Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2


và là hiện tượng khách uan phát sinh trong uá trình lao động, do đó luận án tập trung nghiên cứu vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam. Việc viện dẫn pháp luật một số quốc gia có tính chất tham khảo.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một vấn đề khá phức tạp, có thể liên uan đến nhiều ngành luật như: Luật Tố tụng Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự... Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu việc điều chỉnh pháp luật đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các ngành luật khác mà chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ với tư cách là một bộ phận của chế định HĐLĐ trong pháp luật lao động.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về phương diện lý luận, luận án góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong pháp luật Việt Nam để các nhà lập pháp, các cơ uan có thẩm quyền, các cán bộ nghiên cứu, NSDLĐ và NLĐ tham khảo, vận dụng trong quá trình thực hiện, giải quyết tranh chấp hay xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Về phương diện thực tiễn, luận án góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các bên trong QHLĐ, cũng như hiệu quả quản lý của cơ uan uản lý nhà nước về lao động. Đồng thời, kết quả nghiên cứu mà luận án đưa ra có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành luật lao động trong các trường đào tạo về luật hay sử dụng trong công tác thực tiễn của ngành Tòa án, ngành LĐ-TB&XH để giải quyết các vụ việc cụ thể liên quan tới đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Việt Nam.

5. Tính mới của luận án

Một là, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Hai là, luật án đã làm rò sự cần thiết phải điều chỉnh về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trên các phương diện kinh tế, xã hội và đặc biệt là điều chỉnh bằng pháp luật để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các bên trong QHLĐ. Luận án đã pháp điển hóa pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam thông qua lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về vấn đề này.

Ba là, luận án đã phân tích, bình luận, đánh giá một cách toàn diện và khách quan về thực trạng pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam. Qua đó tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý, xác định tính khả thi của các quy phạm pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ hiện hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Bốn là, phân tích, đối chiếu nội dung tương ứng trong pháp luật của các nước và của Công ước quốc tế về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhằm đưa ra kiến nghị để sửa đổi, bổ sung, ban hành uy định mới về nội dung, hình thức các uy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong BLLĐ 2012 và văn bản hướng dẫn thi hành trong


Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2

thời gian tới.

Luận án là đề tài nghiên cứu có hệ thống các vấn đề pháp lý liên uan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Những kiến nghị cụ thể của tác giả sẽ là cơ sở khoa học cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, góp phần tăng cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án góp phần hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng là góp phần vào việc bảo đảm cho các QHLĐ ở nước ta ngày càng ổn định, hài hòa và tăng tính an toàn pháp lý. Từ đó, sẽ giảm thiểu được rủi ro cho các bên khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ và bảo đảm quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các chủ thể được pháp luật bảo vệ th o uy định.


PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ luôn mang đến những ảnh hưởng nhất định về quyền lợi và ngh a vụ đối với các bên trong QHLĐ. Chính vì vậy, nội dung này được các nhà lập pháp, các nhà quản lý lao động, các nhà nghiên cứu và kể cả các bên trong QHLĐ trong và ngoài nước đánh giá là vấn đề quan trọng và cơ bản, luôn uan tâm để tìm ra phương hướng hoàn thiện.

1. Tình hình nghiên cứu

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chấm dứt HĐLĐ nói chung và đơn phương chấm dứt HĐLĐ là vấn đề được đề cập trong khá nhiều khóa luận, luận văn, luận án, tài liệu, bài viết nghiên cứu ở những góc độ khác nhau về vấn đề liên quan. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên sâu về nội dung này.

Các tài liệu là giáo trình, bài giảng Luật Lao động của các trường đại học có viết về vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong nội dung “chấm dứt HĐLĐ” của phần HĐLĐ. Đó là các giáo trình như: “Giáo trình Luật Lao động” của Trường Đại học Luật TP.HCM, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM xuất bản năm 2011 do PGS.TS Trần Hoàng Hải chủ biên; “Giáo trình Luật Lao động” của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân phát hành 2008 do tác giả Chu Thanh Hưởng chủ biên; “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội ấn hành, Nxb. Công an nhân dân 2009 do tác giả Lưu Bình Nhưỡng chủ biên; “Giáo trình Luật Lao động” của Trường Đại học Lao động - Xã hội do Nxb. Lao động - Xã hội (2009); “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1999), do tác giả Phạm Công Trứ chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Những tài liệu này đã cung cấp các khái niệm về HĐLĐ, một số đặc điểm cơ bản của HĐLĐ và các uy định hiện hành về việc chấm dứt HĐLĐ trong chế định HĐLĐ. Bởi vì, đơn phương chấm dứt HĐLĐ chỉ là một hành vi pháp lý của một bên trong quan hệ HĐLĐ nhằm kết thúc QHLĐ nên các tài liệu trên không đi sâu phân tích cụ thể về lý luận, lịch sử hình thành hay điều chỉnh bằng pháp luật về vấn đề này trong thực tiễn…


Hàng năm, tại các trường đào tạo ngành luật có nhiều các khóa luận cử nhân viết về đề tài liên quan, có thể kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ: Thực trạng áp dụng tại một số DN và hướng hoàn thiện” của Nguyễn Thanh Hiệp (2007) Đại học Luật TP. HCM; Khóa luận cử nhân luật về “Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ - Những vấn đề trong thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, tác giả Vò Ngọc Phương Chi (2009) Đại học Luật TP. HCM… Các khóa luận này trình bày về khái niệm HĐLĐ, chấm dứt HĐLĐ, ý ngh a của việc chấm dứt HĐLĐ. Các tác giả phân tích uy định pháp luật còn hiệu lực trong thời điểm đó về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, NSDLĐ. Bên cạnh đó, đưa ra ví dụ minh họa cho thực trạng áp dụng và định hướng hoàn thiện về nội dung này. Như vậy, đến thời điểm hiện nay cần phải nghiên cứu bổ sung thêm nhiều vấn đề, cả về lý luận và thực tiễn.

Luận văn của thạc sỹ Trần Thị Lượng “Pháp luật về chấm dứt HĐLĐ qua thực tiễn ở các DN trên địa bàn TP.HCM” năm (2006). Tác giả phân tích về các căn cứ, thủ tục khi chấm dứt HĐLĐ và dành phần đáng kể khảo sát thực trạng chấm dứt HĐLĐ diễn ra trên địa bàn TP.HCM, tìm những nguyên nhân và nội dung bất cập để đưa ra định hướng hoàn thiện. Luận văn dừng lại ở việc nêu các uy định hiện hành về các trường hợp chấm dứt HĐLĐ và một số ví dụ minh họa, chúng tôi sẽ tiếp thu và có sự phân tích, so sánh với pháp luật các nước về vấn đề này để tìm ra sự tương đồng, khác biệt về cùng một nội dung điều chỉnh giữa pháp luật các quốc gia khác.

Đề tài “Pháp luật về chấm dứt HĐLĐ” của ương Thị Thái, Hà Nội (2008). Luận văn nghiên cứu mối quan hệ cơ bản của cơ chế thị trường và pháp luật lao động, các đặc trưng của QHLĐ. Những nội dung được phân tích dựa trên cơ sở các báo cáo tổng kết thực tiễn của ngành tòa án. Tác giả có điều kiện tiếp cận với nhiều bản án lao động của TANDTC và các tài liệu pháp lý liên quan nên các dẫn chứng phong phú và khá thuyết phục. Một số nội dung là các số liệu thống kê trong báo cáo tổng kết (2.3.2, tr.37), các nhận định của tác giả tiếp tục được phân tích, đánh giá thêm (tr.38: “Pháp luật chấm dứt HĐLĐ được đánh giá là có nhiều nội dung tiến bộ, mang tính xã hội cao nhưng còn kém khả thi. Thực trạng áp dụng, thực hiện cho thấy nhiều uy định về chấm dứt HĐLĐ chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường đang trong uá trình chuyển đổi các DN chủ yếu là vừa và nh nên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn’’).

Luận văn về “Chấm dứt HĐLĐ và hậu quả pháp lý” của tác giả Lê Thị Ngọc, Khoa Luật, ĐH Quốc Gia Hà Nội, 2007 đã nêu khái niệm, dấu hiệu và phân loại chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cũng như trình bày các đặc điểm đặc thù của QHLĐ làm công và sự ảnh hưởng của nó trong việc chấm dứt HĐLĐ đúng, trái pháp luật. Phần thực trạng chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, tác giả đưa ra số liệu tình hình vi phạm pháp luật khi chấm dứt HĐLĐ của các bên nhất là vi phạm về các khoản phải thanh toán cho chủ thể kia... Qua nội dung luận văn, nghiên cứu sinh tiếp tục bổ sung thêm các phân tích thấu đáo về hậu quả pháp lý cũng như các hậu quả về mặt kinh tế, xã hội đối với NLĐ, NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Thực trạng về giải quyết tranh chấp đối với chấm dứt HĐLĐ


trái pháp luật được trình bày một cách logích, từ việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn đến các bất cập, vướng mắc nảy sinh để làm chất liệu cần thiết cho kiến nghị, hoàn thiện các uy định về chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Đề tài luận văn thạc s “Giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Singapore và Malaysia – Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam” của Trần Ngọc Thích (2010), đã cung cấp khá nhiều thông tin về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Singapore và Malaysia, bao gồm: nhận dạng tranh chấp lao động, các loại tranh chấp, cơ uan có thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết, kết quả giải quyết tranh chấp lao động cá nhân do đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Luận văn thạc s của tác giả Phạm Thị Thúy Nga: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐLĐ (2001) và sau này là luận án tiến s “HĐLĐ vô hiệu theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay” (2009) đề cập khá nhiều cách hiểu mở về cơ sở khoa học khi xây dựng quan niệm về HĐLĐ vô hiệu; thực trạng quan niệm về HĐLĐ vô hiệu trong pháp luật Việt Nam; nguyên tắc thiện chí trong xử lý HĐLĐ vô hiệu. Tiểu mục 2.2.2 có một số nội dung rất đáng uan tâm khi tác giả cho rằng việc NLĐ cung cấp thông tin sai sự thật mà thông tin đó chính là điều kiện quan trọng, quyết định NLĐ có được tuyển dụng hay không thì x m như đó là căn cứ dẫn đến sự vô hiệu của HĐLĐ. iệc phân tích, đánh giá các uy định của BLLĐ được tác giả so sánh, đối chiếu với các uy định của BLDS hiện hành tạo nên sự gắn kết có hệ thống giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là nguồn tài liệu uý để tham khảo đối với tác giả luận án này.

Luận án tiến s “HĐLĐ trong cơ chế thị trường ở Việt Nam” (2002) của tác giả Nguyễn Hữu Chí là công trình nghiên cứu có hệ thống và khá toàn diện về HĐLĐ. Tác giả phân tích cơ sở lý luận đối với việc xây dựng, ban hành, thực hiện pháp luật HĐLĐ như: đặc trưng của sức lao động với tư cách là hàng hóa, đặc th của QHLĐ trong thị trường lao động iệt Nam, từ đó đưa ra khái niệm HĐLĐ và các đặc trưng của nó... Luận án đánh giá về thực trạng uy định và áp dụng pháp luật HĐLĐ về giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, do đề tài rộng nên nội dung về đơn phương chấm dứt HĐLĐ không nhiều, chủ yếu thông ua một số bản án của tòa để xác định tính hợp pháp của nó và giải uyết một số vấn đề khác liên uan như trợ cấp, bồi thường do vi phạm pháp luật... Luận án đã đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ trên cơ sở tôn trọng uyền tự do HĐLĐ, đảm bảo uyền và lợi ích các bên trong QHLĐ. ề thực tiễn, những nghiên cứu của luận án có ý ngh a góp phần hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ nhằm nâng cao hiệu uả điều chỉnh của HĐLĐ đối với QHLĐ trong cơ chế thị trường iệt Nam. Thời gian luận án hoàn thành khá lâu (2002) nên một số nội dung pháp luật thực định đã có sự thay đổi, phần những vấn đề lý luận cơ bản về HĐLĐ trong cơ chế thị trường đến nay vẫn có giá trị cao. Nội dung trình bày về vai trò uản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường (tr.48, 52) đã thực sự gợi mở nhiều vấn đề nghiên cứu cho chúng tôi. Luận án là một trong những nguồn tài liệu rất hữu ích đối với nghiên cứu sinh, đặc biệt là phần khái niệm HĐLĐ (tr.38).


Cuốn chuyên khảo “Pháp luật an sinh xã hội - Kinh nghiệm của một số nước với Việt Nam” của tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thúy Hương, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2011). Trong nội dung tài liệu, phần “các chế độ trợ cấp” có đề cập đến một nguồn đóng góp uan trọng của NLĐ, NSDLĐ để hình thành nguồn chi trả khi NLĐ ốm đau, thai sản, hưu trí hay mất thu nhập do bị chấm dứt HĐLĐ…(tr.51 - 57). Tác giả có sự so sánh, đối chiếu nội dung tương tự trong pháp luật an sinh của Hoa Kỳ, Liên bang Đức, Liên bang Nga. Từ những luận giải này, gợi mở cho chúng tôi định hướng nghiên cứu về một trong những hậu uả của đơn phương chấm dứt HĐLĐ là gia tăng số đối tượng cần được hưởng trợ cấp như: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (đơn phương chấm dứt HĐLĐ th o Điều 37, 38, 44, 45... BLLĐ 2012), hưởng bảo hiểm xã hội (chấm dứt HĐLĐ th o Điều 36 khoản 4, Điều 157 BLLĐ 2012...). Các nguồn uỹ này, ngoài phần đóng góp của các bên trong QHLĐ th o tỷ lệ uy định thì nhà nước cũng phải luôn đảm bảo đủ tiền để chi trả như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp... Như vậy, nếu tỷ lệ đơn phương chấm dứt HĐLĐ tăng đột biến thì không chỉ ảnh hưởng uyền lợi chính đáng của các bên (nhất là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật) mà cả xã hội c ng chịu tác động từ hành vi pháp lý này.

Các công trình nghiên cứu nói trên của các tác giả đã tiếp cận HĐLĐ và một số vấn đề liên uan đến chấm dứt HĐLĐ, đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ nhiều góc độ khác nhau, là những tài liệu vô cùng quý giá cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận và đánh giá toàn diện thực trạng của các uy định cũng như áp dụng pháp luật HĐLĐ hiện hành ở nước ta, để trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Bên cạnh các luận văn, luận án, sách, giáo trình, còn có một số bài viết mang tính nghiên cứu, trao đổi, đưa lại nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề mà đề tài lựa chọn, thực sự hữu ích cho công tác hoàn thiện pháp luật về chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam, như: Bài “Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ” của tác giả Đào Thị Hằng đăng ở Tạp chí Luật học, số 4/2001. Trong bài viết, phân tích của tác giả về các trường hợp chấm dứt HĐLĐ, quyền chấm dứt HĐLĐ rất sâu sắc và khái niệm “đơn phương chấm dứt HĐLĐ” đã được nhiều nhà nghiên cứu pháp luật đồng tình, là nguồn tư liệu để tác giả luận án vận dụng, phát triển thêm. Bài “Một số kiến nghị sửa đổi những quy định về kỷ luật lao động” của tác giả Đỗ Ngân Bình, Tạp chí Lao động và Xã hội (10/2001); Bài “Quá trình duy trì và chấm dứt HĐLĐ” của tác giả Lưu Bình Nhưỡng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (11/2002 số 175); Bài “Đặc trưng của HĐLĐ” của tác giả Nguyễn Hữu Chí, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (10/2002) và bài “Chấm dứt HĐLĐ” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (9/2002); Bài “Về phương hướng hoàn thiện chế độ HĐLĐ ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hoài Thu, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4/2003 – Số 180); Bài “Một số vấn đề về chế độ HĐLĐ theo quy định của BLLĐ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ” của tác giả Nguyễn Hữu Chí, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4/2003); Bài


HĐLĐ và các tranh chấp phát sinh từ HĐLĐ” của tác giả Nguyễn Việt Cường, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4/2003).

Bài “Bàn về chế độ trợ cấp thôi việc” của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng, Tạp chí Luật học (2003) tr.37. Bài viết trình bày sự bất hợp lý khi loại trừ lao động về hưu không được hưởng trợ cấp thôi việc; NLĐ vi phạm kỷ luật lao động khi tự ý nghỉ việc th o Điều 85 BLLĐ. Quan điểm này được chúng tôi ủng hộ và trong luận án có sự tiếp nhận, đi sâu phân tích cụ thể hơn.

Bài “Những vấn đề cần sửa đổi về HĐLĐ trong BLLĐ” của tác giả Trần Thị Thúy Lâm, Tạp chí Luật học (9/2009). Nội dung chính: (i) Nêu các uan điểm khác nhau về chấm dứt HĐLĐ (Điều 36 BLLĐ) và tác giả bài viết đồng tình với trường hợp chấm dứt HĐLĐ th o điều khoản mà hai bên đã th a thuận trong hợp đồng, miễn là không trái luật;

(ii) Tác giả cũng phân tích để đi đến nhận xét về tính không khả thi ngh a vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp, chi trả trợ cấp thôi việc và mất việc làm của NSDLĐ; (iii) Khẳng định sa thải thực chất chính là đơn phương chấm dứt HĐLĐ đặc biệt, các nước đều gọi chung là sa thải hoặc chấm dứt HĐLĐ; (iv) Kiến nghị không buộc DN phải đào tạo lại tất cả những trường hợp bị thôi việc th o Điều 17 mà trả một khoản tiền để NLĐ tự học nghề.

Bài “Một số nội dung cơ bản của pháp luật lao động CHLB Đức” của tác giả Đào Thị Hằng, Tạp chí Luật học, số 9/2011. Ở góc độ chung nhất, tác giả trình bày tổng thể các uy định pháp luật điều chỉnh mối uan hệ giữa NLĐ, NSDLĐ và uan hệ của các tổ chức liên kết trong lao động. Bài viết này ưu tiên chú trọng pháp luật lao động cá nhân (hoặc pháp luật HĐLĐ) về: (i) Chuẩn bị tuyển dụng của NSDLĐ; (ii) Chuẩn bị của QHLĐ; (iii) Thiết lập QHLĐ; (iv) Nội dung QHLĐ; (v) Chấm dứt QHLĐ. Cả NLĐ và NSDLĐ đều có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ th o hai loại: có báo trước và không báo trước, ngoài ra NSDLĐ còn có thể “chấm dứt HĐLĐ có sự thay đổi”. Tài liệu cung cấp rất nhiều tư liệu uý về pháp luật HĐLĐ của CHLB Đức, nhất là về phần chấm dứt QHLĐ. Chúng tôi sử dụng một số nội dung của tài liệu như những căn cứ để so sánh, phân tích, đối chiếu với pháp luật về chấm dứt HĐLĐ của iệt Nam trong uá trình nghiên cứu luận án.

Bài báo “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật” của tác giả Trần Hoàng Hải, Đỗ Hải Hà đăng trong tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8 (193) 2011. Tài liệu phân tích những bất cập trong uy định hiện hành về trách nhiệm của NSDLÐ đơn phương chấm dứt HÐLÐ trái pháp luật th o Điều 41 BLLĐ 1994 đã được sửa đổi, bổ sung 2002, 2006 và 2007: (i) NSDLÐ đơn phương chấm dứt HÐLÐ trái pháp luật phải chịu những trách nhiệm pháp lý th o uy định, bên cạnh đó, nhiều trường hợp khi phải nhận NLÐ trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký là không thể thực hiện được hoặc sẽ gây một số hệ quả bất lợi cho NLĐ và NSDLĐ; (ii) Quy định về NSDLÐ phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày NLÐ không được làm việc chưa ph hợp; (iii) Quy định về tiền lương làm cơ sở xác định mức bồi thường có thể không bảo đảm b đắp các thiệt hại thực tế của NLÐ; (iv) Quy định về trách nhiệm của NSDLÐ vi phạm thời hạn báo trước khi


đơn phương chấm dứt HÐLÐ chưa rò ràng… Bên cạnh đó, các tác giả đã đưa ra một số kiến nghị trong Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ lần thứ ba (5/2011). Đây là một tài liệu rất hữu ích cho luận án, bởi sự phân tích, minh họa, so sánh nội dung quy phạm về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của pháp luật Việt Nam hiện hành với luật các nước khác nên có tính thuyết phục cao.

Hội thảo về “Hợp đồng và giải quyết tranh chấp về Hợp đồng” (2011), Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, có một số tham luận trình bày với nội dung liên

uan đến luận án, như:

Bài “Một số đề xuất hoàn thiện các quy định về HĐLĐ trong Dự thảo BLLĐ” của Nguyễn Thị Bích. Tài liệu đánh giá những điểm còn hạn chế của Dự thảo lần 3 BLLĐ sửa đổi, đề xuất một số nội dung liên uan đến chấm dứt HĐLĐ (i) Cho phép các bên ký nhiều loại HĐLĐ có thời hạn theo nhu cầu sản xuất kinh doanh và trên cơ sở sự th a thuận; (ii) NLĐ cung cấp thông tin sai sự thật để được tuyển dụng vào làm việc thì NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, đề xuất thứ nhất vẫn cần phân tích kỹ về lý luận của việc ký liên tiếp các HĐLĐ có ý ngh a và tác động như thế nào đối với các bên. Nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, NLĐ vẫn luôn ở thế bị động khi giao kết hợp đồng thì việc suốt một thời gian dài hoặc suốt đời lao động họ sẽ chỉ ràng buộc với NSDLĐ bởi hợp đồng có thời hạn, điều này dễ dẫn đến thiệt thòi trong điều kiện hưởng các chế độ của HĐLĐ không thời hạn, như mức thưởng của DN đối với loại hợp đồng có thời hạn thường thấp; khó có cơ hội được DN chọn đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn sâu; ít khi được đề bạt các vị trí trọng yếu của đơn vị; khi họ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải tuân thủ đúng, đủ về lý do, thời hạn báo trước… Đề xuất thứ 2 sẽ hợp lý hơn nếu bổ sung thêm các phân tích, luận cứ phù hợp. Trường hợp NLĐ cung cấp thông tin sai sự thật về tên, tuổi, nơi cư trú do mất giấy tờ, hoặc phải đối phó với yêu cầu về hộ khẩu trường trú tại địa phương cụ thể nào đó… thì có nên là điều kiện để NSDLĐ chấm dứt việc làm trước hạn với NLĐ? Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai hướng tiếp cận trên.

Cũng tại hội thảo này, bài “Chấm dứt HĐLĐ và hậu quả của chấm dứt HĐLĐ - Một số kiến nghị” của tác giả Bùi Thị Kim Ngân trình bày về các trường hợp chấm dứt HĐLĐ, hậu quả của chấm dứt HĐLĐ đúng luật, trái luật. Các kiến nghị: (i) Quy định cụ thể thế nào là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NSDLĐ. Nội dung này đã được bổ sung tại Điều 41 BLLĐ 2012; (ii) Đề nghị cho NLĐ hưởng trợ cấp thôi việc khi đến tuổi nghỉ hưu và có uy định cụ thể tránh thiệt hại cho NSDLĐ khi b ra kinh phí đào tạo NLĐ nhưng sau đó họ nghỉ việc mà có thể không phải bồi hoàn các chi phí này. Chúng tôi cũng có uan điểm tương tự và tiếp tục làm rò hơn tính hợp pháp, hợp lý của các đề xuất trên để áp dụng hiệu quả trong thực tế.

Tại Hội thảo “Góp ý sửa đổi, bổ sung BLLĐ” của Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức tháng 5/2012, nội dung liên uan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ rất ít, tác giả Bùi Thị Kim Ngân tiếp tục góp ý sửa đổi Điều 41 th o hướng xác định: “Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng với khoản


1 hoặc khoản 2 Điều 37, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 38 của Bộ luật này”. Đây là những nội dung có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu đề tài vì là một vấn đề pháp lý đang gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện.

1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một số tài liệu nước ngoài có liên quan đến nội dung luận án:

Sách “Perspectives on Labour law” (2003), A.C.L. Davies, Cambridge. Tài liệu có phần trình bày uy định của Hiến chương Châu Âu về Các quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu về chấm dứt HĐLĐ, đơn phương chấm dứt HĐLĐ (tr. 68, 165);

Sách “The Future of Labour law” (2004), Catherine Barnard, Simon Deakin and Gillians Morris, Oxford and Portland Oregon. Tài liệu có nội dung về: (i) Chấm dứt hợp đồng lao động (tr.101 – 128); (ii) Luật chung về đơn phương chấm dứt HĐLĐ (tr.119);

(iii) Những uan điểm thay đổi về chấm dứt HĐLĐ ở Anh quốc (tr.130 – 147);

Sách “Globalization and the future of labour law” (2006), John D.R. Craig and S. Michael Lynk. Trong tài liệu đề cập đến: (i) Không bị phân biệt đối xử buộc thôi việc khi lao động nữ trong giai đoạn mang thai, bảo đảm quyền cho họ được trở lại làm việc và được hưởng mức lương tương đương với vị trí làm việc khi nghỉ sinh; (ii) Không được buộc thôi việc khi NLĐ lập gia đình trong uá trình làm việc (tr.384).

Nhìn chung, các tài liệu trên đều có so sánh pháp luật các nước về chấm dứt HĐLĐ hay sa thải NLĐ và xác định: (i) Quyền chấm dứt HĐLĐ của chủ thể; (ii) Nguyên nhân chấm dứt HĐLĐ do khó khăn kinh tế của DN, do quá thừa nhân công (Chỉ thị số 98/59/EC ngày 20/7/1998); (iii) NLĐ có uyền được bảo hộ chống lại việc bị sa thải phi lý, dựa trên luật Cộng đồng, luật quốc gia và các thông lệ; (iv) Thủ tục chấm dứt HĐLĐ, các vấn đề về tài chính của việc chấm dứt HĐLĐ, hay trường hợp NLĐ không đồng ý chấm dứt HĐLĐ và phải bồi thường dựa theo sự linh hoạt của luật pháp; (v) Giải quyết tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ, tòa án sẽ chọn lựa giữa việc quyết định cho NLĐ được làm việc trở lại hay được bồi thường.

Sách “Nghiên cứu so sánh pháp luật lao động các nước ASEAN” do Bộ LĐ – TB & XH ấn hành năm 2010. Nội dung tiểu mục 1.2.5: (i) Về chấm dứt HĐLĐ ghi nhận pháp luật các nước ASEAN đều có uy định, thể hiện uan điểm bảo vệ NLĐ ở mức cao khi bị chấm dứt HĐLĐ; (ii) Đơn phương chấm dứt việc làm bởi NSDLĐ (sa thải) có thể có tác động nghịch tới NLĐ bị sa thải, đặc biệt khi sinh kế của NLĐ và gia đình họ phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ việc làm đó hoặc trường hợp cơ hội thị trường lao động hạn chế;

(iii) Các uy định về sa thải do đó là bộ phận đặc biệt quan trọng của luật bảo vệ việc làm;

(iv) Các chính phủ và đối tác xã hội thường thấy khó tìm một điểm cân bằng giữa nhu cầu về thu nhập và việc làm của NLĐ và nhu cầu linh hoạt trong điều hành của NSDLĐ;

(v) Vấn đề này được thảo luận nhiều trong bối cảnh cải cách thị trường lao động. Một mặt, thị trường lao động quá cứng nhắc có thể cản trở kinh doanh và cơ hội đầu tư, do đó có thể phản tác dụng đối với tăng trưởng việc làm. Mặt khác, một thị trường lao động quá l ng lẻo có thể làm gia tăng sự tổn thương của NLĐ về việc làm và an ninh thu nhập; (vi)

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí