình lớp 10 THPT mới), để giúp HS tìm hiểu và trình bày được được cơ sở hình thành của các nền văn minh thời cổ trung đại của phương Đông. Thông qua các hoạt động tìm hiểu cơ sở hình thành về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và dân cư của các quốc gia cổ đại phương Đông; tìm hiểu những thành tựu về văn hóa … Thông qua các hoạt động trao đổi, nêu và giải quyết vấn đề, HS sẽ đối chiếu, so sánh, phân tích để tìm ra những nét tương đồng về cơ sở hình thành cũng như thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.

Như vậy, với đặc trưng phản ánh phạm vi kiến thức rộng, có tính chất kết nối, khi tổ chức DHLS theo chủ đề sẽ giúp HS nắm được kiến thức tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Điều này có nghĩa là tổ chức DHLS theo chủ đề chính là thực hiện dạy học tích hợp. Chủ đề có phạm vi càng rộng thì khả năng tích hợp trong DH càng lớn.

- Tổ chức DHLS theo chủ đề, HS sẽ được giải quyết nhiệm vụ học tập của mình theo các nội dung của các hoạt động học tập đã được xác định theo các đơn vị kiến thức trên cơ sở cụ thể hóa yêu cầu cần đạt của chủ đề. Các kiến thức này nằm trong một cấu trúc tổng thể với sự liên hệ chặt chẽ với nhau, việc nhận thức của HS đối với những kiến thức đó được định hướng một cách logic dựa trên hệ thống câu hỏi, từ những câu hỏi khái quát đến những câu hỏi nội dung.

Theo cách tổ chức DH này, kiến thức mang đến cho HS gần gũi với thực tiễn, quá trình tổ chức DH không gò ép, cưỡng bức mà được hình thành trên cơ sở điều


kiện, tạo cơ hội, tạo triển vọng học tập, nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tình cảm, tính tích cực, ý chí, kể cả bản năng của người học để đạt được mục đích học tập và phát triển cá nhân, từ đó tạo động cơ tích cực trong học tập cho HS, HS luôn luôn phải tìm tòi, khám phá để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

Ví dụ, với nội dung hoạt động “tìm hiểu cơ sở hình thành của các quốc gia cổ - trung đại phương Đông” như trên, để xác định và lựa chọn nội dung hoạt động, GV thường bắt đầu bằng câu hỏi định hướng: Các quốc gia cổ - trung đại phương Đông được hình thành trong điều kiện tự nhiên, xã hội và dân cư như thế nào? Trên cơ sở câu hỏi định hướng, giáo viên tiếp tục đặt ra các câu hỏi cụ thể để lựa chọn nội dung làm nổi bật các điều kiện hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông như:(1) Các quốc gia Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc cổ đại thường hình thành trong điều kiện tự nhiên như thế nào? (2) Hoạt động kinh tế chủ đạo của các quốc gia này bao gồm những hoạt động nào?....

Cũng với việc đặt ra một loạt những câu hỏi gợi mở để lựa chọn nội dung DH, GV sẽ xác định rõ mục tiêu của hoạt động này là giúp HS trình bày được các điều kiện hình thành và phát triển của các quốc gia cổ trung đại phương Đông.

- Hệ thống kiến thức HS lĩnh hội được trong chức DHLS theo chủ đề được lưu giữ chặt chẽ, gắn với thực tiễn cuộc sống, thiết thực với việc học tập của HS. Thông qua việc xác định, lựa chọn và tổ chức thực hiện mục tiêu cần đạt của chủ đề theo chuỗi hoạt động học sẽ giúp HS chủ động giải quyết các nhiệm vụ học tập của mình. Nhờ đó, HS không chỉ nắm được những kiến thức cơ bản và lôgíc theo các mục tiêu đã được xác định trước mà còn củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản của bộ môn thông qua việc tái tạo kiến thức đã học và vận dụng kiến thức đã biết, đã học, đang tìm hiểu và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, qua đó sẽ làm giàu vốn tri thức của mình.

* Về kĩ năng

Như chúng tôi đã trình bày ở phần đặc trưng của tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề, mục tiêu hướng tới của quá trình tổ chức DH là nhằm hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Nói cách khác, tổ chức DHLS theo chủ đề là phương thức đề hình thành và phát triển NL cho người học.

Khi tổ chức các hoạt động trong DHLS theo chủ đề, GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập để HS “làm lịch sử” – “Doing History” để làm cho các sự kiện, hiện tượng trở nên sống động, gần gũi. Nghĩa là, trong quá trình tổ chức DHLS, GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập để giao cho HS và hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ. Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ học tập HS sẽ được tìm hiểu các kiến thức LS để trả lời câu hỏi hoặc giải thích một nhận định, một quan điểm về vấn đề LS. Nói cách khác là HS sẽ được làm các công việc của một nhà sử học như sưu tầm tư


liệu LS, nghiên cứu, quan sát phân loại các tư liệu LS; so sánh, đối chiếu, tổng hợp,

phân tích để đưa ra quan điểm, nhận định của bản thân …

Ví dụ, với chủ đề Lịch sử, sử học trong chương trình môn lịch sử lớp 10, trường THPT, HS được rèn luyện các kĩ năng: nhận biết và phân biệt được các loại hình tư liệu LS (văn bản chữ viết, hiện vật LS, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ...). Rèn luyện cách khai thác nội dung tư liệu LS và sử dụng được tư liệu LS trong quá trình học tập. Trên nền tảng đó, HS có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề LS, xã hội, phát triển NL sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và NL tự học LS suốt đời. Giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn với bộ môn LS, có định hướng rõ ràng về mục tiêu, phương pháp học tập, tìm hiểu bộ môn LS.

* Về thái độ

Thông qua các hoạt động học trong quá trình tổ chức DH chủ đề giúp người học phát huy được tính chủ động, tự tin, tự khẳng định, tự thúc đẩy và tự vận động trên cơ sở thực hiện hoạt động cá nhân/ tập thể để nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra, tự đánh giá và tự hoàn thiện.... nhờ đó, động cơ học tập luôn được kích thích khiến HS luôn có hứng thú trong quá trình học tập. Đồng thời, đảm bảo sự chủ động, tích cực của người học trong việc lựa chọn, quyết định kế hoạch làm việc và rèn luyện được khả năng làm việc theo nhóm, ý thức công đồng, tính hợp tác trong việc giải quyết vấn đề. Qua đó giúp HS rèn luyện các đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, những đức tính quan trọng để góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của một công dân tích cực.

Ví dụ, khi tổ chức DH chủ đề “ lịch sử và sử học”, trong chương trình lớp 10. Trên cơ sở tổ chức cho HS nghiên cứu các phương pháp học tập, nghiên cứu LS sẽ góp phần giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn với bộ môn LS. Từ đó có định hướng rõ ràng về mục tiêu, phương pháp học tập LS.

Như vậy, việc tổ chức DH theo chủ đề cho HS trong DHLS có vai trò và ý nghĩa to lớn. Hoạt động này không chỉ tạo điều kiện cho người học chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức, nắm được những kiến thức LS cơ bản mà còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn tốt đẹp cho HS, ngoài ra còn rèn cho HS những thao tác tư duy, kĩ năng cần thiết trong học tập, cuộc sống.

2.2.Thực trạng tổ chức dạy học chủ đề môn Lịch sử

2.2.1. Khái quát về thực tiễn tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề trên thế giới

Trên thế giới, DHLS là một nội dung được các nước trên thế giới coi trọng và môn LS là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Việc tổ chức DHLS của các quốc gia trên thế giới được thực hiện theo hướng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023