Thực Trạng Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề Môn Lịch Sử Ở Việt Nam


phát triển năng lực người học, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò chủ động, tích cực của người học. Cụ thể:

2.2.1.1. Tại Hàn Quốc

Theo Chương trình giáo dục Hàn Quốc, phiên bản 2015 (Tài liệu dịch lưu trữ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015), mục tiêu môn LS được xác định trong CT là giúp HS hiểu được một cách sâu sắc quá trình hình thành và phát triển của LS đất nước trong mối quan hệ với LS thế giới, qua đó có những tư duy mang tính LS và nâng cao NL nhận thức xã hội hiện đại.

Căn cứ vào CT giáo dục quốc gia, các cơ sở giáo dục của Hàn Quốc phát triển CT nhà trường và hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch DH nhằm cụ thể hóa mục tiêu và nội dung của CT môn học. Kế hoạch DH của GV được xây dựng theo trình tự từ những kiến thức LS cơ bản nhất cho đến những khái niệm LS khó nhất. Theo đó, nội dung học được tổ chức liền mạch từ “Sự hình thành của LS đất nước và sự phát triển của các quốc gia cổ đại” cho đến “Sự phát triển của Đại Hàn Dân Quốc và những thay đổi của thế giới hiện đại”, nhưng đồng thời cũng cần giúp cho HS hiểu được nguyên nhân kinh tế xã hội, tư tưởng và văn hóa của mỗi thời đại, mối quan hệ đối ngoại theo dòng chảy của LS chính trị, khác với cấp THCS, nhằm biểu hiện cụ thể nguyên tắc kết nối. Các nội dung này được GV lên kế hoạch chi tiết về tính chất của bài học, phương pháp và trình tự cơ bản để giải quyết bài học theo hướng thiết kế và tổ chức bài giảng để HS có thể suy nghĩ và giải quyết một cách sâu sắc chủ đề học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; nâng cao sự tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS, tạo ra các cơ hội để có thể thảo luận với nhau kiến thức, quan niệm của mỗi cá nhân HS về các vấn đề LS.

Đối với mỗi nội dung LS, khi tổ chức DH GV tổ chức nghiên cứu “Hệ thống nội dung” được đưa ra trong mục “Tiêu chuẩn và các lĩnh vực nội dung” để thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức giảng dạy LS với các phương pháp và hình thức phong phú như: Sử dụng tích cực các phương pháp giáo dục sử dụng báo (NIE), phương pháp giáo dục sử dụng internet (IIE), phương pháp giáo dục sử dụng phim (MIE), học trực tuyến (E-Learning), phương pháp học hỗn hợp (Blended Learning) để tạo ra buổi học sáng tạo. Theo đó, các phương pháp học giải quyết vấn đề, phát triển bản thân một cách sáng tạo, chú trọng phản ứng, tìm kiếm, hiện trường, sử dụng kĩ thuật công nghệ thông tin(ICT), tìm kiếm giá trị, phương pháp dạy mang hình thức thảo luận, phương pháp học hợp tác được sử dụng nhiều trong quá trình DH thông qua các hình thức học tập như: học bằng kịch hóa, học loại trừ, học trải nghiệm… với các tài liệu phong phú như các tư liệu LS, tư liệu ảnh, bảng biểu, niên biểu, bản đồ LS, các loại tư liệu truyền


thống đa phương tiện khiến cho những buổi học LS trở nên thú vị và sinh động, và phát huy được NL của HS, nhất là NL tự học, tự nghiên cứu LS. Theo đó, để tiến hành dạy và học một cách hiệu quả, GV được khuyến khích phát huy sự sáng tạo, chủ động trong việc phát huy chuyên môn trên cơ sở nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình để điều chỉnh nội dung, thứ tự DH các chủ đề chứ không nhất thiết phải giải quyết các nội dung trong sách giáo khoa với tỉ lệ giống hệt nhau một cách lần lượt.

Về tài liệu DH trong quá trình DHLS rất phong phú, đa dạng như: SGK cung cấp những kiến thức cơ bản tối thiểu nhất mà phải được xử lí trong giờ học, hoặc nói rộng ra là công cụ tuyệt đối của giờ học chứa toàn bộ những kiến thức LS mà HS phải học; Các nguồn tư liệu lịch sử như: tư liệu nghiên cứu LS, các tác phẩm văn học, phim tư liệu và các tác phẩm điện ảnh về LS, tài liệu trên internet …

Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập LS được thực hiện trên các yếu tố về nội dung và tiêu chuẩn cần đạt được quy định trong CT môn LS. Nội dung đánh giá không năng về yêu cầu ghi nhớ kiến thức LS một cách ngắn hạn mà chú trọng tiếp cận một cách tổng hợp thông qua đánh giá kĩ năng tư duy LS, sự quan tâm và thái độ đối của HS với LS. Theo đó, ở Hàn Quốc chú trọng đánh giá quá trình chứ không chỉ đánh giá kết quả thông qua việc quan sát, hỏi đáp, thuyết trình, báo cáo kiểm tra, nộp bài cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

2.2.1. 2. Tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, giáo dục LS Nhật Bản sẽ có hai bộ phận là LS thế giới và LS Nhật Bản. Trong đó, giáo dục LS Nhật Bản tập trung vào lý giải một cách hợp lý, khoa học sự phát triển của LS Nhật Bản, giáo dục năng lực làm rõ quan niệm về từng thời đại. Giáo dục LS thế giới chủ trọng việc đứng trên quan điểm rộng rãi mang tình thế giới, giáo dục tinh thần xây dựng hợp tác quốc tế, giáo dục tình yêu nhân loại và nỗ lực không ngừng vì hòa bình thế giới.

Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 8

Ở Nhật Bản, cứ khoảng 10 năm bản “ Hướng dẫn học tập” lại được sửa đổi một lần và mỗi lần sửa đổi, nội dung chương trình có những điều chỉnh quan trọng.

Theo tác giả Đinh Ngọc Bích Khuyên trong đề tài nghiên cứu “ Xây dựng một số chủ đề môn tìm hiểu xã hội cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015”[84] của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, để tổ chức DH, các GV sẽ là người chủ động thiết lập nên những chủ đề học tập dựa trên hướng dẫn thực hiện chương trình quốc gia. SGK, SGV là tài liệu tham khảo, GV có thể sử dụng hoặc không. Quá trình đó được thực hiện như sau:

- Giai đoạn chuẩn bị tổ chức DH: GV nghiên cứu tài liệu: mục tiêu giáo dục, chương trình khung, SGK và thực tiễn của nhà trường để thiết kế các chủ đề học tập. Thông thường, trong bước này, GV sẽ phải tiến hành các điều tra, khảo sát, đánh giá


thực tiễn để làm căn cứ xây dựng chủ đề. Do vậy, các chủ đề học tập được thiết kế sẽ mang màu sắc của GV, của nhà trường và của địa phương.

- Giai đoạn tổ chức DH chủ đề: GV sẽ phải thiết lập hồ sơ giờ học (đó là những ghi chép toàn diện của GV về giờ học phục vụ cho việc nghiên cứu). Hồ sơ giờ học bao gồm: giáo án, thiết bị DH, diễn biến quá trình tổ chức DH (các hoạt động của GV, các hoạt động của HS), ý kiến của HS. Hiện nay, việc lưu giữ hồ sơ giờ học thường được GV sử dụng bằng máy quay hoặc các máy ghi âm nên giảm được áp lực cho GV.

- Giai đoạn sau khi thực hiện các chủ đề: GV sẽ phải viết tổng kết tóm tắt thực tiễn để trình bày trong các hội thảo khoa học, các buổi tọa đàm chuyên môn hoặc đăng tải trên các tạp chí giáo dục.

Như vậy, việc thiết kế và thực hiện các chủ đề mang đậm dấu ấn của GV. Đây chính là kết quả của quá trình tự chủ, sáng tạo của GV khi triển khai thực hiện nhiệm vụ DH trong nhà trường. Điều này cho thấy vai trò chủ động, tích cực của GV trong quá trình tổ chức DH rất cao. Trên cơ sở khung CT bắt buộc, GV sẽ tự nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích CT và các điều kiện về bối cảnh địa phương, đặc điểm HS để xác định nội dung DH và xây dựng kế hoạch DH trên cơ sở xác định và thiết kế các chủ đề học tập.

2.2.1.3. Tại Singapore

Theo tài liệu nghiên cứu về CT giáo dục Singgapore (Tài liệu dịch được lưu trữ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013), tại Singgapore, mục tiêu của việc tổ chức DHLS được thực hiện nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức hợp lý về LS địa phương và khu vực và thế giới; giúp HS phát triển các kĩ năng tư duy phê phán cần thiết cho việc học tập suốt đời và độc lập. Theo đó, yêu cầu cần đạt đối với môn LS cấp trung học của Singgapore là:

Về kiến thức: Giúp HS nhận ra mục đích và sự phù hợp của việc nghiên cứu LS; Có kiến thức chắc chắn về các khái niệm LS cơ bản và rộng về các vấn đề LS trong nước, khu vực và trên thế giới, nhất là những tri thức về những phát triển quan trọng và mốc LS trong LS Singapore.

Về kĩ năng: Phát triển các kĩ năng LS quan trọng như nhận ra những xu hướng trong viết LS, phân biệt giữa thực tế và quan điểm, xử lí thông tin LS; Phát triển các kĩ năng tư duy phê phán và sáng tạo như so sánh, phân tích, đưa ra kết luận thông qua việc kiểm tra các loại nguồn tài liệu khác nhau;Phát triển các kĩ năng công nghệ thông tin cần thiết để giúp chúng quản lí, xử lí và sử dụng thông tin sáng tạo và hiệu quả.

Về giá trị và thái độ: Phát triển sự hứng thú với quá khứ và các lực lượng hình thành nên những hoạt động của con người, tổ chức và ý tưởng theo thời gian; Trân trọng, tự hào về những giá trị lịch sử, văn hóa của Singgapore và của các nền văn hóa


khác trên thế giới; Phát triển những thói quen tích cực của trí óc để học tập phê phán, sáng tạo và độc lập và thúc đẩy nhận thức về sự ảnh hưởng của các sự kiện từ bên ngoài vào Singapore và sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia.

Để thực hiện mục tiêu trên, một loạt các chiến lược giảng dạy phù hợp, các hoạt động và hỗ trợ giảng dạy có thể được sử dụng để các bài học LS sinh động hơn và làm cho việc học LS ý nghĩa hơn như: Phương pháp học tập tương tác và lấy HS làm trung tâm được giới thiệu để khơi dậy niềm ham mê với LS của HS và để chúng trở thành những người học chủ động và độc lập; sử dụng trình bày trực quan, như là tranh ảnh, đồ thị, biểu đồ để kích thích sự tò mò khi giới thiệu chủ đề hoặc để minh họa khi hướng dẫn với các nguồn tài liệu phong phú, đa dạng.

Khác với Nhật bản, ở Singgapore, việc tổ chức DH của GV được thực hiện trên cơ sở triển khai các chủ đề đã được các chuyên gia biên soạn trong SGK bởi phòng kế hoạch và phát triển chương trình của Bộ Giáo dục Singgapore. Kèm theo SGK có sách hoạt động và tài nguyên giáo viên. Trong đó, tài nguyên GV được thiết kế để GV giảng dạy các chủ đề một cách hiệu quả. Tài liệu này bao gồm cả kĩ năng hoạt động, chiến lược giảng dạy và cách thức đánh giá.

Các PPDH được sử dụng trong quá trình tổ chức DHLS như: PP đóng vai, mô phỏng giúp phát triển sự hiểu biết về LS và sự đồng cảm vì chúng cung cấp các cơ hội cho HS đánh giá cao những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật LS và đạt được một hiểu biết sâu sắc về các sự kiện LS và quan điểm của các nhân vật khác nhau trong LS. Các hình thức học tập ngoại khóa được coi vì chúng cung cấp cơ hội cho việc học tập dựa trên kinh nghiệm. Các chuyến thăm quan tới các khu di tích LS và di sản quan trọng và bảo tàng giúp củng cố việc học tập trên lớp học. Các chuyến đi thực địa sang các nước khác như Malaysia, Thái Lan và Myanmar cũng có thể mở rộng sự hiểu biết về các quốc gia tới thăm.

2.2.1.4. Tại Hoa Kỳ

Theo các tài liệu nghiên cứu về chương trình giáo dục Hoa Kỳ (Tài liệu dịch lưu trữ tại Bộ Giáo dục, 2014), tại Hoa Kỳ, để tạo thước đo thống nhất và căn cứ cho việc thiết kế chương trình trong nhà trường phổ thông của các bang trong toàn liên bang các tiêu chuẩn môn học được xây dựng. Đối với môn LS, ở Mỹ có hai dạng tiêu chuẩn: kỹ năng về tư duy LS và thông hiểu tri thức LS với các tiêu chí tăng dần từ bậc mẫu giáo đến THPT.

Đối với cấp THPT (Highschool, 9-12) HS cần có tư duy độc lập, biết phân tích sử dụng tư liệu gốc và các nguồn tham khảo khác, từ một sự kiện, các em biết xâu chuỗi chúng lại rồi từ đó biết đánh giá, nhận xét, nhất là đưa ra quyết định. Đây chính là khâu hình thành nhân cách cho HS mà môn LS đem lại.


Căn cứ vào chuẩn liên bang, vào chương trình môn học và các tài liệu tham khảo, GV tự xây dựng, thiết kế các chủ đề để tổ chức DH trên cơ sở nghiên cứu chuẩn Liên bang, nghiên cứu điều kiện thực tiễn của địa phương và năng lực của GV và HS. Việc tổ chức DHLS ở Hoa Kì được thực hiện theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó đặc biệt quan tâm đến phương pháp tranh biện và phát triển tư duy nhận xét, đánh giá các nhân vật LS theo quan điểm cá nhân của HS.

Theo tài liệu bài giảng cho giáo viên, sinh viên sư phạm ở bang Tennessee – Hoa Kỳ, định hướng tổ chức DH một chủ đề học tập do GV thiết kế. bản kế hoạch có cấu trúc như sau:

- Tên chủ đề: Ghi rõ tên chủ đề học tập; Thời lượng thực hiện trong bao nhiêu giờ học, bao nhiêu tuần …

- Mục tiêu chủ đề: đưa ra mục tiêu học tập cụ thể cho chủ đề ( trong đó phải mô tả được chủ đề đáp ứng chuẩn nào của chương trình (chủ đề học tập làm rõ nội dung nào trong chuẩn chương trình bang).

- Tài liệu: Liệt kê tài liệu, sách cần thiết cho việc giảng dạy chủ đề.

- Bối cảnh và cơ sở: các khái niệm quan trọng khi dạy chủ đề; căn cứ xây dưng chủ đề

- Quy trình tổ chức DH chủ đề: Giới thiệu, tiến trình, kết thúc (các bước tổ chức DH và dự kiến hoạt động học).

- Minh chứng đánh giá: cung cấp công cụ đánh giá tổng kết, đánh giá quá trình

khi tổ chức DH chủ đề.

- Sửa đổi: Điều chỉnh sau khi DH chủ đề.

Như vậy, với cách thiết kế vào tổ chức DH chủ đề như trên, các nhà trường và GV được giao quyền chủ động cao trong việc thực hiện CT của bang theo nguyên tắc đáp ứng các chuẩn được quy định trong CT.

2.2.1.5. Ở một số nước châu Âu

Ở một số nước Châu Âu, việc tổ chức DHLS được thực hiện theo các chủ đề cốt lõi theo từng mạch nội dung được quy định trong chương trình giáo dục quốc gia. Các nội dung này chính là căn cứ để các cơ sở giáo dục xây dựng và phát triển chương trình nhà trường theo định hướng phát triển năng lực người học.

Tại Phần Lan: Mục tiêu chính trong chương trình DH LS ở Phần Lan là hướng dẫn HS trở thành người có trách nhiệm trong thời đại của các em đang sống, biết phê bình, biết nhận xét quá khứ. Theo đó, chương trình môn LS được thiết kế các chủ đề cốt lõi tương ứng với các mạch kiến thức: Các nền văn hóa tiến bộ ngoài châu Âu; sự phát triển của các nền thương mại; sự phát triển của văn hóa; sự phát triển của động cơ và các phương tiện giao thông; sự thay đổi của nhân khẩu học (sự di chuyển dân cư); quá trình thống nhất châu Âu …Căn cứ vào các chủ đề được thiết kế, GV xây dựng kế hoạch DH


và tổ chức DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Trong kỉ yếu Hội thảo «Hướng tới giáo dục phổ thông chất lượng cao», Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015), tại Vương quốc Bỉ, năm 2011, chương trình môn học Lịch sử - Địa lý của Cộng đồng Bỉ nói tiếng Pháp được phổ biến với mục đích đáp ứng các mục tiêu xây dựng năng lực cho học sinh lần đầu tiên được cơ quan quản lý giáo dục đưa ra. Mặc dù « phương pháp tiếp cận theo năng lực » đã giúp cho hệ thống các trường công có điều kiện tập trung nhiều hơn vào việc giúp học sinh huy động sử dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thuận lợi, vận dụng tổng hợp các kiến thức vào trong các tình huống học tập có ý nghĩa thực tế nhiều hơn. Năm 2016, bộ khung tham chiếu về kiến thức cơ sở áp dụng cho hệ thống giáo dục của cộng đồng sẽ được xây dựng xong và công bố chính thức. Theo các chuyên gia giáo dục Vương quốc Bỉ, để hình thành và phát triển NL cho người học thì kiến thức phải đi kèm với kỹ năng và thái độ và kiến thức là một thành tố, là nguồn tài nguyên được sử dụng để xây dựng và phát triển năng lực. Do vậy, khi giảng dạy kiến thức, giáo viên có trách nhiệm giúp cho học sinh hiểu và nhớ được những thông tin sau này cần/có thể vận dụng để hoàn thành nhiệm vụ, để giải quyết tình huống hoặc thực hiện các hoạt động học tập.

Theo đó, để tổ chức DHLS, GV cần căn cứ vào bộ công cụ kĩ năng để xác định các tình huống thuận lợi nhằm cụ thể hóa kiến thức, kĩ năng của vấn đề LS.

Ví du: Để tổ chức cho HS học tập một chủ đề về lối sống của con người ở một thời kì nào đó để giúp HS xác định được mốc thời gian với các dấu vết quá khứ và lối sống của con người ở một thời kì nào đó. GV có thể đặt một tình huống với các nhiệm vụ như sau:

Hôm nay là ngày lễ của Cha…Hãy tìm một sự kiện đã xảy ra ở Bỉ vào năm bố em ra đời và viết nhật ký ra đời cho bố em.

Hãy thu thập tất cả các sự kiện xảy ra vào năm đó và sắp xếp theo dòng thời gian

Với chủ đề này, HS sẽ được rèn luyện các kĩ năng sưu tầm tư liệu trên cơ sở tìm và so sánh các dấu vết của quá khứ như tài liệu lưu trữ, ảnh chụp, tượng điêu khắc, tranh, tài liệu ghi âm ghi hình, đồ vật, công trình (công trình công cộng, công trình in trong bưu thiếp, tên phố …), nếu đặc điểm về lối sống của những người sống tại nơi đó vào cùng một thời kỳ và sắp xếp các tài liệu và các thông tin đó theo dòng thời gian.

Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu việc tổ chức dạy học môn LS của một số quốc gia trên thế giới chúng tôi có một số nhận định như sau:

- Tổ chức DHLS theo định hướng phát triển năng lực người học là một xu thế DH của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của quá trình tổ chức DH của hầu hết các quốc gia trên thế giới là hướng tới phát triển NL cho người học. Theo đó, GV


chuẩn bị kế hoạch DH các chủ đề và sử dụng các PP, hình thức tổ chức DH hiện đại để

tổ chức DHLS theo hướng chú trọng rèn luyện cho HS cách học, cách tự học.

- Quá trình tổ chức thực hiện chương trình giáo dục ở các nước đều coi trọng việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Điều này cho thấy, vai trò chủ động, tích cực của GV trong việc thiết kế và tổ chức DH các chủ đề LS được đề cao. Để tổ chức DH các chủ đề LS ở các quốc gia trên thế giới được thực hiện chủ yếu thông qua chủ đề học tập. Trong đó bao gồm:

+ Các chủ đề được biên soạn trong SGK bởi cơ quan quản lý và phát triển chương trình giáo dục. Kèm theo SGK sẽ là SGV hướng dẫn GV phương thức thực hiện bài học. Đây là dạng chủ đề được sử dụng phổ biến ở Singgapore và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (trong chương tình giáo dục phổ thông 2006 (chương trình giáo dục hiện hành), SGK quy định chi tiết các bài học với thời lượng cụ thể tùy theo đơn vị nội dung kiến thức).

+ Các chủ đề học tập do GV tự thiết kế trên cơ sở phát triển CTGD quốc gia, SGK, SGV đóng vai trò là tài liệu tham khảo, GV có thể sử dụng hoạch không sử dụng. Đây là dạng chủ đề được sử dụng phổ biến ở Hoa Kì và Nhật Bản. Ở Việt Nam, dạng chủ đề này đã và đang được khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng thiết kế chủ đề học tập trong giảng dạy trong những năm gần đây. Trong CT GDPT 2018, các chủ đề này trở thành yêu cầu cần phải thực hiện đối với các GV giảng dạy ở trường phổ thông.

Trong CT GDPT mới ở Việt Nam, môn LS được thiết kế theo các chủ đề cốt lõi với từng mạch nội dung về LS thế giới, khu vực và trong nước tương ứng nhằm hướng tới mục tiêu giúp người học hình thành và phát triển PC và NL. Điều này cho thấy, CT GDPT môn Lịch sử 2018 của Việt Nam đã tiếp cận, tiếp thu được các thành tựu của các nền giáo dục trên thế giới. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động tổ chức DHLS của các quốc gia trên thế giới đã cho chúng tôi rất nhiều kinh nghiệm quá trình nghiên cứu đề xuất biện pháp tổ chức DH và kiểm tra, đánh giá HS theo chủ đề.

2.2.2. Thực trạng tổ chức dạy học chủ đề môn Lịch sử ở Việt Nam

2.2.2.1. Tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng

(1) Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp điều tra

* Mục đích:

Nhằm nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng tổ chức DH chủ đề LS ở trường THPT theo chương trình giáo dục hiện hành (chương trình giáo dục theo Quyết


định số 16/2006/QĐ-BGDĐT) làm cơ sở thực tiễn để rút ra điểm mạnh, điểm yếu làm

cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp tổ chức DHLS theo CHỦ ĐỀ ở trường THPT.

⃰ Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề chính sau đây:

- Nhận thức của CBQL, GV và HS về tổ chức DH chủ đề LS và tầm quan trọng của việc tổ chức DH chủ đề LS.

- Thực trạng về việc tổ chức DH chủ đề LS: Các hoạt động chuẩn bị cho việc tổ chức xây dựng kế hoạch bài học/ chủ đề và tổ chức thực hiện kế hoạch DH bài học/ chủ đề.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức DH chủ đề LS của GV.

- Nhận xét, đánh giá và mong muốn của học sinh về các hoạt động tổ chức dạy học lịch sử ở trường THPT.

⃰ Đối tượng và địa bàn khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát với các đối tượng là cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn); giáo viên và học sinh. Cụ thể như sau:

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: 90 người; Tổ trưởng chuyên môn:156 người; Giáo viên: 568 người; Học sinh: 2050 người.

- Địa bàn khảo sát: Đối với CBQL, GV điều tra trên phạm vi cả nước theo 6 vùng kinh tế (mỗi vùng kinh tế lựa chọn ngẫu nhiên 05 tỉnh); Đối với HS, điều tra, khảo sát HS thuộc các trường tham gia thử nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới và tham gia dạy học thử nghiệm cho Luận án. (thông tin chi tiết, cụ thể về số lượng, thành phần CBQL, GV và HS xem Phụ lục: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát các địa phương phục vụ cho đề tài nghiên cứu)

*Phương pháp khảo sát

- Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL và GV

Việc triển khai phiếu điều tra được tiến hành theo các bước sau đây:

+) Bước 1: Trao đổi với các đối tượng khảo sát và chuyên gia để hình thành phiếu điều tra;

+) Bước 2: Soạn phiếu điều tra lần thứ nhất;

+) Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và điều tra thử trên mẫu nhỏ;

+) Bước 4: Chỉnh lý phiếu điều tra và biên soạn chính thức (soạn lần 2);

+) Bước 5: Chọn mẫu điều tra;

+) Bước 6: Tổ chức lấy ý kiến qua phiếu điều tra và trao đổi với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa được đề cập trong phiếu điều tra;

+) Bước 7: Xử lý thông tin từ các phiếu điều tra theo phương pháp thống kê toán học.

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí