Biểu Đồ Đánh Giá Các Năng Lực Đạt Được Trong Dạy Học Lịch Sử Theo Chủ Đề


56


học chủ đề? Quan sát đồ thị hình 2.4 chúng ta thấy: có 38% GV lựa chọn phương pháp nêu vấn đề, định hướng nội dung trọng tâm của chủ đề để học sinh được học tập; 20% GV lựa chọn phương pháp dạy học dự án; 25% GV lựa chọn phương pháp tổ chức cho HS tranh luận, phản biện, phân tích, đánh giá nội dung của các chủ đề lịch sử; 17% GV lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá việc tự học tập của học sinh. Từ kết quả phân tích qua đồ thị, chúng ta thấy không có sự chênh lệch quá lớn về tỉ lệ lựa chọn giữa các phương pháp trong quá trình tổ chức dạy học theo chủ đề lịch sử. Điều đó cũng góp phần chứng tỏ rằng, các thầy cô giáo đã nhận thức được vai trò của mỗi phương pháp trong quá trình dạy học các chủ đề lịch sử, không có phương pháp nào là tuyệt đối mà cần phải có sự kết hợp, sử dụng hiệu quả, hài hòa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

Hình 2.3. Biểu đồ về mức độ vận dụng các

hình thức, phương pháp trong dạy học các chủ đề lịch sử

Trả lời câu hỏi về ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử cho HS, 100% GV được hỏi đều lựa chọn phương án trả lời: việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử giúp GV vững vàng hơn về chuyên môn, chủ động trong công tác giảng dạy; đồng thời cũng là cơ hội cho giáo viên được nghiên cứu sâu về chuyên môn. Tất cả các thầy cô được khảo sát đều đồng ý rằng việc học tập lịch sử theo chủ đề giúp HS có cơ hội tìm hiểu sâu về sự kiện, có khả năng vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ học tập tiếp theo và các tình huống trong cuộc sống; đồng thời rèn luyện các kĩ năng tư duy, góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực bộ môn; rèn luyện tính chuyên cần, tính tự lập trong học tập, tinh thần vượt khó vươn lên, niềm đam mê với môn học và định hình phong cách, phẩm chất công dân.

Khi được hỏi: Dạy học lịch sử theo chủ đề góp phần hình thành những năng lực nào cho học sinh? Có 16% GV được hỏi trả lời dạy học theo chủ đề góp phần hình


57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.


thành năng lực thu thập và xử lí tư liệu lịch sử; 13.33% GV lựa chọn năng lực tái hiện lịch sử; 16% GV lựa chọn năng lực xác định mối liên hệ lô gic giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; 18,67% GV lựa chọn năng lực đánh giá sự kiện theo quan điểm lịch sử; 16% GV lựa chọn năng lực vận dụng hiểu biết lịch sử để giải quyết các tình huống; 9.33% GV lựa chọn năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 10.67% lựa chọn năng lực tự chủ và tự học. Như vậy, chúng ta thấy, tỉ lệ chênh lệch giữa các năng lực là không lớn. Điều đó chứng tỏ, GV dạy chuyên đã có nhận thức tương đối đúng đắn về vai trò của dạy học lịch sử theo chủ đề đối với việc hình thành các năng lực chung và năng lực đặc thù cho HS chuyên Sử.

Hình 2 4 Biểu đồ đánh giá các năng lực đạt được trong dạy học Lịch sử 1

Hình 2.4. Biểu đồ đánh giá các năng lực đạt được trong dạy học Lịch sử theo chủ đề

Về những khó khăn GV trong việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề cho HS chuyên Sử ở trường THPT, phần lớn GV đồng ý với những khó khăn mà chúng tôi đưa ra. Kết quả điều tra, khảo sát được phản ánh cụ thể qua biểu đồ Hình 2.7: có tới 52,63% GV được hỏi đồng ý là việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề tốn nhiều thời gian, tâm sức và trí tuệ của thầy cô; 18,42% GV cho rằng họ chưa cập nhật được các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại; 15,79% GV cho rằng một bộ phận học sinh chuyên còn chưa tích cực, chủ động trong quá trình học tập; và 13.16% giáo viên cho rằng trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, đồ thị đã cho thấy về cơ bản giáo viên đồng ý với những khó khăn trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề mà chúng tôi nêu ra. Đây cũng là thực trạng nói chung của việc dạy học các chủ đề lịch sử ở các trường THPT có các lớp chuyên Sử của thành phố Hà Nội; đồng thời cũng là cơ sở để chúng tôi đề ra nhiệm vụ và hướng giải quyết cho luận án.


58



Hình 2.5. Những khó khăn trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề cho HS chuyên Sử‌

Về phía Học sinh

Trả lời câu hỏi về mức độ yêu thích của em với bộ môn Lịch sử, phần lớn các em có thái độ tích cực, thể hiện niềm yêu thích nhất định đối với bộ môn lịch sử. Có tới 189/280 (chiếm 78%) số em HS được hỏi trả rất thích và thích học lịch sử; 21% HS trả lời bình thường và 11% trả lời không thích học lịch sử. Đây cũng là một trong những tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh thực tế hiện nay, khi các môn khoa học xã hội trong đó có môn Lịch sử không có được sự quan tâm, đánh giá đúng mức của xã hội, vẫn còn nhiều HS chuyên yêu thích môn học. Điều đó được biểu hiện cụ thể qua biểu đồ Hình 2.2 dưới đây:

Hình 2 6 Biểu đồ thái độ của học sinh chuyên với môn Lịch sử Về khái 2

Hình 2.6. Biểu đồ thái độ của học sinh chuyên với môn Lịch sử

Về khái niệm chủ đề lịch sử, khi được hỏi : Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về khái niệm chủ đề lịch sử ? 85% học sinh được hỏi đều trả lời chủ đề là những vấn đề nổi bật, trọng tâm, cốt yếu của từng giai đoạn, thời kì lịch sử hay tập hợp hệ thống nội dung các sự kiện, hiện tượng lịch sử có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều đó cho thấy phần lớn các em HS có nhận thức đúng về khái niệm chủ đề lịch sử.

Khi được hỏi : Trong quá trình học tập các chủ đề lịch sử, em thấy hứng thú và


59


học tập hiệu quả với những phương pháp nào sau đây do thầy (cô) tổ chức ? 62% HS được hỏi lựa chọn phương pháp tường thuật, miêu tả tái hiện sự kiện lịch sử một cách sinh động; 87% HS lựa chọn nêu vấn đề và hướng dẫn các em giải quyết vấn đề; 70% HS lựa chọn tổ chức cho các em đóng vai, trao đổi, tranh luận trong giờ học lịch sử; 70% HS lựa chọn ứng dụng CNTT, sử dụng các phương tiện đồ dùng trực quan trong dạy học; 55% HS lựa chọn khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa; 72% HS cung cấp cho các em nhiều nguồn tư liệu ngoài SGK làm cho bài học thêm sinh động; 65% HS lựa chọn tổ chức tham quan, học tập thực tế tại các địa danh lịch sử, văn hóa, bảo tàng; 70% HS tổ chức các hoạt động ngoại khóa lịch sử. Kết quả nói trên chứng tỏ HS đã có sự lựa chọn đa dạng các phương pháp học tập được thầy (cô) tổ chức; mỗi phương pháp đều có những ưu thế nhất định đối với việc học tập của các em, không có phương pháp nào là tuyệt đối, vạn năng. Đây cũng chính là một trong những cơ sở để chúng tôi thấy được là trong quá trình dạy học các chủ đề lịch sử cho HS chuyên, cần vận dụng đa dạng, linh hoạt, phát huy được lợi thế của mỗi phương pháp, góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù bộ môn cho HS chuyên.

Trả lời câu hỏi: Để học tốt các chủ đề lịch sử, những phương pháp nào em thường sử dụng ? 77% HS lựa chọn chủ động hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; 88% HS lựa chọn kết hợp khai thác SGK và các tài liệu tham khảo; 85% HS lựa chọn tích cực tham gia thảo luận trên lớp và trong nhóm học tập; 70% HS lựa chọn thường xuyên đặt ra các câu hỏi để bản thân cần khám phá và hiểu sâu vấn đề.

2% HS lựa chọn chỉ đọc những gì thầy cô cho ghi. Điều này cũng cho thấy các em đã nhận thức đúng vai trò của các phương pháp học tập lịch sử nói chung và học các chủ đề lịch sử nói riêng đối với quá trình học tập của bản thân; các em cần thiết phải có sự kết hợp các phương pháp học tập để việc học được hiệu quả nhất và thúc đẩy được tinh thần, năng lực học tập của chính mình.

Hình 2 7 Biểu đồ phản ánh ý nghĩa của việc học tập các chủ đề lịch sử 3

Hình 2.7. Biểu đồ phản ánh ý nghĩa của việc học tập các

chủ đề lịch sử đối với HS chuyên Sử trong quá trình học tập bộ môn


60


Về câu hỏi: Các chủ đề lịch sử có ý nghĩa như thế nào đối với việc học tập bộ môn lịch sử của em? Quan sát Hình 2.5, chúng ta thấy có 33,04% HS được hỏi đã cho rằng việc học tập các chủ đề lịch sử giúp các em hiểu sâu sắc về những vấn đề lịch sử trọng tâm; 29,13% HS cho rằng học tập các chủ đề lịch sử giúp các em rèn luyện kĩ năng tự học; 18,7% HS cho rằng học tập các chủ đề lịch sử giúp các em biết cách trình bày, lập luận, lí giải về những vấn đề lịch sử; và chỉ có 1,74% HS cho rằng việc học tập các chủ đề lịch sử làm cho việc học tập của các em trở nên khó khăn hơn. Như vây, từ kết quả điều tra đã cho thấy, phần đông các em học sinh chuyên Sử đều nhận thức được ý nghĩa của việc được học tập các chủ đề lịch sử trong quá trình học tập bộ môn.

2.2.3. Những yêu cầu từ thực tiễn dạy học các chủ đề lịch sử cho học sinh chuyên Sử

Để việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử đi vào chiều sâu, thực sự mang lại hiệu quả, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử; đồng thời phát triển được năng lực cho HS chuyên trong quá trình học tập, chúng tôi thiết nghĩa cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đội ngũ GV dạy chuyên cần tiếp tục phát huy năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, không ngừng học tập, bồi dưỡng thường xuyên, vận dụng hiệu quả các quan điểm đổi mới trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng; tích cực, chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học; đầu tư tâm sức, trí tuệ để thiết kế nội dung học tập thành các chủ đề hấp dẫn, chuyên sâu, lôi cuốn HS tham gia học tập góp phần vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử nói chung và chất lượng đào tạo mũi nhọn nói riêng.

- Đội ngũ các nhà khoa học giáo dục, khoa học lịch sử cần tiếp cận và phân tích sâu hơn các quan điểm, lí luận dạy học hiện đại; công bố các thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học lịch sử, phương pháp dạy học lịch sử ở các nước có nền giáo dục lịch sử phát triển để GV phổ thông có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu, học tập, trên cơ sở đó nuôi dưỡng tinh thần đổi mới sáng tạo trong việc thiết kế nội dung và tổ chức các hoạt động học tập cho HS.

- Các cấp quản lí, nhà trường cần tiếp tục quan tâm, tạo môi trường làm việc tốt hơn, đầu tư trang thiết bị, phòng học bộ môn để GV có điều kiện phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; có điều kiện sử dụng trang thiết bị hiện đại trong dạy học lịch sử. HS chuyên có môi trường học tập, nghiên cứu khoa học, có không gian học tập tốt để được trải nghiệm, khám phá, sáng tạo theo các chủ đề lịch sử; từ đó mà phát triển được năng lực sử học và có sự định hướng cho tương lai.


61


Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề cho HS chuyên Sử, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề là một xu hướng đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn; hình thành và phát triển năng lực cho HS THPT nói chung và HS chuyên Sử nói riêng theo mục tiêu đề ra của chương trình giáo dục phổ thông mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay nêu trên đã giúp chúng tôi khẳng định rằng:

Hầu hết giáo viên dạy chuyên đều ý thức được tầm quan trọng của việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề. Các thầy cô giáo đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc chủ động thiết kế, xây dựng, tích hợp kiến thức thành những chủ đề lịch sử; đồng thời đã có ý thức vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học tập. Tuy nhiên việc thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề vẫn phần nhiều dựa trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân là chính; thiếu cơ sở lí luận trong cả việc thiết kế nội dung và các hình thức, tổ chức dạy học chủ đề. Đây chính là một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi cần giải quyết trong luận án.

Từ thực tiễn dạy học các lớp chuyên Sử trong những năm qua, chúng tôi cũng nhận thấy: trong quá trình thiết kế nội dung chủ đề lịch sử và tổ chức các hình thức dạy học có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra; không phải thầy cô nào cũng kiên trì, dành trọn tâm sức, trí tuệ cho việc soạn giảng và vận dụng hiệu quả, thành công các hình thức tổ chức dạy học. Vì vậy, ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng của việc dạy - học các chủ đề lịch sử. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho chúng tôi trong luận án là không chỉ xây dựng cơ sở lí luận vững chắc cho việc thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề mà còn cần phải xây dựng các chủ đề lịch sử như một sự định hướng, gợi mở trong việc thiết kế nội dung chủ đề, giúp các thầy cô có thêm nhiều ý tưởng trong quá trình biên soạn tài liệu giảng dạy; đồng thời phân tích và đề xuất những hình thức, phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy các chủ đề lịch sử một cách hiệu quả, góp phần hình thành và phát triển tốt nhất năng lực của HS, đặc biệt là đối tượng HS chuyên Sử.

Trên cơ sở thiết kế và đề xuất các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học các chủ đề lịch sử cần hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS


62


chuyên trong quá trình học tập, giải quyết một trong những khó khăn mà các thầy cô đã khẳng định. Bên cạnh việc phát triển các năng lực chung; đặc biệt chú trọng hình thành và phát triển năng lực đặc thù bộ môn lịch sử như: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Đồng thời, cần giúp giáo viên nhận thức được rằng: để phát triển được năng lực đặc thù của môn h ọc, bên cạnh việc thiết kế các chủ đề lịch sử hấp dẫn, cần tổ chức hoạt động học tập hiệu quả để phát huy cao nhất khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức của HS từ trên lớp học lẫn ngoài không gian lớp học.


63


CHƯƠNG 3

CÁCH THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM

TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHUYÊN SỬ Ở TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ HÀ NỘI‌


3.1. Những căn cứ để thiết kế chủ đề

Để thiết kế các chủ đề lịch sử cho đối tượng HS chuyên nhằm góp phần thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng bộ môn, chúng tôi dựa trên quan điểm, định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình bộ môn Lịch sử được thông qua năm 2018. Theo đó, có các cơ sở sau đây:

3.1.1. Mục tiêu dạy học

Thực hiện đổi mới từ mục tiêu tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, Chương trình môn Lịch sử 2018 ở cấp trung học phổ thông hướng tới các mục tiêu:

Thứ nhất, giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử (tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học) đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở thông qua nội dung kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á, lịch sử dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, trên nền tảng đó, môn Lịch sử hướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại để hình thành phẩm chất công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Thứ ba, giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học Lịch sử cũng như sự kết nối giữa Sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh lựa chọn định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

3.1.2. Định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (04/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một trong những nội dung của công cuộc đổi mới giáo dục là đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở tất cả môn học nhằm mục tiêu phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập.

Nằm trong xu thế đổi mới nói chung của nền giáo dục nước nhà, bộ môn lịch sử có sự đổi mới căn bản về chương trình, SGK. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018), trục phát triển chính của chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên đề về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí