Biện Pháp 2: Lựa Chọn Nội Dung Bồi Dưỡng Sát Với Nhu Cầu Của Cbql Trường Thcs Trong Giai Đoạn Hiện Nay

trong các hội nghị của ngành, hội nghị chuyên môn liên trường, bồi dưỡng thông qua việc giao lưu cán bộ quản lý giỏi… tự nghiên cứu.

Địa điểm tổ chức: chủ yếu là tại Phòng GD&ĐT, ngoài ra có thể tổ chức ở các cụm chuyên môn liên trường, nghiên cứu qua tài liệu, wibsite của Sở, Bộ và tài liệu trên mạng internet…

- Dự kiến các nguồn lực tham gia bồi dưỡng: Con người: đội ngũ báo cáo viên, lực lượng phục vụ, nguồn kinh phí, tăng âm, loa đài, máy tính, máy chiếu, CSVC phòng học…

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS do Trưởng Phòng GD&ĐT làm trưởng ban, Phó trưởng phòng phụ trách đào tạo bồi dưỡng làm phó ban trường trực, các chuyên viên phòng GD&ĐT làm ủy viên.

- Quyết định thành lập Tổ báo cáo viên bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS trong năm học.

- Phân công bộ phận đào tạo bồi dưỡng chủ trì, phối hợp với bộ phận tổ chức cán bộ, nghiệp vụ THCS, hành chính, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Giao bộ phận kế hoạch-tài chính của phòng chủ trì tham mưu bố trí nguồn kinh phí tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch.

- Giao bộ phận nghiệp vụ THCS phối hợp với bộ phận đào tạo bồi dưỡng và các bộ phận liên quan phân công nhiệm vụ thành viên Tổ báo cáo viên xây dựng giáo án, đề cương bài giảng theo chuyên đề bồi dưỡng của kế hoạch, báo cáo lãnh đạo Phòng GD&ĐT-Trưởng ban chỉ đạo và Trưởng ban tổ chức theo quy định.

- Các bộ phận thực hiện công việc của mình theo sự phân công của Ban tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

+ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Bám sát kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, lãnh đạo phòng GD&ĐT chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời động viên, tạo điều kiện thuận lợi để các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý trường trung học cơ sở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ - 10

Căn cứ phân công nhiệm vụ ở trên, lãnh đạo Phòng GD&ĐT chỉ đạo bộ phận chủ trì chủ động trong việc phối hợp với các bộ phận chuyên môn của phòng, cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn vướng mắc, cần báo cáo kịp thời với lãnh đạo phòng GD&ĐT- Ban chỉ đạo, Ban tổ chức để được hướng dẫn giải quyết, đồng thời theo sát quá trình thực hiện kế, kịp thời chỉ đạo các bộ phận liên quan của phòng có trách nhiệm phối hợp tích cực với bộ phận chủ trì thực hiện kế hoạch (bộ phận đào tạo bồi dưỡng) tạo sức mạnh tổng hợp cùng nhau hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng, lãnh đạo phòng GD&ĐT đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, quy trình, nội dung, hình thức, các biện pháp tổ chức thực hiện để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm xảy ra (nếu có) đồng thời để có sự tác động chính xác, kịp thời đến các bộ phận giúp kế hoạch sớm đạt được mục tiêu.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường THCS phải là người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, là người có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược và có quyết tâm để thực hiện đổi mới căn

Phòng GD&ĐT phải lựa chọn được đội ngũ báo cáo viên có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt; nội dung các kiến thức tập huấn phải được lựa chọn, chắt lọc để đó thực sự là nội dung rất cần thiết phục vụ cho công việc hàng ngày của cán bộ quản lý trường THCS, Giáo án hoặc bài giảng phải được thiết kế sinh động, hấp dẫn.

Thường xuyên nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của đội ngũ CBQL trường THCS để từ đó đánh giá đúng thực trạng, xác định phương hướng và kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL.

Phòng GD&ĐT cần có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành đoàn thể, các trường,... để từ đó có hướng bồi dưỡng nhận thức sát thực, phù hợp.

3.2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu của CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay

3.2.2.1. Mục đích

Nội dung bồi dưỡng là yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng công tác tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS, với phương châm bồi dưỡng những nội dung kiến thức mà cán bộ quản lý cần chứ không phải bồi dưỡng những nội dung kiến thức mà Phòng GD&ĐT có; do đó Phòng GD&ĐT phải lựa chọn được các nội dung kiến thức về nghiệp vụ quản lý mà người CBQL trường THCS đang cần.

Việc chọn nội dung kiến thức phù hợp sẽ kích thích CBQL tích cực học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý và quan trọng hơn là giúp họ tự nghiên cứu, tự học tập và học tập thường xuyên để phục vụ công việc quản lý của mình.

3.2.2.2. Nội dung và biện pháp thực hiện

* Nội dung

Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS của huyện, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu đó.

Khảo sát, nắm bắt nhu cầu được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý của CBQL trường THCS trên địa bàn huyện;

Lựa chọn những nội dung cần thiết nhất, những nghiệp vụ mà CBQL còn đang gặp nhiều khó khăn trong quản lý diều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện bồi dưỡng theo quy trình.

* Biện pháp thực hiện

Để lựa chọn nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu của CBQL trường THCS thì Phòng GD&ĐT phải thực hiện theo hai hướng sau:

Một là: đánh giá đúng năng lực thực tế của CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện

Hai là: rà soát chương trình bồi dưỡng đã thực hiện, kiểm tra toàn bộ nội dung còn phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.

+ Đánh giá, phân loại năng lực CBQL:

Căn cứ chủ yếu để phân loại CBQL là chất lượng, hiệu quả của hoạt động của nhà trường, bên cạnh đó, phòng GD&ĐT cần chú ý đến thâm niên công tác của CBQL, đối với những cán bộ quản lý lâu năm thì ít nhiều họ đã sự tích lũy kinh nghiệm trong quản lý hơn nữa, họ lại được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục ở các năm trước do vậy, nghiệp vụ quản lý của họ cơ bản sẽ vững vàng hơn. Đối với những CBQL mới được bổ nhiệm thời gian làm quản lý mới chỉ là bắt đầu vì vậy họ cần nhiều hơn về kiến thức đặc biệt là khả năng thực hành, ứng dụng và kỹ năng thực hiện chắc chắn còn lúng túng cho nên nội dung cơ bản mà CBQL cần là cho cả quá trình công tác và những nội dung cần cho từng thời điểm.

Căn cứ vào trình độ chuyên môn đã được đào tạo của CBQL, cùng với trình độ quản lý của họ (đại học quản lý, thạc sỹ quản lý), để xác định những

nội dung mà CBQL trường THCS cần bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu cho CBQL tương ứng với từng loại trường trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

Thông qua trò chuyện, trao đổi trong các hội nghị của ngành hoặc sử dụng phiếu hỏi về nhu cầu nội dung cần bồi dưỡng NVQL để xác định nội dung cần bồi dưỡng.

Thông qua kiểm tra toàn diện, kiểm tra các chuyên đề tại các nhà trường để phòng GD&ĐT xác định được những kỹ năng nào, phẩm chất nào, năng lực gì mà CBQL đã có và chưa có để xác định nội dung nghiệp vụ mà CBQL trường THCS còn thiếu để từ đó có sự lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp.

+ Rà soát chương trình bồi dưỡng đã thực hiện:

Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ nội dung chương trình đã bồi dưỡng cho CBQL trường THCS có còn phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay hay không. Những nội dung nào đã lỗi thời cần phải loại bỏ, những nội dung nào cần phải bổ sung, cập nhật...

Ví dụ: quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường THCS; kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà trường;

Nghiệp vụ quản lý trường THCS (xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong trường THCS, tổ chức thực hiện điều lệ trường THCS, xây dựng các tổ chức đoàn thể, đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường sư phạm, công tác quản lý tài chính, tài sản nhà trường; công tác kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục; công tác xã hội hoá GDTHCS...)

Những nội dung trên đây phải đảm bảo tính cập nhật, chính xác, thiết thực, phục vụ các hoạt động quản lý của CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Muốn lựa chọn được nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu thực tế của CBQL trường THCS huyện Thanh Thủy trong giai đoạn hiện nay, biện pháp cần những điều kiện cụ thể sau:

Phòng GD&ĐT phải làm tốt việc đánh giá, phân loại CBQL trường THCS đảm bảo đúng năng lực thực tế của họ; gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường; mức độ tiến bộ trong các lĩnh vực công tác của đơn vị; quá trình đánh giá phải đảm bảo đúng quy trình, phải có các thông tin minh chứng kèm theo (chất lượng các lĩnh vực hoạt động cụ thể).

Cập nhật thường xuyên các chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT Phú Thọ về nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học; những nội dung mới, những yêu cầu mới đối với cấp THCS để kịp thời bổ sung, cập nhật vào chương trình bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS trên địa bàn huyện.

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các đơn vị liên quan

3.2.3.1. Mục đích

Tạo được mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa Phòng GD&ĐT với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (Phòng tài chính-Kế hoạch huyện; Trường Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Phú Thọ; trung tâm Ngoại Ngữ-Tin học tỉnh Phú Thọ...); trong đó Phòng Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; các đơn vị liên quan tùy theo nội dung bồi dưỡng mà tham gia phối hợp để phát huy lợi thế, sở trường của mình; cùng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NVQL cho CBQL của các trường THCS trên địa bàn huyện, giúp kế hoạch bồi dưỡng thu được kết quả cao nhất.

3.2.3.2. Nội dung và biện pháp thực hiện

* Nội dung

Sau khi đã xác định được nhu cầu bồi dưỡng của CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện, Phòng GD&ĐT thiết lập mối quan hệ phối hợp với các cơ quan đợn vị như sau:

+ Đối với các chuyên đề bồi dưỡng về quản lý tài chính và tài sản trong nhà trường, Phòng GD&ĐT liên hệ trực tiếp với phòng Tài chính-Kế hoạch huyện trong việc xây dựng giáo án bồi dưỡng, lựa chọn báo cáo viên truyền đạt tại các lớp tập huấn để đảm bảo các CBQL trường THCS nắm được các nghiệp vụ về thu chi tài chính, quy trình lập dự toán, báo cáo quyết toán, quản lý tài sản, quy trình thực hiện xã hội hóa giáo dục… đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, vận dụng để thực hiện quản lý tài chính, tài sản của cơ quan mình.

+ Đối với các nội dung bồi dưỡng liên quan đến NVQL của CBQL trường THCS, Phòng GD&ĐT nên thực hiện phối hợp với trường bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó Phòng GD&ĐT đóng vai trò tổ chức các lớp bồi dưỡng, trường bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục đóng vai trò phối hợp và phụ trách về chuyên môn, trực tiếp soạn giáo án và truyền đạt tại các lớp bồi dưỡng.

+ Đối với các nội dung bồi dưỡng liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, phòng GD&ĐT phối hợp với Trung tâm Ngoại Ngữ-Tin học tỉnh Phú thọ, mời họ trực tiếp xây dựng giáo án bồi dưỡng, cử giáo viên lên lớp truyền đạt cho CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện.

* Biện pháp thực hiện

- Phòng GD&ĐT chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL trường THCS trong đó cần nêu rõ:

+ Số lượng lớp bồi dưỡng, số học viên tham gia;

+ Nội dung bồi dưỡng: có thể là nghiệp vụ quản lý tài chính, tài sản hoặc bồi dưỡng các nội dung cập nhật về QLGD THCS, hoặc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục…

+ Thời gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng;

+ Nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi bên;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Tổ chức gặp gỡ, trao đổi và thống nhất các nội dung trong kế hoạch phối hợp;

- Ký ban hành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kế hoạch phối hợp phải được xây dựng chi tiết, đầy đủ, rõ ràng, trong đó phân định rõ nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi bên; các đơn vị tham gia thực hiện kế hoạch phải có quyền lợi tương sứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Kế hoạch phối hợp phải được người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thống nhất ký ban hành.

Phòng GD&ĐT phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện để tổ chức lớp bồi dưỡng, đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị tham gia, tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Các đơn vị tham gia phối hợp phải lựa chọn được đội ngũ giáo viên hoặc báo cáo viên có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt, có năng lực sư phạm vững vàng, sẵn sàng thực hiện và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng

3.2.4.1. Mục đích

Thực hiện nhiều hình thức bồi dưỡng nhằm phù hợp với tâm lý, điều kiện hoàn cảnh và nhu cầu của CBQL các trường trên địa bàn huyện, tùy theo nội dung bồi dưỡng mà áp dụng các hình thức khác nhau: bồi dưỡng tập trung theo chuyên đề, bồi dưỡng thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, học tập trao đổi kinh nghiệm trong cụm chuyên môn liên trường, thăm quan học tập

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí