Đặc Trưng, Bản Chất Của Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề Môn Lịch Sử


- Trong văn bản chương trình giáo dục, chủ đề là những vấn đề học tập lớn, được lựa chọn để làm cơ sở, tiêu chuẩn cho việc phát triển chương trình. Chương trình giáo dục được thiết kế theo các mạch nội dung với hệ thống các chủ đề từ lớn tới nhỏ.

Như vậy, mặc dù được tiếp cận ở các góc độ khác nhau nhưng khái niệm “chủ đề” được đề cập trong các tài liệu đều khẳng định: chủ đề là những vấn đề cơ bản, vấn đề chính, là nội dung chủ yếu mang tính khái quát về một hiện tượng nào đó trong đời sống tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng tôi xác định trong dạy học, chủ đề là một đơn vị nội dung kiến thức tương đối trọn vẹn mà khi học xong người học có thể vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết một vấn đề thực tiễn hoặc giải quyết một vấn đề trong bối cảnh mới và giá trị của chủ đề phụ thuộc vào mức độ phạm vi mà chủ đề phản ánh.

Yêu cầu về nội dung của chủ đề là phải chứa đựng những nội dung tri thức mang tính phổ biến, điển hình đồng thời phải có khả năng mở ra và kết hợp với những lĩnh vực hay các chủ đề khác. Mỗi chủ đề sau khi học xong phải đảm bảo có thể giải quyết và xử lý được độc lập một lĩnh vực cụ thể của đời sống đặt ra, nhưng đồng thời phải có khả năng kết nối với những chủ đề tiếp theo để phát triển lên một bước mới, một cấp cao hơn.

*Chủ đề lịch sử

Xuất phát từ cách hiểu về chủ đề như trên, trong DH LS ở trường phổ thông, chủ đề lịch sử là những vấn đề cơ bản có tính xuyên suốt bao trùm các nội dung của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực, lịch sử dân tộc giúp con người có một cái nhìn tổng quan, hệ thống về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Do đó, khi xây dựng các chủ đề LS để tổ chức DH trong trường THPT, các chủ đề được lựa chọn để tổ chức DH phải đảm bảo các yêu cầu về tính hệ thống, tính cơ bản và tính phổ thông nền tảng trong mối quan hệ thống nhất, hài hòa giữa cái chung với cái riêng và phản ánh được tính liên tục, tính phát triển và tính kế thừa của LS.

2.1.1.3.Tổ chức dạy học

Tiếp cận theo quan điểm hệ thống, quá trình DH bao gồm các thành tố cấu trúc về mặt nội dung và cấu trúc về mặt quá trình, hai cấu trúc này có các yếu tố của chúng đan xen nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một sự kết hợp để hình thành một quy trình dạy học.

Về mặt nội dung, tác giả thái Duy Tuyên cho rằng một QTDH được tạo thành từ các thành tố [122, Tr.135]: mục đích, nội dung, thầy và hoạt động dạy (phương pháp và hình thức), trò và hoạt động học (phương pháp và hình thức), phương tiện và kết quả. Các thành tố này tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ liên kết với nhau rất chặt chẽ và có hệ thống. Ở đâu và bất kỳ lúc nào hễ QTDH diễn ra là cấu trúc này được hình thành. Thầy và trò là những thực thể mang những thành tố này trong đầu. Toàn bộ hệ thống được đặt trong môi trường tự nhiên và xã hội [123, Tr.20]


Xét về mặt quá trình, DH là một quá trình diễn biến theo thời gian mô tả các hoạt động dạy và học tương tác với nhau từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc. Cấu trúc của quá trình này thường bao gồm các bước có mối quan hệ tương tác và tập hợp thành một chỉnh thể hệ thống và tạo nên các khâu của quá trình DH. Các bước đó là: khởi động, thực hiện nội dung và kết thúc. [123, tr.136].

Như vậy, theo quan điểm tiếp cận hệ thống, “ tổ chức chức DH” là thành tố cấu trúc về mặt quá trình của QTDH với hai nhân tố trung tâm, đặc trưng cơ bản nhất của quá trình DH là người GV với hoạt động dạy, người HS với hoạt động học. Các yếu tố mục đích, nhiệm vụ DH, nội dung, phương pháp, phương tiện DH chỉ có thể phát huy được tác dụng tích cực nếu như chúng thông qua sự vận động và phát triển của các nhân tố người thầy với hoạt động dạy và người học với hoạt động học.

Theo quan điểm tiếp cận hệ thống như trên, chúng tôi quan niệm rằng tổ chức DH là một khâu trong quá trình DH thể hiện mối quan hệ biện chứng thống nhất giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS theo một kế hoạch trong đó thể hiện sự sắp xếp, phối hợp hoạt động dạy của GV với hoạt động học của HS nhằm đạt mục đích dạy học.

2.1.1.5. Tổ chức dạy học chủ đề lịch sử

Theo các tác giả Vũ Quang Hiển - Hoàng Thanh Tú trong giáo trình“Phương pháp DH môn LS ở trường THPT”, “DH theo chủ đề là sự kết hợp giữa kiến thức LS trong nhiều chương, nhiều bài có nội dung liên quan đến nhau để có thể hình thành nên những chủ đề, chuyên đề khác nhau, theo một cấu trúc khác” [72, tr. 132-135].

Tác giả Nguyễn Thị Bích trong bài viết “Tổ chức hiệu quả việc dạy học chủ đề lịch sử ở trường THPT” cho rằng “DH theo chủ đề thực chất là cách tiếp cận DH theo hướng liên ngành có sự kết hợp giữa mô hình DH truyền thống và hiện đại”. Trong đó, “nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tích hợp những vấn đề gắn liền với thực tiễn”[81. tr.272].

Tác giả Lã Phương Thúy quan niệm, DH theo chủ đề “là sự kết hợp giữa mô hình truyền thống và hiện đại, ở đó GV không chỉ dạy bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn” [127, tr.33].

Tiếp thu từ thành quả của những nghiên cứu trên, chúng tôi có thể khái quát lại: Tổ chức DH chủ đề LS là quá trình DH trong đó nội dung học tập được thiết kế thành chủ đề có tình khái quát yêu cầu HS trong quá trình khai thác chủ đề phải kết nối tình huống chứa kiến thức, kĩ năng theo logic giải quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn qua đó hình thành và phát triển PC và NL.

Như vậy, tổ chức DH chủ đề môn LS sẽ làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn,

hấp dẫn hơn, thông qua việc tăng cường việc tích hợp vào nội dung học những ứng


dụng trong đời sống. nói cách khác, thông qua việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, GV đã “thổi hơi thở“ của cuộc sống ngày hôm nay vào những sự kiện, hiện tượng hoặc những vấn đề lịch sử nhằm nâng cao chất lượng “cuộc sống thật“ trong các bài học. Theo cách tiếp cận tổ chức DH này, GV là người hướng dẫn, đồng hành và làm cho quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn; HS tích cực, chủ động và hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức và thực hiện nhiệm vụ học tập (giải quyết vấn đề).

2.1.2. Đặc trưng, bản chất của tổ chức dạy học chủ đề môn lịch sử

Với quan niệm về chủ đề như trên, chúng ta thấy, chủ đề thể hiện một đơn vị nội dung tương đối trọn vẹn , bao gồm nhiều đơn vị nội dung nhỏ hơn, trong đó, các đơn vị nội dung nhỏ hơn phải nằm trong “tọa độ chủ đề” hay còn gọi là “hệ quy chiếu của chủ đề”. Do đó, tổ chức DHLS theo chủ đề có những đặc trưng cơ bản như sau:

Bảng 2.1. Bảng so sánh tổ chức dạy học lịch sử truyền thống với tổ chức dạy học chủ đề lịch sử

Nội dung

Tổ chức DHLS hiện hành

Tổ chức DH chủ đề LS

Mục tiêu DH (yêu cầu cần đạt): Hướng tới các yêu cầu cần đạt kiến thức, kĩ năng, thái độ trong

bối cảnh dạy học cụ thể

Mục tiêu của hoạt

động DH

Cung cấp kiến thức, kĩ năng,

thái độ theo chuẩn kiến thức,

kĩ năng của chương/ bài

Hình thành và phát triển PC, NL cho người học theo các yêu cầu cần đạt về PC, NL của chủ đề

Cách thức

xác định mục tiêu

Được bắt đầu bằng yêu cầu về nội dung kiến thức

Được bắt đầu bằng xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực

Mối quan hệ giữa các

yếu tố

Nội dung = Kiến thức+kĩ năng + thái độ +tình huống

Năng lực = (Kiến thức x kĩ năng x thái độ) x tình huống

Phương thức thực hiện mục tiêu

Áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS ghi nhớ sự kiện, hiện tượng LS.

Áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS rèn luyện, phát triển các kĩ năng sưu tầm tư liệu lịch sử, xử lý tư liệu lịch sử, giải quyết các vấn đề lịch sử. Qua đó hình thành các PC, NL

chung và NL đặc thù môn học.

Nội dung DH

Nội dung kiến thức

- ND kiến thức phân chia

thành các đơn vị bài học theo CT môn học.

- Kiến thức mang tính tổng quát, có hệ thống theo từng mạch nội dung.

Phạm vi

kiến thức

- Kiến thức giới hạn nội dung

từng bài học riêng rẽ được

- Kiến thức có phạm vi kết nối rộng, vượt ra

ngoài phạm vi một bài, chương, môn học nhờ quá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 6



quy định trong sách giáo khoa.

- Chưa chú trọng việc tích

hợp kiến thức trong DH.

trình tìm kiếm và xử lý thông tin nguồn tài liệu đa

dạng của HS trong quá trình học tập.

Chú trọng tích hợp kiến thức đa dạng trong quá trình DH.

Phương pháp DH

Thông tin khai thác

Sách giáo khoa là nguồn

thông tin cơ bản.

Ngoài thông tin từ SGK còn đòi hỏi HS tìm kiếm

tư liệu học tập, nghiên cứu đa dạng từ các nguồn tư liệu khác nhau.

Phương thức tổ chức HĐ dạy của GV

- GV thường tổ chức cho HS học theo từng đơn vị nội dung được quy định theo phân phối chương trình nên hạn chế thời gian tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận kết quả các hoạt

động học tập.

GV chuyển giao nhiệm vụ nhận thức cho HS và hỗ trợ HS giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện và trao đổi,nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động học của HS

Tập trung vào việc ghi nhớ nội dung kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.

- HS trao đổi, thảo luận với GV, với các bạn trong lớp để giải quyết vấn đề.

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập;

tranh luận, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Kết quả đạt được

Kiến thức

- Kết thúc một bài, một chương chương HS có kiến thức từng phần rời rạc , hoặc có hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài

học

- Kết thúc một chủ đề HS có một tổng thể kiến thức mới với logic chặt chẽ theo hệ thống phản ánh ý tưởng khái quát.

Kĩ năng

- Ghi nhớ kiến thức của bài/ chương trong chuẩn kiến thức kĩ năng theo các mức độ nhận biết, thông hiểu hiểu, vận dụng.

- HS không chỉ ghi nhớ kiến thức mà còn biết sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.

- Được rèn luyện các kĩ năng sưu tầm tư liệu, phân loại tư liệu LS và kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá trong quá trình giải quyết các vấn

đề LS

Thái độ của HS

Học thụ động, chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc sưu tầm tư liệu LS; thái độ, động cơ học tập chưa bộc lộ

cụ thể, rõ ràng.

HS hứng thú trong suốt quá trình DH và trở thành trung tâm của hoạt động học tập


Căn cứ vào bản 2.1. Bảng so sánh tổ chức dạy học lịch sử truyền thống với tổ chức dạy học chủ đề lịch sử chúng tôi nhận thấy khi tổ chức DHLS theo chủ đề, nội dung DH có một số điểm giống và khác nhau như sau:

Điểm tương đồng giữa TCDH theo chủ đề và DH truyền thống là vẫn coi trọng việc lĩnh hội, rèn luyện kiến thức, kĩ năng, thái độ. Do đó, DH theo chủ đề là mô hình DH có thể vận dụng vào tổ chức DH chương trình giáo dục hiện hành theo hướng tiếp cận CT GDPT 2018.

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa dạy học truyền thống với dạy học theo chủ đề là mối quan hệ giữa các yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ. Cụ thể:

- Đối với tiếp cận DH định hướng nội dung, mục tiêu hướng tới của hoạt động DH là HS phải đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, trong đo trọng tâm là chuẩn kiến thức trong một khung thời gian theo quy định. Do đó, trong quá trình DH trên lớp của GV chủ yếu tập trung vào các hoạt động ghi nhớ kiến thức lịch sử, mà chưa chú trọng việc hình thành các kĩ năng và phẩm chất cá nhân của người học, nhất là các kĩ năng gắn liền với việc phân tích và kiến giải các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong bối cảnh LS nhất định.

Do đó, Xavier Roegiers trong “ Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực trong nhà trường ”(nguyên bản tiếng Pháp- người dịch Đào Trọng Quang, Nguyễn Trọng Nhị, NXB giáo dục 1996) với cách DH truyền thống, mối quan hệ giữa các yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ được thể hiện bằng phép cộng. Mà theo tính chất của phép cộng, nếu thiếu một trong các yếu tố kĩ năng, thái độ, tình huống sẽ làm giảm hiệu quả truyền đạt nội dung DH nhưng GV vẫn đạt được mục tiêu của quá trình DH là đảm bảo chuẩn cần đạt kiến thức cho người học [145].

- Trong DH theo định hướng tiếp cận NL, yêu cầu cần đạt của chủ đề/ bài học hướng tới chính là hình thành phẩm chất, năng lực cho người học. DH tích hợp phát triển NL người học theo công thức “Năng lực = [(kiến thức X kĩ năng x thái độ) x tình huống]” phải được hiểu là quá trình tổ chức HS khám phá bằng các kĩ năng tích hợp, kết nối các đơn vị kiến thức LS nhờ ý thức được giá trị của hoạt động đó có thể đáp ứng được nhu cầu giải quyết vấn đề LS và vận dung vấn đề đó với thực tiễn. Hoạt động học tập theo logic đó chỉ có thể diễn ra khi HS đứng trước một tình huống/ một nhiệm vụ nhận thức để giải quyết vấn đề LS. Kết quả của việc giải quyết tình huống đó quyết định khả năng phát triển PC và NL người học. Theo cách dạy này, cả bốn yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ và tình huống đều có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong suốt quá trình dạy học. Nói cách khác, mối quan hệ giữa bốn yếu tố “ kiến thức, kĩ năng, thái độ và tính huống”là cần và đủ cho quá trình DH phát triển PC và NL, thiếu một trong bốn yếu tố đó NL không hình thành. Vì vậy, cần biểu thị quan hệ


giữa bốn yếu tố là quan hệ theo tính chất của phép nhân, lúc đó, chỉ cần một trong bốn yếu tố trên bằng không (=0) thì hiệu quả DH sẽ bằng không (=0) và NL không hình thành. Do vậy, trong quá trình tổ chức DH các chủ đề theo định hướng phát triển PC, NL, GV cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các yếu tố theo yêu cầu cần đạt của chủ đề. Điểm khác biệt này của tổ chức DH theo chủ đề đòi hỏi GV phải đổi mới căn bản về tư duy, phong cách DH, nhất là cách tổ chức DH để thực sự phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.

Với đặc trưng trên, theo chúng tôi khi tổ chức DH chủ đề LS, GV cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, việc lựa chọn nội dung kiến thức phải được thực hiện trên cơ sở phân tích yêu cầu cần đạt về PC và NL của chủ đề để từ đó xác định được hệ thống chủ đề với nội dung kiến thức, kĩ năng, phương thức hoạt động của HS và tình huống thực tiễn được biểu đạt bằng câu hỏi cốt lõi là các câu hỏi mang tính phổ quát, đòi hỏi nhiều nội dung trả lời mở. Dấu hiệu đặc trưng nhất của câu hỏi cốt lõi là “đề cập đến khía cạnh cốt lõi, nội dung trọng tâm của chủ đề”. Căn cứ vào hệ thống câu hỏi cốt lõi này, GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS nhằm giải quyết những vấn đề đòi hỏi kết nối, hệ thống hóa thông tin theo các góc độ khác nhau.

Thứ hai, các đơn vị nội dung kiến thức của chủ đề được thiết kế thành các chuỗi hoạt động học. Mỗi đơn vị kiến thức sẽ tương ứng với một nhiệm vụ học tập yêu cầu người học phải phát hiện vấn đề; giải quyết vấn đề và báo cáo kết quả nghiên cứu vấn đề.

Bên cạnh những ưu điểm, tổ chức DH chủ đề LS có những khó khăn, thách thức đối với cả người dạy và người học. Cụ thể:

- Khi khai thác các chủ đề, câu hỏi HS đưa ra có thể vượt ra ngoài phạm vi chương

trình, GV khó đưa HS một câu trả lời thỏa đáng.

- HS phải được học tập và sinh hoạt trong một môi trường sư phạm mà việc học phải thật sự là nhu cầu của HS, theo nhu cầu của HS và hướng vào HS.

- GV phải năng động, sáng tạo lựa chọn xác định chủ đề, nội dung chủ đề, hình thức, biện pháp tổ chức DH chủ đề.

Để tổ chức hoạt động DH chủ đề hiệu quả, GV cần thiết kế các hoạt động học với các nhiệm vụ học tập cụ thể, trong đó, mô tả rõ sản phẩm cần hoàn thành và cách thức thực hiện và khuyến khích HS độc lập suy nghĩ, mạnh dạn trình bày ý kiến. Trong nhiều trường hợp, khi tổ chức cho HS phân tích, đánh giá các sự kiện LS GV có thể nêu ra nhiều ý kiến, xuất phát từ những cơ sở khác nhau để HS lựa chọn hoặc nêu ra ý kiến của bản thân. Đồng thời, chú trọng hướng dẫn HS nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu để nhận thức LS một cách khoa học, vận dụng kiến thức LS vào thực tiễn, hình thành và phát triển NL, phẩm chất cho HS.


2.1.3. Các loại chủ đề môn Lịch sử ở trường phổ thông

Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử”, Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nxb Đại học sư phạm (2012) các tác giả đã liệt kê các loại bài học LS: Bài nghiên cứu kiến thức mới; bài ôn tập sơ kết, tổng kết; bài kiểm tra kiến thức và bài hỗn hợp. Tuy nhiên, trong thực tế DH, không bao giờ GV chỉ tiến hành một loại bài học riêng lẻ, mà kết hợp sử dụng nhiều loại bài học, trong đó, bài nghiên cứu kiến thức mới giữ vai trò chủ đạo.

Tiếp cận theo cách phân loại như trên, trong tổ chức DHLS theo chủ đề, chúng

tôi đề xuất các loại chủ đề sau:

- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của các mạch nội dung trong chương trình có các loại chủ đề định hướng nghề nghiệp; các chủ đề cung cấp kiến thức về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề LS trên thế giới và trong nước (chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế, chiến tranh …); các chủ đề về thực hành, trải nghiệm LS, trải nghiệm thực tế. Theo đó, trong CT GDPT 2018 có các chủ đề sau:

* Chủ đề định hướng nghề nghiệp: có tính chất nhập môn sử học nhằm giúp HS tìm hiểu những vấn đề chung, khái quát nhất về khoa học LS, tạo cơ sở để HS lựa chọn định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Ví dụ: Chủ đề định hướng nghề nghiệp: có hai chủ đề thuộc CT lớp 10: (i) Lịch sử và Sử học, (ii) Vai trò của Sử học. Nhiệm vụ của hai chủ đề này là giúp HS hiểu được những đặc điểm tổng quát của khoa học lịch sử, các ngành nghề có liên quan đến lịch sử; hiểu được các phương pháp học tập và nghiên cứu LS, đặc biệt là kĩ năng ứng dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn cuộc sống; biết được vai trò của LS và mối quan hệ giữa Sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để HS lựa chọn định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

* Chủ đề nghiên cứu kiến thức mới: giúp HS nghiên cứu kiến thức mới trên cơ sở củng cố và mở rộng phát triển tri thức thông sử theo từng giai đoạn phát triển của LS hoặc từng lĩnh vực (vấn đề LS). Căn cứ vào CT môn LS 2018, chúng tôi xác định được những chủ đề nghiên cứu kiến thức mới như sau:

Đối với lớp 10 có các chủ đề sau:

+ Trong mạch nội dung LS thế giới và LS khu vực Đông Nam Á có các chủ đề: (i) Những nền văn minh thế giới thời kì cổ trung đại, (ii) Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới, (iii) Văn minh Đông Nam Á. Những chủ đề này nhằm giúp học sinh tìm hiểu và phác họa được một cách khái quát nét chính về những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình phát triển của lịch sử thế giới.

+Trong mạch nội dung lịch sử Việt Nam, có các chủ đề: (i) Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858), (ii) Lịch sử cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các chủ đề này không chỉ giúp HS những nét chính, khái quát về LS Việt Nam


từ thời cổ đại đến trước 1858, LS công đồng các dân tộc Việt Nam mà còn góp phần xây dựng quan điểm nhân văn, ý thức trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần của văn minh nhân loại nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng.

-Chương trình lớp 11 có các chủ đề sau:

+ Trong mạch nội dung LS thế giới có hai chủ đề: (i) Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, (ii) Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Hai chủ đề này giúp học sinh hiểu một cách khái quát về hai hệ thống kinh tế - chính trị cơ bản chi phối sự phát triển của lịch sử thế giới cận hiện đại.

+ Trong mạch nội dung lịch sử khu vực có một chủ đề: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á giúp học sinh nhận thức được những điểm chung của quá trình thực dân hóa và những con đường khác nhau đi đến độc lập dân tộc của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

+ Mạch nội dung lịch sử Việt Nam có bốn chủ đề đề cập đến những vấn đề cốt lõi về chính trị, kinh tế, xã hội xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam: (i) Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), (ii) Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858), (iii) Làng xã Việt Nam trong lịch sử, (iv) Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Đối với lớp 12 có các chủ đề sau:

+ Có 3 chủ đề về lịch sử thế giới bao gồm: (i) Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh (ii) Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước Mỹ từ 1945 đến nay, (iii) Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Các chủ đề này đề cập đến những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Về lịch sử khu vực, có một chủ đề ASEAN: Những chặng đường lịch sử giúp học sinh nhận thức những bước tiến của quá trình liên kết khu vực thông qua sự hình thành, phát triển của tổ chức ASEAN.

+ Có 4 chủ đề về lịch sử Việt Nam: (i) Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay), (ii) Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay, (iii) Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam, (iv) Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam. Các chủ đề này đề cập đến những vấn đề cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

* Chủ đề thực hành LS: Giúp HS có những trải nghiệm LS thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu LS, qua đó sẽ giúp HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, kết nối LS với thực tiễn cuộc sống.

- Lớp 10: Chủ đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí