Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 2

tới hiện đại và đương đại như: Nguyễn Du, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy.... Và trong luận văn này, tôi tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về thơ lục bát của hai nhà thơ: Nguyễn Bính và Tố Hữu-hai nhà thơ lớn đại diện cho hai phong trào thơ lãng mạn và thơ cách mạng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Bính được mệnh danh là “nhà thơ của đồng quê, chân quê và hồn quê”- một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng thơ lãng mạn, và Tố Hữu- nhà thơ của cách mạng, sống và thuỷ chung son sắt với lý tưởng cách mạng . Nguyễn Bính lôi cuốn người đọc không phải ở việc sử dụng ngôn ngữ thơ mới lạ, độc đáo, mà chính ở cái “hồn”, cái chân quê, cái dân dã, mộc mạc. Tố Hữu đi sâu vào lòng người bởi tình yêu dành cho quê hương, đất nước sâu nặng của người chiến sĩ cách mạng. Sự khác nhau trong nghiệp văn của họ chính là do sự ảnh hưởng của hoàn cảnh. Hai ông sống trong hai thời kì lịch sử khác nhau, có thể coi là nối tiếp nhau, đã chi phối đến nhận thức, tư tưởng, quan điểm, điều đó được thể hiện rò trong thơ của hai ông. Nguyễn Bính và Tố Hữu đã trở thành hai hiện tượng lớn của nghệ thuật thơ ca thu hút được hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Đăng Mạnh và các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi ... Tuy xuất phát từ những yêu cầu mục đích khác nhau, những khía cạnh nghiên cứu khác nhau thì những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình đều có sự thống nhất với nhau và hoàn toàn có cơ sở thực tế. Như bao dòng sông cùng chảy về biển cả, như bao người cùng giải một bài toán và tìm về một đáp số…Song từ thực tế sáng tác của hai nhà thơ, việc khái quát đặc điểm thơ lục bát, nhất là những đặc điểm có ý nghĩa phân biệt thơ lục bát Nguyễn Bính với thơ lục bát Tố Hữu, và vai trò góp phần vào sự phát triển của thể lục bát cũng như nền thơ ca dân tộc thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào.

Hơn thế nữa, hai tác giả này cũng như một số sáng tác của họ đều được đưa vào chương trình giảng dạy trong các bậc học, đặc biệt là thơ lục bát với một số bài tiêu biểu như: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Khi con tu hú (Tố Hữu), Tương tư (Nguyễn Bính)… Việc đưa các tác phẩm này vào trong nhà trường giảng dạy đã chứng tỏ chúng có một giá trị nhất định.

Ở mặt lý luận thì vậy song ở trong thực tế ta cũng không thể phủ nhận, thơ lục bát của hai nhà thơ đã đi vào trong cuộc sống hàng ngày của con người, với người dân, nó “vô tình” mà trở thành những câu hát dân gian, đâu đó vào một trưa hay một tối, một xóm nhỏ hay một ngò nhỏ, làng quê hay ở khu phố, ta vẫn nghe thấy tiếng bà ru cháu, tiếng chị nựng em,…– họ vẫn hát, vẫn ru, vẫn nựng bằng những câu thơ, dòng thơ lục bát của hai nhà thơ này. Nhà thơ đã thả hồn mình, tâm mình, lời mình vào nhân dân và cuộc sống, khắc sâu vào trong “ký ức văn hóa của đồng bào”. Họ cũng như thơ họ sống mãi trong lòng người dân nước Việt và trên từng mảnh đất của người Việt.

Vì tất cả những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính và Tố Hữu” để làm luận văn tốt nghiệp.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ


Thơ lục bát là thể thơ thuần Việt, nó gần gũi và quen thuộc với người dân Việt. Trở về với thể lục bát là trở về với cội nguồn, trở về với dòng trữ tình dân gian. Từ ca dao đến Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi đến thơ hiện đại với các tên tuổi: Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, …thơ lục bát là mạch nguồn xuyên suốt thể hiện được tâm thức của dân tộc và thời đại. Việc nghiên cứu thể thơ này là một công việc khoa học nghiêm túc, là chìa khóa để giải mã dòng thơ mang âm hưởng dân gian. Từ trước tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về thể thơ này, các tác giả đề cập trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ, nhiều phương diện: nguồn gốc, cấu trúc, chức năng, âm luật, thể tài,…

Về nguồn gốc của thể lục bát có nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.Ví dụ các công trình nghiên cứu của: Chu Xuân Diên, Phan Diễm Phương, Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Xuân Đức,… Các nghiên cứu của họ đều gặp nhau ở một điểm là: Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, không chịu ảnh hưởng của những yếu tố ngoại lai, nó xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ XV trong văn học viết… Trong bài nghiên cứu của Chu Xuân Diên (Tục ngữ Việt Nam), Nguyễn Xuân Đức (Đi tìm nguồn gốc thể loại lục bát Việt Nam)… cho rằng thể lục bát có dấu vết của ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong nghiên cứu của Phan Thị Diễm

Phương (Ngọn nguồn của hai thể thơ dân tộc: Lục bát và song thất lục bát), Nguyễn Thái Hòa (Tiếng Việt và thể lục bát)..thì cho rằng tiếng Việt và văn hóa Việt là những điều kiện hình thành nên hai thể thơ này.

Về vần, luật, ngôn ngữ, nhịp điệu, chức năng,…có hàng loạt các bài nghiên cứu cho thể loại nói chung và cho các tác giả, tác phẩm nói riêng. Theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao, có 95% ca dao được sáng tác theo thể lục bát, điều này đã khẳng định được vị trí của nó trong nền văn học dân tộc. Nguyễn Xuân Đức tìm hiểu “về thể lục bát trong ca dao” đã chỉ ra hiện tượng biến thể cấu trúc, về hiệp vần, về phối thanh, về luật bằng trắc của lục bát. Tương tự, trong Những thế giới nghệ thuật ca dao- tác giả Phan Thu Yến cũng nhấn mạnh ý nghĩa của thể lục bát trong các sáng tác dân gian và sáng tác văn học viết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Với công trình: Khảo sát một số đặc trưng ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại… tác giả Hồ Văn Hải đã nghiên cứu thể thơ lục bát dưới góc độ của chuyên ngành ngôn ngữ. Quan điểm của ông cho thơ lục bát có một phẩm chất thẩm mĩ đặc biệt, kết tinh tinh hoa văn hóa- ngôn ngữ dân tộc. Nó thể hiện cảm thức cộng đồng ở mọi thời đại. Vì thế nó đồng hành với tiến trình phát triển văn hóa xã hội. Nó bền bỉ và sâu lắng.

Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn luận án có bàn đến thể thơ này như : Thơ ca Việt Nam- Hình thức và thể loại (Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức), Về sự đổi mới của thể thơ lục bát (Nguyễn Huy Thông), Thơ 1975-1995-sự biến đổi của thể loại (Vũ Văn Sĩ),…

Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính - Tố Hữu - 2

Lục bát là thể thơ quen thuộc với nhiều thi sĩ cũng như độc giả Việt. Việc nghiên cứu về thể thơ này là tiền đề, cơ sở cho người viết luận văn tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh để thấy sự kế thừa, cách tân, đóng góp của mỗi tác giả cũng như tiến trình phát triển của thể lục bát trong đời sống văn học.

2.1.Lịch sử nghiên cứu thơ lục bát Nguyễn Bính


Nguyễn Bính- một trong những tài năng của thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác cả trước và sau Cách mạng tháng Tám – 1945 với hồn thơ luôn gắn bó với con người, quê hương và cuộc đời. Tuy nhiên người đọc biết tới Nguyễn Bính “chỉ thật riêng một góc trời ở những bài thơ đầu với một mảng thơ đất quê” – một gương

mặt mang niềm tự hào của thơ Mới. Ông xuất hiện trên thi đàn với một giọng điệu riêng biệt, một phong cách độc đáo, chiếm được đông đảo trái tim người đọc. Đến với thơ Nguyễn Bính là đến với những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc. Ông đã sử dụng thể thơ lục bát thuần Việt vào trong những tác phẩm đặc sắc về làng quê, cảnh quê, tình quê và hồn quê như một điều tất yếu.

Giữa làng Thơ mới lãng mạn, Nguyễn Bính hiển hiện với một sức viết xứng danh “kiện tướng”: “Mười năm với trên một ngàn bài thơ”. Thơ Nguyễn Bính nói chung và thơ lục bát Nguyễn Bính nói riêng là biểu hiện của cái tôi trữ tình đa cảm, của tình yêu chân phác, đậm chất thế sự và cảm hứng quê hương, đất nước. Nhưng đương thời thơ Nguyễn Bính chưa được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm, giới thiệu, cho đến khi Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh ra đời, thì thơ Nguyễn Bính được đánh giá một cách chừng mực một Nguyễn Bính “chân quê”: “Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính” chính là ở “cái điều quý giá vô ngần: “Hồn đất nước”… “Nguyễn Bính đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta”[29, 25]. Và sau đó, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng lại nhắc đến thứ “tình quê ” ấy. Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi sự đổi mới một cách toàn diện mọi mặt của văn học nghệ thuật nói chung và nghiên cứu phê bình văn học nói riêng, Nguyễn Bính đã được trở về đúng vị trí của mình trên thi đàn văn học nhân loại. Các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà phê bình văn học, của thế hệ học viên, sinh viên về thơ Nguyễn Bính, ta nhận thấy những cách nhìn mới mẻ, toàn diện và khách quan.

Hai mươi năm sau ngày Nguyễn Bính mất, tháng 1-1986 Tuyển tập Nguyễn Bính, do Nhà xuất bản Văn học cùng Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh xuất bản. Thơ Nguyễn Bính được giới thiệu với bạn đọc và ngày càng thu hút nhiều độc giả. Họ tìm đến thơ ông không phải để buông xuôi hay lãng quên mà đi đến chiều sâu của “tâm hồn Việt Nam, tinh hoa của tiếng nói Việt Nam bất tử”.

Tô Hoài trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Bính đã nhận thấy một hiện tượng thơ độc đáo: “Chỉ có quê hương mới tạo được từng chữ, từng câu Nguyễn

Bính” [12,72].“Quê hương là tất cả và cũng là nơi in đậm dấu vết của cuộc đời mình[12,73].“Thơ và cuộc đời ràng buộc nhà thơ. Trước, sau, và mãi mãi Nguyễn Bính vốn là nhà thơ của tình quê, chân quê, hồn quê”[12,76]... Ông “nhẩn nha” nói về mọi thứ xung quanh mình với một nét riêng biệt, ông cho ra đời những bài thơ hay chưa bao giờ thấy mà lại như sẵn đâu trong tâm hồn thơ dân tộc. “Thơ Nguyễn Bính là một nhành hoa trong trào lưu cách tân thơ. Và cùng với Nguyễn Bính xuất hiện một trường thơ, một phái thơ”.[12,76]

Ở công trình nghiên cứu Nguyễn Bính-thi sĩ của đồng quê, GS. Hà Minh Đức đã có những khai thác, phân tích rất sắc sảo. Về “hình ảnh-quê hương và con người” trong thơ Nguyễn Bính, giáo sư khẳng định: “Nguyễn Bính đã gắn bó sâu sắc với làng quê tình quê qua những trang thơ. Có thể nói trong thi ca thời kỳ hiện đại Nguyễn Bính là người có công hơn cả trên mảng thơ viết về làng quê. Ông đã khơi gợi ở mỗi người độc tình cảm quê hương”[36,33]. Ông nhấn mạnh cái “hồn quê” thấm đượm trong mỗi cảnh vật, con người làng quê. Trong thế giới nghệ thuật, tác giả nhấn mạnh cái hồn quê và tình quê trong sáng, đậm đà của nhà thơ nghèo Nguyễn Bính. GS chứng minh: “Hồn thơ Nguyễn Bính đã tìm đến và trở về với ca dao và sâu xa hơn là trở về với cội nguồn dân tộc đã hàng ngàn năm ấp ủ ở làng quê”[36,34].Và cuối cùng, công trình nghiên cứu này đã chỉ ra được cái bút pháp và giọng điệu thơ ca khá đa dạng của Nguyễn Bính: “Trang thơ của Nguyễn Bính có một dòng viết về làng quê giàu chất dân gian và một dòng trữ tình nhiều tâm trạng trăn trở mà có màu sắc hiện đại”. Bởi vì: “Ở Nguyễn Bính dường như có hai con người, con người của đồng quê và con người thi sĩ giang hồ đắm đuối với sự nghiệp. Hai con người đó tạo nên hai “cái tôi” trữ tình trong thơ”.[36,42]

Dưới góc độ thi pháp học TS. Đoàn Thị Đặng Hương đưa ra nhận xét, đánh giá về những sáng tạo cơ bản của Nguyễn Bính, những cách tân nghệ thuật và vị trí của thơ trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại: “Ông là nhà thơ đầu tiên trên thi đàn thơ hiện đại của thế kỷ này đã dùng hình thức của thơ ca dân gian … để chuyển tải nội dung thẩm mỹ của Thơ mới…”.[36,73]

Cũng từ những thập kỷ 80 tới nay, thơ Nguyễn Bính được đưa vào giới thiệu trong các trường trung học phổ thông và chuyên nghiệp với tư cách là một tác giả tiêu

biểu của phong trào Thơ mới. Bằng độ nhạy cảm và tinh sắc của mình, GS.TS Mã Giang Lân đã có những đánh giá và phát hiện đầy mới mẻ. Nếu như những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Bính được tác giả nhận xét: “Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Bính rất đậm, rất rò từ nội dung đến hình thức. Tâm hồn dân tộc, giọng điệu dân tộc là chất men để thấm sâu vào trí nhớ người đọc” Ông lại có sở trường về lục bát và đưa thêm vào lục bát cổ truyền cái bản sắc của Thơ mới” thì sau cách mạng “cuộc sống đã đến bước ngoặt quan trọng. Nguyễn Bính nhập vào dòng thác cách mạng và kháng chiến. Ông viết nhiều tác phẩm kịp thời ca ngợi cuộc chiến đấu và sự nghiệp xây dựng của nhân dân ta”[9,175]. Với những phát hiện sâu xa ấy, tác giả phê bình dường như đã trở thành người đồng sáng tạo cùng với thi sĩ và cũng chính là điều kiện làm cho thơ Nguyễn Bính đẹp lên gấp nhiều lần trong lòng độc giả nhiều thế hệ.

Có thể nói có rất nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án nói về hiện tượng Nguyễn Bính như đã nói ở trên. Và gần đây nhất là luận văn Đặc điểm thơ lục bát Nguyễn Bính của học viên cao học Trần Văn Trọng, chuyên ngành Lí luận văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn của mình, tác giả khẳng định thơ Nguyễn Bính nói chung, thơ lục bát Nguyễn Bính nói riêng đã thực sự có được vị thế quan trọng trong sự phát triển của thơ ca dân tộc. Luận văn đi sâu vào những đặc điểm nổi bật về nội dung cũng như nghệ thuật thơ lục bát Nguyễn Bính để chứng tỏ rằng : bên cạnh việc tiếp nối truyền thống, ông đã có những cách tân, sáng tạo để hướng tới “hồn xưa của đất nước” và chuyển tải những tình ý của xã hội đương thời.

Trở về với hệ thống các công trình nghiên cứu nói trên ta có thể nhận thấy :


Không có sự đối lập giữa các quan niệm, sự nhìn nhận và đánh giá dưới các góc độ và phương diện khác nhau khi tiếp cận với thành tựu sáng tác của tác giả. Khi đi sâu vào đánh giá và nghiên cứu thơ ông, ta không thấy có hiện tượng “người khen-khen hết lời, người chê-chê không thương tiếc” trong đội ngũ độc giả và giới nghiên cứu.

Phần lớn các ý kiến đều khẳng định đặc sắc làm nên phong cách thơ Nguyễn Bính chính là ở bản sắc dân tộc ngưng đọng, ở chỗ thi sĩ đã lột tả được cái “hồn quê”

mà theo Hoài Thanh đã nói đó là chất “quê mùa” trong phẩm chất thơ ông. Ông đã viết rất nhiều thể loại thơ, trong đó thể lục bát được ông viết nhiều nhất và thành công hơn cả. Ông đã phổ hồn dân tộc vào một thể thơ đặc biệt cổ truyền của dân tộc. Bằng cái nhìn khách quan và toàn diện, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra được sự song hành của hai trạng thái tình cảm tồn tại trong tâm hồn thi sĩ để làm nên hai “cái tôi” trữ tình trong thơ: “cái tôi của thi sĩ đồng quê” và cái tôi của thi sĩ tiểu tư sản mang nỗi “sầu đô thị” và “bi kịch tha hương”…đồng thời nổi bật trong thơ ông là một tình yêu chân phác, đậm chất thế sự và một cảm hứng về quê hương, đất nước.

Và cuối cùng ta nhận thấy trong thế giới nghệ thuật thơ lục bát Nguyễn Bính mang một màu sắc riêng. Một thế giới vừa mang đậm nét chung của ca dao, dân ca vừa có cá tính sáng tạo. Nó được nảy nở, sinh thành trên cái nền của nghệ thuật truyền thống. Sự hòa hợp giữa hồn quê hương của khúc ca dao cùng với ý tưởng và tình cảm của cuộc đời mới được chắp cánh trong những vần thơ hiện đại khiến cho không chỉ sống dậy vẻ đẹp và bản sắc thơ dân tộc mà còn biểu hiện được những tình ý mới mẻ của xã hội đương thời. Có thể nói riêng ở thể thơ lục bát hiện đại, với những sáng tạo độc đáo của mình, Nguyễn Bính đã mang đến cho thơ Việt Nam hiện đại một dáng vẻ mới, một sinh lực mới và một sự đa dạng mới. “Nguyễn Bính đã trở thành một nhành hoa trong vườn hoa cách tân của Thơ mới lãng mạn”. Thành tựu ấy đã khẳng định vị thế của một cây bút, một khuynh hướng và một phong trào thơ ca đã từng in dấu một thời đại - thơ Việt Nam thế kỷ XX.

2.2. Lịch sử nghiên cứu thơ lục bát Tố Hữu


Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho dòng thơ cách mạng. thơ trữ tình chính trị của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Là một trong số ít những nhà thơ đi sâu vào trái tim quần chúng . Ông chinh phục trái tim họ không phải ở khối lượng tác phẩm lớn mà bằng “những năm tháng gắn bó với mọi người, bằng lẽ sống đẹp và đã nói hộ quần chúng khát vọng sâu xa của họ bằng chính nhịp đập của trái tim nghệ sĩ”. Nhưng tất cả chỉ thực sự có ý nghĩa khi nhà thơ có đủ bản lĩnh nghệ thuật để chuyển tải “một hình thức đẹp và gần gũi với mọi người”. Đó là việc nhà thơ đã sử dụng thể thơ được coi là linh hồn, là mạch máu, là hơi thở của dân tộc-thể lục bát.

Khi tìm hiểu về Tố Hữu, ta cũng nhận thấy thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử như thơ ông. Tình yêu lý tưởng, yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng, là người mở đường cho nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại. Nội dung ấy được biểu lộ vừa thầm kín và tinh tế, vừa sâu sắc và đậm đà qua 7 tập thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Nếu như Từ ấy là “tiếng hát say mê, sôi nổi của một tâm hồn trong trẻo, giàu yêu thương, một tiếng hát hồn nhiên chân thật nhưng không kém phần hùng tráng” thì Việt Bắc Gió lộng là tiếng hát ân tình thủy chung trong kháng chiến, là nhịp điệu sôi nổi trong lao động xây dựng lại đất nước với một khát vọng, một ý chí: “Giũ sạch cô đơn riêng lẻ bần cùng”. Tiếp đến là những ngày kêu gọi, cổ vũ cuộc kháng chiến hào hùng trong Ra trận, Máu và Hoa. Và cuối cùng khi gần hết cuộc đời, thơ ông là sự chiêm nghiệm, suy tư, trầm lắng trong Một tiếng đờn, Ta với Ta. Có thể nói, cho dù là sáng tác trước hay sau cách mạng thì thơ Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng.

Tóm lại, cả cuộc đời của ông là sự cống hiến hết mình, không mệt mỏi cho nền văn học dân tộc. Thơ ông đi sâu vào lòng độc giả nhưng cũng đồng thời thu hút được sự chú ý, quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình. Nghiên cứu thơ Tố Hữu có nhiều công trình trong các giáo trình đại học, chuyên luận, tạp chí, luận văn, luận án…

Xuất hiện cuối vào thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương, thơ Tố Hữu được đăng trên các tờ báo cách mạng. Bài viết đầu tiên giới thiệu thơ Tố Hữu là bà i Tố Hữu - nhà thơ của tương lai của K và T, được đăng trên báo Mới số 1(ngày 1/5/1939). Với tư cách là một người yêu thơ Tố Hữu, tác giả “giới thiệu Tố Hữu với bạn đọc để yêu Tố Hữu như tôi. Vì Tố Hữu không phải là nhà thơ riêng của tôi, mà là nhà thơ của tất cả thanh niên, nhà thơ của tương lai”[15,169]. K và T đã trích dẫn và bình luận những câu thơ, đoạn thơ của Tố Hữu để khẳng định: “ Tố Hữu là một chàng thanh niên của tương lai… Chàng đeo đuổi một lý tưởng. Thơ chàng là cả một nguồn sinh lực đem phụng sự cho lý tưởng”[15,172]. Kết thúc bài báo tác giả khẳng định Tố Hữu là “nhà thơ cách mệnh có tài lần đầu tiên trong lịch sử văn hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022